Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

16/04/2023

Bộ trưởng Antony Blinken đã làm gì ở Việt Nam ?

Tổng hợp

Một số hàm ý qua chuyến viếng thăm của ông Antony Blinken tới Việt Nam

RFA, 16/04/2023

Một nguồn đáng tin cậy không muốn nêu tên cho RFA biết là mặc dù quyết định cuối cùng vẫn chưa được công bố, nhưng hai nước Việt Nam, Hoa Kỳ đã đồng ý nâng cấp quan hệ hai nước lên tầm "đối tác chiến lược". 

antony1

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Mỹ Marc Knapper dự lễ động thổ tòa đại sứ mới của Hoa Kỳ ở Hà Nội hôm 15/4/2023 - AFP

Có nhiều chuyện xảy ra xung quanh chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken đến Việt Nam từ 14 – 16/4/2023 khiến cho các nhà quan sát quan hệ Việt Mỹ quan tâm. Đó là những sự kiện liên quan đến việc ông Blinken gặp gỡ ai ở Việt Nam và những gì xảy ra với ba nhà bất đồng chính kiến ngay trước khi máy bay ông Blinken hạ cánh xuống Nội Bài chỉ hai ngày. 

Hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng không có chứng cứ chắc chắn để kết luận về những gì thực sự diễn ra đằng sau các hiện tượng này nhưng bằng cách quan sát và phân tích các sự kiện, họ có thể phán đoán ra một số hàm ý của nó.

Lịch trình của ông Blinken ở Việt Nam 

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore nhận xét về những hàm ý có thể thấy từ lịch trình của Ngoại trưởng Antony Blinken ở Việt Nam : 

"Ông Blinken đã gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và người đồng cấp Bùi Thanh Sơn mà không gặp Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam. 

Điều này cho thấy Thủ tướng Phạm Minh Chính có sự chủ động cao độ trong quan hệ Việt-Mỹ. Cả hai bên muốn mối quan hệ của hai nước đi vào đi vào thực chất, nhắm trực diện vào các vấn đề chiến lược, chứ không mất thời gian vào những vấn đề có tính lễ tân, nghi thức".

Nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp nhắc lại lần ông Phạm Minh Chính gặp ông Antony Blinken và ông Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ở Đại sứ quán Việt Nam ở Washington DC năm 2022, để thấy sự chủ động của hai bên là rất nhất quán. 

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, có thể nhìn thấy sự chủ động tích cực xích lại gần nhau của cả hai phía trong sự kiện này. 

"Hai ông Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan nhận lời đến gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết thể hiện Mỹ cực kỳ chủ động và năng động trong mối quan hệ này. 

Lẽ ra Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ gặp Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn, còn ông Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan thì gặp cả Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, thế nhưng các ông ấy cũng gặp Thủ tướng Chính".

Tiến sĩ Hợp cho rằng điều này cho thấy Việt Nam rất coi trọng quan hệ với Mỹ, và Thủ tướng Việt Nam đã vượt qua mọi nghi thức lễ tân để gặp gỡ trực tiếp với các cấp của Mỹ. Ông kết nối chuyến thăm năm 2023 này với cuộc gặp năm ngoái :  

"Năm 2022, trong bữa tiệc Tổng thống Joe Biden chiêu đãi đoàn ASEAN, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan được xếp ngồi giữa ông Biden và ông Chính, bỗng nhiên, sau khi nâng ly, ông Sullivan bỏ đi đâu đó, để cho ông Chính ngồi vào ghế của ông Sullivan vì ông Biden quay sang nói rất nhiều với ông Chính. Hai bên nói với nhau hơn 15 phút, để cho tám nhà lãnh đạo ASEAN còn lại ngồi nhậu với nhau".

Tin cho hay trong chuyến thăm năm 2022 của ASEAN tới Hoa Kỳ, Campuchia là trưởng đoàn và họ không đồng ý các cuộc gặp song phương mà Hoa Kỳ phải gặp tập thể ASEAN. Như vậy, dường như Hoa Kỳ và Việt Nam đã bằng một cách nào đó ngồi riêng với nhau. 

Nhìn lại quan hệ hai nước Việt Mỹ theo một quá trình như vậy, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp chỉ ra rằng, lịch trình chuyến thăm của ông Antony Blinken ở Việt Nam trong hai ngày 14-16/4/2023, chỉ gặp Tổng bí thư, Thủ tướng và người đồng cấp, cho thấy hai bên muốn đi thẳng vào các vấn đề kinh tế và chính trị một cách thực chất.

antony2

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội hôm 15/4/2023. AFP

Hàm ý kinh tế đối ngoại của chuyến thăm 

Tiến sĩ Nagao Satoru ở Viện Nghiên cứu Hudson cũng nhận định với RFA rằng chuyến thăm của ông Blinken, với hai cuộc gặp với Tổng bí thư và Thủ tướng, cho thấy kinh tế chính trị quốc tế là mối quan tâm chính chứ không đơn giản là ngoại giao theo kiểu xã giao.

Ông Nagao chỉ ra rằng thương mại Việt - Mỹ hiện đang phát triển mạnh mẽ. Đây là một tình hình tốt để Việt Nam có tiềm lực để có thể dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc. Việt Nam đã rất tích cực tham gia vào TPP và IPEF, những mạng lưới kinh tế không bao gồm Trung Quốc, với tư cách là một thành viên. Mặc dù có tạo ra một số vấn đề nhỏ giữa thương mại Mỹ - Việt, điều này cũng tốt cho Mỹ.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nagao cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đang muốn vào TPP trong khi đó Mỹ muốn từ chối Trung Quốc. Oái oăm là nước Mỹ là nước đề xướng ý tưởng về TPP nhưng họ đã rời TPP từ thời Tổng thống Trump nên Mỹ không còn quyền phủ quyết sự gia nhập của Trung Quốc. Mỹ cần thuyết phục các thành viên TPP khác từ chối cho Trung Quốc vào TPP. Đó là cũng là một lý do Mỹ muốn thắt chặt quan hệ với Việt Nam. 

Ba sự kiện liên quan đến các nhà bất đồng chính kiến 

Ông Antony Blinken đến Việt Nam ngày 14/4/2023 thì trước đó hai ngày, hôm 12/4, tòa án Hà Nội kết án nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng sáu năm tù giam và hai năm quản chế. Đồng thời, nhà hoạt động Thái Văn Đường (hay Đường Văn Thái) đang tị nạn ở Thái Lan bỗng mất tích khỏi nơi ở hôm 13/4, và ngày 16/4, Công an Hà Tĩnh thông báo đã bắt một người cùng tên vì "nhập cảnh trái phép". Cũng trong dịp này, một số nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam cho biết gia đình nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên đã được đến Hoa Kỳ tị nạn ngày 14/4/2023. 

Liệu cả ba sự kiện liên quan đến ba nhà bất đồng chính kiến (một có thể đã bị bắt, một bị kết án tù và một được tị nạn tại Hoa Kỳ) diễn ra ngay trước chuyến thăm của ông Blinken chỉ là sự ngẫu nhiên hay có mối quan hệ nào ? Nếu đó chỉ là ngẫu nhiên thì tại sao ? Và nếu các sự kiện này có liên hệ với nhau thì chúng liên hệ với nhau như thế nào ?

Có hay không "phe thân Tàu" và "phe thân Mỹ" ? 

Trong một bài phân tích trên The Diplomat hôm 10/3/2023, nhà nghiên cứu Vũ Khang cho rằng không tồn tại cái gọi là hai phe, "phe thân Tàu" và "phe thân Phương Tây", trong chính trị Việt Nam hiện nay. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp đồng tình với nhận định này. Nếu không tồn tại hai phe như vậy trong chính trường Việt Nam thì việc bắt bớ hay kết án tù các nhà bất đồng chính kiến ngay trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ không phải là do "phe thân Tàu" thực hiện để đẩy Việt Nam ra xa Hoa Kỳ. 

Giáo sư Vũ Tường, Trưởng khoa Chính trị học ở Đại học Oregon và ông Trịnh Hữu Long, Tổng Biên tập Luật khoa Tạp chí, trao đổi với RFA rằng bởi vì không nhà quan sát nào có bằng chứng trực tiếp nên chúng ta không thể khẳng định, cũng không thể phủ định điều gì. Cũng có thể là chính quyền Việt Nam kết án tù ông Nguyễn Lân Thắng, và có khả năng nào đó là đã bắt ông Thái Văn Đường (việc bắt ông Thái Văn Đường chưa được xác nhận chính thức cho đến ngày 16/4/2023), ngay trước chuyến thăm của ông Blinken là có thể liên quan đến quan hệ quốc tế. 

Giáo sư Vũ Tường cho rằng, về việc kết án ông Nguyễn Lân Thắng ngay trước chuyến thăm của ông Antony Blinken, nếu muốn biết hai sự kiện này có quan hệ với nhau hay không, chúng ta cần biết lịch trình chuyến thăm được quyết định khi nào. Phiên tòa xét xử nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng đã được quyết định cách đây vài tháng, còn không ai biết rõ chuyến thăm của ông Blinken được quyết khi nào, có thể mới được quyết định gần đây, sau cuộc điện đàm của ông Biden và ông Trọng. Vì vậy không thể phủ nhận cũng không khẳng định chắc chắn là hai sự kiện có quan hệ với nhau. 

Nhiều năm trước, ông Nguyễn Lân Thắng là người tham gia các cuộc tuần hành chống Trung Quốc gây hấn Việt Nam ở Biển Đông. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc Tổ chức phi chính phủ BPSOS ở Hoa Kỳ, và ông Trịnh Hữu Long, việc kết án ông Nguyễn Lân Thắng cũng không hẳn là để làm hài lòng Trung Quốc, vì Trung Quốc có thể chỉ quan tâm đến những "món quà" lớn hơn. 

"Thông điệp" gửi đến giới phản biện xã hội ?

Theo ông Trịnh Hữu Long, vì không có bằng chứng chính xác cho nên các nhà quan sát cũng không thể phủ nhận một khả năng khác, là những sự kiện này có khả năng cao là liên quan đến chính trị nội địa nhiều hơn. Tức là chính quyền muốn gửi một thông điệp tới các nhà phản biện xã hội rằng chúng tôi sẽ không nương tay dù quan hệ với Mỹ tốt đẹp thế nào đi nữa. 

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trao đổi đổi với RFA rằng không đợi đến khi có chuyến thăm của ông Blinken, chính quyền đã luôn luôn gửi thông điệp cứng rắn đến cho người dân rồi. 

Hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng việc thả gia đình nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên có thể là "món quà" cho Hoa Kỳ nhân chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken. Nhưng với việc kết án ông Nguyễn Lân Thắng hai ngày trước khi ông Blinken hạ cánh, ông Trịnh Hữu Long có một cách tiếp cận khác, từ cơ cấu chính trị nội bộ của Việt Nam. Theo ông Long, trong bộ máy chính trị Việt Nam, người quyết định các án chính trị thường ở cấp cao, nhưng những nhân vật cấp cao quyết định theo tham mưu của giới quan chức bậc trung. Nhóm quan chức bậc trung này hành động trước hết vì nhu cầu chứng minh lòng trung thành, sự mẫn cán với chế độ để thăng tiến trong hệ thống. Theo ông Long, đây là lý do chính. Những quan chức bậc trung này hành động vì lợi ích riêng của mình trong hệ thống chứ không quan tâm nhiều lắm đến tác động của việc bắt bớ, kết án người bất đồng chính kiến tới quan hệ quốc tế của Việt Nam. 

********************

Ti Hà Ni, Ngoi trưởng M tr li câu hi liên quan ti phóng s điu tra ca VOA

VOA, 15/04/2023

Ngoi trưởng M Antony Blinken ngày 15/4 nói ông "không hay biết" v nhng v trc xut công dân Nga phn đi chiến tranh Ukraine mà Vit Nam đã tìm cách thc hin, nhưng cho biết ông đã nói chuyn vi các nhà lãnh đo Vit Nam v "s gây hn ca Nga" trong các cuc hi kiến ti Hà Ni trong chuyến thăm chính thc đu tiên ca ông ti nước này.

antony3

Ngo i tr ưở ng M Antony Blinken tr l i câu h i c a phóng viên t i m t cu c h p báo t i Đ i s quán M Hà N i, Vi t Nam, ngày 15/4/2023.

Câu hi được đưa ra cho ông Blinken ti cuc hp báo Đi s quán M khi mt phóng viên t đoàn phóng viên tháp tùng ông đến Vit Nam hi v phóng s điu tra mà VOA tiếng Việt đăng ti vào th By tun trước. Bài báo tiết l ít nht ba v vic xy ra ti Vit Nam vào năm ngoái và đu năm nay mà trong đó các kiu dân Nga cư trú ti nước này b các cơ quan đi din ngoi giao ca Nga yêu cu trc xut vì h phn đi cuc xâm lược ca nước h nhm vào Ukraine hoc ch trích chính ph Nga.

Nhng v vic này nêu bt mc đ quyết lit ca n lc mà Đin Kremlin thc hin nhm bóp nght nhng biu hin phn đi chiến tranh ca mt s công dân Nga ngay c khi h đang ngoài nước. Nó cũng cho thy s hp tác ca Vit Nam trong vic thc thi ý chí chính tr ca Nga trên lãnh th ca mình và bng lc lượng chp pháp ca mình, khơi ra nhng câu hi v cách thc mà Vit Nam áp dng lut pháp đ gii quyết nhng trường hp này cũng như s tôn trng các điu ước quc tế mà Vit Nam là thành viên.

"Tôi không hay biết v nhng v trc xut mà anh nhc ti", ông Blinken nói sau lot câu hi ca nhà báo John Hudson ca báo The Washington Post trong đó có câu hi đ cp ti nhng trường hp người Nga này mà VOA đưa tin đu tiên, trước khi xác nhn ông và các nhà lãnh đo Vit Nam "có bàn v Ukraine và v s gây hn ca Nga Ukraine".

Ông nói M hiu và công nhn rng Vit Nam có lch s và quan h lâu dài vi Nga, nhưng đng thi ông cũng nghe phía Vit Nam tuyên b "rõ ràng" quan đim ca h v vic tôn trng Hiến chương Liên Hp Quc, điu mà ông nói Nga đã vi phm bng cuc xâm lược mà nước này đang tiến hành nhm vào nước láng ging.

"Tôi đã nghe rõ ràng t nhng người đi thoi phía Vit Nam và tôi đã nghe h tuyên b công khai cam kết ca h và vic h đ cao nhng nguyên tc cơ bn vn cũng đang b đe da bi s gây hn ca Nga, các nguyên tc ct lõi ca Hiến chương Liên Hp Quc là s toàn vn lãnh th, ch quyn, đc lp", ngoi trưởng M cho biết.

"Vit Nam ng h mnh m nhng điu đó. H đã th hin rõ ràng. H đã nói như vy mt cách công khai, và h nhc li điu đó trong cuc trò chuyn vi chúng tôi ngày hôm nay".

Trước chuyến thăm ca ông Blinken ti Vit Nam, B Ngoi giao M trong mt email hi đáp yêu cu bình lun ca VOA v nhng trường hp người Nga được nêu trong phóng s điu tra, lên án các hành đng ca Nga Vit Nam là e da trt t quc tế da trên lut l" và "không tương thích vi s tôn trng nhân phm".

"Hoa Kỳ kêu gi tt c các quc gia m ca biên gii cho các cá nhân tìm kiếm s bo v quc tế. B đã và tiếp tc nhc nh các chính ph tôn trng nguyên tc quc tế là không hoàn tr người v nơi mà h có th b tn hi và các cam kết đi vi Hiến chương Liên Hp Quc", b nói, dường như nhc ti vic nhà chc trách Vit Nam trc xut hoc có nhng bin pháp nhm gây áp lc buc nhng công dân Nga b nhm mc tiêu phi xut cnh.

Phía Vit Nam không nhc đến vic tho lun vi M v vn đ Ukraine trong các bn tin chính thc, ch nói rng đôi bên "chia s v các vn đ khu vc và quc tế cùng quan tâm", theo báo Đin t Chính ph.

K t khi chiến tranh Ukraine n ra, Vit Nam nhiu ln nói rng h không đng v bên nào trong cuc chiến mà đng v "công lý và l phi". Nhưng nhng hành đng ca Vit Nam, t vic t chi lên án cuc xâm lược ti Liên Hp Quc cho ti vic tiếp tay cho Nga đàn áp nhng công dân Nga phn chiến, cho thy khong cách gia li nói và hành đng.

Riêng trong cách mà Vit Nam ng phó vi yêu cu ca Nga trc xut công dân ca chính h, Vit Nam dường như đã lách nhng điu lut ca chính mình bo đm quyn và li ích chính đáng ca người nước ngoài cư trú ti nước này, cũng như đi ngược li các cam kết theo các điu ước quc tế minh đnh trách nhim ca các quc gia thành viên trong vic bo v nhng nhân quyn căn bn cho tt c mi người trên lãnh th ca mình, theo các chuyên gia pháp lý.

Chuyến thăm ca ông Blinken ti Vit Nam din ra trong bi cnh hai nước k nim 10 năm thiết lp quan h đi tác toàn din và gia nhng bàn lun v vic nâng cp mi quan h này lên thành đi tác chiến lược, mt ưu tiên hàng đu ca Washington khi nước này tìm cách cng c v thế ca mình vùng n Đ Dương Thái Bình Dương trước mt nước Trung Quc ngày càng m rng phm vi nh hưởng.

Ti Hà Ni, ngoi trưởng M đã có các cuc hi kiến vi các nhà lãnh đo hàng đu ca Vit Nam như Tng bí thư Đng cộng sản Vit Nam Nguyn Phú Trng và Th tướng Phm Minh Chính, cũng như tham d l đng th khi công xây dng tr s mi ca đi s quán M.

************************

Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ bàn chuyện nhân quyền, hợp tác an ninh và động thổ tòa Đại sứ mới

RFA, 14/04/2023

Hôm 10/4/2023, tại Washington DC, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã họp báo trực tuyến về chuyến công du sắp tới của Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken tới Việt Nam và Nhật Bản. 

antony4

Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken gặp gỡ báo giới tại Hà Nội. Ảnh : Minh Trúc

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel J. Kritenbrink cho biết tại Hà Nội, Bộ trưởng Antony Blinken sẽ gặp gỡ các quan chức cấp cao tại Việt Nam để tiếp tục tạo đà cho cuộc điện đàm của Tổng thống Biden với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào hôm 29/3/2023. 

Ông Daniel Kritenbrink cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ động thổ xây dựng khuôn viên Đại sứ quán mới của Hoa Kỳ tại Hà Nội. Đây là dự án trị giá 1,2 tỉ USD trên khu đất có tổng diện tích 3,2 hecta, đã được hai nước đồng thuận trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris đến Việt Nam năm 2021. 

Trao đổi với RFA, Tiến sĩ Nagao Satoru ở Viện Nghiên cứu Hudson cho rằng lý do của chuyến thăm của ông Antony Blinken được cho là để kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước Việt Mỹ. Nhưng theo ông Nagao, nếu mục đích của chuyến thăm chỉ là một hoạt động kỷ niệm thì nghe không hợp lý. Mục đích thực sự của chuyến thăm, theo ông Nagao, có thể là ba vấn đề : tiếp xúc với lãnh đạo mới của Việt Nam, hợp tác an ninh và thúc đẩy thương mại. 

Tiến sĩ Nagao Satoru cho rằng việc Ngoại trưởng Antony Blinken tiếp xúc với ban lãnh đạo mới của Việt Nam là một lý do quan trọng, bởi vì gần đây, Việt Nam có sự thay đổi lãnh đạo thượng tầng. Ông Nagao nhận định : bởi vì quan hệ Việt-Mỹ đã tiến triển tốt đẹp dưới thời lãnh đạo cũ, Bộ trưởng Blinken do đó cũng muốn kết nối lại với lãnh đạo mới của Việt Nam, để duy trì mối quan hệ đã có.

Hợp tác trong khung khổ Ấn Độ - Thái Bình Dương Mở và Tự do

Tại cuộc họp báo hôm 10/4/2023, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel J. Kritenbrink cho rằng hai nước Việt Mỹ sẽ luôn có sự trao đổi mạnh mẽ về các lợi ích và giá trị chung, cũng như một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương "mà cả hai chúng ta muốn sống". Ông đưa ra định nghĩa : "Đó là một khu vực tự do và cởi mở, nơi tất cả các nước lớn và nhỏ đều chơi theo luật như nhau, nơi nước lớn không bắt nạt nước nhỏ, nơi các nước thương mại tự do nhưng cũng công bằng, và nơi các tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế". Theo ông Daniel J. Kritenbrink, các nhà lãnh đạo của cả Hà Nội và Washington đều đồng thuận với nhau về những vấn đề đó. 

Giới quan sát cho rằng chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có liên quan mật thiết đến chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương Mở và Tự do. Trong lịch trình công du Châu Á của mình từ 14 đến 18/4/2023, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ thăm Việt Nam từ ngày 14-16/4 trước khi tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm G-7 sẽ được tổ chức tại Nhật Bản từ ngày 16-18/4/2023. Nhật Bản được coi là nước tạo ra khái niệm chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" hiện do Hoa Kỳ và các đồng minh lớn dẫn đầu. 

Trợ lý Ngoại trưởng Daniel J. Kritenbrink nói rằng "Việt Nam là một đối tác tin cậy ở Tiểu vùng sông Mekong, một nhà lãnh đạo trong ASEAN và là thành viên quan trọng của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi, chúng ta đã trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Trên thực tế, Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tám của chúng ta".

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng quan hệ an ninh Việt Mỹ đã phát triển khá đáng kể, bằng chứng là các chuyến thăm của tàu hải quân, Hoa Kỳ viện trợ lớn cho cả quân đội, lực lượng bảo vệ bờ biển, và các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam để giúp nước này bảo vệ tốt hơn các lợi ích của mình và góp phần vào sự ổn định của khu vực Đông Nam Á. Mở rộng quan hệ "giao lưu nhân dân" với việc hỗ trợ phát triển sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ cũng sẽ là một ưu tiên trong tương lai. 

Trao đổi với RFA về mục đích thúc đẩy hợp tác an ninh với Việt Nam của chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken, Tiến sĩ Nagao Satoru đặt chuyến thăm này trong toàn bộ lịch trình của ông Blinken và chỉ ra rằng chuyến thăm Việt Nam được kết hợp với chuyến thăm Vương quốc Anh, Ireland và Nhật Bản. Như vậy, trong chuyến công du này, ông Blinken đang thăm các nước đối tác thân thiện với Hoa Kỳ và có xung đột lợi ích với Trung Quốc. Đặc biệt, chuyến thăm Nhật Bản của ông sẽ diễn ra ngay sau chuyến thăm Việt Nam. Mỹ mong muốn kết nối hợp tác Mỹ-Việt-Nhật trong chuyến đi của mình.

Hợp tác an ninh, trấn an đối tác ?

Cũng về vấn đề hợp tác an ninh, cả Tiến sĩ Nagao Satoru ở Viện Nghiên cứu Hudson và ông Greg Poling ở Trung tâm CSIS đều trao đổi với RFA rằng chuyến thăm ông Blinken có mục đích trấn an Việt Nam và các nước Đông Nam Á về cam kết của Hoa Kỳ với khu vực, trong bối cảnh cường quốc số một thế giới đang phải trợ giúp Ukraine bảo vệ nền độc lập của mình trước cuộc xâm lăng của Nga. 

Tiến sĩ Nagao phân tích rằng ở phía Châu Âu, Hoa Kỳ hiện đang huy động nhiều nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực quân sự và nguồn lực ngoại giao như nhân lực, thời gian, tài sản…, để chống lại cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Vì vậy, hiện nay, ở phía Châu Á, nếu Trung Quốc leo thang gây căng thẳng quân sự ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ phải xử lý cả hai mặt trận. Các nước Đông Nam Á lo ngại rằng nếu tình huống này xảy ra, Hoa Kỳ phản ứng sẽ khó khăn hơn. Và vì vậy, theo Tiến sĩ Nagao, các chuyến thăm của Hoa Kỳ đến khu vực này nhằm giải thích một cách hợp lý cho các nước như Việt Nam và Nhật Bản rằng nước Mỹ có đủ năng lực để đối mặt với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong khi vẫn đồng thời đối mặt với Nga ở Châu Âu. Ông Nagao nhận xét : "Trên thực tế, Hoa Kỳ đã tăng cường hợp tác với cả Việt Nam và Nhật Bản để tăng cường răn đe đối với Trung Quốc".

Tương tự như vậy, trả lời câu hỏi của RFA về mối quan hệ giữa việc Việt Nam được Nhật Bản mời đến quan sát Hội nghị Thượng đỉnh G-7 và Ngoại trưởng Antony Blinken thăm Việt Nam trước khi đến Nhật Bản dự G-7, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) cho rằng hai sự kiện không liên quan trực tiếp với nhau. Lý do của chuyến thăm phần nhiều là, theo ông Greg Poling, do hai bên đang tìm kiếm động lực để nâng cấp quan hệ. Hoạt động này của ông Blinken nằm trong chuỗi các hoạt động tìm cách nâng cấp quan hệ bao gồm cuộc gọi giữa Tổng thống Biden và Tổng bí thư Trọng, và việc ông Trọng chấp nhận lời mời đến thăm Washington. Ông Greg Poling nói :

"Tôi hy vọng rằng cả hai bên sẽ nhân chuyến thăm của ông Blinken mà cố gắng củng cố các chi tiết của chuyến thăm đó, cũng như chuyến thăm đối ứng có thể có tới Việt Nam của Tổng thống Biden. Đây là những cam kết ở cấp lãnh đạo, rất cần thiết để chính thức nâng mối quan hệ lên mức đối tác chiến lược". 

Ông Greg Poling cũng chỉ ra những quan ngại về khả năng của Hoa Kỳ như ông Nagao Satoru đã phân tích : 

"Việt Nam đã do dự trong việc nâng cấp quan hệ với Mỹ mặc dù mối quan hệ này mang tính chiến lược một cách hiệu quả, vì họ lo ngại sự trả đũa từ Trung Quốc, và họ không được thuyết phục một cách chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ mang lại đủ lợi ích một cách đáng tin cậy, để vượt qua bất kỳ đòn giáng trả kinh tế và ngoại giao nào, mà họ có thể nhận lấy từ Bắc Kinh. Hoa Kỳ đang nỗ lực thuyết phục Việt Nam rằng mình cam kết mang lại lợi ích về mặt ngoại giao, kinh tế, quân sự và quan hệ giữa nhân dân và nhân dân hai nước".

Nhiều nhà quan sát từ lâu đã nói về nhu cầu thay đổi nguồn cung vũ khí Nga của Việt Nam do kết quả của cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong cuộc họp báo hôm 10/4 cũng khẳng định nước này "sẽ vì lợi ích của Việt Nam và cũng sẽ tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ, bao gồm cả CAATSA, để các đối tác như Việt Nam có thể đa dạng hóa việc mua sắm quốc phòng của họ từ những nguồn bên ngoài Nga".

CAATSA là "Đạo luật Chống lại Đối thủ của Hoa Kỳ" (The Countering America's Adversaries Through Sanctions Act) được Thượng viện nước này thông qua vào ngày 2797/2017, thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Iran, Bắc Triều Tiên và Nga. Các quốc gia buôn bán vũ khí với Nga cũng sẽ bị trừng phạt. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã điều trần trước Quốc hội năm 2018, đề nghị "nương tay" những nước thân thiện với Hoa Kỳ như Việt Nam và Ấn Độ do lịch sử các nước này phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí Nga khiến họ không thể "thoát Nga" về mặt vũ khí trong một sớm một chiều. 

Vấn đề nhân quyền phủ bóng quan hệ Việt Mỹ 

Trao đổi với báo giới, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel J. Kritenbrink cũng nói rằng quan hệ hai nước không phải chỉ có những thuật lợi mà vẫn còn một số vướng mắc. Ông tin rằng hai bên sẽ trao đổi với nhau về vấn đề nhân quyền. Bức tranh nhân quyền ở Việt Nam, theo vị đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một mặt "đã có một số tiến bộ quan trọng", và mặt khác "cũng có một số lo ngại đáng kể" liên quan đến quyền tự do ngôn luận tự do tôn giáo của người dân.

Ông Daniel J. Kritenbrink khẳng định chắc chắn vấn đề nhân quyền sẽ là một lĩnh vực Bộ trưởng Antony Blinken sẽ thảo luận khi đến thăm Việt Nam. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng nước Mỹ chúc mừng Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Nhưng với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và hiện là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Hoa Kỳ "mong muốn Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về nhân quyền của mình". 

Sau khi nhắc lại các trường hợp mà báo giới quốc tế nêu ra trong trong buổi họp báo, trong đó có trường hợp bà Phạm Đoan Trang được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế năm 2022, ông Daniel J. Kritenbrink, từng là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 2017 đến 2021, nói rằng "nhìn từ kinh nghiệm bản thân tại Việt Nam, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng lợi ích của Hoa Kỳ là hỗ trợ sự phát triển của một Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập, nhưng tất nhiên chúng tôi tin rằng Việt Nam và tất cả các nước sẽ mạnh hơn, thịnh vượng hơn và an ninh hơn khi Việt Nam cũng đảm bảo các quyền cơ bản của công dân". 

Một số nhà quan sát tin rằng chuyến thăm chính thức của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong tới Nhà Trắng sẽ diễn ra vào tháng 7/2023. Vị đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi họp báo hôm 10/4/2023 nhấn mạnh : "bất kể người ta gán cho mối quan hệ Việt Mỹ những nhãn hiệu nào đi nữa thì chắc chắn rằng mối quan hệ đối tác mà hai nước đã xây dựng là mạnh mẽ, cực kỳ đa dạng và có phạm vi rộng lớn. Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Hoa Kỳ trong khu vực và Hoa Kỳ rất lạc quan về tương lai của mối quan hệ này". 

**********************

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam và các bình luận bên lề

RFA, 14/04/2023

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 14/4 đến 16/4 và dự kiến gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao của nước chủ nhà nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước và bàn về các dự định nâng cấp lên thành "đối tác chiến lược".

antony5

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp người đồng cấp phía Việt Nam ông, Bùi Thanh Sơn trưa 15/4 tại Hà Nội - Reuters

1. Gia đình cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên và Huỳnh Anh Tú cùng con đi tị nạn chính trị tại Mỹ trước khi Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam.

Bà Nghiên hôm 14/4 xác nhận với phóng viên RFA là đã đến Mỹ tuy nhiên còn cảm thấy mệt do di chuyển xa nên chưa nói gì thêm.

Bà Phạm Thanh Nghiên là tác giả cuốn sách "Những mảnh đời sau song sắt", bị bắt hồi năm 2008 khi đang tọa kháng tại nhà ở Hải Phòng trước hai khẩu hiệu về Hoàng Sa và Trường Sa.

Bà sau đó bị tuyên án bốn năm tù giam với cáo buộc tội danh "tuyên truyền chống phá nhà nước", theo Điều 88 Bộ Luật hình sự năm 1999.Chồng bà là ông Huỳnh Anh Tú, cựu tù chính trị mãn án 14 năm tù hồi năm 2013 cùng với em trai là Huỳnh Anh Trí, ông Trí qua đời vài tháng sau khi ra tù vì bị AIDS.

Cả hai cưới nhau và sau đó có một đứa con, nhiều lần gia đình bà bị sách nhiễu đàn áp, bị đập nát căn nhà mới xây ở khu Vườn rau Lộc Hưng vào dịp Tết Nguyên đán 2019.

antony6

Bà Phạm Thanh Nghiên và chồng là Huỳnh Anh Tú. Ảnh : FBNV

2. Ông Antony Blinken đến thăm các nữ tu Dòng Thánh Phaolô thành Chartres, các nữ tu của dòng này nhiều lần biểu tình, khiếu nại  với chính quyền để đòi lại các phần đất bị phía chính quyền và một số hộ dân lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất có đầy đủ giấy tờ của nhà dòng. 

antony7

Ông Blinken gặp một nữ tu tại Hà Nội : Ảnh : Reuters 

Ngoại trưởng Blinken dự kiến sẽ có chuyến thăm tu viện St. Paul de Chartres, thộc dòng thánh PhaoLô tại Hà Nội vào sáng 15/4. 

Đây được xem là cuộc gặp có tính biểu tượng vì các nữ tu của dòng này trong các năm qua nhiều lần biểu tình để phản đối chính quyền xây dựng trên các khu đất thuộc sở hữu của nhà dòng. 

Riêng tu viện St. Paul de Chartres Sisters dành cho các nữ tu được xây từ thời Pháp thuộc ở Hà Nội từ hồi năm 1883, và dòng có đầy đủ giấy tờ. 

Hồi năm 2016, nếu không đấu tranh quyết liệt, thì đã bị người ta xây công trình lấn chiếm, chiếm luôn. Có lần khoảng 50 sơ đã dũng cảm công khai đứng ra tự tụ tập ôn hòa nhưng cương quyết tại khu đất đó, có chuyện nói là khi đó lúc cao điểm có tới khoảng 100 phần tử xã hội đen tới đó bảo kê, hăm dọa, công an có biết nhưng bị cáo buộc là không có hành động phù hợp, rõ ràng và kịp thời để ngăn chặn. Đặc biệt là có 30 nữ tu ngồi xe lăn đã thắp nến cầu nguyện, hát thánh ca để gây chú ý.

antony8

Các nữ tu Dòng Phaolô Hà Nội hôm 17/7/2019 tuần hành để đòi lại quyền sở hữu hợp pháp trên mảnh đất 42 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguồn ảnh : Nhà thờ Thái Hà

3. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sáng 15/4 dự lễ động thổ để tiến hành xây dựng khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ trị giá 1,2 tỷ USD tại Hà Nội.

antony9

Cận cảnh mô hình Đại sứ quán Mỹ mới dự kiến được xây dựng. Ảnh : US Embassy in Hanoi

Thỏa thuận về địa điểm và thời gian thuê đất (99 năm) cho Đại sứ quán Mỹ mới được công bố trong chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris vào tháng 82021.

Trong buổi lễ có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Đại sứ Mỹ Marc Knapper.

antony10

Từ trái qua : Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Đại sứ Mỹ Marc Knapper. Ảnh : Reuters

Trước chuyến đi, luật sư Lê Công Định, một nhà quan sát chính trị từ Sài Gòn bình luận với Đài Á Châu Tự Do cho rằng, quan hệ của hai nước đã vượt xa "đối tác toàn diện" và tiệm cận với "đối tác chiến lược". Ông Định cũng cho rằng, chính phủ Hà Nội sẽ chọn giải pháp khéo léo vừa có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ vừa không chọc giận Trung Quốc. 

Sáng 15/4, ông Blinken gặp lại Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hà Nội. Cả hai đã từng gặp gỡ chính thức vào hồi tháng 5/2022 tại thủ đô Washington D.C của Mỹ. Trước cuộc gặp, đoạn video quay trực tiếp của Bộ Ngoại giao Mỹ đã cho thấy ông Chính ăn nói bỗ bã với các quan chức tháp tùng như "Mẹ nó, sòng phẳng, sợ gì".

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 367 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)