Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

28/11/2023

Sợ bị Bắc Kinh trách cứ, Hà Nội mở rộng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Tổng hợp

Nhật Bản và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện

Thanh Phương, RFI, 28/11/2023

Nhật Bản và Việt Nam hôm qua, 27/11/2023, đã chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, cam kết mở rộng hơn nữa quan hệ an ninh, kinh tế nhân kỷ niệm 50 năm bang giao song phương.

nhatviet1

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng họp báo tại Tokyo, Nhật Bản ngày 27/11/2023 - TTXVN

Thông báo được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa thủ tướng Fumio Kishida và chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Tokyo hôm qua trong chuyến viếng thăm chính thức của lãnh đạo Việt Nam tại Nhật Bản.

"Đối tác chiến lược toàn diện" mức cao nhất trong hệ thống phân cấp quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Cho tới nay, Hà Nội chỉ mới thiết lập quan hệ này với 5 quốc gia : Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Trong khuôn khổ "Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á và thế giới", tên chính thức đầy đủ của mối quan hệ mới, lãnh đạo Việt Nam và Nhật Bản đã đồng ý mở rộng hợp tác an ninh, đặc biệt là về việc cung cấp cho Việt Nam các thiết bị quốc phòng của Nhật Bản, hợp tác an ninh hàng hải và chuyển giao công nghệ.

Hai nhà lãnh đạo cũng cam kết "tiếp tục tăng cường liên kết kinh tế giữa hai nước và khẳng định tầm quan trọng của hợp tác để đảm bảo an ninh kinh tế". Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam và là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba ở Việt Nam. 

Theo nhận định của trang mạng Nhật Bản The Diplomat, việc Việt Nam nâng cấp quan hệ với Nhật Bản "phản ánh mối lo ngại chung của hai nước về sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc". Tokyo và Hà Nội đã tăng cường quan hệ quốc phòng song phương, thể hiện qua việc Nhật Bản cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam để giúp nâng cao năng lực thực thi pháp luật hàng hải trên biển và một thỏa thuận về nguyên tắc được ký vào năm 2020, cho phép Nhật Bản xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng sang Việt Nam. 

Trong khi đó, theo trang mạng Nikkei Asia, hôm qua, lãnh đạo Nhật và Việt Nam cho biết đã thảo luận về hợp tác thông qua chương trình Hỗ trợ An ninh Chính thức (OSA) của Tokyo, tức là chương trình của Nhật Bản cung cấp thiết bị quốc phòng để nâng cao năng lực quốc phòng cho các quốc gia "có cùng chí hướng". 

Chương trình OSA của Nhật Bản đã được triển khai trong năm nay, với Philippines, Malaysia, Bangladesh và Fiji được chọn là bốn nước đầu tiên được nhận hỗ trợ. Nhưng, theo Nikkei Asia, Tokyo và Hà Nội hướng tới hợp tác chặt chẽ hơn ngoài khuôn khổ OSA, cụ thể là mở rộng hoạt động huấn luyện chung và thúc đẩy chia sẻ thông tin giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của mỗi bên.

Thanh Phương

************************

Việt Nam, Úc trên đường trở thành "đối tác chiến lược toàn diện"

Thanh Phương, RFI, 27/11/2023

Theo báo chí chính thức của Việt Nam, bên lề Thượng đỉnh APEC tại San Francisco, Hoa Kỳ, ngày 17/11/2023, chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gặp thủ tướng Úc Anthony Albanese. Trong cuộc gặp này, thủ tướng Úc đã bày tỏ mong muốn "quan hệ với Việt Nam tiếp tục phát triển lên tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng của hai bên".

doitac1

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2023 San Francisco. (Ảnh : Thống Nhất/TTXVN)

Ông Albanese đã tuyên bố như trên trong bối cảnh năm nay là kỷ niệm 50 năm thiết lập bang giao giữa Canberra và Hà Nội và cũng là năm được coi là "chín mùi" để hai nước nâng quan hệ lên thành "đối tác chiến lược toàn diện".

"Đối tác chiến lược toàn diện" là cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp quan hệ ngoại giao của Việt Nam, một mối quan hệ mà Việt Nam cho đến nay mới chỉ thiết lập với 5 quốc gia Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và gần đây nhất, vào tháng 9, là với Hoa Kỳ. Riêng Úc chỉ mới là đối tác chiến lược của Việt Nam kể từ năm 2018, trong khi Canberra đã thiết lập bang giao với Hà Nội từ cách đây 50 năm, tức ngay cả trước khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại từ Sydney ngày 23/11/2023, nhà báo Lưu Tường Quang trước hết nhắc lại lịch sử bang giao giữa Úc với Việt Nam : 

"Bang giao song phương giữa hai nước đã bắt đầu từ năm 1973. Sau khi hiệp định Paris được ký kết vào tháng 1/1973, chính phủ Úc lúc đó dưới quyền của thủ tướng Gough Whitlam đã công nhận chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đồng thời vẫn duy trì bang giao với Việt Nam Cộng Hòa.

Trong thời gian Việt Nam bị Hoa Kỳ cấm vận, ai đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi sự cô lập ? Chính là nước Úc. Chính ngoại trưởng Bill Haydon đầu thập niên 1980 đã vận động để Việt Nam bớt bị cô lập và có thể gia nhập lại môi trường bang giao thế giới. Cũng vì thế mà vào năm 1984, do lời mời của ngoại trưởng Bill Haydon mà ông Nguyễn Cơ Thạch đã là ngoại trưởng đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm một quốc gia Tây phương tại Canberra.

Vào năm 1999, Úc là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên thương thuyết và chấp nhận với Việt Nam trao đổi tùy viên quân lực giữa Canberra và Hà Nội".

Trong bài viết đăng trên trang The Diplomat của Nhật ngày 01/11/2023, tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên của Trung tâm Tương lai Chính sách, Đại học Queensland (Úc) nhắc lại :

"Ý tưởng nâng cấp quan hệ lần đầu tiên được ngoại trưởng Úc Marise Payne đề xuất với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh vào tháng 11/2020. Sau đó, ý tưởng này đã được cựu thủ tướng Scott Morrison hai lần nêu ra trong các cuộc điện đàm riêng với thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phạm Minh Chính vào tháng 1 và tháng 5/2021.

Với sự thay đổi chính phủ ở Úc sau cuộc bầu cử vào tháng 5/2022, cuộc thảo luận về việc nâng cấp đã bị đình trệ cho đến chuyến thăm của chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ tới Canberra vào cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2022. Trong các cuộc gặp với các thành viên của cả hai cơ quan hành pháp và lập pháp của Úc, ông Vương Đình Huệ đã đạt được sự đồng thuận với họ về việc nâng cấp quan hệ song phương. Hai bên dự kiến việc nâng cấp sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước trong năm nay". 

Nhà báo Lưu Tường Quang cũng tin rằng rất có khả năng là trong vài tháng tới, quan hệ giữa Úc với Việt Nam sẽ được nâng cấp lên đến mức cao nhất :

"Không những tôi tin tưởng bang giao song phương giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Úc sẽ được nâng lên mức cao nhất trong cuối năm nay, hoặc đầu năm tới, mà còn có những dấu hiệu rất cụ thể cho thấy việc này có nhiều khả năng xảy ra, căn cứ vào các cuộc thăm viếng của các quan chức cao cấp của Úc đến Việt Nam, cũng như cuộc gặp mới đây nhất giữa chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và thủ tướng Anthony Albanese nhân thượng đỉnh APEC tại San Francisco.

Với sự thăm viếng dồn dập từ phía Úc sang Việt Nam mà Việt Nam chưa đáp lễ ở mức tương đương, tôi nghĩ đây là thời điểm tốt để từ đây đến cuối năm, một trong ba vị trong "tứ trụ triều đình" có thể sang thăm Úc và có thể một trong những mục tiêu sẽ là nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược đã có từ 2018 lên mức đối tác chiến lược toàn diện trong năm 2023 hoặc đầu năm 2024. 

Cuối tháng 11 đầu tháng 12/2022, chính Việt Nam đã cử chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sang thăm Úc như là sự kiện khởi đầu kỷ niệm 50 năm bang giao. Tuy nhiên, từ đó cho đến nay chúng ta không thấy các nhân vật quan trọng trong nhóm tứ trụ có mặt tại Úc. Trong số 3 vị còn lại, tất nhiên là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ không thể thăm Úc, do ông đã không thể đi thăm Hoa Kỳ vì lý do sức khỏe, mặc dù trong lịch sử bang giao Úc-Việt Nam, đã từng có 2 tổng bí thư thăm nước Úc : ông Nông Đức Mạnh vào năm 2009 và trước đó là ông Đỗ Mười năm 1995 vào thời thủ tướng Paul Keating. Tôi thấy thủ tướng Albanese đã thăm Hà Nội hồi tháng 6/2023 và đã gặp gỡ và thảo luận với thủ tướng Phạm Minh Chính, thì tôi nghĩ là để đáp lễ, nhân vật có thể đến thăm Úc đây đến cuối năm hoặc đầu năm tới là ông Phạm Minh Chính chăng ? Một trong hai người có thể đến Úc, đó là ông Phạm Minh Chính và ông Võ Văn Thưởng".

Trong bài viết đăng trên The Diplomat ngày 01/11, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Hải đã nêu ra ba lựa chọn mà Việt Nam và Úc có thể cân nhắc nếu mong muốn nâng cấp mối quan hệ trong năm nay. Phương án đầu tiên là chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và thủ tướng Albanese sẽ đưa ra thông báo khi gặp nhau bên lề Thượng đỉnh APEC ở San Francisco (nhưng việc này đã không diễn ra). Lựa chọn thứ hai, mặc dù hơi kém, là việc nâng cấp diễn ra thông qua cuộc gặp trực tuyến giữa hai thủ tướng, như Việt Nam đã làm với New Zealand vào năm 2020. Lựa chọn thứ ba và lý tưởng nhất sẽ là chuyến thăm ngắn ngày của thủ tướng Phạm Minh Chính tới Canberra nhưng tập trung vào việc nâng cấp trước khi năm 2023 kết thúc, giống như chuyến thăm ngắn ngày của tổng thống Joe Biden tới Việt Nam vào tháng 9. 

Theo đánh giá của nhà báo Lưu Tường Quang, việc nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện sẽ có lợi cho cả hai nước Úc và Việt Nam :

"Trong các cuộc gặp gỡ, chẳng hạn như giữa thủ tướng Albanese với thủ tướng Phạm Minh Chính nhân chuyến thăm chính thức ngày 07/06/2023, hai bên đã nêu lên sự hợp tác ngày càng tốt đẹp giữa Úc và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không những về đầu tư thương mại, chống biến đổi khí hậu, mà nước Úc còn giúp cho Việt Nam về phát triển qua các viện trợ phát triển chính thức ODA. 

Nhưng cả hai bên cũng đều nói là có thể tăng cường quan hệ về an ninh quốc phòng. Tôi nghĩ Việt Nam và Úc có một mẫu số chung là vì trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Úc ủng hộ lập trường của Việt Nam : Biển Đông phải được giữ nguyên trạng, không được quân sự hóa và phải được tự do lưu thông hàng hải, hàng không. Nước Úc coi sự đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông như là một sự đe dọa đối với chính nước Úc. 

Sự hợp tác về quốc phòng rất là đa dạng. Việt Nam có khả năng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình trên thế giới, như tại Nam Sudan, phần lớn là do được Úc huấn luyện, không chỉ về Anh ngữ, mà cả về cách hành xử khi tham gia các chiến dịch bảo vệ hòa bình. Chính các phi cơ vận tải của Úc đã chở các binh lính Việt Nam sang Nam Sudan. Hợp tác quốc phòng giữa hai nước ngày càng khắng khít. Tại các học viện quân sự của Úc, hiện có nhiều sinh viên sĩ quan của Việt Nam đang theo học.

Vì những lý do đó mà tôi nghĩ là việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược lên chiến lược toàn diện sẽ có lợi cho cả hai bên. 

Tôi nghĩ có hai lĩnh vực mà Úc có thể gia tăng trợ giúp Việt Nam về an ninh quốc phòng. Thứ nhất là huấn luyện đơn vị quân đội Việt Nam tham gia bảo vệ hòa bình theo chương trình của Liên Hiệp Quốc. Thứ hai là Úc chia sẻ quan điểm của Việt Nam về tranh chấp Biển Đông, coi vấn đề tự do hàng hải và hàng không là quan trọng, cũng như Úc không chấp nhận việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông. Thứ ba là trong các cuộc gặp gỡ giữa ông Albanese và ông Phạm Minh Chính cũng như trong các cuộc gặp song phương giữa ngoại trưởng Penny Wong với ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn, hai bên đã cam kết sẽ tiếp tục thảo luận ở cấp cao mỗi năm, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và thế giới. Những từ ngữ mà tôi cho là rất khích lệ : Cả hai bên đều coi đối tác của mình là quan trọng.

Về phía nước Úc, ông Albanese đã nói rõ với ông Phạm Minh Chính khi thăm Việt Nam hồi tháng 6 là nước Úc coi Việt Nam là đối tác hàng đầu và ngay trong cuộc gặp bên lề thượng đỉnh APEC, ông Albanese cũng đã nói với chủ tịch nước Võ Văn Thưởng rằng nước Úc coi Việt Nam là đối tác chiến lược hàng đầu trên thế giới.

Thật sự thì nước Úc không phải là một đại cường, mà chỉ là một quốc gia phát triển bậc trung, cho nên sự gần gũi giữa Úc với Việt Nam dễ dàng được thực hiện".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 27/11/2023

***************************

Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại Châu Á và trên thế giới".

RFA, 27/11/2023

Việt Nam và Nhật Bản nâng cấp quan hệ lên "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại Châu Á và trên thế giới".

doitac2

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt tay nhau sau cuộc họp báo chung tại Tokyo ngày 27/11/2023. Richard A. Brooks/POOL/AFP

Việc nâng cấp như vừa nêu được Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đưa ra trong Tuyên bố chung sau cuộc hội đàm vào ngày 27/11 ở Tokyo trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của ông Võ Văn Thưởng đến Xứ Phù Tang từ ngày 27/11 đến 30/11.

Lãnh đạo hai nước Việt Nam và Nhật Bản còn chứng kiến việc ký kết các văn bản hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước như Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng giữa Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản, Công hàm trao đổi dự án nâng cao năng lực bảo quản, phục hồi di sản văn hóa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Công hàm trao đổi dự án nâng cao năng lực phục hồi y tế và bảo đảm an ninh y tế trong và sau đại dịch Covid-19 tại Việt Nam, dự án Cung cấp trang thiết bị cho Trung tâm Đào tạo & Bồi dưởng nghiệp vụ Cảnh sát Biển, Thỏa thuận thực hiện giữa Viện Hàn lân Khoa học & Công nghệ Việt Nam với Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) về hỗ trợ vận hành Trung tâm Vũ trụ Việt Nam và khai thác hiệu quả vệ tinh LOTUSat-1 giai đoạn 2024-2029.

Trong dịp này, Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) của Nhật cũng gửi đến hai nhà lãnh đạo Việt Nam, Nhật Bản báo cáo Tư vấn chính sách "Việt Nam 2045".

Chuyến thăm Nhật Bản lần này là chuyến đầu tiên của ông Võ Văn Thưởng đến Xứ Phù Tang trong cương vị chủ tịch nước Việt Nam. Đây cũng là chuyến công du Nhật Bản lần thứ tư của các chủ tịch nước Việt Nam kể từ khi Hà Nội và Tokyo thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9/1973.

Nhật Bản hiện là nhà cung cấp Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam với khoảng 30 tỷ USD. Nhật Bản là đối tác hợp tác lao động đứng thứ hai, đối tác du lịch và đầu tư đứng thứ ba, đối tháng thương mại đứng thứ tư của Việt Nam.

Nguồn : RFA, 27/11/2023

*************************

Thủ tướng Phm Minh Chính : Vit Nam coi trng quan h đi tác hp tác chiến lược toàn din vi Trung Quc

VOA, 27/11/2023

Vit Nam luôn coi trng, duy trì và phát trin quan h Đi tác hp tác chiến lược toàn din Vit Nam Trung Quc và coi đây là yêu cu khách quan, la chn chiến lược, lâu dài và ưu tiên hàng đu trong đường li đi ngoi ca mình, Th tướng Vit Nam Phm Minh Chính khng đnh trong bui tic chiêu đãi B trưởng Thương mi Trung Quc Vương Văn Đào và đoàn đi biu ca B này sang thăm và làm vic ti Vit Nam hôm 25/11, trang tin chính thc ca chính ph Vit Nam cho biết.

doitac3

Ông Lý Cường (phải), thủ tướng Trung Quốc, đón ông Phạm Minh Chính, thủ tướng Việt Nam, đến dự chiêu đãi. (Hình : Thông Tấn Xã Việt Nam)

Đáp li, B trưởng Thương mi Trung Quc cam kết tăng cường quan h thương mi song phương vi Vit Nam, nói rng hp tác thương mi gia hai nước đã đt được "kết qu tt đp" và s bao gm các lĩnh vc chiến lược như nn kinh tế k thut s, phát trin xanh và thương mi đin t xuyên biên gii, Reuters dn thông cáo ca B Thương mi Trung Quc cho biết thêm.

Trung Quc luôn là đi tác thương mi ln nht ca Vit Nam k t năm 2004.

V đu tư, Trung Quc là nhà đu tư nước ngoài ln th 4 v vn và đng th nht v s lượng d án mi ti Vit Nam.

chiu ngược li, Vit Nam là đi tác thương mi ln th 4 ca Trung Quc và là đi tác thương mi ln nht trong Hip hi các quc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2022.

Thương mi song phương trong 10 tháng đu năm 2023 đt gn 140 t USD.

Ti cuc gp, Th tướng Phm Minh Chính đ ngh hai bên khôi phc chui cung ng b gián đon, rà soát các văn bn đã ký kết và nghiên cu nâng cp, ký kết các tha thun hp tác mi, thúc đy hình thành các khu thương mi xuyên biên gii và tăng cường kết ni cơ s h tng đ thúc đy kết ni v kinh tế.

Lãnh đo Vit Nam cũng đ ngh Trung Quc m rng nhp khu các mt hàng nông sn cht lượng cao ca Vit Nam, giúp hàng hóa Vit Nam thâm nhp sâu hơn vào các đa phương và h thng bán l ca Trung Quc, to điu kin thông quan cho hàng Vit Nam và thúc đy thành lp các cơ quan xúc tiến thương mi ca Vit Nam ti các đa phương ca Trung Quc.

V phía B trưởng Thương mi Trung Quc, ông Vương cam kết s tăng cường quan h thương mi song phương vi Vit Nam, và đ ngh Vit Nam tiếp tc to điu kin thun li cho các nhà đu tư Trung Quc ti Vit Nam, tăng cường hp tác đa phương và cùng thúc đy liên kết kinh tế khu vc, trong đó có vic nâng cp Hip đnh Thương mi t do ASEAN-Trung Quc.

Trung Quc và Hoa K đang tranh giành nh hưởng vi các quc gia Đông Nam Á, trong đó có Vit Nam, quc gia va nâng cp mi quan h vi Washington lên mc đi tác chiến lược toàn din vào tháng 9 va qua. Vic nâng cp này đã đưa M, là cu thù ca Hà Ni, lên ngang hàng vi Bc Kinh và Moscow.

Hi đu tháng này, Th trưởng Ngoi giao Trung Quc Tôn V Đông đã dn đu đoàn đàm phán cp chính ph sang Vit Nam đ bàn v vn đ biên gii lãnh th gia Vit Nam và Trung Quc. Cuc hi đàm gia ông Tôn V Đông và Th trưởng Thường trc B Ngoi giao Vit Nam Nguyn Minh Vũ được mô t là din ra trong không khí "hu ngh, thng thn, cu th", gia bi cnh căng thng v ch quyn lãnh th gia hai quc gia láng ging đang ngày càng gia tăng trong nhng năm gn đây.

Vào tháng trước, các ngun tin am tường nói vi Reuters rng các quan chc Vit Nam và Trung Quc đang chun b cho chuyến thăm tim năng ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình ti Hà Ni vào cui tháng 10 hoc đu tháng 11, nhưng ba nhà ngoi giao Hà Ni sau đó cho biết chuyến thăm b hoãn li cho đến tháng 12.

Nguồn : VOA, 27/11/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thanh Phương, RFA tiếng Việt, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Read 297 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)