Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

15/04/2024

Tuổi thọ của VinFast trên đất Mỹ có thể sẽ rất ngắn

VOA - BBC

Vụ kiện tập thể VinFast : Hai hãng luật đã đệ đơn tại tòa án quận ở New York

RFA, 15/04/2024

Hai hãng luật nổi tiếng đã đệ đơn kiện tập thể hãng xe điện VinFast của Việt Nam theo luật chứng khoán của Hoa Kỳ, đồng thời tìm kiếm nguyên đơn chính cho vụ kiện này. 

vinfast1

CEO VinFast bà Lê Thị Thu Thủy (trái) và ông Phạm Nhật Vượng (áo đỏ) trong tấm hình tháng 5/2022 - Reuters

Đài địa phương ABC4 của tiểu bang Utah dẫn thông cáo báo chí từ hãng luật Pomerantz hôm 12/4 cho biết, một vụ kiện tập thể đã được đệ trình chống lại công ty VinFast (mã cổ phiếu VFS) và một số lãnh đạo nhất định tại Tòa án Liên bang Hoa Kỳ, Quận phía Đông New York và được ghi trong hồ sơ số 24-cv-02750. 

Hãng luật này thông báo, những ai là cổ đông đã mua hoặc mua lại chứng khoán VinFast trong thời gian từ ngày 15/8/2023 đến ngày 17/1/2024 có thể yêu cầu Tòa án bổ nhiệm làm Nguyên đơn chính của vụ kiện, có thời hạn đến ngày 11/6/2024. 

Công ty luật Robbins Geller cũng có thông cáo báo chí cho biết thêm, vụ kiện có tên là "Comeau kiện VinFast Auto Ltd". theo Đạo luật Chứng khoán năm 1933 và Đạo luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934. 

Phóng viên RFA tra thông tin về vụ kiện này trên trang web Justia Dockets & Filings - chuyên cung cấp hồ sơ kiện tụng công khai từ tòa phúc thẩm liên bang và tòa án quận, cho biết bị đơn của vụ kiện này là công ty xe điện VinFast ở Mỹ cùng với hàng loạt các lãnh đạo như Phạm Nhật Vượng, Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Thị Vân Trinh... và tòa cũng đã ban hành lệnh triệu tập. 

Trong khi đó, nguyên đơn là Jeremie Comeau và thẩm phán chủ tọa là Robert M Levy. 

Hãng luật Robbins Geller cho biết, cáo buộc của vụ kiện này là VinFast tự mô tả mình là "một nền tảng di chuyển toàn diện, sáng tạo, tập trung chủ yếu vào thiết kế và sản xuất xe điện, xe máy điện và xe buýt điện cao cấp". 

Trước khi sáp nhập, VinFast hoạt động như một công ty mua lại có mục đích đặc biệt được giao dịch công khai (SPAC hoặc công ty séc trắng). 

Vụ kiện tập thể của VinFast cáo buộc rằng các bị cáo trong suốt 4 tháng cuối năm 2023 và tháng đầu năm 2024 cũng như trong các tài liệu chào bán đã đưa ra những tuyên bố sai sự thật và/hoặc gây nhầm lẫn và/hoặc không tiết lộ rằng : VinFast thiếu vốn để thực hiện chiến lược tăng trưởng mục tiêu của mình ; VinFast sẽ không thể đạt mục tiêu giao hàng năm 2023 ; và theo đó, VinFast đã cường điệu hóa sức mạnh của mô hình kinh doanh và năng lực hoạt động cũng như triển vọng kinh doanh và/hoặc tài chính sau sáp nhập. 

Vụ kiện tập thể VinFast còn cáo buộc rằng vào ngày 15/10/2023, Bloomberg đã xuất bản một bài báo có tựa đề "VinFast mở rộng sang Đông Nam Á, huy động thêm vốn", trong đó tiết lộ rằng VinFast sẽ cần huy động "rất nhiều vốn" để tiếp thêm cho kế hoạch mở rộng toàn cầu của mình và sẽ "dựa vào sự hỗ trợ (tài chính) từ công ty mẹ VinGroup và người sáng lập Phạm Nhật Vượng trong 18 tháng tới". 

Trước thông tin này, giá cổ phiếu phổ thông của VinFast đã giảm hơn 18%, theo đơn khiếu nại.

Sau đó, vào ngày 18/1/2024, đơn khiếu nại tiếp tục cáo buộc rằng VinFast tiết lộ rằng họ đã giao tổng cộng 34.855 xe điện vào năm 2023, không đạt được mục tiêu giao hàng hàng năm là 40.000-50.000 chiếc. Giá cổ phiếu của VinFast cũng đã giảm theo sau tin tức này. 

Hồi tháng 11 năm ngoái, hai hãng luật tư nhân tại Mỹ là Robbins Gelleer Rudman & Dowd cùng với Pomerantz ra thông báo tìm kiếm khách hàng có nhu cầu điều tra về khả năng vi phạm luật chứng khoán liên bang Mỹ của công ty VinFast. 

Khi đó, bà Hồ Ngọc Lâm, Trưởng ban Pháp chế Tập đoàn Vingroup kiêm Phó tổng giám đốc phụ trách pháp chế Công ty VinFast, cho rằng việc kiện tụng tại Mỹ là hết sức bình thường, sẵn sàng cho kiện tụng từ khi bắt đầu triển khai kinh doanh tại Mỹ và VinFast "luôn hướng tới việc công bố thông tin minh bạch tới nhà đầu tư tại thị trường". 

Khi sáp nhập với mục đích phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn Nasdaq vào tháng 8/2023, cổ phiếu VFS nhanh chóng đạt đỉnh hơn 92 USD/cổ phiếu nhưng chỉ còn khoảng 5 đô la ở thời điểm hai công ty này thông báo tìm kiếm khách hàng để kiện. 

Cho đến nay, cổ phiếu của công ty xe điện này đã đâm thủng đáy 4 đô la và chỉ còn khoảng 3,6 USD/cổ phiếu khi kết thúc phiên giao dịch chiều 12/4. 

Nguồn : RFA, 15/4/2024

*************************

C phiếu VinFast xung đáy mi thp chưa tng có, sau bn tin v thua l trên Reuters

VOA, 13/04/2024

Giá c phiếu ca hãng xe hơi Vit Nam VinFast rơi xung mc đáy mi, thp nht t trước đến nay, là 3,6 đô la khi th trường Nasdaq M đóng ca hôm th Sáu 12/4. Ch mt ngày trước hãng tin Reuters đăng bài phân tích dài ch ra rng VinFast thua l nng, to ra ri ro cho c tp đoàn m là Vingroup.

vinfast1

Trong phiên giao dch cui cùng ca tun, c phiếu ca VinFast vi mã VFS tt t mc 4,03 đô la ca cui ngày hôm trước xung dưới 3,7 đô la ngay trong ít gi đu phiên, sau đó dao đng trên mc này mt chút trong phn ln thi gian và sát gi đóng ca ch còn có giá t 3,59 đến 3,6 đô la.

Hôm th Sáu tun trước, VFS cũng đã lp mc sàn tính đến thi đim đó, và đến nay, sau 1 tun, giá ca c phiếu này li mt thêm 14%. T đu năm đến nay, VFS mt đi gn 54% giá tr.

Tình trng giá c phiếu ca VinFast gim liên tc trong nhiu ngày xy ra trong bi cnh có nhiu tin bt li cho hãng như vic các thương hiu Trung Quc gm Great Wall Motors, Chery, GAC, BYD tuyên b đy mnh bán xe hoc cân nhc m nhà máy Vit Nam và mi nht là bài phân tích ca Reuters v hot đng kinh doanh thua l ca chính VinFast.

Bài viết dài hơn 1.000 t ca Reuters da vào báo cáo mà VinFast gn đây np cho cơ quan qun lý chng khoán M cũng như nhng thông tin do hãng cung cp, t đó ch ra rng hãng l tng cng 5,7 t đô la trong 3 năm va qua, trong khi s tin đi vay tăng lên.

Song song vi hai điu k trên, giá c phiếu ca hãng đã gim hơn 38% k t khi niêm yết ti M vào tháng 8/2023, còn tính t mc đnh đt được trong cùng tháng đó, gi đây VFS đã mt đi hơn 97% giá tr.

Nhng kết qu như vy cho thy rõ có nhng ri ro đi vi tp đoàn m là Vingroup, Reuters nhn xét.

Vn bài báo cho biết trong năm 2023, VinFast đt doanh thu 1,1 t đô la nhưng 82% s đó là nh bán xe cho các công ty trong cùng tp đoàn Vingroup hoc thuc s hu ca t phú Phm Nht Vượng, ông ch ca c tp đoàn ln VinFast.

Bên cnh đó, hu hết s xe bán l ca VinFast ti Vit Nam là qua các chương trình khuyến mi, tiếp th thc hin chung vi hãng bt đng sn Vinhomes cùng tp đoàn.

VinFast đưa ra thông tin rng khong 70% lượng xe giao trong năm ngoái là cho hãng taxi GSM mà ông Vượng s hu 95%.

Reuters ch ra rng GSM hot đng theo hình thc tài xế là nhân viên ca hãng này và các chiếc xe thuc s hu ca hãng, được xem là chiến lược "giúp hãng tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng làm tăng chi phí".

Ông Kengo Kurokawa, đng đu công ty nghiên cu Asia Plus, được Reuters trích li nói rng ông nghĩ mô hình kinh doanh ca GSM không bn vng do "cơ cu chi phí cao" và "kh năng sinh li thp" trên th trường.

Vi thc trng VinFast b thua l, t sut li nhun ròng ca Vingroup gim gn mt na trong năm 2023 xung còn 1,2%, Reuters cho biết.

VOA, 13/04/2024

******************************

VinFast thua lỗ làm tăng rủi ro cho Vingroup

BBC, 12/04/2024

Tập đoàn lớn nhất Việt Nam Vingroup đang phải đối mặt với những rủi ro tài chính ngày càng tăng do công ty con VinFast thua lỗ, bất chấp kế hoạch mở rộng toàn cầu đầy tham vọng.

vinfast2

Có tới 70% lượng xe bàn giao của VinFast trong năm ngoái thuộc về GSM, hãng điều hành taxi và cho thuê xe điện mà ông Vượng sở hữu 95% cổ phần

VinFast sẽ tiếp tục bán xe điện cho các công ty thành viên của Vingroup trong năm nay, khi hãng phải vật lộn để thu hút người mua lẻ trong bối cảnh nhu cầu xe điện trên toàn cầu chậm lại, theo phân tích của Reuters dựa trên hồ sơ chứng khoán gần đây và thông tin do công ty cung cấp.

Những phát hiện này cũng nhấn mạnh những rủi ro đối với công ty mẹ Vingroup khi VinFast lỗ tổng cộng 5,7 tỷ USD trong ba năm qua.

Giá cổ phiếu của hãng xe điện Việt Nam đã giảm 38% kể từ khi niêm yết tại Mỹ vào tháng 8/3023, trong khi số tiền đi vay tăng lên.

Theo hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ vào cuối tháng 3, VinFast nhận được 11,4 tỷ USD vốn đầu tư từ Vingroup, các công ty liên kết và nhà sáng lập làtỷ phú Phạm Nhật Vượng từ khi thành lập vào năm 2017 đến ngày 31/12/2023.

Tháng trước, VinGroup đã công bố bán cổ phần và tài sản trị giá 1,6 tỷ USD tại đơn vị bán lẻ Vincom Retail. Đơn vị bán lẻ này là một trong những cỗ máy tạo ra lợi nhuận chính của tập đoàn, bên cạnh công ty con bất động sản Vinhomes, đơn vị dù vẫn tạo ra doanh thu nhưng đang đối mặt với một thị trường bất động sản đầy khó khăn.

Vingroup nói rằng một phần số tiền thu được từ đây sẽ được chuyển cho VinFast, công ty con mà hãng cho biết có tiềm năng tăng trưởng cao hơn.

Nhưng VinFast đang gặp khó khăn ngay cả ở thị trường nội địa.

Có tới 82% trong tổng doanh thu 1,1 tỷ USD từ bán xe của VinFast là từ các công ty thuộc Vingroup hoặc thuộc sở hữu của ông Vượng, người đồng thời là Tổng Giám đốc điều hành VinFast và kiểm soát gần 98% cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ Nasdaq.

Gần như toàn bộ doanh số bán lẻ của VinFast tại Việt Nam cũng được thúc đẩy bởi các chương trình chiết khấu mạnh thông qua chiến dịch tiếp thị chung với người mua bất động sản của Vinhomes.

Mức độ phụ thuộc của VinFast vào bán hàng và tài chính từ các công ty của Vingroup chưa từng được báo cáo trước đây.

Cho đến nay, VinFast cho biết khoảng 70% lượng xe bàn giao trong năm ngoái là cho khách hàng Green SM (GSM), nhà điều hành taxi và cho thuê xe điện mà ông Vượng sở hữu 95%.

Ngoài doanh thu bán ô tô và xe máy điện trị giá 839 triệu USD cho GSM, VinFast còn có hợp đồng bán xe điện trị giá 57 triệu USD với Vinhomes, hợp đồng bán xe điện trị giá 1 triệu USD với Vingroup và xe buýt điện trị giá 7 triệu USD cho VinBus vào năm ngoái.

VinFast cũng tặng phiếu mua hàng trị giá lên tới 350 triệu đồng cho mỗi khách hàng mới mua nhà của Vinhomes vào năm ngoái. Dữ liệu cho thấy doanh số bán xe điện từ chương trình giảm giá đã tạo ra khoảng 14% doanh thu xe điện, có thể đại diện cho gần như toàn bộ doanh số bán lẻ của hãng tại Việt Nam.

Việc chiết khấu mạnh cho thấy rõ áp lực bán hàng mà VinFast đang phải đối mặt khi các dòng sản phẩm từ mẫu xe thể thao đa dụng VF8 đến crossover đa dụng VF5 vẫn chưa thu hút được sự quan tâm đáng kể từ người mua lẻ, khiến công suất đang được giữ ở mức không có lãi.

Con số 35.000 chiếc xe điện được bán ra vào năm ngoái, thấp hơn mục tiêu 50.000 chiếc, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng công suất 300.000 xe tại nhà máy ở Hải Phòng.

Năm nay, VinFast đặt mục tiêu đạt doanh số 100.000 xe khi mở rộng trên toàn cầu.

'Không bền vững'

GSM, công ty đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng doanh số bán hàng của VinFast kể từ khi thành lập vào năm ngoái, đã ký một thỏa thuận trị giá 419 triệu USD để mua thêm 14.600 ô tô điện. Khoản này chưa từng được công bố trước đây.

Vingroup, công ty mẹ phụ trách truyền thông cho cả VinFast và GSM, cho biết hãng taxi đặt mục tiêu tăng gấp đôi số lượng tài xế lên tới 50.000 người trong năm nay.

Không giống như các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á là Grab và Gojek, những chiếc taxi và tài xế của GSM được thêm trực tiếp vào bảng lương (tức tài xế là nhân viên của GSM và xe là do công ty sở hữu), một chiến lược giúp hãng tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng làm tăng chi phí.

Dữ liệu ngành cho thấy GSM chiếm 18% thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam trong quý 4/2023, xếp sau Grab.

Kengo Kurokawa, người đứng đầu công ty nghiên cứu Asia Plus, cho biết ông không nghĩ mô hình kinh doanh của GSM bền vững do cơ cấu chi phí cao và khả năng sinh lời thấp của thị trường. "Phần lớn nó chỉ có ý nghĩa khi được coi là một công cụ quảng cáo cho VinFast", ông nói.

Vingroup cho biết GSM sẽ không sinh lời ngay lập tức mà là "trước năm 2030" và bản thân các tài xế cũng có thể trở thành đối tác thay vì nhân viên nếu sở hữu xe VinFast. Tập đoàn lớn nhất Việt Nam từ chối đưa ra dự báo về doanh số bán xe dự kiến của VinFast cho GSM trong năm nay nhưng cho biết nhà điều hành taxi này đang đàm phán với VinFast "để tăng thêm quy mô đội xe của mình".

vinfast3

Hoạt động kinh doanh của VinFast

Giới đầu tư lo ngại

Mục tiêu tăng gần gấp ba doanh số bán xe trong năm nay của VinFast giờ đây càng khó khăn hơn do nhu cầu xe điện toàn cầu giảm mạnh, có thể buộc hãng phải tìm kiếm thêm hỗ trợ tài chính từ tập đoàn mẹ trong lúc đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo với các nhà đầu tư chiến lược tỏ ra quan tâm khi hãng niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ vào năm ngoái.

Cổ phiếu của VinFast đã giảm mạnh 97% so với mức đỉnh sau khi ra mắt thị trường, thời điểm giá trị vốn hóa của công ty này vượt qua nhà sản xuất ô tô lão làng Ford của Mỹ. Hiện nay, vốn hóa của công ty là 9,2 tỷ USD.

Với việc VinFast thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận ròng của Vingroup giảm gần một nửa trong năm ngoái xuống còn 1,2%.

"Chúng tôi hy vọng rằng mối lo ngại của các nhà đầu tư sẽ giảm dần", Vingroup cho biết và tuyên bố thêm rằng họ "sẽ thực hiện các cam kết còn lại với VinFast", rồi từ đó VinFast sẽ chuyển sang "độc lập tài chính hơn".

VinFast có kế hoạch chi tới 1,5 tỷ USD trong năm nay và tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã cam kết dùng 400 triệu USD để xây dựng các trạm sạc tại Việt Nam.

Vingroup cho biết ông Vượng cam kết đầu tư nhiều hơn vào VinFast nếu cần thiết, một chiến lược mà ông thừa nhận vào năm ngoái là không có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế.

"Nếu vì kiếm tiền, ban lãnh đạo Vingroup không dại gì lao vào một lĩnh vực khó như sản xuất ô tô", ông Vượng nói tại đại hội cổ đông hồi tháng 5/2023.

"Vingroup quyết định làm VinFast xuất phát từ trách nhiệm xã hội và lòng yêu nước".

Nguồn : BBC, 12/04/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, BBC tiếng Việt
Read 450 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)