Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

08/12/2023

Hà Nội ô nhiễm, TikToker nguồn lợi tức mới

RFA tổng hợp

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội lên mức báo động cao trong nhiều ngày

RFA, 08/12/2023

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội trong ba tuần qua liên tục ở mức cao, đang báo động mà đỉnh điểm là vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 8/12 bị xác định là đứng đầu thế giới.

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội lên mức báo động cao trong nhiều ngày RFA, 08/12/2023 Ô nhiễm không khí ở Hà Nội trong ba tuần qua liên tục ở mức cao, đang báo động mà đỉnh điểm là vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 8/12 bị xác định là đứng đầu thế giới. 11111111111111111111111111 Người dân đi trong ô nhiễm không khí ở Hà Nội hôm 30/11/2023 - AFP Truyền thông Nhà nước hôm 8/12 trích dẫn chỉ số quan trắc ô nhiễm không khí của Pam Air (kênh thông tin tham khảo về diễn biến chất lượng không khí tại nhiều địa điểm khác nhau tại Việt Nam) vào lúc 9 giờ 30 sáng cho thấy chỉ số AQI ở nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội dao động chủ yếu ở mức trên 150 đơn vị, mức có hại cho sức khỏe, cần hạn chế ra ngoài đường khi không cần thiết. IQAir (ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới) cùng lúc xếp mức ô nhiễm không khí ở Hà Nội ở mức cao nhất thế giới với chỉ số AQI trung bình 200 đơn vị. Các hình ảnh được báo trong nước đăng tải vào sáng ngày 8/12 cho thấy nhiều khu vực ở Hà Nộ bị bao phủ trong bầu không khí trắng đục mịt mù của sương và khói bụi. Cách đây năm ngày, nhiều trạm quan trắc cho kết quả đo chất lượng không khí Hà Nội ở mức xấu. Ứng dụng IQAir sáng 3/12 xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ ba thế giới. Theo thống kê của AirVisual, từ ngày 18/11 đến ngày 3/12, chỉ số ô nhiễm theo ngày của Hà Nội chỉ có một ngày ở mức trung bình (1/12) khi trời chuyển mưa, 15 ngày còn lại đều được cảnh báo có chỉ số ô nhiễm ở mức đỏ - có hại cho sức khỏe. Theo truyền thông Nhà nước, Hà Nội luôn nằm trong top đầu các thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu với nồng độ bụi mịn PM2.5 cao gấp hàng chục lần giới hạn cảnh báo của WHO. Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ số AQI (ô nhiễm không khí) ở Hà Nội thường lên cao vào tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Ngoài ra còn có nguyên nhân là nguồn phát thải ra không khí không được kiểm soát tốt. Cộng hưởng với đó là các yếu tố của khí hậu mùa đông gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội được xác định bao gồm khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải từ các hột động sản xuất công nghiệp, đốt rác, từ các làng nghề tái chế không được kiểm soát, khí thải từ các công trình xây dựng. RFA, 08/12/2023 ************************ TikTok : phương thế cho nhiều lao động Việt Nam thời lương bèo bọt ? RFA, 08/12/2023 Hãng thông tấn AFP hôm 8/12 có bài viết rằng, chán nản với mức lương thấp, người lao động Việt Nam chuyển sang TikTok. 22222222222222222222222 Logo của nền tảng mạng xã hội TikTok được hiển thị trên điện thoại di động ở Hà Nội vào ngày 6 tháng 10 năm 2023. AFP Photo Theo AFP, nguồn cung lao động giá rẻ của Việt Nam đã thu hút một số công ty hàng đầu thế giới. Nhưng kỳ vọng về mức lương ngày càng cao không được đáp ứng khiến nhiều người trẻ nhảy sang lĩnh vực kinh doanh đang bùng nổ là Social Commerce (tạm dịch ‘Thương mại Xã hội’) - dù là để tăng thu nhập hay để thoát khỏi những công việc bế tắc. Theo trang Glints, Social Commerce là là sự kết hợp giữa thương mại điện tử và mạng xã hội, cho phép người dùng xem và mua hàng trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok... Trả lời AFP, cô Vi Thị Anh cho biết đã bỏ nửa thập niên làm công việc lương thấp đơn điệu tại các trung tâm công nghiệp gần thủ đô Hà Nội, như lắp ráp điện thoại di động cho các công ty điện tử toàn cầu trong đó có Samsung. Sau đó, cô phát hiện ra rằng mình có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán các sản phẩm thực phẩm cho hàng nghìn người theo dõi phát trực tiếp trên TikTok. Trên kênh TikTok của cô Vi Thị Anh có hơn 350 ngàn người theo dõi và 15 triệu lượt thích, cô bán những gói mì trị giá 4 USD do chú của cô sản xuất. Một trường hợp khác được AFP nhắc đến là anh Lương Quang Đại, xuất thân từ vùng nông thôn và miền núi phía Bắc, Đại chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ trở thành người có tầm ảnh hưởng với 420 ngàn người theo dõi trên mạng. Anh cho AFP biết kiếm được số tiền gấp 10 lần trước khi phát trực tiếp nhờ sự nổi tiếng trên Tiktok và Facebook, nhờ bán chuối khô, bún và trà trộn được làm ở khu phố của anh. Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, hiện công tác tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khi trả lời RFA hôm 8/12/2023 cho rằng : "Cái đó cũng là một khía cạnh, thấy cái gì dễ làm ăn, kiếm được nhiều tiền thì người ta đổ xô đi làm. Dưới góc độ xã hội thì tôi thấy chuyện tìm cách nào đấy để kiếm việc làm, có thu nhập tốt, nó cũng là chuyện bình thường... Mỗi người có sở trường riêng, cho nên người ta tìm cách nào đấy phù hợp để phát huy, kiếm thu nhập. Nếu nhìn góc độ sự năng động, thay đổi theo kịp sự phát triển của xã hội, thì tôi cho rằng đó là một ưu điểm, điều đáng mừng, còn hơn những người cứ ì trệ, dựa vào một thói quen cũ, dựa vào sự hỗ trợ nguồn cũ... thì tôi nghĩ không phải là điều hay". 3333333333333333333333333 Một người đàn ông nhìn vào nền tảng mạng xã hội TikTok trên điện thoại di động của mình ở Hà Nội vào ngày 6 tháng 10 năm 2023. AFP. Chuyên gia kinh tế, ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu hôm 8/12/2023 khi trao đổi với RFA cũng nhìn nhận tiền lương cho công nhân tại Việt Nam hiện nay thấp : "Đúng là chế độ lương tại Việt Nam tương đối thấp, chẳng hạn một người trong ngành ngân hàng làm giao dịch viên thì mức lương lúc đầu độ khoảng hơn 5 triệu, tức là đâu đó gần 250 đô la mỗi tháng. Còn đối với những người công nhân cũng ở khoảng đó thôi. Thành ra đúng là chế độ lương ở Việt Nam thấp và nó cũng là gánh nặng với người lao động, nhất là trong lúc kinh tế khó khăn và giá cả leo thang. Nhưng mà có lẽ người ta cũng tìm cách này cách khác để vượt qua những khó khăn thôi". Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam, GDP năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới. Trong khu vực ASEAN, GDP của Việt Nam xếp thứ năm, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Nhưng Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, không có nhiều người nghỉ việc vì lương thấp : "Dĩ nhiên là có những doanh nghiệp họ đóng cửa thì công nhân phải nghỉ. nhưng mà như nghỉ việc một cách đại trà thì tôi không thấy chuyện đó. Tại vì ở Việt Nam người ta không có công việc này thì người ta cũng làm việc khác. Thành ra một sự hỗn loạn trong xã hội Việt Nam thì không có chuyện đó xảy ra. Tôi nghĩ không có bao nhiêu người làm Tiktoker để kiếm thu nhập bù trừ cho thu nhập đã mất, cũng có người vào làm Tiktoker để buôn bán online, nhưng tôi nghĩ không nhiều". Một bạn trẻ ở Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn cho RFA biết làm Tiktoker, YouTuber cũng gặp nhiều khó khăn và thu nhập không phải lúc nào cũng ổn định : "Bố em chỉ bảo làm cái này là vô bổ, không có kết quả gì đâu. Nhưng em thì vẫn cứ động viên mình hãy cứ tiếp tục làm. Cả năm 2020 em phải hoạt động không thu nhập, khi làm video thì rất mông lung, không thấy đích đến của mình... Bây giờ thu nhập thì cũng có tháng cao, tháng thấp, cũng khó để nói". Tuy nhiên theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, cũng có nhiều vấn đề tiêu cực liên quan việc lao động bỏ việc để kiếm tiền trên mạng xã hội : "Có rất nhiều những hoạt động không tốt cho xã hội như bán hàng đa cấp, lừa đảo, chụp giựt... đấy là một điểm yếu của những ngành kinh doanh mới này. Việt Nam chưa có được những quy định, quy chế về mặt pháp luật một cách chặt chẽ, cho nên nó gây ra nhiều hệ lụy khi mọi người chạy theo. Mặt khác tôi cho rằng việc người ta chạy theo định hướng của đồng tiền cũng là bình thường. Nhưng ở một xã hội, một lần kinh tế mà nguồn nhân lực ít được đào tạo đông, người ta không được đào tạo nhưng người ta vẫn bắt buộc phải kiếm sống, thì chuyện đấy là điều đáng lo ngại". Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng, vì tay nghề, năng lực của nguồn lao động còn thấp, không vững vàng... nên người ta cứ xoay hết nghề này đến nghề khác : "Vì còn gánh nặng nuôi sống bản thân và gia đình, bắt buộc phải bươn chải, nên người ta kiếm được cái gì có thu nhập thì làm. Điều đáng nói là những cơ sở sử dụng lao động nếu không có những đào tạo để khiến tay nghề nâng cao... thì cuối cùng công nhân sẽ nhảy từ ngành này sang ngành khác. Còn nếu như họ có tay nghề tốt thì chắc họ sẽ không bỏ, vì họ đã quen làm và có thu nhập ổn định". Theo AFP, gần 80% trong số 100 triệu người Việt Nam có thể truy cập internet và theo một cuộc khảo sát gần đây của cơ quan dữ liệu Statista được AFP trích dẫn, tỷ lệ Gen Z sử dụng TikTok cũng cao tương tự. Generation Z hay Gen Z được biết đến là nhóm người sinh từ năm 1995 đến năm 2012. Cũng có ý kiến cho rằng là nhóm người sinh từ năm 1997 đến năm 2015. TikTok là mạng xã hội chuyên đưa các video ngắn và hiện khá phổ biến ở Việt Nam với lượng người dùng ước tính khoảng hơn 49 triệu người dùng, theo số liệu của DataReportal. Việt Nam nằm trong số sáu quốc gia có nhiều người dùng TikTok nhất thế giới. RFA, 08/12/2023

Người dân đi trong ô nhiễm không khí ở Hà Nội hôm 30/11/2023 - AFP

Truyền thông Nhà nước hôm 8/12 trích dẫn chỉ số quan trắc ô nhiễm không khí của Pam Air (kênh thông tin tham khảo về diễn biến chất lượng không khí tại nhiều địa điểm khác nhau tại Việt Nam) vào lúc 9 giờ 30 sáng cho thấy chỉ số AQI ở nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội dao động chủ yếu ở mức trên 150 đơn vị, mức có hại cho sức khỏe, cần hạn chế ra ngoài đường khi không cần thiết.

IQAir (ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới) cùng lúc xếp mức ô nhiễm không khí ở Hà Nội ở mức cao nhất thế giới với chỉ số AQI trung bình 200 đơn vị.

Các hình ảnh được báo trong nước đăng tải vào sáng ngày 8/12 cho thấy nhiều khu vực ở Hà Nộ bị bao phủ trong bầu không khí trắng đục mịt mù của sương và khói bụi.

Cách đây năm ngày, nhiều trạm quan trắc cho kết quả đo chất lượng không khí Hà Nội ở mức xấu. Ứng dụng IQAir sáng 3/12 xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ ba thế giới.

Theo thống kê của AirVisual, từ ngày 18/11 đến ngày 3/12, chỉ số ô nhiễm theo ngày của Hà Nội chỉ có một ngày ở mức trung bình (1/12) khi trời chuyển mưa, 15 ngày còn lại đều được cảnh báo có chỉ số ô nhiễm ở mức đỏ - có hại cho sức khỏe.

Theo truyền thông Nhà nước, Hà Nội luôn nằm trong top đầu các thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu với nồng độ bụi mịn PM2.5 cao gấp hàng chục lần giới hạn cảnh báo của WHO.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ số AQI (ô nhiễm không khí) ở Hà Nội thường lên cao vào tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Ngoài ra còn có nguyên nhân là nguồn phát thải ra không khí không được kiểm soát tốt. Cộng hưởng với đó là các yếu tố của khí hậu mùa đông gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Các nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội được xác định bao gồm khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải từ các hột động sản xuất công nghiệp, đốt rác, từ các làng nghề tái chế không được kiểm soát, khí thải từ các công trình xây dựng.

RFA, 08/12/2023

************************

TikTok : phương thế cho nhiều lao động Việt Nam thời lương bèo bọt ?

RFA, 08/12/2023

Hãng thông tấn AFP hôm 8/12 có bài viết rằng, chán nản với mức lương thấp, người lao động Việt Nam chuyển sang TikTok.

onhiem2

Logo của nền tảng mạng xã hội TikTok được hiển thị trên điện thoại di động ở Hà Nội vào ngày 6 tháng 10 năm 2023. AFP Photo

Theo AFP, nguồn cung lao động giá rẻ của Việt Nam đã thu hút một số công ty hàng đầu thế giới. Nhưng kỳ vọng về mức lương ngày càng cao không được đáp ứng khiến nhiều người trẻ nhảy sang lĩnh vực kinh doanh đang bùng nổ là Social Commerce (tạm dịch ‘Thương mại Xã hội’) - dù là để tăng thu nhập hay để thoát khỏi những công việc bế tắc.

Theo trang Glints, Social Commerce là là sự kết hợp giữa thương mại điện tử và mạng xã hội, cho phép người dùng xem và mua hàng trực tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok...

Trả lời AFP, cô Vi Thị Anh cho biết đã bỏ nửa thập niên làm công việc lương thấp đơn điệu tại các trung tâm công nghiệp gần thủ đô Hà Nội, như lắp ráp điện thoại di động cho các công ty điện tử toàn cầu trong đó có Samsung. Sau đó, cô phát hiện ra rằng mình có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán các sản phẩm thực phẩm cho hàng nghìn người theo dõi phát trực tiếp trên TikTok.

Trên kênh TikTok của cô Vi Thị Anh có hơn 350 ngàn người theo dõi và 15 triệu lượt thích, cô bán những gói mì trị giá 4 USD do chú của cô sản xuất.

Một trường hợp khác được AFP nhắc đến là anh Lương Quang Đại, xuất thân từ vùng nông thôn và miền núi phía Bắc, Đại chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ trở thành người có tầm ảnh hưởng với 420 ngàn người theo dõi trên mạng. Anh cho AFP biết kiếm được số tiền gấp 10 lần trước khi phát trực tiếp nhờ sự nổi tiếng trên Tiktok và Facebook, nhờ bán chuối khô, bún và trà trộn được làm ở khu phố của anh.

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, hiện công tác tại Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khi trả lời RFA hôm 8/12/2023 cho rằng :

"Cái đó cũng là một khía cạnh, thấy cái gì dễ làm ăn, kiếm được nhiều tiền thì người ta đổ xô đi làm. Dưới góc độ xã hội thì tôi thấy chuyện tìm cách nào đấy để kiếm việc làm, có thu nhập tốt, nó cũng là chuyện bình thường... Mỗi người có sở trường riêng, cho nên người ta tìm cách nào đấy phù hợp để phát huy, kiếm thu nhập. Nếu nhìn góc độ sự năng động, thay đổi theo kịp sự phát triển của xã hội, thì tôi cho rằng đó là một ưu điểm, điều đáng mừng, còn hơn những người cứ ì trệ, dựa vào một thói quen cũ, dựa vào sự hỗ trợ nguồn cũ... thì tôi nghĩ không phải là điều hay".

onhiem3

Một người đàn ông nhìn vào nền tảng mạng xã hội TikTok trên điện thoại di động của mình ở Hà Nội vào ngày 6 tháng 10 năm 2023. AFP.

Chuyên gia kinh tế, ngân hàng, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu hôm 8/12/2023 khi trao đổi với RFA cũng nhìn nhận tiền lương cho công nhân tại Việt Nam hiện nay thấp :

"Đúng là chế độ lương tại Việt Nam tương đối thấp, chẳng hạn một người trong ngành ngân hàng làm giao dịch viên thì mức lương lúc đầu độ khoảng hơn 5 triệu, tức là đâu đó gần 250 đô la mỗi tháng. Còn đối với những người công nhân cũng ở khoảng đó thôi. Thành ra đúng là chế độ lương ở Việt Nam thấp và nó cũng là gánh nặng với người lao động, nhất là trong lúc kinh tế khó khăn và giá cả leo thang. Nhưng mà có lẽ người ta cũng tìm cách này cách khác để vượt qua những khó khăn thôi".

Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam, GDP năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới. Trong khu vực ASEAN, GDP của Việt Nam xếp thứ năm, sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

Nhưng Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, không có nhiều người nghỉ việc vì lương thấp :

"Dĩ nhiên là có những doanh nghiệp họ đóng cửa thì công nhân phải nghỉ. nhưng mà như nghỉ việc một cách đại trà thì tôi không thấy chuyện đó. Tại vì ở Việt Nam người ta không có công việc này thì người ta cũng làm việc khác. Thành ra một sự hỗn loạn trong xã hội Việt Nam thì không có chuyện đó xảy ra. Tôi nghĩ không có bao nhiêu người làm Tiktoker để kiếm thu nhập bù trừ cho thu nhập đã mất, cũng có người vào làm Tiktoker để buôn bán online, nhưng tôi nghĩ không nhiều".

Một bạn trẻ ở Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn cho RFA biết làm Tiktoker, YouTuber cũng gặp nhiều khó khăn và thu nhập không phải lúc nào cũng ổn định :

"Bố em chỉ bảo làm cái này là vô bổ, không có kết quả gì đâu. Nhưng em thì vẫn cứ động viên mình hãy cứ tiếp tục làm. Cả năm 2020 em phải hoạt động không thu nhập, khi làm video thì rất mông lung, không thấy đích đến của mình... Bây giờ thu nhập thì cũng có tháng cao, tháng thấp, cũng khó để nói".

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương, cũng có nhiều vấn đề tiêu cực liên quan việc lao động bỏ việc để kiếm tiền trên mạng xã hội :

"Có rất nhiều những hoạt động không tốt cho xã hội như bán hàng đa cấp, lừa đảo, chụp giựt... đấy là một điểm yếu của những ngành kinh doanh mới này. Việt Nam chưa có được những quy định, quy chế về mặt pháp luật một cách chặt chẽ, cho nên nó gây ra nhiều hệ lụy khi mọi người chạy theo. Mặt khác tôi cho rằng việc người ta chạy theo định hướng của đồng tiền cũng là bình thường. Nhưng ở một xã hội, một lần kinh tế mà nguồn nhân lực ít được đào tạo đông, người ta không được đào tạo nhưng người ta vẫn bắt buộc phải kiếm sống, thì chuyện đấy là điều đáng lo ngại".

Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng, vì tay nghề, năng lực của nguồn lao động còn thấp, không vững vàng... nên người ta cứ xoay hết nghề này đến nghề khác :

"Vì còn gánh nặng nuôi sống bản thân và gia đình, bắt buộc phải bươn chải, nên người ta kiếm được cái gì có thu nhập thì làm. Điều đáng nói là những cơ sở sử dụng lao động nếu không có những đào tạo để khiến tay nghề nâng cao... thì cuối cùng công nhân sẽ nhảy từ ngành này sang ngành khác. Còn nếu như họ có tay nghề tốt thì chắc họ sẽ không bỏ, vì họ đã quen làm và có thu nhập ổn định".

Theo AFP, gần 80% trong số 100 triệu người Việt Nam có thể truy cập internet và theo một cuộc khảo sát gần đây của cơ quan dữ liệu Statista được AFP trích dẫn, tỷ lệ Gen Z sử dụng TikTok cũng cao tương tự.

Generation Z hay Gen Z được biết đến là nhóm người sinh từ năm 1995 đến năm 2012. Cũng có ý kiến cho rằng là nhóm người sinh từ năm 1997 đến năm 2015.

TikTok là mạng xã hội chuyên đưa các video ngắn và hiện khá phổ biến ở Việt Nam với lượng người dùng ước tính khoảng hơn 49 triệu người dùng, theo số liệu của DataReportal. Việt Nam nằm trong số sáu quốc gia có nhiều người dùng TikTok nhất thế giới.

RFA, 08/12/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 178 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)