Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

21/06/2023

Chính sách "Đại đoàn kết dân tộc" của Việt Nam : Nói một đằng làm một nẻo…

RFA tiếng Việt

Năm ngày sau vụ nổ súng tại hai trụ sở UBND xã ở tỉnh Đắk Lắk diễn ra, khiến chín người thiệt mạng, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng lại khẳng định lập trường đại đoàn kết toàn dân tộc là "đường lối chiến lược của Đảng, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

doanket1

Người đồng bào Jarai chơi nhạc cụ dân tộc trong ngày 13/8/1998 ở lễ kỷ niệm 200 năm ngày Đức mẹ La Vang hiện ra . Reuters

Tuyên truyền là chính

Ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp cũng không quên nhắc lại nền tảng tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc là đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở trong và ngoài nước…

Nhận định về vấn đề này, nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huy, từ nước Pháp bình luận rằng trên giấy tờ, lý thuyết thì Ủy ban hợp tác dân tộc vẫn tạo điều kiện để giữ gìn bản thể, 54 dân tộc Việt Nam là một gia đình, không gì thay đổi được. Ông nói tiếp :

"Ở các thành phố lớn như Buôn Ma Thuột, Kon Tum, Pleiku… hoặc là ở các xã lớn, nơi những người dân tộc thiểu số định cư, sinh sống trong các khu dân cư thì con cái họ vẫn được đi học, được sự giúđỡ và có một số trường dạy nghề cho những người này nữa… Nhưng số người này là thiểu số chứ không có nhiều đâu".

Nhìn nhận ở góc độ một người dân, ông John Huy, sắc tộc H’mong và cũng là người sáng lập nhóm "H’mong Human Rights" nói rằng, những chính sách nêu trên chỉ là lý thuyết :

"Những chính sách đưa ra được nói là để phát triển đồng bào dân tộc thiểu số, chỉ là bức bình phong. Người ta chỉ nói cho đẹp thôi chứ thực sự đến với các địa phương thì nó hoàn toàn ngược lại với những điều mà họ rêu rao, tung hô ở các kênh truyền thông".

Đồng tình với ông John Huy, bà Becky, một người Thượng đang ở Thái Lan, cũng cho rằng chính quyền tuyên truyền về các chính sách được cho là hỗ trợ người người dân tộc thiểu số chỉ với mục đích định hướng dư luận :

"Chính quyền nói như vậy chẳng qua là để cho quốc tế hoặc là cộng đồng người Kinh nghĩ rằng chính phủ đã rất ưu tiên cho cái "đám" người dân tộc mà cái "đám dân tộc" này bây giờ lại không biết ơn mà còn chống phá nhà nước".

Kiểm soát, cô lập người sắc tộc thiểu số

Thực tế hiện nay, ông John Huy cho biết, các cuộc đàn áp, phân biệt đối xử nhắm vào cộng đồng H’mong theo đạo Tin Lành hay đạo Dương Văn Mình vẫn đang tiếp diễn :

"Theo chúng tôi điều tra thì có đến cả chục ngàn người H'mông từ phía Bắc di chuyển xuống phía Nam ở các vùng Tây Nguyên hiện phải sống trong cảnh vô tổ quốc, tức là họ không có bất kỳ một loại giấy tờ nào, chính quyền không công nhận sự tồn tại của họ".

Cũng với tìm hiểu của mình, bà Becky, xác nhận chính quyền còn áp dụng chính sách cô lập những cộng đồng sắc tộc ở Tây Nguyên. Bà cho biết thêm :

"Đối với những người nước ngoài muốn vào thăm cộng đồng của người Tây Nguyên thì rất là khó. Họ phải thông báo vi chính quyền địa phương dù họ đã có visa vào Việt Nam rồi.

Lý do có thể là vì những báo cáo của Việt Nam về những người sáng tạo sắc tộc rất là đẹđẽ, hay ho, rằng những người này được sống trong một môi trường và không gian an toàn, không gian văn hóa được tôn trọng… Nhưng sự thật thì nó không phải như vậy cho nên chính quyền ngăn những người nước ngoài tới thăm các cộng đồng người bản địa". 

Trấn áp người có đạo

Cũng qua trao đổi với nhiều người sắc tộc thiểu số ở trong và ngoài nước, họ cho biết, những người theo đạo Tin Lành còn vấp phải sự đàn áp nặng nề hơn.

Cụ thể, qua truyền thông nhà nước những vụ bắt bớ gần đây được nêu như vụ ông Y Krếch Byă. Ông này bị công an tỉnh Đắc Lắk bắt và khởi tố hôm 8/4 vừa qua với cáo buộc "Phá hoại chính sách đại đoàn kết" được quy định tại Điều 116 Bộ luật hình sự.

Với những sự kiện đang diễn ra hiện nay tại Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy phân tích thêm :

"Chính quyền cộng sản lo ngại bởi vì người Thượng chỉ nghe theo những người lãnh đạo tinh thần là những ông giáo sĩ, mục sư cho nên họ muốn vùi dập những mục sư hay linh mục hướng dẫn người Thượng".

Theo bà Becky, chính những người Thượng theo đạo Tin Lành khi bị bắt, họ còn không hiểu rõ những điều luật mà họ bị kết tội là gì, cũng như không biết gì về cái gọi là "chính sách đại đoàn kết dân tộc" mà chính quyền Việt Nam áp đặt, buộc họ phải tuân theo :

"Đa số người thượng bị bắt đều đấu tranh cho vấn đề tự do tôn giáo mà thôi và họ lên án cho những vụ cướđất một cách vô căn cứ và không có đền bù thoả đáng.

Những người đó họ cũng không hiểu nhiều về những cáo buộc của tòa án và họ cũng không có luật sư để bào chữa".

Quốc hội khóa XV hiện nay đang có 89/500 đại biểu là người đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, theo ông Huy, tiếng nói của những người này hoàn toàn không có giá trị gì trong việc thay đổi chính sách hay cách mà chính quyền Việt Nam đang đối xử với các cộng đồng dân tộc thiểu số : 

"Đại biểu quốc hội là những người chỉ biểu quyết theo lệnh của Bộ Chính trị chứ họ không có quyền kháng quyết. Mình thấy cho dù là có 89, 95 hay 100 đại biểu thì cũng không ăn thua gì hết, bởi vì những người đại biểu quốc hội hiện nay không phải là những người soạn thảo ra luật, họ không có tiếng nói quyết định trong Quốc hội".

Nguồn : RFA, 21/06/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Văn Huy, John Huy, Becky
Read 273 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)