Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

06/03/2024

Lạ : Nước đàn áp nhân quyền lại muốn tái cử vào Hội đồng Nhân quyền

Nhiều nguồn tin

HRW : Việt Nam vừa tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, vừa gia tăng đàn áp

Trọng Thành, RFI, 06/03/2024

Tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch (HRW) hôm qua, 05/03/2024, tố cáo chính quyền Việt Nam mở đợt trấn áp mới nhắm vào giới bất đồng chính kiến đúng vào lúc chuẩn bị ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thêm một nhiệm kỳ.

council1

Ông Phil Robertson (bìa trái), phó Giám đốc ban Á Châu của HRW trong một cuộc họp báo tại Jakarta, Indonesia, ngày 12/01/2022. AP - Achmad Ibrahim

Ông Phil Robertson, phó Giám đốc ban Á Châu của HRW, nhận định "Chính quyền Việt Nam thích phô trương là họ tôn trọng nhân quyền khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng hành vi đàn áp thô bạo những người bất đồng chính kiến lại thể hiện thông điệp ngược lại"… HRW nêu trường hợp hai ông Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình, vừa bị bắt vào ngày 29/02/2024 và ông Hoàng Việt Khánh bị bắt ngày 01/03, với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước".

Ông Nguyễn Chí Tuyến (thường được gọi là Anh Chí), 49 tuổi, cư trú tại Hà Nội, là một nhà vận động nhân quyền sử dụng mạng xã hội, trong đó có YouTube và Facebook. Kênh YouTube đầu tiên của ông, "Anh Chí Râu Đen", đã đăng hơn 1.600 video và có 98.000 người đăng ký. Kênh YouTube thứ hai, AC Media, đã đăng tải hơn 1.000 video và có gần 60.000 người đăng ký. Ông Nguyễn Chí Tuyến cũng là một sáng lập viên của No-U FC (Câu lạc bộ Bóng đá chống Đường Lưỡi bò), từng góp phần tổ chức và tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và các cuộc biểu tình bảo vệ môi trường. 

Ông Nguyễn Vũ Bình, 55 tuổi, cư trú tại Hà Nội là một cựu tù nhân chính trị, từng là đảng viên và làm việc cho Tạp chí Cộng Sản. Năm 2000, ông đã tìm cách thành lập một chính đảng độc lập tại Việt Nam, sau đó bị bắt giam từ năm 2003 đến 2007. Sau khi ra tù, nhà hoạt động này tiếp tục vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã hai lần được trao giải thưởng Hellmann/Hammett, dành cho những người cầm bút là nạn nhân của đàn áp chính trị. 

Người bị bắt thứ ba là ông Hoàng Việt Khánh, 41 tuổi, sống ở Lâm Đồng, Tây Nguyên. Từ năm 2018, nhà bất đồng chính kiến này thường xuyên sử dụng Facebook để bày tỏ quan điểm cá nhân về nhiều vấn đề chính trị-xã hội ở Việt Nam từ năm 2018, "lên án tình trạng công an bạo hành", "các vụ nhận tội do bị tra tấn trong khi công an giam giữ", đồng thời công khai lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị.

Đợt kiểm điểm sắp tới tại Liên Hiệp Quốc : Cơ hội gây áp lực

Theo HRW, chính quyền Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 163 tù chính trị. Chỉ tính riêng trong hai tháng đầu năm 2024, ba nhà hoạt động Danh Minh Quang, Nay Y Blang và Phan Văn Lộc đã bị kết án từ 3 năm 6 tháng đến 7 năm tù giam. Ít nhất 24 người khác đang bị tạm giam chờ xét xử.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW hôm 03/03 nhấn mạnh đợt Đợt Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về nhân quyền đầu năm nay tại trụ sở Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève là một cơ hội để "kiểm điểm thấu đáo" về các hoạt động gia tăng đàn áp của chính quyền Việt Nam trong thời gian gần đây, cũng như việc chính quyền Việt Nam "không sửa đổi các điều luật vi phạm nhân quyền". Đây là đợt Kiểm điểm Định kỳ thứ tư với Việt Nam. Theo HRW, đợt Kiểm điểm UPR này "mở ra cơ hội gây áp lực để thay đổi".

Trọng Thành

***************************

‘Làn sóng mới đàn áp tiếng nói bất đồng’ khi Việt Nam lại muốn có ghế ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ?

BBC, 06/03/2024

Đã có sự gia tăng đàn áp những người chỉ trích Đảng cộng sản Việt Nam giữa lúc chính phủ nước này vận động để có chân trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ tiếp theo, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) nhận định.

council2

Từ trái qua : Hoàng Việt Khánh, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Vũ Bình

Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ba tiếng nói chỉ trích nổi tiếng chỉ vài ngày sau khi nước này tuyên bố ứng cử vào nhiệm kỳ tiếp trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (Liên Hiệp Quốc).

Công an đã bắt giữ blogger nổi tiếng Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Vũ Bình vào ngày 29/2/2024 và Hoàng Việt Khánh vào ngày 1/3.

Cả ba đều bị cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước".

Nói với BBC News tiếng Việt ngay sau khi chồng bị bắt, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, vợ blogger Nguyễn Chí Tuyến, cho hay thời gian trước đó ông Tuyến thường xuyên nhận được văn bản gửi qua đường bưu điện thông báo việc ông bị cấm xuất cảnh.

Bà cũng nói rằng ông "không làm gì sai" khi chỉ phản biện các chính sách, đường lối của đảng và nhà nước – những điều mà "chính phủ Việt Nam cũng rất khuyến khích người dân tham gia".

"Chính phủ Việt Nam cần chấm dứt việc đàn áp các blogger, các nhà vận động nhân quyền và các nhà hoạt động, đồng thời trả tự do ngay lập tức cho những người bị giam giữ vì thực thi các quyền dân sự và chính trị cơ bản của họ", HRW lên tiếng trong báo cáo của mình.

Năm 2022, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền tại Geneva với nhiệm kỳ ba năm, nhiệm kỳ này sẽ kết thúc vào năm 2025.

Hồi đầu tháng 10/2022, Việt Nam từng bị ba tổ chức nhân quyền gồm UN Watch (chuyên giám sát hoạt động của Liên Hiệp Quốc), Tổ chức Nhân quyền (Human Rights Foundation) và Trung tâm Nhân quyền Raoul Wallenberg phản đối vì "không đủ tiêu chuẩn".

Hôm 26/2/2024, Việt Nam lại tuyên bố sẽ tìm kiếm một nhiệm kỳ mới khi nhiệm kỳ hiện nay kết thúc.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của HRW, nhận định : "Chính phủ Việt Nam thích khoe khoang về sự tôn trọng nhân quyền khi tìm kiếm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Nhưng việc đàn áp tàn bạo những người bất đồng chính kiến sẽ gửi đi thông điệp ngược lại.

"Bất chấp sự đối xử hà khắc của Việt Nam đối với những người ủng hộ nhân quyền, các nhà tài trợ và đối tác thương mại của nước này hầu như không làm gì để gây áp lực lên chính phủ về những vi phạm nhân quyền của họ".

HRW cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ ít nhất 163 tù nhân chính trị.

Chỉ trong hai tháng đầu năm 2024, ba nhà hoạt động – gồm Danh Minh Quang, Nay Y Blang và Phan Văn Lộc – đã bị kết án từ ba đến bảy năm tù.

Ít nhất 24 người khác đang bị cảnh sát giam giữ với những cáo buộc "có động cơ chính trị" để chờ xét xử.

Ba trường hợp mới nhất bị bắt giữ

Nguyễn Chí Tuyến : (còn gọi Anh Chí), 49 tuổi, bị bắt hôm 29/2/2024 tại Hà Nội.

Ông là một nhà vận động nhân quyền, dùng YouTube và Facebook để bình luận các vấn đề xã hội và chính trị.

Kênh YouTube chính Anh Chí Râu Đen của ông đã sản xuất hơn 1.600 video, có 98.000 người đăng ký.

Ông Tuyến là thành viên sáng lập Câu lạc bộ Bóng đá No-U (No U-line Football Club) hiện đã ngừng hoạt động. Thành viên của đội là những người công khai phản đối yêu sách "đường chữ U" của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ông cũng tổ chức và tham gia nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu những năm 2010 và biểu tình vì môi trường giữa những năm 2010.

Tháng 2/2017, ông và năm nhà hoạt động đã gặp phái đoàn nhân quyền của Liên minh Châu Âu tại Hà Nội để thảo luận về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Trong một buổi trao đổi với BBC tiếng Việt hồi năm 2015 , ông Nguyễn Chí Tuyến giải thích mục đích hoạt động của mình :

"Chúng tôi là công dân và chúng tôi chỉ thực hiện các quyền dân sự, các quyền căn bản của con người là quyền phát biểu chính kiến của mình, quyền được tham gia hội họp để sinh hoạt trong những cái mà pháp luật cho phép, và Hiến pháp Việt Nam cũng quy định, cũng như các công ước quốc tế".

Nguyễn Vũ Bình : 55 tuổi, cựu tù chính trị, bị bắt ngày 29/2/2024.

Ông từng là phóng viên Tạp chí Cộng sản – cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam - trong gần 10 năm.

Năm 2000, ông thôi việc, thành lập một đảng chính trị độc lập.

Năm 2001, ông nỗ lực lập một hiệp hội chống tham nhũng.

Tháng 9/2002, ông bị công án bắt và bị cáo buộc "vu khống Việt Nam" trong lời khai bằng văn bản mà ông cung cấp cho Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 7/2002 về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Tháng 12/2003, tòa án kết án ông bảy năm tù, ba năm quản thúc tại gia vì tội gián điệp theo Điều 80 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Tháng 6/2007, chính quyền ân xá và trả tự do cho ông sớm hai năm ba tháng. Ông ngay lập tức tiếp tục vận động cho tự do, dân chủ và nhân quyền.

Ông hai lần nhận được giải thưởng Hellmann/Hammett dành cho các nhà văn là nạn nhân của đàn áp chính trị vào năm 2002 và 2007.

Hoàng Việt Khánh : 41 tuổi, bị bắt ngày 1/3/2024 tại Lâm Đồng, Tây Nguyên.

Từ 2018, ông bắt đầu dùng Facebook để bày tỏ quan điểm của mình về chính trị - xã hội Việt Nam.

Ông tố cáo sự tàn bạo của công an và bày tỏ lo ngại về tình trạng công an tra tấn để buộc các nghi phạm thú tội.

Công an cáo buộc ông "đăng, chia sẻ, phát tán những nội dung xuyên tạc sự thật, bóp méo, bóp méo tình hình thực tế, công kích đường lối, chính sách của đảng và nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ và xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước".

Nguồn : BBC, 06/03/2024

***************************

HRW lên án làn sóng mi bt gi gii bt đng chính kiến Vit Nam 

VOA, 06/03/2024

Hôm 5/3, t chc Theo dõi Nhân quyn lên tiếng rng nhà cm quyn Vit Nam li bt gi thêm ba người bt đng chính kiến ni tiếng, gi đây là mt làn sóng mi, ch vài ngày sau khi nước này tuyên b s ng c thêm mt nhim k na trong Hi đng Nhân quyn Liên Hip Quc.

council3

Nhà ho t đ ng Nguy n Chí Tuy ế n và Nguy n Vũ Bình.

Công an Hà Ni bt giam ông Nguyn Chí Tuyến và ông Nguyn Vũ Bình hôm 29/2 và công an Lâm Đng bt giam ông Hoàng Vit Khánh hôm 1/3 vi cáo buc "tuyên truyn chng nhà nước".

Trao đi vi VOA qua email v các v bt b này, ông Phil Robertson, phó giám đc Châu Á ca t chc Theo dõi Nhân quyn (HRW), nêu nhn đnh : "Vit Nam đang c gng ngăn chn mi bài đăng manh tính ch trích v nhng gì đang xy ra trong nước, vì vy không có gì đáng ngc nhiên khi h bt giam ông Nguyn Vũ Bình, người can đm tiếp tc nói lên s tht trước bo quyn trong sut nhng năm qua".

Tương t như vy, ông Nguyn Chí Tuyến không làm gì sai trái đến mc phi b bt, và chính quyn phi th ông y ngay lp tc và vô điu kin, vn ông Robertson.

Theo HRW, ông Hoàng Vit Khánh lên án tình trng công an bo hành và nêu quan ngi v các v nhn ti do b tra tn trong khi công an giam gi. Ông Khánh công khai lên tiếng ng h các tù nhân chính tr và cho rng mc đích cui cùng ca vic bt gi bt đng chính kiến là e da không cho người dân th hin quyn t do ngôn lun, theo thông báo ca HRW.

"Ba nhà hot đng này không có ti tình gì mà ch thc hành quyn t do ngôn lun căn bn ca mình", ông Robertson nói. "Đáng tiếc là chính quyn Vit Nam coi tt c các vic bày t chính kiến ôn hòa trên mng là mi đe da khng khiếp đi vi đng cm quyn và chính ph, và đàn áp các hành vi bt đng chính kiến như thế bng vic bt gi, truy t và x tù vi đng cơ chính tr".

"Chính quyn Vit Nam cn chm dt đàn áp các blogger, các nhà hot đng và vn đng nhân quyn, đng thi phóng thích ngay lp tc nhng người đang b giam gi vì đã thc thi các quyn dân s và chính tr cơ bn ca h", ông Robertson kêu gi.

Năm 2022, Đi hôi đng Liên Hiệp Quốc bu Vit Nam vào Hi đng Nhân quyn vi nhim k ba năm, s kết thúc vào năm 2025. Hôm 26/2, Vit Nam công b s ng c thêm mt nhim k na khi kết thúc nhim k hin ti.

"Khi tranh c vào ghế Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc, chính quyn Vit Nam thích phô trương rng h tôn trng nhân quyn, nhưng hành vi đàn áp thô bo nhng người bt đng chính kiến li th hin thông đip ngược li", vn ông Robertson. "Bt chp s đi x hà khc ca Vit Nam đi vi nhng người ng h nhân quyn, các nhà tài tr và đi tác thương mi ca nước này hu như không làm gì đ gây áp lc lên chính ph Vit Nam v nhng vi phm nhân quyn ca h".

Liên quan ch th ngm s 24 năm 2023 ca B Chính tr đã được t chc The 88 Project vch trn trong tun qua, HRW nhn đnh rng gii lãnh đo Hà Ni đã ra lnh thc hin "mt chiến dch có h thng chng li nhng người bo v nhân quyn". Đã đến lúc các nhà ngoi giao và quan chc Liên Hiệp Quốc phi công khai đng lên bo v nhân quyn Vit Nam, v đi din HRW nhn mnh.

HRW khuyến ngh cng đng quc tế nên nhn mnh vi chính ph Vit Nam rng vic Hà Ni tiếp tc đàn áp s đe da quan h thương mi, quan h ngoi giao và làm suy yếu mc tiêu được tái đc c vào Hi đng Nhân quyn Liên Hiệp Quốc ca Vit Nam.

VOA đã liên lc B Ngoi giao Vit Nam và đ ngh h cho ý kiến v các phát biu trên ca HRW, nhưng chưa được phn hi.

Chính quyn và truyn thông Vit Nam vào các dp khác nhau luôn cho rng nước này "luôn tôn trng và bo đm quyn t do ngôn lun, t do báo chí", đng thi cho rng các quyn này b các "thế lc thù đch, phn đng li c tình xuyên tc, vu khng".

Nguồn : VOA, 06/03/2024

***************************

HRW : đợt sóng mới đàn áp những tiếng nói chỉ trích tại Việt Nam

RFA, 06/03/2024

Việt Nam ra tay bắt giữ ba người có tiếng nói chỉ trích được nhiều người biết đến trong nước, chỉ ít ngày sau khi Hà Nội công khai ý định muốn được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc khóa mới 2026-2028.

council4

Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình - RFA edited

Hai người bị bắt vào ngày 29/2 gồm ông Nguyễn Chí Tuyến và Nguyễn Vũ Bình ; một người bị bắt vào ngày 1/3 là ông Hoàng Việt Khánh.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) ngày 5/3 ra thông cáo như vừa nêu, và lập lại kêu gọi Việt Nam hãy chấm dứt đàn áp đối với giới bloggers, những người vận động cho quyền con người, các nhà hoạt động xã hội ; cũng như trả tự do ngay cho những người đang bị giam giữ chỉ vì thực thi các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của HRW nêu rõ trong thông cáo rằng : "Chính phủ Việt Nam thích khoa trương về việc tôn trọng nhân quyền khi tìm kiếm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ; mặc dù thực tế họ hành xử tàn độc đối với những người cổ xúy cho quyền con người vào lúc các quốc gia tài trợ và những đối tác thương mại hầu như không làm gì để thúc ép họ trước những vi phạm như thế".

HRW thống kê hiện có ít nhất 163 tù chính trị tại Việt Nam. Chỉ riêng trong hai tháng đầu năm 2024, ba nhà hoạt động Danh Minh Quang, Nay Y Blang và Phan Văn Lộc phải chịu kết tội với án tù từ 3 năm 6 tháng đến 7 năm tù.

Có ít nhất 27 người khác đang bị giam theo những cáo buộc mang động cơ chính trị và phải chờ ngày ra tòa.

Nguồn : RFA, 06/03/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trọng Thành, RFI, BBC, VOA, RFA
Read 322 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)