Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

28/02/2024

Cải cách sinh hoạt công đoàn, Việt Nam lên kế hoạch

BBC - RFA - RFI - VOA

Vit Nam lên kế hoch ci cách công đoàn đ tránh các rc ri ln trong thương mi

Reuters, VOA, 28/02/2024

Các quan chc Liên Hip Quc và gii ngoi giao nói rng Vit Nam do đng cng sn cai tr d kiến s phê chun công ước ca Liên Hiệp Quốc v t do thành lp công đoàn trong năm nay, trong mt đng thái nhm gim thiu ri ro gp phi các rc ri thương mi nhưng có th khiến mt s công ty nước ngoài cm thy khó chu, theo Reuters.

congdoan1

Công nhân làm vic ti mt nhà máy Hà Ni.

Văn bn lut này b trì hoãn by lâu nay s là mt bước đi chính thc quan trng mt quc gia đc đng b kim soát cht ch, nơi công đoàn quc gia duy nht hin đang chu s lãnh đo ca Đng cộng sản, mc dù vn chưa rõ công ước này s được áp dng trong thc tế khi nào và ra sao, mt khi được phê chun.

Vit Nam, được xem là trung tâm sn xut Đông Nam Á, nơi đt nhà máy ca các công ty quc tế bao gm Samsung Electronics, Intel, Foxconn và Canon, ph thuc rt nhiu vào thương mi. Kim ngch thương mi ca Vit Nam năm ngoái vượt hơn 160% giá tr ca nn kinh tế tr giá 415 t USD này.

Các tha thun thương mi tr giá hàng t đô la ca Vit Nam vi Liên hip Châu Âu (EU) và các vùng Thái Bình Dương có quy đnh phi áp dng các tiêu chun ca Liên Hiệp Quốc v quyn ca người lao đng đ tránh tranh chp v "phá giá bng yếu t xã hi", ám ch vic các quc gia cnh tranh không công bng vi các quc gia khác v chi phí lao đng.

Bà Ingrid Christensen, người đng đu T chc Lao đng Quc tế (ILO) ti Vit Nam, cơ quan thuc Liên Hiệp Quốc chu trách nhim v quyn lao đng, nói vi Reuters : "Chúng tôi tin tưởng Vit Nam cam kết phê chun Công ước 87 sm nht có th được".

Công ước 87 v "quyn t do lp hi và bo v quyn t chc" được thông qua năm 1948 và là mt trong nhng công ước cơ bn bo v quyn lao đng trên toàn thế gii.

Theo mt nhà ngoi giao Hà Ni, trong cuc gp vi các chuyên gia nước ngoài vào tháng 12/2023, các quan chc B Lao đng, Thương binh và Xã hi Vit Nam cho hay vic phê chun công ước này d kiến din ra vào tháng 10/2024. Các nhà ngoi giao khác cũng xác nhn kế hoch phê chun trong năm nay.

Văn phòng Th tướng Vit Nam, B Lao đng và Tng Liên đoàn Lao đng Vit Nam, công đoàn quc gia duy nht ca đt nước, không tr li yêu cu bình lun ca Reuters.

Sau mt thp k đàm phán, Quc hi Vit Nam được trông đi là s phê chun công ước này vào năm ngoái, ngay trước thi hn chót đt ra là tháng 1 năm nay và đã được tha thun vi Canada. Vi vic không đáp ng được thi hn trên, v mt lý thuyết, Ottawa có thêm lý l đ tìm kiếm các bin pháp trng pht theo Hip đnh Đi tác Toàn din và Tiến b xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Người phát ngôn ca chính ph Canada nói rng quc gia này, có thương mi vi Vit Nam tr giá hơn 10 t USD, đang xem xét đơn khiếu ni v vic liu lut lao đng ca Vit Nam có tuân th các nghĩa v ca CPTPP v quyn ca người lao đng hay không.

Ông Julien Guerrier, Đi s EU ti Vit Nam, lưu ý rng EU, có kim ngch thương mi song phương vi Hà Ni lên ti gn 65 t USD vào năm 2022, coi vic phê chun Công ước 87 và sa đi các lut liên quan là iu rt quan trng" đ tuân th các hip đnh hin có.

Mt s doanh nghip không hài lòng ?

Tuy nhiên, "nếu vic phê chun mang li nhiu quyn lc thc s hơn cho công đoàn, mt s công ty có th không hài lòng", ông Nguyn Mnh Hùng, chuyên gia v chui cung ng ti Đi hc RMIT Vit Nam, cnh báo rng điu đó có th nh hưởng đến đu tư nước ngoài, bao gm c t Samsung, nhà đu tư ln nht Vit Nam.

Theo nhng ghi chép v bài phát biu hi năm 2016 ca cu phó giám đc Samsung ti Vit Nam, Bang Hyun Woo, mà Reuters được xem, ông này cho rng quyn t do thành lp công đoàn s "dn đến vic các công đoàn mc lên như nm mt cách vô trt t" và làm suy gim các mi quan h lao đng. Nhng ghi chép này viết rng quan đim ca ông Bang không phn ánh quan đim ca Samsung.

Samsung nói trong mt tuyên b rng h cam kết tuân th các công ước cơ bn ca ILO và coi vic bo v quyn lao đng và nhân quyn ca nhân viên là giá tr dn đường ca hãng.

Vit Nam s tăng 6% mc lương ti thiu trong khi doanh nghip vào tháng 7 ti, tiếp ni các đt tăng khác trước đây. K t năm nay, nước này cũng s tăng thuế đi vi các công ty đa quc gia ln theo mt tha thun thuế toàn cu mi.

Bà Vivie Wei, người đng đu công ty tư vn đu tư Dezan Shira & Associates ti Vit Nam, nói bà nhn thy không có tác đng đáng k nào đến li ích ca các nhà đu tư nước ngoài t vic tăng cường quyn công đoàn hay tăng lương.

Bà nói rng Vit Nam "không t đnh v h là s la chn r nht" nhưng vn có th thu hút đu tư ngay c sau khi mc lương tăng gn đây.

Reuters

Nguồn : VOA, 28/02/2024

******************************

Việt Nam lên kế hoạch cải cách công đoàn, công ty nước ngoài lo lắng

BBC, 27/02/2024

Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn trong năm nay công ước của Liên Hiệp Quốc về tự do thành lập công đoàn, trong một động thái nhằm giảm thiểu rủi ro tranh chấp thương mại.

congdoan2

Người lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Pou Sung Việt Nam. Ảnh minh họa : Lê Xuân/TTXVN

Tuy nhiên, động thái trên có thể khiến một số công ty nước ngoài cảm thấy bất an, Reuters dẫn giới chức và nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc cho biết.

Việc phê chuẩn đã bị trì hoãn từ lâu này sẽ là một bước đi chính thức quan trọng tại quốc gia độc đảng – nơi công đoàn cấp quốc gia duy nhất nằm trong cơ cấu hoạt động của Đảng cộng sản.

Hiện vẫn chưa rõ công ước sẽ được áp dụng thực tế như thế nào và khi nào sau khi được phê chuẩn.

Việt Nam, được coi là trung tâm sản xuất của Đông Nam Á, nơi đặt nhà máy của các tập đoàn quốc tế như Samsung Electronics, Intel, Foxconn và Canon, phụ thuộc rất nhiều vào thương mại. Kim ngạch thương mại của Việt Nam năm ngoái vượt hơn 160% giá trị của nền kinh tế trị giá 415 tỷ USD này.

Cần phải áp dụng các tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc về quyền của người lao động để tránh tranh chấp về "bán phá giá", tức là hành vi cạnh tranh không công bằng của quốc gia này với các quốc gia khác về chi phí lao động, theo các thỏa thuận thương mại trị giá hàng tỷ đô la với Liên minh Châu Âu và các đối tác Thái Bình Dương.

Ingrid Christensen, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam, cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm về quyền lao động, nói với Reuters : "Chúng tôi tin tưởng Việt Nam cam kết phê chuẩn Công ước 87 càng sớm càng tốt".

Công ước 87 về "quyền tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức" được thông qua năm 1948 và là một trong những văn bản cơ bản bảo vệ quyền của người lao động trên toàn thế giới.

Theo một nhà ngoại giao ở Hà Nội, trong cuộc gặp với các chuyên gia nước ngoài vào tháng 12, các quan chức Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam cho biết việc phê chuẩn công ước dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 10/2024. Các nhà ngoại giao khác đã xác nhận kế hoạch phê chuẩn trong năm nay.

Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn cấp quốc gia duy nhất của nước này , không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Sau một thập kỷ đàm phán, Quốc hội Việt Nam dự kiến phê chuẩn công ước này vào năm ngoái, ngay trước khi hết thời hạn đã thỏa thuận vào tháng 1/2024 với Canada. Về mặt lý thuyết, Canada sẽ có thêm cơ sở, dựa vào việc lỡ hẹn này, để tìm kiếm các biện pháp trừng phạt Việt Nam theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Một người phát ngôn của Chính phủ Canada cho biết nước này đang xem xét một đơn khiếu nại về việc liệu luật về lao động của Việt Nam có tuân thủ các nghĩa vụ của CPTPP về quyền của người lao động hay không. Canada có kim ngạch thương mại trị giá hơn 10 tỷ USD với Việt Nam,

Đại sứ EU tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết EU, vốn có kim ngạch thương mại song phương với Hà Nội lên tới gần 65 tỷ USD vào năm 2022, coi việc phê chuẩn Công ước 87 và việc sửa đổi các luật liên quan là "rất quan trọng" để tuân thủ các hiệp định hiện có.

Một số công ty ‘không vui’ ?

Tuy nhiên, "nếu việc phê chuẩn mang lại nhiều quyền lực thực sự hơn cho công đoàn, một số công ty có thể không hài lòng", ông Nguyễn Hùng, chuyên gia về chuỗi cung ứng tại Đại học RMIT Việt Nam, nói với Reuters.

Ông Hùng cảnh báo rằng điều đó có thể ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài, bao gồm cả từ Samsung, nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Theo bài phát biểu năm 2016 của cựu Phó Giám đốc Samsung tại Việt Nam, Bang Hyun-woo, quyền tự do thành lập công đoàn sẽ "dẫn đến sự gia tăng các công đoàn một cách vô trật tự và làm xấu đi các mối quan hệ lao động". Trong bài phát biểu, ông Bang nói quan điểm ông không phản ánh quan điểm của Samsung.

Samsung từ chối bình luận về khả năng Việt Nam phê chuẩn công ước và liệu điều đó có thể thay đổi kế hoạch đầu tư của họ hay không.

Việt Nam cũng sẽ tăng 6% mức lương tối thiểu trong lĩnh vực kinh doanh vào tháng Bảy, sau các đợt tăng khác trước đây. Thuế đánh vào các công ty đa quốc gia cũng sẽ tăng kể từ năm nay theo một thỏa thuận thuế toàn cầu mới.

Vivie Wei, người đứng đầu công ty tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates tại Việt Nam, cho biết bà nhận thấy không có tác động đáng kể nào đến lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài từ việc tăng cường quyền công đoàn hay tăng lương.

Bà nói, Việt Nam "không tự coi mình là lựa chọn rẻ nhất" nhưng vẫn có thể thu hút đầu tư ngay cả sau khi mức lương gần đây tăng.

Nguồn : BBC, 27/02/2024

******************************

Việt Nam có thể phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về tự do công đoàn trong năm nay

Trọng Thành, RFI, 27/02/2024

Theo một số quan chức và nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc, chính quyền Việt Nam có thể phê chuẩn ngay trong năm nay Công ước 87 của Liên Hiệp Quốc, liên quan đến quyền tự do thành lập công đoàn.

congdoan3

Ảnh tư liệu chụp ngày 24/10/2017 : Công nhân tại một nhà máy ở tỉnh Nam Định, Việt Nam. AP - Hau Dinh

Hãng tin Anh Reuters hôm qua, 26/02/2024, dẫn lời ông Ingrid Christensen, người đứng đầu Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, cơ quan của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm bảo vệ quyền của người lao động, cho hay : "Chúng tôi tin tưởng vào cam kết của chính quyền Việt Nam sớm phê chuẩn Công ước 87". Công ước 87 về "quyền tự do lập hội và bảo vệ quyền tổ chức công đoàn", được thông qua năm 1948, là một trong những văn bản cơ bản bảo vệ quyền của người lao động trên toàn thế giới.

Theo Reuters, mặc dù vẫn chưa rõ công ước này sẽ được áp dụng trên thực tế như thế nào và khi nào sau khi được phê chuẩn, nhưng việc công nhận quyền tự do lập công đoàn, bị trì hoãn từ lâu nay, sẽ là một thay đổi quan trọng ở một quốc gia độc đảng, nơi công đoàn duy nhất được phép hoạt động là công đoàn do đảng Cộng Sản lãnh đạo.

Việt Nam là nơi đặt nhà máy của nhiều tập đoàn quốc tế như Samsung Electronics, Intel, Foxconn và Canon. Tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm ngoái vượt 160% tổng sản phẩm quốc gia, trị giá 415 tỉ đô la. Việc áp dụng các tiêu chuẩn về quyền của người lao động của Liên Hiệp Quốc sẽ giúp cho Việt Nam giảm thiểu rủi ro bị kiện về "cạnh tranh không công bằng", trong khuôn khổ các hợp đồng hàng tỉ đô la mà Việt Nam ký kết với Liên Hiệp Châu Âu và các đối tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trọng Thành

******************************

Việt Nam có kế hoạch phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về công đoàn độc lập nhằm tránh tranh chấp thương mại

RFA, 27/02/2024

Việt Nam dự kiến trong năm nay sẽ phê chuẩn công ước Liên Hiệp Quốc về việc tự do thành lập công đoàn, tức Công ước 87.

congdoan4

Công nhân nhà máy may Tỷ Hùng của Đài Loan ở Thành phố Hồ Chí Minh đi làm về hôm 30/11/2022 - AFP

Giới chức Liên Hiệp Quốc và ngoại giao cho biết như vừa nêu. Reuters loan tin ngày 27/2 với nhận định động thái đó của nhà nước cộng sản Việt Nam nhằm giảm nguy cơ tranh chấp thương mại ; tuy nhiên chắc hẳn sẽ khiến nhiều công ty nước ngoài thấy lo.

Động thái phê chuẩn công ước Liên Hiệp Quốc về việc tự do thành lập công đoàn bị trì hoãn lâu nay nếu được tiến hành sẽ là một bước quan trọng tại đất nước nơi mà chỉ có công đoàn Nhà nước hiện diện suốt thời gian qua. Tuy vậy, nếu Hà Nội có phê chuẩn công ước, cách thức và thời gian thực hiện cụ thể ra sao vẫn chưa rõ.

Reuters dẫn lời của người đứng đầu Tổ chức Lao Động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam Ingrid Christensen về tin tưởng đối với cam kết của Việt Nam về việc phê chuẩn Công ước 87 của Liên Hiệp Quốc.

Tin dẫn nguồn giới chức ngoại giao tại Hà Nội cho biết trong một cuộc họp với các chuyên gia nước ngoài vào tháng 12 vừa qua, các giới chức thuộc Bộ Lao Động Việt Nam cho biết việc phê chuẩn Công ước 87 của Liên Hiệp Quốc dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm 2024.

Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động, thương binh và xã hội, cũng như Liên đoàn Lao động Việt Nam chưa trả lời yêu cầu đưa ra bình luận cho thông tin vừa nêu của Reuters.

Nguồn : RFA, 27/02/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: BBC, RFA, RFI, VOA
Read 388 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)