Hai hãng chuyên sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng và pin của Trung Quốc đang cân nhắc kế hoạch đầu tư hàng trăm triệu USD tại Việt Nam.
Hithium đang tiếp cận với giới chức chính phủ và ngành công nghiệp liên quan bàn việc xây dựng một nhà máy trên diện tích 30 ha với tổng vốn đầu tư có thể lên đến 800 triệu USD.
Reuters loan tin độc quyền vào ngày 8/6 dẫn nguồn chính phủ và người trong ngành công nghiệp liên quan như vừa nêu. Cụ thể, tổng giá trị đầu tư của cả hai hãng sản xuất kết hợp lại có thể vượt mức 1 tỷ USD.
Hai hãng được cho biết gồm Hithium Energy Storage Technology và Growatt New Energy.
Hithium có trụ sở chính tại Thành phố cảng Hạ Môn và là đơn vị khởi nghiệp đang mở rộng hoạt động tại Châu Âu, Hoa Kỳ. Một nguồn tin mà Reuters có được cho biết hãng này đang tiếp cận với giới chức chính phủ và ngành công nghiệp liên quan bàn việc xây dựng một nhà máy trên diện tích 30 ha với tổng vốn đầu tư có thể lên đến 800 triệu USD. Trong khi đó một nguồn khác lại nói khoản đầu tư đang được xem xét là ít nhất 500 triệu USD.
Growatt New Energy là hãng đang thuê một nhà máy tiền chế tại Việt Nam cũng có kế hoạch chi 300 triệu USD để xây nhà máy trên diện tích 15 ha trong một khu công nghiệp.
Growatt chưa trả lời của Reuters yêu cầu bình luận về thông tin vừa nêu.
Việt Nam được đánh giá là thị trường đang tiềm năng cho năng lượng tái tạo vào khi ngành sản xuất đang phải chật vật trước tình trạng mất điện thường xuyên do mạng lưới điện yếu kém.
Thông tin mới nhất từ truyền thông Việt Nam vào ngày 9/6 cho biết hiện có một số hồ thủy điện ở mực nước chết gồm Lai Châu, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Hủa Na, Thác Mơ, Trị An. Một số thủy điện phải dừng phát điện vì lưu lượng và mực nước hồ không đảm bảo gồm Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Thác Bà, Tuyên Quang, Hủa Na, Trung Sơn, Trị An.
Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực thuộc Bộ Công thương, ông Trần Việt Hòa, vào ngày 9/6, được truyền thông Nhà nước dẫn lời rằng công suất khả dụng của tất cả nguồn điện ở miền Bắc Việt Nam, kể cả điện nhập khẩu, là từ 17.500 đến 17.900 MW ; trong khi đó như cầu sử dụng là khoảng 23.500 đến 24.000 MW.
Vào ngày 8/6, Bộ Công thương Việt Nam cho thành lập Đoàn Thanh tra Chuyên ngành về quản lý và cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/6/2023.
Sang ngày 9/8, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với Đoàn Thanh tra vừa được thành lập.