Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

24/01/2024

Nhân quyền tại Việt Nam chỉ là một sự hiểu lầm

RFA - VOA

Tù nhân lương tâm Huỳnh Minh Tâm cáo buộc bị phân biệt đối xử qua việc phải ở buồng cách ly có gắn camera

RFA, 24/01/2024

Tù nhân lương tâm Huỳnh Minh Tâm, người đang thụ án tù tám năm về tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" tại Trại giam Gia Trung cho thân nhân biết kể từ khi ông bị đưa đến cơ sở giam giữ này bốn năm trước, ông luôn bị cách ly ở trong phòng giam có gắn camera.

tnlt1

Ông Huỳnh Minh Tâm và em gái Huỳnh Thị Tố Nga tại phiên tòa ngày 28/11/2019 - Báo Đồng Nai

Ông kể về tình cảnh này của mình cho em gái ruột của ông, cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Thị Tố Nga trong buổi thăm gặp ngày 21/1. Cả ông Tâm và bà Nga cùng bị bắt vào cuối tháng 1/2019 và bị kết án trong phiên tòa ngày 28/11/2019. Bà Nga bị kết án năm năm tù nhưng đã mãn hạn tù cuối tháng ba năm ngoái.

Ngày 24/1, trong cuộc phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA), bà Nga kể về tình cảnh hiện nay của anh ruột mình trong buồng giam diện tích 12 mét vuông nhưng diện tích sử dụng chỉ khoảng 9 mét vuông :

"Hiện anh Huỳnh Minh Tâm vẫn ở chung khu an ninh với anh em nhưng mà anh Tâm thì bị nhốt riêng một mình một phòng từ khi đến trại cho đến bây giờ là gần 4 năm và phòng có gắn camera theo dõi.

Phòng giam hoàn toàn nó trống trơn, không có thể nào che đậy những sinh hoạt cá nhân, từ cái việc ăn uống, ngủ nghỉ cho đến tắm rửa vệ sinh cá nhân".

Bình luận về việc nhà tù cho gắn camera trong buồng giam để theo dõi mọi hoạt động của người tù, cựu tù nhân lương tâm, luật sư Lê Quốc Quân nói việc này "không thể chấp nhận được".

Luật sư Quân cho biết luật pháp Việt Nam bảo vệ nhân quyền cho mọi người, kể cả những người đang thi hành án tù vì tù nhân chỉ bị tước một số quyền công dân như quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân bên cạnh quyền bỏ phiếu khi "đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo".

"Hiến pháp Việt Nam, Bộ luật Hình sự, và Luật thi hành án hình sự thì đều ghi nhận quyền con người và quyền nhân thân của tù nhân. Việc gắn camera trong phòng giam, đặc biệt là phòng giam đối với tù an ninh quốc gia là rất nhỏ và mọi sinh hoạt đều gắn liền trong một phòng cho nên gắn camera vào để theo dõi tất cả các cái hoạt động kể cả khi họ đi vệ sinh hoặc thay quần áo là xúc phạm về nhân phẩm đối với người tù".

Trích dẫn Bộ luật Dân sự, ông cho rằng việc gắn camera cũng vi phạm quyền công dân.

"Việc gắn camera ở những nơi sinh hoạt chung, những hành lang, lối đi hoặc bên ngoài phòng giam thì có thể chấp nhận, còn việc gắn trong phòng giam để theo dõi các sinh hoạt riêng tư là vi phạm quyền về hình ảnh, quyền nhân thân theo Điều 32, Bộ luật Dân sự".

Bà Nga cho biết khu giam giữ tù chính trị của Trại giam Gia Trung có hàng chục buồng giam nhưng chỉ có hai phòng có gắn camera, một phòng để giam ông Tâm và phòng kia đang để trống.

Để phản đối việc trại giam theo dõi mọi sinh hoạt của mình, ông Tâm đã dùng giấy che camera và quản giáo lại đến tháo giấy ra. Nhiều lần như thế rồi quản giáo cũng chấp nhận, và chỉ vào phòng chỉnh lại khi có giám thị đến kiểm tra, bà Nga thuật lại thông tin từ người anh.

Tuy bị giam một mình nhưng ông Tâm vẫn được gặp các tù nhân khác trong dịp cuối tuần ở khu chơi chung hoặc đi ra ngoài trồng rau và cây cảnh.

Ông Tâm nói với em gái rằng mình bị giam riêng trong phòng có camera là vì ông phản đối việc trại giam cưỡng ép tù nhân lao động cũng như lên tiếng về những bất cập trong trại giam trong việc nhận quà và bưu phầm từ gia đình, bán thức ăn ở căng-tin của trại…

Phóng viên không thể liên lạc với Trại giam Gia Trung để kiểm chứng thông tin việc gắn camera trong buồng giam cũng như tìm hiểu thông tin về việc ông Tâm bị giam cách ly trong nhiều năm qua.

Nhiều trại giam gắn camera trong phòng giam

Bà Nga nói trong thời gian bà thi hành án ở Trại giam An Phước, trại giam chỉ gắn camera ở hành lang khu vực giam tù nhân nữ. 

Tuy nhiên, cũng bị giam trong trại giam này nhiều năm cho tới tháng 9/2023, nhà hoạt động Lê Quý Lộc cho biết phòng giam của ông bị gắn camera và thiết bị này ghi lại cả những hình ảnh trong nhà vệ sinh.

Một số cựu tù nhân khác cho biết việc gắn camera trong phòng giam rất phổ biến ở nhiều cơ sở giam giữ. 

Ông Nguyễn Viết Dũng, người mới rời Trại giam Nam Hà cuối tháng 9/2023, cho biết phòng giam của ông có bị gắn camera và cả thiết bị thu âm. Camera còn thu cả khu tắm rửa của tù nhân.

Một cựu tù chính trị, người không muốn nên danh tính vì lý do an ninh, cho RFA biết ông bị giam nhiều năm ở Trại giam số 5 (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá) và mới được trả tự do năm ngoái. Ông nói trại giam này gắn hai camera trong phòng giam có diện tích 15 mét vuông cho giam giữ hai người, và một camera khác ở sân chơi. Mọi hoạt động trong phòng giam, kể cả trong nhà vệ sinh, đều bị ghi lại.

Ông Nguyễn Viết Dũng cho biết nhiều tù nhân ở Trại giam Nam Hà vô cùng bất bình về việc trại giam lắp thiết bị nghe nhìn để theo dõi người tù. Ông bày tỏ :

"Lắp cả camera trong nhà vệ sinh để theo dõi mọi hoạt động thật sự là tồi tệ, quyền riêng tư của người tù không còn gì cả. Họ giám sát toàn bộ hoạt động kể cả ngủ nghỉ. Việc cho nhau những tờ giấy chiếc bút cũng bị họ giám sát. Tôi thấy nhân quyền bị họ xâm phạm một cách trầm trọng".

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 không có quy định về việc lắp camera trong phòng giam. Điều 10 của luật này còn quy định nhiều hành vi bị cấm trong thi hành án hình sự, trong đó có "Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp".

Nguồn : RFA, 24/01/2024

*************************

Trại giam kỷ luật tù nhân lương tâm Trương Văn Dũng vì bị cho là "xúc phạm nhân phẩm cán bộ"

RFA, 23/01/2024

Tù nhân lương tâm Trương Văn Dũng, người đang thụ án tù sáu năm tại Trại giam Gia Trung, bị kỷ luật không cho thăm gặp và nhận quà của gia đình trong một tháng, trong khi Tết Nguyên Đán đã cận kề.

tnlt1

Ông Trường Văn Dũng cầm biển phản đối chính quyền cưỡng chế đất ở Vườn rau Lộc Hưng (Thành phố Hồ Chí Minh) - Facebook/Dũng Trương

Hôm 03/1, gia đình gửi quà qua đường bưu điện cho ông Dũng, trong đó có bức ảnh đồ họa của tổ chức Việt Tân thông báo trao giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2023 cho "nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng".

Giải thưởng được thành lập từ năm 2018 "nhằm nêu cao sự hy sinh và những hoạt động của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam".

Khoảng một tuần sau đó bưu kiện tới nơi, quản giáo trại giam kiểm tra và từ chối để ông Dũng nhận tấm ảnh này thì xảy ra tranh cãi, thông tin trên được bạn tù Lưu Văn Vịnh kể cho gia đình biết trong cuộc gọi điện thoại về nhà gần đây.

Bà Nghiêm Thị Hợp, vợ ông Dũng thuật lại sự việc cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) như sau :

"Có cái ảnh trao giải nhân quyền, tôi in cái ảnh anh ấy được giải mang vào cho anh ấy để cho anh phấn khởi. Các cái ảnh khác nó (phía trại giam- PV) cho nhận nhưng cái ảnh đó thì nó giữ lại. Anh ấy phản đối, cãi nhau với nó, nó còn định đánh anh ấy nữa cơ. Cãi nhau to, thế là nó mới kỷ luật".

Bà Hợp bày tỏ sự buồn bã và lo lắng vì chồng mình bị kỷ luật, thiếu thốn niềm vui trong thời điểm Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 sắp đến.

Theo thông báo của trại giam Gia Trung đề ngày 17/1, ông Dũng bị cảnh cáo vì đã có hành vi bị cho là "Có lời nói thiếu văn hóa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác" nhưng không cho biết ông đã nói những gì. 

Hình thức kỷ luật là từ ngày 16/01 đến ngày 16/02/2024, ông bị cấm gặp thân nhân, nhận quà, nhận và gửi thư, liên lạc điện thoại, và mua hàng từ căng-tin của trại giam. 

Kể từ ngày 17/2, ông sẽ chỉ được gặp thân nhân hai tháng/ lần cho đến khi được trại giam công nhận là "đã cải tạo tiến bộ", thông báo nói.

Theo Thông tư số 10 ban hành năm 2020 của Bộ Công an quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ thì "Các loại sách, báo, ấn phẩm bằng tiếng nước ngoài, tôn giáo, tín ngưỡng chưa qua kiểm duyệt ; tranh, ảnh, phim, băng đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy ; các loại bài lá, sách, báo, ấn phẩm, tài liệu (in, viết) gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, giáo dục phạm nhân" thuộc danh mục 11 đồ vật không được đưa vào các cơ sở giam giữ.

Ông Dũng là một nhà hoạt động nhân quyền năng nổ, ông từng tham gia trợ giúp cho thân nhân những người hoạt động bị bắt giam bên cạnh việc xuống đường biểu tình phản đối vi phạm nhân quyền, áp bức bất công, và Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông. Ông nhiều lần căng biểu ngữ một mình ở nơi đông người qua lại ở Hà Nội.

Vì các hoạt động của mình, ông Dũng bị bắt vào tháng 5/2022 với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Một năm sau, ông bị kết án sáu năm tù giam.

Ông mới bị chuyển từ Trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam đến Trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai trong tháng 10 năm ngoái.

Nguồn : RFA, 23/01/2024

************************

Tù nhân lương tâm Nguyễn Như Phương tố bị cán bộ Trại tạm giam công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đánh đến "ho ra máu"

RFA, 22/01/2024

Giám thị Trại tạm giam công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xin lỗi gia đình Nguyễn Như Phương vì quản giáo đã đánh ông, đề nghị không làm lớn chuyện.

tnlt1

Tù nhân lương tâm Nguyễn Như Phương - Fb Nguyễn Phương

Tù nhân lương tâm (tù nhân lương tâm) Nguyễn Như Phương (hay còn gọi là Nguyễn Phương, Phương Hàng Nhật), người bị kết án về tội danh "tuyên truyền chống nhà nước", nói với gia đình ông bị cán bộ quản giáo của Trại tạm giam công an tỉnh nằm ở huyện Long Điền dùng vũ lực.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, mẹ của ông Phương, cho biết gia đình có đến trại tạm giam thăm và gửi hai áo sơ mi vào ngày 20/11/2023.

Tuy nhiên, ông không nhận được hai cái áo này cho dù trong sổ ghi chép nhận quà có thể hiện. Ông Phương sau đó đi gặp quản giáo để chất vấn với mong muốn nhận lại quà của người thân nhưng lại bị chửi bới và đánh đập.

Ngày 3/1/2024, ông Phương bị chuyển đi Trại giam Xuyên Mộc để thi hành hai bản án "tuyên truyền chống nhà nước" và "tàng trữ, sử dụng ma túy".

Hai ngày sau, bà Hà đến thăm con trai thì được kể lại vụ việc xảy ra ở trại tạm giam vào cuối tháng 11 năm ngoái. Bà Hà ngày 22/1 nói qua điện thoại với Đài Á Châu Tự Do (RFA) thuật lại lời con trai về việc bị quản giáo tên Nhật hành hung :

"Ông đánh nó, ổng lấy cái chai nước khoáng chọi thẳng vào mặt của nó. Hai ba người (cán bộ trại giam- PV) ùa vô đánh nó rồi đưa nó nhốt vào phòng riêng".

Chiều hôm đó (không rõ ngày-PV), cán bộ quản giáo đưa Phương lên phòng làm việc và yêu cầu phải viết tường trình với nội dung gia đình không gửi áo. Ông Phương từ chối yêu cầu này thì bị nhóm công an tiếp tục xông vào đánh.

Bà Hà cho biết khi trở về buồng giam con trai bà bị ho ra máu, và cho đến nay vẫn còn đau ở bả vai và một số nơi khác trên cơ thể.

Ông Phương cũng bị quản giáo kỷ luật bằng hình thức không cho gặp gia đình trong tháng 12/2023, bà Hà cho biết thêm.

Bà Hà sau đó gọi điện cho cán bộ quản giáo tên Nhật để chất vấn việc đánh đập con bà thì người này thừa nhận có xảy ra vụ việc đó, nhưng cho rằng do ông Phương "ăn nói xấc xược", và xin bà bỏ qua vụ việc.

Đến ngày 08/1, bà Hà lên trực tiếp Trại tạm giam Công an tỉnh để làm việc thì giám thị cơ sở giam giữ tên Tuấn đại diện xin lỗi gia đình và đề nghị bà không làm lớn vụ này.

Phóng viên gọi cho ông Nhật theo số di động gia đình cung cấp nhưng không thể kết nối. Phóng viên cũng gửi email tới Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với đề nghị kiểm chứng thông tin, nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.

Ông Nguyễn Như Phương, sinh năm 1991, tham gia nhóm No-U Sài Gòn, một nhóm ở thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chống "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự ý vẽ ra nhằm tuyên bố chủ quyền bao trùm Biển Đông.

Ông sau đó đi làm việc kỹ sư ở Nhật, kinh doanh hàng hóa từ Nhật về Việt Nam và ngược lại. Bên cạnh đó, ông nhiều lần tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, phản đối dự thảo Luật Đặc khu và An ninh mạng... cùng với những người Việt đang sinh sống và học tập ở Nhật Bản.

Ông về nước để giải quyết một số chuyện cá nhân nhưng đến ngày 30/8/2022 thì bị bắt tạm giam với cáo buộc ban đầu là "tàng trữ và sử dụng ma tuý". Sau đó, lại bị điều tra thêm về cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì trước đó đã đăng tải lên Facebook đoạn ghi âm cuộc nói chuyện của Giám đốc Công an tỉnh An Giang Đại tá Đinh Văn Nơi, trong đó ông này từ chối đưa lực lượng công an đàn áp người dân về quê trốn lệnh phong tỏa.

Trong phiên tòa ngày 26/12/2022, ông Phương bị tòa án tỉnh An Giang kết án năm năm tù giam và ba năm quản chế về tội danh thuộc chương An ninh quốc gia của BLHS.

Vào cuối tháng ba năm ngoái, ông lại bị tòa án ở tỉnh Vũng Tàu kết án 15 tháng tù giam về tội danh liên quan đến ma túy mà gia đình ông cho là "nguỵ tạo" và "gài bẫy". Trong phiên phúc thẩm sau đó, ông Phương nói hồ sơ vụ án có những bản khai nguỵ tạo chữ ký của ông, tuy nhiên, hội đồng xét xử vẫn giữ nguyên mức án.

Nguồn : RFA, 22/01/2024

************************

CPJ : Vit Nam lt vào tp 5 quc gia b tù nhà báo nhiu nht trên gii

VOA, 20/01/2024

y ban Bo v Ký gi (CPJ) hôm 18/1 cho biết có ti 19 nhà báo Vit Nam đã b b tù tính đến cui năm 2023 vì công vic ca h, khiến nước này đng th 5 trong nhóm quc gia có s nhà báo b giam cm nhiu nht trên thế gii.

tnlt2

Vit Nam nm trong nhóm 5 quc gia b tù nhiu nhà báo nht trên thế gii, theo CPJ. Photo CPJ.

Báo cáo mi nht ca t chc CPJ có tr s New York, M cho thy có tt c 320 nhà báo trên thế gii b ngi tù tính đến ngày 1/12/2023. Báo cáo gi đây là xu hướng đáng lo ngi nhm dp tt nhng tiếng nói đc lp.

S nhà báo Vit Nam b b tù ch đng sau các nước Trung Quc, Myanmar, Belarus và Nga.

Ti Vit Nam, 5 nhà báo gm Đoàn Kiên Giang, Trương Châu Hu Danh, Nguyn Phước Trung Bo, Lê Thế Thng và Nguyn Thanh Nhã - thuc nhóm đc lp viết báo trên trang Facebook có tên là "Báo Sch", hin không còn tn ti - đã b cm hành ngh nhà báo trong 3 năm sau khi mãn hn tù vì ti "Li dng các quyn t do dân ch".

Blogger, nhà báo đc lp Hunh Thc Vy đang th án 2 năm 9 tháng tù v ti "xúc phm quc kỳ". CPJ dn li gia đình bà cho biết bà b bnh tim nghiêm trng, không được thăm khám đy đ trong khi b giam cm cách xa gia đình hơn 190 km.

Cũng ti Vit Nam, cán b tri giam đã ngng cung cp nước nóng cho ông Trn Hunh Duy Thc đ ông nu mì ăn lin mua t căng tin. Ông Thc, người đang th án 16 năm tù, cng thêm 5 năm qun chế vì "hot đng nhm lt đ chính quyn", thường xuyên t chc các cuc tuyt thc nhm phn đi điu kin sng ti t tri giam, vn theo CPJ.

VOA liên lc B Ngoi giao Vit Nam và đ ngh h cho ý kiến v báo cáo ca CPJ, nhưng chưa được hi đáp.

Chính quyn Vit Nam thường xuyên nói rng đt nước này coi trng t do báo chí, khng đnh ng, Nhà nước ta luôn quan tâm to điu kin thun li cho báo chí Vit Nam phát trin", tuy nhiên, h cũng nhn mnh rng "t do báo chí phi trong khuôn kh ch không phi là th t do vô gii hn, vô chính ph, đng ngoài pháp lut".

Chính quyn Vit Nam thường hay vin dn Điu 25, Hiến pháp 2013, đ nói v điu này : "Công dân có quyn t do ngôn lun, t do báo chí, tiếp cn thông tin, hi hp, lp hi, biu tình. Vic thc hin các quyn này do pháp lut quy đnh".

CPJ nhn đnh rng Châu Á vn là khu vc có s lượng nhà báo phi ngi tù cao nht. Ngoài nhng quc gia b tù nhà báo hàng đu như Trung Quc, Myanmar và Vit Nam, không ít nhà báo cũng b tng giam n Đ, Afghanistan và Philippines.

Bà Jodie Ginsberg, giám đc điu hành ca CPJ phát biu khi công b bn báo cáo v con s các nhà báo b giam cm trên thế gii năm 2023 : "Nghiên cu ca chúng tôi cho thy ch nghĩa đc tài đã ăn sâu trên toàn cu đến mc nào, vi vic các chính ph có đng lc hăng hái dp tt các bài báo quan trng và ngăn chn trách nhim gii trình vi công chúng".

Nguồn : VOA, 20/01/2024

************************

Mt giáo dân đến M t nn sau ‘trao đi’ trong chuyến thăm Việt Nam ca ông Biden

VOA, 20/01/2024

Ông Huỳnh Ngc Trường, nhà hot đng vì quyn đt đai và là giáo dân Cn Du Đà Nng, va ri Vit Nam đến M đnh cư sau n lc ngoi giao gia Washington và Hà Ni trong chuyến thăm ca Tng thng M Joe Biden.

tnlt3

Nhà hot đng Hunh Ngc Trường và gia đình đến sân bay quc tế Dulles Virginia ngày 18/1/2024.

Ông chia s cm xúc vi VOA hôm 19/1, mt ngày sau khi ông và gia đình có tt c sáu người đt chân đến thành ph Raleigh, bang North Carolina :

"Trn chy khi chế đ đc tài và đến mt đt nước t do, tôi rt b ng và xúc đng khi chính ph M quá tt vi nhng người t nn như chúng tôi. H lo nhà ca, các thtôi xin cm ơn chính ph M".

Ông Trường cho biết rng sau chuyến thăm Hà Ni ca ông Biden vào tháng 9, ông vn chưa được công an Đà Nng cho xut cnh ngay vì "trường hp này khó đi", ông thut li mt quan chc an ninh nói vi ông.

"H không th đ d dàng cho tôi ri khi Vit Nam và h đã làm vic vi tôi rt nhiu ln", vn li ông Trường.

"Tôi b cm xut cnh vào năm 2019 mãi cho đến cui 2023. Sau khi được Tng thng Biden qua Vit Nam nâng cp quan h và tôi được được vào din "trao đi" thì h mi bng lòng cp h chiếu đ tôi xut cnh".

Ông Nguyn Đình Thng, Ch tch t chc phi chính ph BPSOS M, nói vi VOA rng t chc ca ông đã vn đng cho ông Trường xin t nn ti M sau khi ông Trường và các giáo dân Cn Du sang Thái Lan tham d Hi ngh T do Tôn giáo và Nim tin Đông Nam Á năm 2019 và khi h quay v đã b công an xut nhp cnh thm vn, câu lưu

"Anh Trường b công an đe da, đánh đp, bt b nên chúng tôi vn đng đ đưa anh Trường đi t nn ti Hoa Kỳ", ông Thng nói. ơn xin t nn đã được chp thun khá lâu ri nhưng công an c gi mãi h chiếu Mãi cho đến sau khi Tng thng Biden đến thì lnh gi h chiếu mi được g b, anh Trường mi có được h chiếu".

Trong phn hi bng email hôm 19/1, B Ngoi giao M không xác nhn cũng không bác b vic ông Trường đến M t nn chính tr sau n lc ngoi giao ca chính quyn Tng thng Biden. B này nói rng : "Vì lý do bo mt và quyn riêng tư, chúng tôi không th cung cp thông tin c th v các trường hp được đ cp".

B Ngoi giao Vit Nam, B Công an Vit Nam và Công an Đà Nng chưa phn hi ngay khi VOA đ ngh h đưa ra bình lun.

Hôm 19/9/2023, hãng tin Reuters dn li các quan chc M tiết l rng hai nhà hot đng Vit Nam mà chính quyn M tin là đã b chính quyn cng sn nước này bt gi sai trái s tái đnh cư ti Hoa K theo mt "tha thun" được đàm phán trước chuyến thăm Hà Ni ca Tng thng Biden t ngày 10/9/2023.

Khi y, hãng tin Reuters không nêu tên các nhà hot đng, nhưng nói rng mt trong hai người này là mt lut sư nhân quyn vn đng đòi quy trách nhim v nn bo hành ca công an, còn người kia là mt giáo dân Công giáo b cưỡng chế ra khi nhà.

Ti Hoa K, hai gia đình này d kiến s được tái đnh cư theo chương trình t nn "Ưu tiên s 1" hay "Priority One", vn theo Reuters. Hai nhà hot đng va k dù chưa b cm tù nhưng b cm ri khi Vit Nam.

Như VOA đã đưa tin hi tháng 9/2023, khi Tng thng Biden đến Hà Ni nâng cp quan h ngoi giao lên tm Đi tác Chiến lược Toàn din vi Vit Nam, nhà hot đng t do tôn giáo Nguyn Bc Truyn và nhà hot đng môi trường Mai Phan Li đã được ra tù trước thi hn, ông Truyn sau đó được cho sang Đc t nn. Đến tháng 10/2023, lut sư nhân quyn Võ An Đôn và gia đình cũng đến M t nn chính tr.

Các nhà hot đng cho VOA biết rng ông Trường là người th tư và cũng là người cui cùng trong "tha thun" này gia M và Vit Nam trong chuyến công du ca ông Biden.

Trong mt email phn hi cho VOA trước đây khi được hi liu có mt "tha thun" như vy, người phát ngôn B Ngoi giao M nói : "Chúng tôi kêu gi chính ph Vit Nam đm bo tt c người Vit Nam có th được hưởng các quyn con người cơ bn mà không s b bt gi hay đàn áp".

"Trong chuyến thăm Vit Nam gn đây, Tng thng Biden đã nêu lên tm quan trng ca vic tôn trng nhân quyn là ưu tiên hàng đu ca c Chính quyn ngài và người dân M", người phát ngôn Hoa K nói. "Và chúng tôi s tiếp tc đi thoi thng thn v ch đ này".

Theo t chc BPSOS, năm 2010, chính quyn Đà Nng đưa lc lượng công an và cnh sát cơ đng tn công c giáo x Cn Du khi h đang đưa đám mt giáo dân cao tui mi qua đi. S vic này khiến 100 giáo dân b thương tích ; 62 giáo dân b bt và tra tn ; 6 giáo dân b x án tù và gn 150 giáo dân phi chy sang Thái Lan và Malaysia lánh nn.

"Chính quyn Đà Nng đã thu hi toàn b đt đai ca chúng tôi, ly danh nghĩa là làm đô th sinh thái, nhưng thc cht là phân lô bán nn", ông Trường chia s s bt mãn ca ông v v giáo dân Cn Du mt đt t 14 năm v trước. "Trong nhiu năm qua, chúng tôi thy vic thu hi đt này quá bt công nên chúng tôi đng lên đu tranh đ đòi quyn li đt đai, cũng như quyn t do tôn giáo".

Vào cui tháng 12/2023, trangAn ninh TV ca B Công an cho rng t chc BPSOS đã "li dng" s vic giáo x Cn Du, vi các v vic phc tp, khiếu kin kéo dài gn vi yếu t dân tc, tôn giáo chng phá Đng, Nhà nước Vit Nam".

Trước đó, trong nhiu dp khác nhau, chính quyn Đà Nng và Vit Nam nói rng không có chuyn đàn áp người dân Cn Du và tuy có mt s đ v đt đai đó song cui cùng đu đã được gii quyết n tha.

Nguồn : VOA, 20/01/2024

************************

Cơ quan chức năng vẫn làm ngơ sau gần nửa năm tù nhân lương tâm Đặng Đình Bách tố cáo bị hành hung

RFA, 19/01/2024

Đã gần nửa năm kể từ khi tù nhân lương tâm Đặng Đình Bách tố cáo bị quản giáo ở trại giam số 6 đánh đòn hiểm vào đầu nhưng trại giam vẫn không điều tra làm rõ.

tnlt4

Tù nhân lương tâm Đặng Đình Bách - Citizen

Chờ đợi phản hồi

Bà Trần Phương Thảo, vợ của tù nhân lương tâm (tù nhân lương tâm) Đặng Đình Bách cho RFA biết thông tin trên, đồng thời nói thêm rằng, các đơn từ tố cáo mà bà gởi đến cho Viện kiểm sát (VKS) nhân dân tỉnh Nghệ An từ ngày 15/12 cho đến nay vẫn chưa được phản hồi. Mặc dù, theo luật tố cáo, thì cơ quan này phải trả lời cho người gửi đơn theo đúng quy trình trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được đơn. 

Bà Thảo cho biết trong đơn bà tố cáo đích danh cán bộ quản giáo trại giam Nguyễn Doãn Anh - số hiệu 554-526, là người đã trực tiếđánh vào đầu chồng bà từ phía sau, hồi cuối tháng 8/2023.

Bà cũng tố cáo trại giam Số 6, đã không có bất cứ hành động thăm khám và điều tra làm rõ vụ việc chồng bà bị đánh :

"Tôi nhận thấy là trại 6, sau khi tiếp nhận thông tin của gia đình đã không cho chồng tôi được đi thăm khám kịp thời để đánh giá về mức độ chấn thương vùng đầu, cũng như tỷ lệ thương tích của chồng tôi. Đây là dấu hiệu của việc che giấu, không tiếp cứu cho người bị nạn".

Trước đó, hôm 31/8, ông Bách gọi điện về cho gia đình tố cáo mình và ba tù nhân chính trị khác ở Tổ A, phân trại số 1, Trại giam số 6 bị một nhóm tù nhân khác tấn công uy hiếp tính mạng ngay trước mắt của các cán bộ quản giáo. Ngay sau cuộc gọi này, ông Bách bị chính cán bộ quản giáo đánh vào đầu, để lại vệt thâm tím dài 7cm phía sau gáy. RFA đã loan tin kịp thời sau khi gia đình ông Bách thông báo sự việc.

Ông Bách không phải là trường hợp duy nhất bị cán bộ trại giam tấn công "trả đũa", khi họ tố cáo hành vi vi phạm của trại giam. 

Hồi tháng 8/2022, tù nhân lương tâm Trịnh Bá Tư, cũng đang thụ án tại trại giam số 6, làm đơn tố cáo trại giam này không đưa ông Đỗ Công Đương đi khám chữa bệnh kịp thời, dẫn đến ông Đương chết ngay trong trại giam. Qua sự vụ đó, ông Trịnh Bá Tư bị cán bộ trại giam đánh, nên đã tuyệt thực 22 ngày. 

Sau khi gia đình biết tin, vào tháng 9/2022, bà Thu Đỗ, là chị dâu của Trịnh Bá Tư đã gởi đơn đến VKS nhân dân tỉnh Nghệ An để tố cáo trại giam số 6. Bà nói với RFA :

"Gửi đơn lần thứ nhất họ không trả lời. Tôi phải gửi lần thứ hai và phải đưa thông tin lên mạng xã hội thì họ mới trả lời, chứ tôi mà cứ âm thầm đi gửi đơn thì họ không trả lời đâu.

Tôi phải đưa thông tin lên mạng và được nhiều người chia sẻ, cộng đồng mạng quan tâm thì phía chức năng người ta mới giải quyết".

Bà Thu cho biết, VKS Nghệ An đã mời bà lên làm việc và khẳng định không có chuyện Trịnh Bá Tư bị đánh trong trại giam. Về việc này gia đình bà Thảo "đành chấp nhận" vì không thể có bằng chứng để đối chất. 

Tiếp tục đòi hỏi quyền lợi

Với trường hợp ông Bách, trong cuộc thăm gặp ngày 15/1 vừa qua, bà Thảo cho biết từ sau khi xảy ra vụ việc chồng bà và ba tù nhân chính trị khác bị hành hung, cả bốn người đều bị trại giam cắt cung cấp nước sôi ngay giữa mùa đông : 

"Trước đây vẫn được một lần vào buổi sáng, nhưng mà từ khi xảy ra chuyện thì họ đột ngột cắt luôn và căng tin không bán nước sôi cho anh Bách và cả ba người trong tổ A.

Anh Bách nói là phải ăn mì gói và bột đậu mà gia đình gửi vào đều phải ngâm với nước lạnh. Ngoài ra, mùa đông anh ấy cũng phải tắm bằng nước lạnh ở ngoài trời".

Cả bốn người ở tổ đều phản đối hành vi này của trại giam bằng cách không nhận khẩu phần ăn của trại giam cung cấp mà chỉ dùng thức ăn gia đình gởi vào hoặc mua ở căn-tin trại giam với giới hạn 1,7 triệu đồng mỗi tháng.

Theo như lời bà Thảo, ông Bách còn bị tịch thu một số đồ dùng cá nhân như đèn đọc sách, đồng hồ, tinh dầu trị bệnh hen suyễn, dao cạo râu, và sổ nhật ký.

Bên cạnh đó, các thư từ ông Bách gởi cho gia đình theo đúng tiêu chuẩn của tù nhân, sau hơn hai tháng nhưng người nhà vẫn chưa nhận được. Hỏi thì cán bộ trại giam cho biết do chưa kiểm duyệt xong nhưng họ cũng không đưa ra thời hạn cụ thể khi nào thư sẽ được gởi về cho gia đình.

Với những khó khăn chồng bà và các bạn tù đang gặp phải, bà Thảo nói, gia đình bà đã yêu cầu được làm việc với cán bộ tiếp dân để đưa ra năm kiến nghị đòi hỏi quyền lợi cho chồng bà, bao gồm :

Thứ nhất là phải cung cấp nước sôi đầy đủ cho các phạm nhân ; Thứ hai, phải quy đổi định lượng thực phẩm được mua ở căn-tin ra số cân chứ không phải giới hạn bằng số tiền như hiện nay ; Thứ ba, các loại sách báo gởi vào phải được tính riêng, không được gộp chung vào 5kg thực phẩm theo quy định ; Thứ tư, các thư từ mà ông Bách gởi ra ngoài theo đúng tiêu chuẩn của tù nhân thì trại giam phải gởi cho gia đình ; Thứ năm, trại giam phải giải trình về quy trình xét duyệt thư từ, bao lâu thì gia đình sẽ nhận được thư, nhằm đảm bảo việc liệc lạc, thông tin giữa ông Bách và gia đình được thông suốt.

Cũng theo lời bà Thảo, phía trại giam có cử cán bộ ghi nhận lại các yêu cầu của bà một cách vắn tắt và cho biết là tháng sau (tháng 2/2024), khi bà quay lại thăm gặp chồng, trại giam mới trả lời các yêu cầu trên.

Bà Thảo cho biết thêm, mới đây Cục thi hành án dân sự quận Hoàng Mai yêu cầu gia đình nộp số tiền mà ông Bách bị cáo buộc trốn thuế là hơn 1,3 tỷ đồng, nếu không sẽ cưỡng chế căn hộ duy nhất mà bà và con nhỏ cùng bố mẹ chồng đang sinh sống. Hiện nay, Cục thi hành án dân sự quận Hoàng Mai đã tác động đến nhà đầu tư khiến nhà đầu tư không giao sổ hồng.

Ông Đặng Đình Bách là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) trước khi bị bắt về tội trốn thuế vào tháng 6/2021.

Hồi cuối tháng 5/2023, Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD), một cơ chế nhân quyền của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc, có văn bản gửi Chính phủ Việt Nam trong đó đưa ra ý kiến cho rằng nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách bị bắt giữ một cách tùy tiện và xét xử một cách không công bằng. Cơ quan này cũng kêu gọi Nhà nước Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông, và bồi thường cho ông một cách thỏa đáng.

Nguồn : RFA, 19/01/2024

**************************

Công an Hà Nội chính thức xác nhận việc bắt ông Phan Vân Bách

RFA, 19/01/2024

Công an Hà Nội vào ngày 19/1 đăng trên cổng thông tin chính thức của cơ quan này về quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh khám nhà, lệnh bắt đối với ông Phan Vân Bách.

tnlt5

Ông Phan Vân Bách cầm tấm biển phản đối tăng giá xăng. Facebook/Phan Vân Bách

Thông tin nêu rõ Cơ quan An ninh điều tra thuộc Công an thành phố Hà Nội đã ra những quyết định và lệnh như vừa nêu đối với ông Phan Vân Bách (SN : 1975 : Hộ khẩu thường trú : phòng 412-A2, tập thể Khương Thượng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, TP Hà Nội), Tội danh quy cho ông này là "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại điều 117 Bộ luật Hình sự.

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội phê chuẩn. Hiện vụ án đang được điều tra làm rõ.

RFA vào ngày 3/1 vừa qua loan tin Cơ quan An ninh Điều tra của Công an thành phố Hà Nội có thông báo bắt tạm giam hơn ba tháng đối với nhà hoạt động Phan Vân Bách nhưng không nói ông bị điều tra theo cáo buộc gì.

Ông Phan Vân Bách, 49 tuổi, là cựu thành viên của kênh truyền hình độc lập CHTV trên nền tảng YouTube chuyên đưa tin về dân oan và nhiều vấn đề nổi cộm của đất nước. Ông bị công an bắt giữ vào sáng ngày 29/12/2023 mà không có sự chứng kiến của người thân.

Theo Thông báo tạm giam gửi cho gia đình ngày 03/01, thời hạn tạm giam được tính từ ngày 29/12/2023 đến ngày 04/04/2024.

Ông Bách bị công an bắt giữ và khám nhà trong lúc gia đình đi vắng, và khi bị đưa đi, ông đã gửi lại chìa khóa cho viên công an khu vực.

Vợ ông, tên thật là Nguyễn Thị Yêu (hay còn gọi là Nguyễn Thị Liễu) chỉ biết tin vào buổi tối hôm đó khi đi làm về. Trong mấy ngày sau, bà có lên Công an thành phố Hà Nội (trụ sở chính ở số 89, phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) để hỏi thông tin về ông nhưng phía công an không cung cấp, chỉ nói để lại số điện thoại để phía công an liên lạc sau.

Ngày 03/1, bà lại đến trụ sở trên để hỏi tung tích của chồng và nhận được Thông báo tạm giam.

Luật sư Ngô Anh Tuấn của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết theo luật, thông báo tạm giam gửi cho gia đình phải có thông tin về cáo buộc đối với người bị bắt giữ.

Luật sư Tuấn nhận định với RFA rằng, căn cứ vào văn bản công an gửi cho gia đình ông Bách thì có nhiều khả năng ông bị bắt và điều tra theo cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, tuy không loại trừ khả năng bị cáo buộc với tội danh khác là "lợi dụng quyền tự do dân chủ" theo Điều 331 của bộ luật này.

Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước" có mức án từ năm năm đến 20 năm tù giam, thậm chí là tử hình, trong khi tội danh "Lợi dụng quyền tự do dân chủ" có mức án cao nhất là bảy năm tù giam.

Ông Bách tham gia phong trào biểu tình ở Hà Nội chống Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông từ năm 2011, phong trào cây xanh năm 2015 và biểu tình chống Formosa gây thảm họa môi trường ở ven biển miền Trung năm 2016.

Ông cũng lên tiếng phản đối đàn áp người bất đồng chính kiến, và ủng hộ dân oan trên Facebook, và tham gia đòi người khi có nhà hoạt động bị câu lưu.

Từ năm 2017, ông tham gia kênh YouTube CHTV, một kênh truyền hình độc lập sáng lập bởi tù nhân lương tâm Vũ Quang Thuận chuyên đưa tin về các vấn đề kinh tế-xã hội của Việt Nam. Ba thành viên của nhóm là các ông Vũ Quang Thuận, Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova), và Lê Trọng Hùng bị kết án từ 5 năm đến 8 năm tù giam về tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước".

Cuối năm 2018, ông vào thăm một số bạn bè và người hoạt động ở Tây Nguyên, bị an ninh đánh đập và trục xuất về Hà Nội. Một thời gian ngắn sau đó, ông tuyên bố rời CHTV, nơi ông thường lên sóng để chỉ trích chế độ độc đảng ở Hà Nội và cá nhân ông Hồ Chí Minh.

Trong nhiều năm gần đây, ông tập trung làm kinh tế, có tham gia hoạt động xuất khẩu lao động theo thông tin từ Facebook cá nhân.

Nguồn : RFA, 19/01/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA, VOA
Read 363 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)