Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

08/12/2022

Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí trong bối rối

BBC - VOA - RFA

Thế lưỡng nan của Việt Nam khi muốn đa dạng kho vũ khí ngoài 'nước bạn' Nga

BBC, 08/12/2022

Việt Nam đang có xu hướng giảm mua đáng kể vũ khí từ Nga và tìm nguồn cung thay thế, đặc biệt ở các nước có thể có loại vũ khí và phụ tùng tương thích với Moscow.

vukhi1

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 đã khai mạc vào hôm nay 08/12

Dựa theo số liệu từ Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI), từ năm 1995 đến 2021, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 9,07 tỷ USD vũ khí, trong đó Nga chiếm 7,4 tỷ USD (81,6%).

Tuy nhiên xu hướng này đang giảm một cách đáng kể khi Việt Nam đang thực thi chiến lược đa dạng hóa.

'Xu hướng giảm'

Thời điểm Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất vũ khí từ Nga là 1 tỷ USD (2014), nhưng sau đó giảm đáng kể, chỉ còn 9 triệu USD (2020) một phần ảnh hưởng từ Covid và 72 triệu USD (2021), theo SIPRI.

Theo sau cuộc chiến tranh tại Ukraine, Việt Nam dường như đang tăng tốc đa dạng hóa kho vũ khí của mình ngoài Nga, thông qua mua vũ khí từ Mỹ, Israel, Hà Lan và Hàn Quốc.

Reuters ngày 06/12, dẫn nhận định từ các chuyên gia cho thấy Ấn Độ, Israel và các quốc gia Đông Âu đang được xem là các nhà cung cấp thay thế Nga đối với Việt Nam trong những năm gần đây.

Trả lời BBC News tiếng Việt, ông Hunter Marston, Nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Đại học Quốc gia Australia cho rằng Việt Nam đã bắt đầu chiến lược đa dạng hóa kho vũ khí của mình cách đây vài năm và tính tương thích trong vũ khí sẽ là một vấn đề lớn.

"Số tiền Việt Nam nhập khẩu vũ khí từ Nga đã sụt giảm từ hơn 1 tỷ USD vào năm 2014 xuống chỉ còn 72 triệu USD vào năm 2021. Không rõ là sự chuyển biến này bền vững như thế nào hay Việt Nam muốn thay thế nguồn vũ khí từ Nga đến mức độ nào. Nhưng tính tương thích của vũ khí là một vấn đề lớn".

"Ví dụ, các hệ thống của Mỹ không được thiết kế để vận hành chung với các hệ thống của Nga hoặc Trung Quốc. Vì thế, các thiết bị của Hàn Quốc và Ấn Độ rất quan trọng cho sự chuyển đổi này nhưng sẽ phải thực hiện theo một cách khác, không rõ là Hà Nội có sẵn sàng để Mỹ bước vào với một tư cách quan trọng hay là không".

vukhi2

Thời điểm Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất vũ khí từ Nga là 1 tỷ USD (2014), nhưng sau đó giảm đáng kể, chỉ còn 9 triệu USD (2020) một phần ảnh hưởng từ Covid và 72 triệu USD (2021), theo SIPRI

Tiến sĩ Ian Storey, từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore, hôm 08/12 nói với BBC News tiếng Việt.

"Cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine sẽ mang đến động lực để Việt Nam đa dạng hóa việc nhập khẩu vũ khí ngoài nước Nga. Việt Nam sẽ ngày càng hướng về các công ty sản xuất vũ khí của châu Âu và Hàn Quốc".

"Tuy nhiên, với số lượng lớn vũ khí quân sự được sản xuất tại Nga, Việt Nam sẽ phụ thuộc vào Nga về đạn dược, nâng cấp vũ khí và các phần phụ tùng trong nhiều năm tiếp theo".

'Thế lưỡng nan'

Reuters dẫn lời của Nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Thế Phương từ Đại học New South Wales (Úc) cho thấy đã có các cuộc thảo luận nội bộ tại Việt Nam về việc liệu quốc gia này có nên bán vũ khí cho Nga hay là không, mặc dù không thấy sẽ có một quyết định như vậy. Đại sứ quán Nga tại Việt Nam, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi trước yêu cầu bình luận từ Reuters.

Nghiên cứu sinh Hunter Marston nhận định khả năng tương thích của vũ khí Việt Nam với Nga : "Khoảng 80% kho vũ khí của Việt Nam là nhập khẩu từ Nga vì vậy các thiết bị do Việt Nam sản xuất có thể sẽ phần lớn tương thích với [phía Nga]".

Theo Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI) vào ngày 05/12 thì trong 100 công ty hàng đầu về buôn bán vũ khí trên thế giới thì có sáu công ty của Nga, với tổng doanh thu là 17,8 tỷ USD, tăng chỉ 0,4% so với năm 2020.

"Hiện có dấu hiệu trì trệ lan rộng trên khắp ngành công nghiệp vũ khí của Nga", bao cáo của SIPRI đề cập.

Theo SIPRI thì các công ty Nga đang gia tăng tốc độ sản xuất vì cuộc chiến tranh Ukraine, nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn chip bán dẫn, đồng thời chịu tác động từ các lệnh trừng phạt của Phương Tây như không thể nhận được phần thanh toán.

vukhi3

Hồi đầu tháng này, vũ khí Việt Nam được báo chí trong nước đề cập "Các loại vũ khí bộ binh của Việt Nam hoàn toàn có thể chen vai thích cánh với các "ông lớn" trên thị trường thế giới".

Tiến sĩ Ian Storey nói về thế lưỡng nan của Việt Nam đối với Nga, quốc gia mà Việt Nam luôn tuyên bố có "tình hữu nghị thủy chung, sâu sắc".

"Việt Nam đang đối mặt với thế lưỡng nan. Nga là người bạn lâu năm. Nhưng bởi vì Việt Nam lo lắng về việc Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông nên Việt Nam đang theo đuổi các mối quan hệ gần hơn với Mỹ".

"Nếu Việt Nam bán thiết bị quân sự cho Nga thì gặp rủi ro trở thành mục tiêu đối với các lệnh trừng phạt. Hà Nội có thể giữ lập trường trung lập và không thể bán vũ khí cho Nga hoặc Ukraine".

Khách hàng nào cho vũ khí 'Made in Vietnam' ?

Hôm nay, Việt Nam đã khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022, "quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế, nhân dân trong nước", theo truyền thông Việt Nam .

Triển lãm có sự tham gia của các tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ như Lockheed Martin hay Nexter của Pháp, Nga có Rosoboronexport.

Hồi đầu tháng này, vũ khí Việt Nam được báo chí trong nước đề cập rằng "Các loại vũ khí bộ binh của Việt Nam hoàn toàn có thể chen vai thích cánh với các "ông lớn" trên thị trường thế giới. Ngoài ra, vì một số vũ khí trang bị do Việt Nam sản xuất nhưng chưa được nội địa hóa 100% hoặc còn phụ thuộc vào bên thứ 3 (tức bên chuyển giao công nghệ) nên muốn xuất khẩu ta sẽ phải được sự đồng ý của những đối tác này".

Tiến sĩ Ian Storey cho rằng "Ngành kinh doanh vũ khí toàn cầu cực kỳ mang tính cạnh tranh và sẽ khó khăn cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể tạo được sự tác động đáng chú ý".

Nghiên cứu sinh Hunter Marston nhận định khách hàng mua vũ khí của Việt Nam do sản xuất có thể là Lào và Campuchia.

"Xét về sự tập trung súng trường, súng máy và súng lục, thì Việt Nam có thể bán một số loại vũ khí này cho Lào và Campuchia, nhưng tôi không thấy có nhu cầu này nhiều xa hơn thế. Các loại drone của Việt Nam sẽ có thể được tìm kiếm trước sự nở rộ drone trong các hoạt động tác chiến những năm gần đây, như cuộc chiến Ukraine đã cho thấy".

"Xét về sự phụ thuộc vũ khí vào Nga, tôi nghĩ Việt Nam đang tiếp tục kiên trì trong việc đa dạng hóa nguồn vũ khí nhập khẩu của mình. Dĩ nhiên nếu có sự thay đổi chính trị liên quan đến kết quả cuộc chiến tranh Ukraine và khi các lệnh trừng phạt của Phương Tây kết thúc. Có thể Việt Nam trở lại với nguồn cung vũ khí từ Nga, nhưng kịch bản này khó mà xảy ra".

vukhi4

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 có sự tham gia của các tập đoàn sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ như Lockheed Martin hay Nexter của Pháp, Nga có Rosoboronexport.

Phân tích của Reuters ngày 06/12 dẫn lời nhà nghiên cứu cấp cao từ SIPRI, Siemon Wezeman cho biết năng lực sản xuất vũ khí quân sự của Việt Nam rất hạn chế, và chỉ một số ích các drone trinh thám được giao hàng trong một thập kỷ vừa qua, mặc dù phía Việt Nam đã tăng cường năng lực lắp ráp radar, tên lửa và tàu do phía đối tác nước ngoài thiết kế.

Các công ty mua loại vũ khí nhỏ từ Việt Nam có thể là Lào và những nước châu Phi, vì Việt Nam có thể đưa ra giá cả mang tính cạnh tranh, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp từ ISEAS-Yusof Ishak Institute nói với Reuters.

Còn Nghiên cứu sinh Thế Phương nhận định các quốc gia Mỹ Latin và những nước Đông Nam Á có thể là khách hàng tiềm năng.

Nguồn : BBC, 08/12/2022

***********************

Vit Nam chuyn hướng mua bán vũ khí trong lúc ni lng quan h vi Nga

Reuters, VOA, 08/12/2022

Vit Nam đang tp trung vào mt s thay đi ln trong quc phòng khi tìm cách gim ph thuc vào vũ khí ca Nga và đy mnh xut khu vũ khí sn xut trong nước, vi bên mua có th đến t Châu Phi, Châu Á và có th thm chí là c Moscow, theo li các quan chc và nhà phân tích nói vi Reuters.

vukhi5

Mu tàu ngm Kilo trưng bày ti Trin lãm vũ khí Moscow vào năm 2015. Vit Nam là khách hàng mua tàu ngm KILO ca Nga.

Quc gia Đông Nam Á là mt trong 20 quc gia mua vũ khí ln nht thế gii gia bi cnh căng thng leo thang vi Trung Quc, vi ngân sách nhp khu vũ khí hàng năm ước tính khong 1 t USD và s còn tăng, theo GlobalData, nhà cung cp d liu toàn cu v mua sm quân s.

Hu hết ngân sách này trước đây đu được tr cho Nga, quc gia trong nhiu thp niên là nhà cung cp vũ khí và h thng phòng th chính ca Vit Nam. Điu đó khiến Vit Nam tr thành mt trong nhng khách hàng mua vũ khí hàng đu ca Nga, theo d liu t Vin Nghiên cu Hòa bình Quc tế Stockholm (SIPRI), cơ quan theo dõi chi tiêu quân s toàn cu.

Nhưng điu này đang thay đi khi Vit Nam đang c tr nên t ch hơn, có được nhng thiết b tiên tiến mà Nga không th cung cp và đi mt vi áp lc ca phương Tây trong vic gim mua vũ khí t Moscow gia bi cnh nước này xâm lược Ukraine, các nhà phân tích cho biết.

Thay vào đó, Vit Nam đang chuyn sang các nhà cung cp t Châu Âu, Đông Á, n Đ, Israel và Hoa Kỳ, theo li các nhà ngoi giao, quan chc và nhà phân tích. Vit Nam cũng đang thúc đy ngành công nghip quân s trong nước vi s h tr t Israel và các đi tác khác, đng thi hy vng s có th xut khu vũ khí, vn theo li các nhà phân tích và các quan chc.

Ông Nguyn Thế Phương, trước đây là nhà nghiên cu quc phòng ti Đi hc Quc gia Vit Nam và hin ti Đi hc New South Wales, Australia, cho biết thm chí đã có nhng cuc tho lun ni b vào tháng 10 v vic liu Vit Nam có nên bán vũ khí cho Nga hay không, mc dù chưa có quyết đnh nào v vic này s sm xy ra.

Đi s quán Nga ti Hà Ni và các b quc phòng và ngoi giao ca Vit Nam không bình lun gì vi Reuters.

Theo B Quc phòng Vit Nam, bt đu t th Năm, Vit Nam s t chc hi ch thương mi vũ khí quc tế quy mô ln đu tiên, vi hơn 170 công ty t 30 quc gia đã đăng ký.

Danh sách bao gm các công ty phương Tây như nhà thu quc phòng Lockheed Martin ca Hoa K, Nexter ca Pháp, các nhóm quc phòng t Israel, n Đ, Nht Bn và Các Tiu vương quc Rp Thng nht.

S kin kéo dài ba ngày ti Hà Ni s giúp Vit Nam a dng hóa các kênh mua sm và ngun công ngh đ sn xut thiết b quân s cho quân đi đt nước và xut khu", B Quc phòng Vit Nam cho biết trong mt tuyên b vào tháng 11.

Chào hàng

Ngành công nghip quc phòng ca Vit Nam đang sn xut các phương tin vũ trang và vũ khí hng nh, chng hn như tên la chng tăng, súng phóng lu và súng máy, ông Nguyn Thế Phương nói.

Ông cho biết thêm rng Vit Nam đã bt đu phát trin các h thng công ngh cao hơn, bao gm máy bay không người lái, radar và tên la chng hm, thường là hp tác vi các công ty nước ngoài.

B Quc phòng Vit Nam không tr li yêu cu bình lun ca Reuters mà đ ngh chuyn các câu hi v công nghip quc phòng ca Vit Nam cho B Ngoi giao.

Tun trước, B Quc phòng trên t báo chính thc ca mình cho biết công ty quân s Z111 thuc s hu nhà nước s trưng bày súng ngn, súng máy, súng trường tn công và súng bn ta ti hi ch vũ khí, vi mc đích xut khu chúng.

Hàng chc công ty quc phòng Vit Nam, bao gm c Viettel do quân đi kim soát, cũng s trưng bày sn phm ca h. Chính ph và các công ty quân s không công b d liu v doanh s bán hàng.

Siemon Wezeman, nhà nghiên cu cp cao ti SIPRI, cho biết kh năng sn xut vũ khí ca Vit Nam được biết đến là rt hn chế, ch có máy bay không người lái trinh sát loi nh được ra mt trong thp niên qua, mc dù nước này đã tăng cường kh năng lp ráp radar, tên la và tàu do đi tác nước ngoài thiết kế.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hp, mt chuyên gia v mua sm quân s và là khách mi cp cao ti Vin ISEAS-Yusof Ishak có tr s ti Singapore, cho biết nhng bên mua vũ khí nh có th là Lào, quc gia láng ging ca Vit Nam, và các nước Châu Phi, nơi Vit Nam có th đưa ra mc giá cnh tranh.

Các nước M Latinh và các quc gia Đông Nam Á khác là nhng khách hàng tim năng, theo ông Nguyn Thế Phương.

Gn mười công ty quc phòng Nga đã đăng ký tham gia hi ch Hà Ni, bao gm c Rosoboronexport, cơ quan nhà nước xut nhp khu vũ khí.

Đa dạng

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hp, Vit Nam đang đàm phán các tha thun kh thi đ nhp khu v tinh và các sn phm lưỡng dng khác t các đi tác khác ngoài Nga.

Điu đó s đy nhanh xu hướng gim nhp khu vũ khí ca Nga, vi giá tr gim xung ch còn 72 triu đôla vào năm ngoái (30% tng lượng nhp khu) t mc cao nht năm 2014 là 1 t đô la, chiếm gn 90% tng s năm đó, theo SIPRI.

Nhp khu t Nga đã gim hàng năm k t đó, ngoi tr năm ngoái, khi phc hi nh sau năm 2020. Năm đó, đi dch Covid-19 làm gim nhp khu quân trang ca Vit Nam xung ch còn 32 triu đôla, trong đó 9 triu đôla là vũ khí ca Nga.

D liu ca SIPRI cho thy, trong nhng năm gn đây, Vit Nam đã mua thiết b quân s t các nhà cung cp mi, bao gm Hoa K, Israel, Hà Lan và Hàn Quc.

Vi cuc chiến Ukraine, mà Nga gi là "chiến dch đc bit", Vit Nam dường như đang tăng tc đa dng hóa.

Các nhà phân tích nói n Đ, Israel và các nước Đông Âu có v thế tt hơn trong tư cách là nhà cung cp thay thế vì h có th cung cp vũ khí tương thích vi các h thng ca Nga hin vn chiếm 80% kho vũ khí ca Vit Nam.

Giáo sư Carl Thayer, mt chuyên gia v ngoi giao Vit Nam ti Hc vin Quc phòng Úc Canberra, nói đi vi các h thng tiên tiến hơn, các nhà sn xut Tây hoc Đông Á cũng có th là nhng nhà cung cp tim năng cho Vit Nam.

Reuters)

Nguồn : VOA, 08/12/2022

*************************

Chuyên gia nhận định khác nhau về vấn đề nhân quyền trong việc phương Tây bán vũ khí cho Việt Nam

RFA, 08/12/2022

vukhi6

Các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí trưng bày tại không gian ngoài trời - Ảnh : VGP/Nhật Nam

Vấn đề nhân quyền ở quốc gia độc đảng ít có ảnh hưởng đến kế hoạch mua vũ khí của Việt Nam từ Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây, theo học giả Hoàng Việt từ Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc lại cho rằng Mỹ và Liên Âu có thể dừng việc bán vũ khí khi cân nhắc vấn đề quyền con người.

Ý muốn tăng cường mua sắm vũ khí từ phương Tây nằm trong kế hoạch đa dạng hoá và hiện đại hoá quân đội của Việt Nam trong bối cảnh chủ quyền đất nước ở Biển Đông bị đe doạ.

Trong lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022 ở Hà Nội sáng 08/12, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nói sự kiện này giúp Hà Nội "mở ra các cơ hội hợp tác, cùng tìm hiểu nghiên cứu xu hướng phát triển của trang bị kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng an ninh trên thế giới ; đa dạng hóa các kênh mua sắm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài và sản xuất, trang bị khí tài, hậu cần đáp ứng cho lực lượng vũ trang để phục vụ nhu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân trước những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống".

Nói về sự liên hệ giữa việc mua sắm vũ khí và nhân quyền của Việt Nam, thạc sĩ Hoàng Việt nói với Đài Á Châu Tự Do :

"Cá nhân tôi cho rằng vấn đề nhân quyền không cản trở nhiều đến việc mua bán vũ khí của Việt Nam. Mỹ và phương Tây đặt lợi ích địa chính trị quan trọng hơn vấn đề nhân quyền. Do vậy, trong bối cảnh đó, việc Việt Nam tìm kiếm mua vũ khí từ phương Tây sẽ không bị cản trở vì vấn đề nhân quyền".

Ông cho rằng mặc dù đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden luôn thúc đẩy các hoạt động dân chủ, nhưng Nhà Trắng đã coi Trung Quốc là đối thủ quan trọng nhất, nguy hiểm nhất có thể thách thức vị trí siêu cường số một thế giới của Hoa Kỳ cũng như tìm cách thay đổi trật tự thế giới mà Bắc Kinh có đủ ý chí và quyền lực để làm việc đó thì phương Tây không đặt nặng vấn đề nhân quyền.

Việt Nam bị Hoa Kỳ và nhiều quốc gia dân chủ chỉ trích về hồ sơ nhân quyền tồi tệ vì giam giữ nhiều tù nhân lương tâm chỉ vì họ thực hiện các quyền tự do cơ bản như ngôn luận, hội họp, biểu tình…

Theo thạc sĩ Hoàng Việt, cách đây hơn 10 năm người ta nhận ra rằng quân đội Việt Nam quá phụ thuộc vào vũ khí của Nga và Nhà nước Việt Nam có kế hoạch đa dạng hoá nguồn vũ khí từ lâu. 

Cho tới nay, ngoài Nga, Việt Nam đã mua vũ khí từ một số quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ, Israel, và Hoa Kỳ.

"Kể từ đó đến nay Việt Nam đã làm (tăng cường mua sắm vũ khí phương Tây - PV), đặc biệt sau cuộc chiến ở Ukraine người ta thấy rằng vũ khí của Nga có nhiều lạc hậu", học giả đến từ Thành phố Hồ Chí Minh nói.

Tuy nhiên, theo ông, kế hoạch đẩy mạnh mua sắm vũ khí của Việt Nam từ các quốc gia phương Tây sẽ không dễ dàng vì hai vấn đề chính : Giá cả đắt đỏ và khác biệt về hệ thống vũ khí.

Ông nói rằng vũ khí của phương Tây đắt hơn nhiều so với vũ khí của Nga, khách hàng cung cấp vũ khí lớn nhất và quen thuộc với Việt Nam từ nhiều thập niên qua.

Quân đội Việt Nam từ lâu đã sử dụng hệ thống vũ khí có từ thời Liên Xô và sau đó là Nga, do vậy, việc thay thế các loại vũ khí hiện có bằng vũ khí của phương Tây sẽ không hề dễ dàng cho Việt Nam. Việc này đòi hỏi có thời gian dài để quân đội đào tạo và thích ứng, và cần phải có sự tương thích của các loại vũ khí trong một hệ thống.

Ông ví dụ trong cuộc chiến ở Ukraine, các binh sĩ Ukraine có thể sử dụng dễ dàng vũ khí do Nga và các nước từng theo xã hội chủ nghĩa sản xuất. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn khi sử dụng vũ khí của phương Tây, và cần thời gian dài để thích nghi.

Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra cho rằng Việt Nam đã cho thấy họ có khả năng mua sắm vũ khí và công nghệ quân sự từ các nguồn không phải của Nga, chẳng hạn như Israel, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Ông cũng nói Hà Nội nhận thức được rằng Hoa Kỳ và các quốc gia trong Liên minh Châu Âu có thể viện dẫn các cân nhắc về nhân quyền để cắt giảm hoặc ngăn chặn việc bán vũ khí nhằm đối phó với các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vào bất kỳ thời điểm nào.

Tuy nhiên, từ thống kê mua vũ khí của Việt Nam trong thời gian gần đây thì Giáo sư Carl Thayer có nhận xét :

"Việt Nam không có khả năng mua các mặt hàng ‘có giá trị lớn’ từ Hoa Kỳ hay Châu Âu và có khả năng chờ xem cuộc xung đột ở Ukraine sẽ được giải quyết như thế nào.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ có thị trường cho các công nghệ thích hợp như radar bờ biển, phòng không, máy bay không người lái (UAV), tên lửa chống UAV, không gian mạng, .".. 

Ông cho biết trong giai đoạn từ 2014- thời điểm Nga sáp nhập Crimea, cho đến 2021, việc mua sắm vũ khí của Việt Nam giảm chóng mặt, đặc biệt là từ Nga.

Nhập khẩu vũ khí từ Nga của Việt Nam đã giảm từ 1,056 tỷ đô la Mỹ năm 2014 xuống chỉ còn 72 triệu năm 2021, ông nói. 

Giáo sư Carl Thayer nói trước đại dịch Covid-19, Việt Nam phân bổ khoảng 2% GDP cho ngân sách quốc phòng hàng năm.

Từ năm 1995 đến năm 2021, Việt Nam đã mua vũ khí và công nghệ quân sự từ 27 quốc gia. Sáu quốc gia hàng đầu, tính bằng đô la Mỹ là : Nga (7,4 tỷ USD), Israel (550 triệu USD), Ukraine (273 triệu USD), Belarus (263 triệu USD), Hàn Quốc (120 triệu USD) và Hoa Kỳ (108 triệu USD).

Trong triển lãm vũ khí quốc tế lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam, giáo sư Carl Thayer cho rằng Hà Nội có ba mục tiêu chính, đó là giới thiệu ngành công nghiệp quốc phòng của mình, xác định khách hàng cho các sản phẩm nội địa của mình, và tham gia vào các thỏa thuận chuyển giao công nghệ đồng sản xuất để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng của mình.

Nguồn : RFA, 08/12/2022

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: BBC, VOA, RFA
Read 414 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)