Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

14/03/2024

Kêu gọi mạnh tay với tham nhũng - Cán bộ học xong không chịu về nước

RFA tiếng Việt

Các tổ chức xã hội dân sự kêu gọi mạnh tay với tham nhũng để bảo vệ đất nước hiệu quả

Một số tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng chục cá nhân ký tên vào thỉnh nguyện thư kêu gọi Nhà nước Việt Nam hủy bỏ hình thức "nộp trả tiền tham nhũng để giảm nhẹ án tù", có như vậy mới có thể bảo vệ chủ quyền đất nước hiệu quả hơn.

xhds1

Ba cựu quan chức cao cấp bị phạt tù vì tham nhũng : Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Khoa học và công nghệ (trái), Phạm Thanh Long - Bộ trưởng Y tế (giữa), Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ (phải) - RFA edited

Nhân 36 năm tưởng niệm cuộc Hải chiến Gạc Ma (14/03/1988), tám tổ chức xã hội dân sự độc lập và hàng chục nhân sĩ trí thức đã ký vào kiến nghị "Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa".

Nhắc lại bối cảnh chính trị của Việt Nam và thế giới lúc Trung Quốc cưỡng chiếm đảo Gạc Ma bằng vũ lực và những đe doạ của Bắc Kinh nhằm chiếm trọn Biển Đông hiện nay, các tổ chức và cá nhân ký tên kêu gọi ban lãnh đạo hiện nay của Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao nội lực đất nước và tận dụng được các mối quan hệ quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là chủ quyền các đảo ở Biển Đông.

Tuyên bố cho rằng, "Nhà nước phải hết sức tiết kiệm các nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, tăng cường lực lượng quốc phòng, động viên sức mạnh toàn dân. Muốn thế phải xử lý mạnh tay bọn tham nhũng theo đúng luật…".

Kể từ nhiệm kỳ thứ hai của mình trên cương vị tổng bí thư của đảng cầm quyền năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã giương cao ngọn cờ chống tham nhũng với phương châm "không có vùng cấm". Nhiều quan chức cao cấp bị tống giam vì tham nhũng và hối lộ hoặc bị cho thôi chức vì trách nhiệm để xảy ra tiêu cực ở lĩnh vực phụ trách.

Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng không hề suy giảm mà số vụ bị phát hiện mới ngày càng gia tăng khiến nhiều người nghi ngờ về hiệu quả của chiến dịch "đốt lò".

Đặc biệt, có ý kiến phê phán chủ trương "giảm án cho quan chức nộp tiền khắc phục" của người đứng đầu đảng.

Thỉnh nguyện thư cho rằng, đây là một hình thức dung dưỡng tham nhũng bằng cách đứng trên luật, hành xử vô nguyên tắc, do vậy, cán bộ tham nhũng phải bị xử lý nghiêm theo luật đã ban hành và kẻ gây thiệt hại về kinh tế phải bị tịch thu tài sản ở cả trong lẫn ngoài nước.

"Văn hóa, nhân văn không được hiểu theo nghĩa tha bổng hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với hành vi tham nhũng", theo thỉnh nguyện thư đã được nhiều trí thức tên tuổi ký.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện tư vấn, phản biện chính sách độc lập (IDS - đã tự giải thể), người đại diện tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự ký tên vào thỉnh nguyện thư nhận xét về điều này với Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 14/03 :

"Tinh thần của kiến nghị này đáp lại xu hướng có vẻ không hay ho gì của nhà cầm quyền là cứ 'nộp tiền khắc phục' là được giảm bởi vì nó sẽ tạo ra một sự khuyến khích rất là dở đối với người tham nhũng".

Ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một tổ chức xã hội dân sự độc lập với chủ trương truyền bá tinh thần "chấn dân khí, hậu dân sinh" của chí sĩ Phan Châu Trinh, bình luận về chính sách "nộp tiền khắc phục hậu quả" đang được thực thi ở Việt Nam :

"Tham nhũng chưa chắc bị bắt, mà nếu tham dự 10 vụ mà bị bắt một vụ thì anh chỉ phải nộp tiền một vụ còn chín vụ kia anh thoát thì đứa nào không tham nhũng ? Ai cũng cảm nhận rằng là không bị bắn, không bị tử hình, không bị gì hết nếu nộp lại thì ai cũng tham nhũng cả".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng muốn đấu tranh hiệu quả với tham nhũng thì cần có nền tư pháp độc lập bảo đảm mọi người bình đẳng trước pháp luật, tự do báo chí, có xã hội dân sự phát triển và lành mạnh bên cạnh việc tăng lương cho công chức viên chức một cách thoả đáng để họ có thể sống bằng đồng lương của mình.

Tôn trọng quyền con người

Thỉnh nguyện thư cho rằng Nhà nước Việt Nam hiện nay cần tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình ghi trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành để phát huy sức mạnh toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Việc tôn trọng các quyền con người sẽ khơi dậy tính tích cực xã hội của toàn dân, giúp Nhà nước làm trong sạch bộ máy, sớm phát hiện, đưa những kẻ bất tài, kém đạo đức ra khỏi hệ thống chính trị, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa, cảnh báo trước đối với những kẻ mưu toan tham nhũng, kiến nghị viết.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói rằng việc tôn trọng và thực thi những quyền nêu trên sẽ làm cho đảng cầm quyền mạnh hơn, và có lợi cho đất nước. 

"Điều 25 của Hiến pháp là quyền của người dân, thực hiện nghiêm túc điều đấy thì họ mới giỏi, mới nói thật, mới không phải là nói một đằng làm một nẻo. Tôn trọng điều đó thì chỉ có lợi cho họ thôi, và tất nhiên rất có lợi cho đất nước và dân tộc".

Hiến pháp hiện hành của Việt Nam được Quốc hội với đa số là đảng viên thông qua năm 2013, nhưng dường như không được chế độ độc đảng tôn trọng.

Trong hơn một thập niên qua, có hàng trăm người hoạt động và dân thường bị bắt giữ và tống giam chỉ vì thực hành hoặc cổ súy các quyền con người một cách ôn hòa.

Họ bị bắt giam vì cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước" hay "lợi dụng quyền tự do dân chủ" khi thực thi quyền tự do ngôn luận hoặc quyền tự do báo chí, và bị kết tội với án tù lên đến 15 năm tù giam như trường hợp của ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Nhiều người tố cáo tham nhũng cũng bị tống giam, như cố nhà báo Đỗ Công Đương, ông Trần Minh Lợi, Youtuber Đường Văn Thái…

Trong nhiều năm qua, các tổ chức xã hội dân sự độc lập và nhân sĩ trí thức đưa ra nhiều thỉnh nguyện thư về những vấn đề nổi cộm của đất nước. Từ đầu năm đến nay, các tổ chức này đã kiến nghị Hà Nội giáo dục dân chúng về việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) hay xâm lược biên giới phía Bắc (17/2/1979) và kêu gọi vinh danh các liệt sĩ bị sát hại bởi quân xâm lược.

Ông Lê Thân cho biết chưa ghi nhận trường hợp nào bị chính quyền sách nhiễu vì ký vào các thỉnh nguyện thư này. Chính quyền cũng âm thầm thay đổi, chỉnh sửa một số chính sách theo kiến nghị của họ. 

Các tổ chức xã hội dân sự không có ý định chống phá Nhà nước mà muốn góp ý để xây dựng cho đất nước đẹp hơn, cho bộ máy tốt hơn, ông nói.

Nguồn : RFA, 14/03/2024

*************************

Nhiu cán b, công chc Vit Nam không v nước sau khi hc tp, công tác nước ngoài

VOA, 14/03/2024

Báo chí Vit Nam mi đây đưa tin rng hàng chc người được chính quyn Đà Nng c đi hc tp, công tác nước ngoài đã không v nước sau khi kết thúc chương trình, và mt cán b Qung Bình cũng không hi hương sau khi đi du lch M.

trang02

Trang Người Đưa Tin nói v v 25 người thuc Đi hc Đà Nng đi hc nước ngoài nhưng không quay v nước, 13/3/2024.

Nhng trường hp này b sung vào con s hàng nghìn cán b, công chc Vit Nam được c đi tu nghip bng ngân sách nhà nước song không quay v nước khi hoàn thành các khóa hc.

Các báo mng, trong đó có VietnamNet, Tui Tr, hôm 13/3 trích dn thông tin ti mt hi ngh ca công an Đà Nng cho hay 25 cán b, ging viên thuc Đi hc Đà Nng được đưa đi đào to, công tác nước ngoài đã phá b cam kết ri "cư trú, làm vic nước ngoài", ngoài ra, 17 hc viên thuc đ án phát trin ngun nhân lc cht lượng cao cũng "không tr v nước làm vic".

Hi ngh ngày 13/3 ca công an thành ph Đà Nng được t chc đ đánh giá 5 năm thc hin mt ch th ca th tướng Vit Nam v "tăng cường phòng nga, đu tranh, ngăn chn tình trng người Vit Nam xut cnh, di cư trái phép, cư trú và lao đng bt hp pháp, vi phm pháp lut nước ngoài".

Ít ngày trước, báo chí trong nước đưa tin hôm 5/3 rng Tòa án Nhân dân tnh Qung Bình chothôi vicmt n cán b sau khi bà này ngh phép đi M du lch ri không tr v. Tin cho hay bà tng làm trong Phòng T chc Cán b, Thanh tra và Thi đua Khen thưởng ca toàn án.

Theo quan sát ca VOA, nhng tin tc k trên dn đến nhiu bàn lun trên mng xã hi, bao gm nhng thc mc vì sao các cán b nhà nước li ri b Vit Nam, nơi b máy tuyên truyn vn thường ca tng là mt đt nước "bình yên", "n đnh" và "trên đà phát trin", hay "ngày càng thnh vượng", đ tìm cách li M hoc các nước tư bn vn hay b mô t là "bt n", "nguy him", "nhiu t nn", "bt công" hoc thường xuyên có "khng hong".

Võ sư Đoàn Bo Châu vi nhiu nh hưởng trên Facebook viết trong trang cá nhân có hơn 150.000 người theo dõi rng vic nhng người có hc, có v trí trong xã hi "b nước ra đi" là mt "s tht rt đáng bun" và ông hy vng nhng người trong h thng nhà nước nhìn thy điu đó cũng như t tra vn xem điu gì đang din ra.

Ông Châu ch ra thc trng là còn có hàng nghìn người khác "khao khát" được đi lao đng xut khu hoc tìm cách xut cnh chui, và đưa ra bình lun : "Người lãnh đo cn có mt tm nhìn rt cao, rt rng và quan trng là phi có cái tâm rt cao qúy đ có th đau lòng trước s tht này".

Trong các bài đăng và ý kiến tho lun khác trên mng xã hi, nhiu người đ cp đến nhng yếu t làm cho mt s lượng đáng k nhng người Vit mun ra nước ngoài sinh sng, đó là mc lương trong nước quá thp so vi năng lc ca nhng ai có bng cp, cơ hi phát trin ít i hơn so vi nước ngoài, nn giáo dc ca nhiu nước khác tiên tiến, hin đi hơn Vit Nam, v.v

Không ít ý kiến cho rng nếu cơ chế đãi ng trong các cơ quan nhà nươc Vit Nam không ci thin, xu hướng cán b, công chc phá cam kết khi được đưa đi nước ngoài s còn tiếp tc.

Cách đây chưa lâu, hi tháng 10/2023, các báo Tin Phong, Đi Biu Nhân Dân và nhiu báo khác dn thông tin t B Giáo dc và đào to cho biết trong 10 năm t 2013-2022, b này cp ngân sách nhà nước cho gn 12.000 người đi hc nước ngoài, nhưng trong s đó, gn 4.500 người "chưa tr v nước làm vic dù đã đến hn".

Đ khc phc tình trng này, ngoài các bin pháp như pht hoc yêu cu người đi hc phi hoàn tr tin được cp, B Giáo dục và đào tạo cũng nhn thy cn phi "ci thin môi trường nghiên cu, làm vic trong nước theo hướng hin đi, công bng, lành mnh và bo đm điu kin làm vic thun li", theo tường thut ca Đi Biu Nhân Dân.

Bên cnh đó, B Giáo dục và đào tạo khuyến ngh rng điu không kém phn quan trng là phi "b trí ngun kinh phí tha đáng đ thc hin các chính sách thu hút và đãi ng nhân tài như tr lương, ph cp, nhà , điu kin làm vic, xây dng quy đnh h tr tài năng, khen thưởng, vinh danh, c đi đào to, bi dưỡng nâng cao trình đ, v.v.".

Ngoài các trường hp nghiên cu sinh, du hc sinh được nhà nước cp tin đi tu nghip nước ngoài song không quay v, còn có mt s v doanh nhân, công chc, quan chc "trn li nước ngoài" trong nhng năm gn đây, theo ghi nhn ca VOA.

V vic gây chú ý nht là 9 người đã "b trn, c ý li Hàn Quc" hi tháng 12/2018 khi đi cùng phái đoàn chính thc ca Ch tch quc hi Vit Nam khi đó là bà Nguyn Th Kim Ngân. Phi đến tháng 9/2019, b trưởng kế hoch-đu tư ca Vit Nam mi xác nhn v này.

Vào tháng 11/2019, tnh Cà Mau ra quyết đnh k lut, cho thôi vic mt n phó trưởng phòng thuc Chi cc Bin và Hi đo ca tnh vì bà này đi đào to Úc nhưng không v khi kết thúc chương trình.

Hi tháng 12/2016, báo chí Vit Nam đưa tin mt nam cán b thuc B Công thương gi chc phó tng giám đc công ty nhà nước PV Power đi Singapore hc và không v, dù cơ quan không chp nhn cho ông làm như vy.

Trước đó, gia tháng 8/2014, S Ngoi v tnh Cn Thơ cho biết mt nam phó trưởng phòng hp tác quc tế đã "t ý xut cnh" và "trn li M".

Nguồn : VOA, 14/03/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 446 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)