Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

13/01/2024

2023 : năm nhân quyền tồi tệ nhất ở Việt Nam

BBC - VOA

Nhân quyền Việt Nam : ‘Một năm u ám’

BBC, 13/01/2024

Việt Nam vẫn chưa cải thiện được vị trí trong các bảng xếp hạng về nhân quyền của quốc tế.

nhanquyen1

Sáu nhà hoạt động và blogger đang bị giam giữ vì thực thi các quyền cơ bản của mình. Từ trái qua : Hoàng Thị Minh Hồng, Bùi Tuấn Lâm, Nguyễn Lân Thắng. Hàng dưới : Đặng Đăng Phước, Trần Văn Bang, Trương Văn Dũng.

Báo cáo toàn cầu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) 2024 công bố tại Bangkok hôm 12/1 tóm tắt tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2023 bằng từ ‘u ám’.

Trước đó, hôm 4/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Việt Nam sẽ bị đưa vào danh sách Quan ngại Đặc biệt về tự do tôn giáo.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết : "Chính phủ Việt Nam đã cố gắng mô tả mối quan hệ được cải thiện với Hoa Kỳ và các chính phủ khác như một giải pháp thay thế cho tình hình nhân quyền đang xấu đi trong nước. Các đối tác thương mại quốc tế và các nhà tài trợ của Việt Nam nên ngừng cho phép các tiêu chuẩn kép trắng trợn làm suy yếu áp lực buộc Hà Nội phải thực hiện nghĩa vụ nhân quyền của mình".

Về quyền tự do biểu đạt : 

Việt Nam hiện đang giam giữ 160 người chỉ vì họ thực hiện các quyền dân sự và chính trị của mình một cách ôn hòa, báo cáo của HRW cho hay.

Trong 10 tháng đầu năm 2023, tòa án ở Việt Nam đã kết tội ít nhất 28 nhà hoạt động và tuyên họ các án tù dài hạn. Những người này gồm Trương Văn Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Trần Văn Bang, Bùi Tuấn Lâm, Đặng Đăng Phước.

Cảnh sát đã giam giữ ít nhất 19 người trước khi xét xử với các cáo buộc có động cơ chính trị, trong đó có các cựu tù chính trị Nguyễn Hoàng Nam và Lê Minh Thể.

Năm 2023 là năm Việt Nam được ghi nhận đã mở rộng đối tượng đàn áp sang các nhà hoạt động xã hội dân sự.

Tháng 5/2023, Việt Nam bắt nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng với cáo buộc ‘không có thật’ về trốn thuế. Tháng 9/2023, bà Hồng – người từng được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khen ngợi là một lãnh đạo môi trường nhiệt huyết – bị tuyên án ba năm tù.

Về quyền tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin :

Chính phủ Việt Nam cấm báo chí độc lập và đặt ra các quy định kiểm soát chặt chẽ các đài phát thanh, truyền hình và cơ quan xuất bản.

HRW tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự đàn áp của Việt Nam đối với quyền tự do tiếp cận thông tin bằng cách gây áp lực với các nhà cung cấp mạng xã hội như Meta (Facebook và Instagram), Google, TikTok… để buộc họ gỡ bỏ nội dung chỉ trích chính phủ hoặc các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong ba tháng đầu năm 2023, Meta đã ‘khóa và gỡ hơn 1.000 bài đăng có ‘nội dung xấu’, đạt 93% yêu cầu của chính phủ ; "Google gỡ gần 1.700 video trên YouTube". TikTok gỡ hơn 300 link và 47 tài khoản và kênh các nội dung xấu, theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Một bài báo trên Washington Post hồi tháng 6/2023 cho hay hai nhân viên của Meta tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam ‘bóp nghẹt’ tự do báo chí. Theo đó, Meta "có một danh sách nội bộ các quan chức chính phủ Việt Nam không được để bị chỉ trích trên Facebook" và danh sách này "là thông tin nội bộ của công ty và chưa từng được công bố công khai".

Về tự do tôn giáo :

Chính quyền Việt Nam theo dõi, gây khó dễ và đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập. Thành viên của các nhóm này bị sỉ nhục nơi công cộng, bị ép từ bỏ đạo, bị bắt giữ tùy tiện, bị tra khảo và bị bỏ tù sau các phiên tòa không công bằng.

Tính đến tháng 9/2021, chính phủ Việt Nam cho hay đã chính thức không thừa nhận 140 nhóm tôn giáo với khoảng một triệu tín đồ.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 11/1 đã yêu cầu Mỹ không đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo và thay vì thế cần ‘đánh giá vấn đề một cách khách quan’.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, nói : "Việt Nam lấy là tiếc và đề nghị Mỹ ngưng việc đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi dặc biệt liên quan đến tự do tôn giáo", và nói thêm rằng việc này cần được "đánh giá một cách khách quan dựa trên các thông tin chính xác và toàn diện về tự do tôn giáo ở Việt Nam".

"Việt Nam sẵn sàng thảo luận với Mỹ về các vấn đề quan tâm chung trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau để góp phần phát triển quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển".

Nguồn : BBC, 13/01/2024

**************************

HRW : 2023 là năm u ám v nhân quyn ti Vit Nam

VOA, 12/01/2024

T chc Theo dõi Nhân quyn (HRW) hôm 11/1 nói rng chính ph Vit Nam trong năm 2023 đã đàn áp trên din rng các quyn dân s và chính tr căn bn, đng thi trng pht khc nghit nhng người thách thc s đc tôn quyn lc ca Đảng cộng sản Vit Nam.

nhanquyen02

Ông Trn Bang và ông Bùi Tun Lâm

HRW đưa ra đánh giá trên trongbáo cáo tng kết toàn cu 2024 v tình hình nhân quyn trên thế gii, trong đó có phn tng kết tình hình tiVit Nam.

Chính quyn Vit Nam tiếp tc nghiêm cm vic thành lp các nghip đoàn đc lp và t chc nhân quyn đc lp, đng thi xóa b các nhóm tôn giáo đc lp, HRW nói thêm.

"Chính ph Vit Nam đã c gng bin h rng mi quan h được ci thin vi Hoa K và các chính ph khác như là mt gii pháp thay thế cho vic gii quyết tình hình nhân quyn đang xu đi trong nước", ông Phil Robertson, Phó giám đc khu vc Châu Á ca HRW nói trong mtthông cáo".Các đi tác thương mi quc tế và các nhà tài tr cho Vit Nam ch m đường cho các các tiêu chun kép trng trn vì các tiêu chun kép này làm suy yếu áp lc buc Hà Ni thc hin nghĩa v nhân quyn ca mình".

Vit Nam hin đang giam gi hơn 160 người vì h thc hin các quyn dân s và chính tr căn bn mt cách ôn hòa, vn theo HRW.

Trong 10 tháng đu năm 2023, các tòa án Vit Nam kết án ít nht 28 nhà tranh đu nhân quyn vi mc án tù dài hn, HRW cho biết, đng thi dn ra các bn án đi vi các nhà hot đng Trương Văn Dũng, Nguyn Lân Thng, Trn Văn Bang, Bùi Tun Lâm và Đng Đăng Phước.

Ngoài ra, HRW nói rng công an đã tm giam ít nht 19 người khác vi cáo buc "có đng cơ chính tr", trong đó có cu tù nhân chính tr Nguyn Hoàng Nam và Lê Minh Th.

Năm 2023 cũng chng kiến vic Vit Nam m rng đàn áp các nhà hot đng xã hi dân s, vi vic kết án 3 năm tù đi vi nhà hot đng môi trường Hoàng Th Minh Hng v ti "trn thuế", hay trường hp ông Đng Đình Bách được cho là b giám th tri giam đánh đp sau khi ông thut chuyn ông b sách nhiu trong tù vi gia đình, vn theo t chc nhân quyn có tr s ti New York, M.

VOA đã liên lc B Ngoi giao Vit Nam và đ ngh h cho ý kiến v thông cáo ca HRW, nhưng chưa được phn hi.

HRW bày t s quan ngi sâu sc v vic Vit Nam đàn áp quyn t do tiếp cn thông tin bng cách gây áp lc buc các nhà mng xã hi phi g b ni dung.

Bà Lê Th Bình Cn Thơ, cu tù nhân chính tr Vit Nam, đng thi là em ca nhà hot đng Lê Minh Th đang th án 2 năm 6 tháng tù v cáo buc "li dng các quyn t do dân ch" theo Điu 331 B Lut Hình s, nhn xét vi VOA v tình hình vi phm quyn t do phát biu ti Vit Nam :

"T do ngôn lun và t do phát biu ti Vit Nam là không có. Rt rt nhiu người, trong đó có anh Lê Minh Th, và tôi, b đi tù vì nhng án mơ h như Điu 331 hay Điu 117, đ cp đến điu lut Truyên truyn chng nhà nước ca B Lut Hình s".

Các chuyên gia nhân quyn Liên Hip Quc và các t chc quc tế thường lên án các điu lut trên ca Vit Nam, cho rng chúng được s dng như công c đ bt ming các tiếng nói bt đng ôn hòa. Tuy nhiên, chính quyn Vit Nam bác b các cáo buc này, nói rng h ch bt giam và xét x nhng ai "vi phm pháp lut".

Trong đánh giá mi nht v tình hình t do tôn giáo, HRW nêu ý kiến : "Chính quyn Vit Nam giám sát, sách nhiu và trn áp các nhóm tôn giáo đc lp. Các thành viên ca các nhóm này b đu t trước công chúng, b buc phi t b đc tin ca mình, b bt gi mt cách tùy tin, b thm vn mt cách ngược đãi và b b tù sau nhng phiên tòa xét x bt công".

Tun trước, B Ngoi giao M cho biết Washington vn tiếp tc ch đnh Vit Nam vào Danh sách Theo dõi Đc bit (SWL) vì các vi phm "nghiêm trng" v t do tôn giáo, nhưng hôm 11/1, B Ngoi giao Vit Nam lên tiếng phn đi. Phía Vit Nam yêu cu M không đưa Vit Nam vào danh sách này. Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam nói rng "chính sách nht quán ca Vit Nam là tôn trng và bo đm quyn con người, cũng như quyn t do tôn giáo, tín ngưỡng ca người dân".

Nguồn : VOA, 12/01/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: bbcvn VOA tiếng Việt
Read 221 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)