Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

29/07/2023

Chỉ số Hộ chiếu Henley : Việt Nam đứng vào hang 83/199 quốc gia và vùng lãnh thổ

RFA tiếng Việt

‘Tin vui’ v vic h chiếu Vit Nam lên hng

Trân Văn, 29/07/2023

Kết qu mi nht mà Hanley (doanh nghip chuyên tư vn v di trú) va công b được chính quyn Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam xem là "tin vui" (1). Hanley kho sát, xếp hng và công b "Hanley Passport Index" theo đnh k và da vào ch s này, thiên h có th xác đnh mc đ hu dng ca h chiếu mi quc gia.

hochieu1

Hai mu h chiếu Vit Nam : mi (xanh tím than, trái) và cũ (xanh lá cây).

Có 199 quc gia và lãnh th được Henley kho sát và xếp hng. H chiếu do chính quyn Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam cp phát va đt hng 82. Đi din chính quyn Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam bo đó là "tin vui" vì đã tăng sáu hng so vi đu năm nay (hng 88), còn so vi năm ngoái thì tăng đến 10 hng (hng 92).

Cn chú ý là nếu so "Hanley Passport Index" mi nht vi "Hanley Passport Index" mà Hanley công b hi đu năm nay thì s quc gia và lãnh th chp nhn min visa hoc đơn gin hóa th tc nhp cnh cho nhng người s dng h chiếu Vit Nam không h thay đi : Ch có 55.

Còn nếu so hai "Hanley Passport Index" được công b trong năm nay (mt vào tháng 1/2023 và mt vào tháng này) vi "Hanley Passport Index" công b năm ngoái thì s thy th hng ca Vit Nam trong "Hanley Passport Index" tăng là nh có thêm Burundi Đông Phi  quc gia nghèo nht trên thế gii - chu min th thc.

Chưa hết, cho dù Henley kho sát và xếp hng mc đ hu dng ca h chiếu thuc 199 quc gia và lãnh th nhưng "Hanley Passport Index" mi nht ch có 104 hng vì có nhiu trường hp đng hng(2). S dĩ h chiếu Vit Nam tăng sáu hng vì bng xếp hng đã gim t 109 hng (hi đu năm nay) còn 104 hng (bây gi).

Đó cũng là lý do mà mc đ hu dng ca h chiếu Afghanistan tuy tiếp tc đi s, s quc gia và lãnh th chp nhn min visa hoc đơn gin hóa th tc nhp cnh cho nhng người s dng h chiếu Aghanistan vn ch là 27 nhưng th hng ca h chiếu Afghanistan vn tăng t hng 109 lên hng 104[2].

Ngoài nhng yếu t như va đ cp, có nên h hi khi so vi nhng quc gia nh hơn c v din tích ln dân s, tài nguyên chng có gì đáng đ k, li cùng khu vc vn tng b xem là chm phát trin như Singapore nhưng mc đ hu dng ca h chiếu cao hơn khang bn ln so vi Vit Nam (192/55) ?

***

Sau nhng thông tin liên quan đến tình trng nhiu thanh niên "ct bng đi hc", nhiu giáo viên, k c công chc cp thp b vic đ ra nước ngoài bán sc nuôi thân, tr giúp gia đình(3) là phong trào - t hc sinh đến ph huynh cùng lc đu vi vic tiếp tc trau di hc vn bc đi hc, dc hết tin đ dành hoc vay mượn, thế chp nhà ca, rung vườn nhm tìm cho nhng đa tr va tt nghip trung hc ph thông cơ hi b x tha hương cu thc đang lan rng các tnh phía Bc min Trung(4).

Thc trng này là phn tiếp theo ca giai đon tuy đã bt đu t lâu nhưng chưa biết đến khi nào mi kết thúc : Có chu hc hay không cũng vn không tìm được vic làm. Nếu may mn tìm được vic làm thì thu nhp không đ nuôi thân, tt nhiên không th chăm sóc thêm cho nhng người ph thuc.

Không cn ngm nghĩ nhiu cũng có th mường tượng được tương lai x s s ra sao khi hc vn không ha hn đem li bt k kết qu tt đp nào và càng ngày càng nhiu người - đc bit gii tr - tin rng, li thoát duy nht chính là bng mi giá phi ra ngoi quc đ được làm nhng công vic ch cn s dng tay chân.

Có nhiu lý do khiến mc đ hu dng ca h chiếu mt quc gia cao hay thp. Thc trng như đã biết và đang thy ti Vit Nam là mt trong nhng lý do mà dù rt mun nhưng chính quyn Vit Nam không th ci thin th hng ca h chiếu Vit Nam trong "Hanley Passport Index".

Tuy nhiên vn đ đáng bàn hơn c chính là không nhng không băn khoăn, chính quyn Vit Nam còn c gng biến thc trng đáng bn tâm y thành "tin vui", song song vi vic chế to ri rc "tin vui" là n lc gieo "t hào" v "v thế, uy tín quc tế", v giai đon mà "đt nước chưa bao gi ‘được như thế này" (5).

Song đó cũng chưa phi là đnh v tâm và tm ca Đảng cộng sản Việt Nam - t chc chính tr "tài tình, sáng sut", đang điu hành x s thông qua chính ph Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam. Đnh này nm ch bt k thc trng ti t thế nào, tương lai u ám ra sao thì công dân Vit Nam vn không được phép hoài nghi.

Ti Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam, "lc quan" là mt nghĩa v mà tt c mi người t già đến tr, bt k gii tính, ngh nghip phi chu toàn. Nếu không là "t din biến", "t chuyn hóa", "cơ hi chính tr" thì trăn tr, bt mãn vi thc ti cũng b xem là "non nt, nh d" nên b "các thế lc thù đch, phn đng kích đng, li dng".

Trân Văn

Nguồn : VOA, 29/07/2023

Chú thích

(1) http://nld.com.vn/thoi-su/bo-ngoai-giao-bao-tin-vui-ve-ho-chieu-viet-nam-20230720164721241.htm

(2) https://www.henleyglobal.com/passport-index/ranking

(3) https://vnexpress.net/cat-bang-dai-hoc-di-xuat-khau-lao-dong-4605830.html

(4) https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khong-hoc-dai-hoc-de-di-xuat-khau-lao-dong-mot-huong-lap-nghiep-moi-1207308.ldo

(5) https://vtv.vn/chinh-tri/voi-tat-ca-su-khiem-ton-chung-ta-van-co-the-noi-rang-dat-nuoc-ta-chua-bao-gio-co-duoc-tiem-luc-vi-the-va-uy-tin-quoc-te-nhu-ngay-nay-20210126121805801.htm

*************************

Chỉ số Hộ chiếu Henley : Việt Nam xếp vào nhóm cuối ở Đông Nam Á

RFA, 28/07/2023

Theo bảng xếp hạng của Chỉ số Hộ chiếu Henley (Henley Passport Index) hiện nay, Việt Nam đứng ở vị trí 83 trên tổng số 199 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, và đứng thứ 8 trong số 11 quốc gia ở Đông Nam Á.

hochieu1

Hộ chiếu mới màu tím than của Việt Nam - Người Lao Động

So với bảng xếp hạng của Chỉ số Hộ chiếu Henley năm 2022 thì thứ hạng của Việt Nam tăng lên 9 bậc (83 so với 92), tuy nhiên, số các quốc gia mà công dân Việt Nam có thể đến và không cần phải xin visa (thị thực) vẫn giữ nguyên ở con số 55.

Singapore là quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất không chỉ ở Đông Nam Á mà cả thế giới. Công dân đảo quốc này có thể đi tới 192 quốc gia mà không cần phải xin visa.

Trong khu vực Đông Nam Á, Chỉ số Hộ chiếu Henley xếp hạng Campuchia đồng hạng với Việt Nam. Các quốc gia xếp trên là Malaysia (số 11 trên thế giới, công dân đi được 180 quốc gia khác), Brunei (20, 166), Timor-Leste (57, 94), Thái Lan (65, 79), Indonesia (70, 73), và Philippines (75, 66). 

Hai quốc gia xếp cuối là Lào, xếp thứ 88 và Myanmar, xếp thứ 90. Công dân hai quốc gia này có thể đi lần lượt là 47 và 50 quốc gia mà không cần xin visa.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, người từng đi nhiều nơi trên thế giới, cho biết ông gặp nhiều khó khăn khi đi công tác hoặc du lịch ở nước ngoài. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 25/7 :

"Bản thân tôi đi rất nhiều nước thì chỉ có đi các nước Đông Nam Á thì không phải xin visa thôi còn đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ … đều phải xin visa và khi đi xin như vậy thì năm ăn năm thua, không biết người ta có duyệt cho mình không, không biết người ta có có nghi kỵ gì mình hay không. Mình là một công dân của quốc gia cộng sản do đó gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đi lại trên thế giới".

Một doanh nhân ở Hà Nội, người muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho RFA biết "đã từng xin visa vào các nước như Mỹ, Trung Quốc, Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất, Maldives và không gặp khó khăn gì vì uỷ quyền cho đại lý du lịch xin cấp thị thực". Người này muốn đi du lịch các nước ở Châu Âu nhưng thủ tục cấp visa sang các nước này họ yêu cầu một số điều kiện mà người này chưa đáp ứng được.

Nhà văn Võ Thị Hảo, người cũng từng đi nhiều nơi trên thế giới, gặp rất nhiều trở ngại trong việc xin thị thực nước ngoài khi còn mang hộ chiếu Việt Nam. Kể từ năm 2015, bà có hộ chiếu của Đức nên mọi việc trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Bà chia sẻ với RFA :

"Hộ chiếu Việt Nam thì đương nhiên là nó là một trời một vực so với hộ chiếu của khối EU trong việc đi tới các nước trong việc người ta làm những thủ tục. Với hộ chiếu của Việt Nam chỉ đi được khoảng năm mươi mấy nước mà đó là những nước bình thường ít ai muốn đi đến trừ phi họ phải có công việc hoặc mối quan hệ với người thân.

Còn nếu mà đi sang những nước những nước phát triển những nước văn minh thì hộ chiếu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi làm thủ tục visa và làm thủ tục nhập cảnh bởi vì người ta nghĩ rằng công dân của Việt Nam hay là cái chất lượng thể chế, tầm mức thể chế của Việt Nam sẽ tạo ra những công dân ít đáng tin cậy hơn so với công dân của những nước văn minh của những nước mà cái hộ chiếu của họ được xếp hạng quyền lực, đặc biệt là loại quyền lực nhất thế giới".

Ngày 20/7, báo Người Lao Động Online có bài viết "Bộ Ngoại giao báo tin vui về hộ chiếu Việt Nam" với nội dung rằng hộ chiếu Việt Nam đã tăng 6 hạng lên thứ 92/199 trong Chỉ số Hộ chiếu Henley, và công dân Việt Nam có thể đến 55 quốc gia mà không cần xin thị thực.

Tuy nhiên, trong số 55 nước miễn visa cho công dân Việt Nam đã bao gồm 10 quốc gia của khối ASEAN. Đa phần các nước còn lại đều là các nước nhỏ, nghèo, xa xôi, ít ai muốn đến.

Bình luận về việc này, nhà văn Võ Thị Hảo nói :

"Hộ chiếu Việt Nam hiện nay dù có tăng lên độ 6 hạng chẳng hạn thì cũng toàn là những nước mà nó không có sự hấp dẫn cũng như là không có sự hấp dẫn về chất lượng sống, mức sống, nhân quyền hoặc tự do hoặc là nó không hấp dẫn về việc là sự an toàn, hầu hết là những nước rủi ro, ít sự văn minh ở đó".

Bà cho rằng Việt Nam cần phải hành động để cải thiện tình hình :

"Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam cũng như người Việt Nam cần phải cố gắng rất nhiều để mình có thể được xếp hạng vào thứ hạng mà những người ở thế giới văn minh này họ thừa nhận".

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc thì cho rằng thứ hạng của một quốc gia trong bảng xếp hạng về quyền lực hộ chiếu có liên quan đến chính sách visa của quốc gia đó. Ông nói về chính sách visa của Việt Nam :

"Tôi quan niệm là không quan trọng cách xếp hạng hộ chiếu vì cách xếp hạng này nó tùy thuộc vào thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Đối với các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản thì vấn đề sống còn của các quốc gia này là an ninh quốc gia chống lại các thế lực thù địch, không tạo điều kiện cho những người mà họ thường nói không khuyến khích vào vì không có ý thức xây dựng đất nước.

Chính sách visa của Việt Nam là an toàn về mặt an ninh cho Việt Nam là trên hết. Người ta chưa nghĩ đến việc phải tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam dễ dàng đi ra các nước trên thế giới đi du lịch đi làm ăn đi thăm hỏi gia đình ở nước ngoài".

Hiện nay, Việt Nam mới miễn visa cho công dân của 25 nước. Ông giải thích về hệ quả của chính sách visa của Việt Nam lên thứ tự của Việt Nam trên bảng xếp hạng quyền lực hộ chiếu.

"Chuyện visa phải có qua có lại mà Việt Nam chỉ muốn qua mà không thích có lại, tức là hạn chế đối với các nước có quan hệ ngoại giao. Chính vì quan điểm của Việt Nam như vậy nên xếp hạng hộ chiếu của Việt Nam còn thấp hơn Timor Leste- một quốc gia rất nghèo ở Đông Nam Á.

Việt Nam phải tạo mọi điều kiện cho các quốc gia trên thế giới xin visa hoặc miễn visa vào Việt Nam thì họ mới miễn lại cho Việt Nam chứ không thể nào một chiều".

Trên trang Facebook cá nhân, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp viết rằng việc xin visa cực kỳ mất thời gian, tốn kém, phiền phức, đôi khi còn thấy "nhục" nữa. Ông cũng cho rằng các quốc gia áp dụng nguyên tắc "có đi có lại" và việc nhiều quốc gia không miễn visa cho công dân Việt Nam là điều dễ hiểu.

Theo ông, Việt Nam cần đàm phán để tăng số quốc gia miễn visa cho công dân Việt Nam bên cạnh việc xây dựng chính sách cởi mở hơn trong việc miễn visa cho công dân các nước, không vì phí visa và lợi ích cục bộ của một số bộ ngành mà kìm hãm sự phát triển của cả ngành du lịch và nền kinh tế cả nước cũng như sự đi lại của công dân Việt Nam ra nước ngoài.

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, chính sách visa đi kèm theo việc bảo hộ công dân. Ông so sánh việc bảo hộ công dân của Việt Nam và thế giới :

"Chúng ta thấy rằng công dân của các nước Châu Âu của nước Mỹ nếu có vấn đề gì ở nước sở tại, phạm pháp hay mất giấy tờ thì họ bảo hộ công dân rất lẹ, họ làm mọi cách để cứu công dân dù công dân của công dân đó có phạm tội ở nước sở tại ngoài lãnh thổ của họ.

Bảo hộ công dân Việt Nam cũng có nhưng rất chậm, không tương xứng. Bảo hộ công dân chúng ta có thể thấy rất rõ trong các chuyến bay giải cứu".

Bên cạnh rào cản từ các quốc gia khác, nhiều công dân Việt Nam cũng gặp khó khăn khi muốn đi ra nước ngoài từ chính nhà cầm quyền trong nước. Hàng trăm công dân, trong đó có rất nhiều người hoạt động xã hội và chính trị, bị cấm xuất cảnh bởi Bộ Công an. Nhiều người trong số họ chỉ được biết việc mình không được đi ra nước ngoài sau khi đã mua vé và làm thủ tục xuất cảnh. Trong những trường hợp như vậy, không một ai trong số họ được bồi thường vé máy bay hay các chi phí khác.

Nguồn : RFA, 25/07/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 303 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)