Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

17/04/2024

Kỷ lục : Ngân hàng Nhà nước bơm 24 tỷ USD đế cứu SCB

Tổng hợp

Vit Nam bơm ti 24 t USD đ gii cu ngân hàng SCB b chìm trong v la đo khng l

Reuters, VOA, 17/04/2024

Vit Nam đã làm mt vic "chưa tng có" đ gii cu Ngân hàng Thương mi C phn Sài Gòn (SCB), là ngân hàng gp nguy khn trong v la đo tài chính ln nht c nước, Reuters đưa tin đc quyn vào sáng 17/4 theo gi Hà Ni, trích dn 3 văn bn ca ngành ngân hàng và thông tin chính thc mi mà mt người được tiếp cn đã cung cp cho hãng tin.

bomtien01

Mt cuc biu tình ca nhng người b mt tin khi mua trái phiếu ca ngân hàng SCB Hà Ni, 12/11/2022.

"Nếu không cho vay, SCB s sp đ. Còn nếu tiếp tc cho vay, kho bc quc gia s dn cn kit", theo thông tin mi mà Reuters nhn được.

Thông tin mi cũng mô t tình hung này là "chưa tng có", xét đến khi lượng tin mt khng l được bơm vào, s phc tp ca hot đng này cũng như quy mô thit hi hin ti và tim n đi vi h thng tài chính Vit Nam.

N công ca Vit Nam năm ngoái n đnh mc 37% Tng Sn phm Quc ni (GDP), trong khi thâm ht ngân sách tăng nh lên 4,4% GDP. Theo Ngân hàng Nhà nước Vit Nam, d tr ngoi hi đt khong 100 t đô la vào cui năm 2023.

Tính đến đu tháng 4 này, ngân hàng trung ương ca Vit Nam đã bơm 24 t đô la qua "các khon vay đc bit" vào SCB, theo mt trong nhng văn bn ngành ngân hàng mà Reuters đã xem, tài liu này cung cp thông tin cp nht hàng ngày k t ngày 29/3 v tng s tin bơm t ngân hàng trung ương.

Vic cho vay đã gim mt chút nhưng đt mc trung bình là hơn 900 triu đô la/tháng trong 5 tháng qua, theo văn bn đó, cũng như theo văn bn th hai cp nht t ngày 15/3 đến 20/3 và văn bn th ba t tháng 11/2023 vi các thông tin cp nht hàng tháng t tháng 10/2022 đến tháng 10/2023.

Nhng khon bơm tin mt rt ln đó ca Ngân hàng Nhà nước Vit Nam vào SCB tương đương vi 5,6% sn lượng kinh tế hàng năm ca quc gia, hay khong 1/4 d tr ngoi hi ca Vit Nam. Nhng s tin cho vay đó chưa được đưa tin trước đây.

Ngân hàng nhà nước đưa SCB vào din b giám sát đ ngăn chn tình trng rút tin t khi SCB, b châm ngòi bi v bt gi n đi gia bt đng sn Trương M Lan vào tháng 10/2022. K t đó, SCB đã s dng nhng s tin được bơm đ chi tr cho vic rút tin mt, theo mt trong nhng tài liu ngân hàng mà SCB đã gi cho ngân hàng trung ương vào tháng 11/2023 đ gii thích v vic s dng các khon vay.

Theo thông tin chính thc mi t ngun tin, sau khi ngân hàng trung ương vào cuc, tin gi SCB đã gim 80% xung còn khong 6 t đô la vào tháng 12/2023. SCB có th không còn các khon tin gi vào gia năm nay vi tc đ rút tin hin ti và n xu đã tăng lên 97,08% dư n tín dng ca SCB tính đến tháng 10/2023.

Bà Lan, n đi gia b bt vào tháng 10/2022 và đã gây ra tình trng rút tin t, b kết án t hình hôm 11/4 sau khi b kết ti ch mưu v la đo. Bà đã không nhn ti bin th và hi l trong v án có ti 12,5 t đô la là tin các khon vay đã b tun t SCB sang các công ty v bc trong khi bà Lan thông qua các nhân vt bình phong đ kim soát SCB trên thc tế.

Bà Lan, tng là mt nhân vt ni bt trong làng tài chính Vit Nam, s kháng cáo bn án ca Tòa án Nhân dân Thành ph H Chí Minh, mt trong nhng lut sư ca bà cho biết.

Theo thông tin mi mà Reuters nhn được, bt chp s tr giúp chính thc, tính đến tháng 12/2023, SCB vn tiếp tc gp vn đ v thanh khon và đôi khi phi vt ln đ gii quyết các khon thanh toán đúng hn khi khách hàng chuyn tin sang các ngân hàng khác và khi x lý thanh toán qua h thng thanh toán bù tr chính ca Vit Nam. Điu này nh hưởng đến "tâm lý" ca khách hàng và to ra ri ro cho toàn b h thng tài chính ngân hàng, văn bn ca ngành ngân hàng cho hay.

Ngân hàng nhà nước đã cp cho SCB 592,7 nghìn t đng (tc 23,72 t đô la) dưới dng "các khon vay đc bit" tính đến ngày 2/4, theo mt bn cp nht gn đây do ngân hàng son v vn đ này, mà Reuters xem được. SCB tng là mt trong nhng t chc cho vay thương mi ln nht Vit Nam, tính theo lượng tin gi.

Reuters

Nguồn : VOA, 17/04/2024

***************************

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB : Cuộc giải cứu ‘chưa có tiền lệ’ của Việt Nam

BBC, 17/04/2024

Việt Nam đã tiến hành một cuộc giải cứu "chưa từng có" đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) hiện đang chìm trong vụ lừa đảo tài chính lớn nhất nước, theo thông tin độc quyền của Reuters.

bomtien02

Ngân hàng SCB đứng trước nguy cơ sụp đổ sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt

"Nếu không cho vay, SCB sẽ sụp đổ", theo thông tin mà Reuters mới được cung cấp. "Nếu tiếp tục cho vay, kho bạc quốc gia sẽ dần cạn kiệt".

Reuters không nêu cụ thể danh tính nguồn tin do tính nhạy cảm của vấn đề.

Tình huống này được mô tả là "chưa từng có" do khối lượng tiền mặt khổng lồ được bơm vào, sự phức tạp của hoạt động cũng như quy mô thiệt hại hiện tại và tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính Việt Nam.

Reuters không thể xác định liệu các quan chức khác hiện đang tham gia giám sát SCB cùng có chung nhận định như trên về tác động đối với kho bạc nhà nước hay không.

Nợ công của Việt Nam năm ngoái ổn định ở mức 37% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi thâm hụt ngân sách tăng nhẹ lên 4,4% GDP. Theo Ngân hàng Nhà nước, dự trữ ngoại hối đạt khoảng 100 tỷ USD vào cuối năm nay. Con số này tăng từ khoảng 90 tỷ USD vào cuối tháng 10/2023, theo Văn phòng Nghiên cứu và Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 - cơ quan giám sát độc lập khu vực.

Tính đến đầu tháng Tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bơm 24 tỷ USD "khoản vay đặc biệt" vào SCB, theo một trong những tài liệu mà Reuters đã xem. Tài liệu này cung cấp thông tin cập nhật hằng ngày kể từ ngày 29/3 về tổng số tiền bơm từ Ngân hàng Nhà nước.

Theo tài liệu này, việc bơm tiền đã chậm lại một chút nhưng đạt trung bình hơn 900 triệu USD mỗi tháng trong năm tháng qua.

NNgân hàng Nhà nước và SCB không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Một quan chức SCB từ chối bình luận khi Reuters liên lạc qua điện thoại.

Ồ ạt rút tiền sau khi Trương Mỹ Lan bị bắt

Các khoản tiền mặt mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước đây âm thầm bơm cho SCB chiếm tới 5,6% tổng sản lượng kinh tế hằng năm của nước này, hay khoảng 1/4 dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Các khoản bơm này chưa từng được báo chí đưa tin.

Ngân hàng Nhà nước đặt SCB dưới sự giám sát của mình để ngăn chặn tình trạng ồ ạt rút tiền sau vụ bắt giữ trùm bất động sản Trương Mỹ Lan vào tháng 10/2022.

Kể từ đó, SCB đã sử dụng số tiền được bơm để chi trả cho việc rút tiền mặt, theo một trong những tài liệu mà SCB đã gửi cho Ngân hàng Nhà nước vào tháng 11 để giải thích cho việc sử dụng các khoản vay.

Theo nguồn tin chính thức, sau khi Ngân hàng Nhà nước vào cuộc, tiền gửi của SCB đã giảm 80% xuống còn khoảng 6 tỷ USD vào tháng 12/2023.

SCB có thể hết tiền gửi vào giữa năm với tốc độ hiện tại và nợ xấu đã tăng lên 97,08% dư nợ tín dụng của SCB tính đến tháng 10.

Bà Trương Mỹ Lan bị bắt vào tháng 10/2022 đã gây ra vụ tháo chạy khỏi ngân hàng SCB.

Bà Lan đã bị kết án tử hình hôm 11/4 sau khi bị kết tội tham ô tài sản. Bà không nhận tội.

Bà Lan, trước đây là một nhân vật nổi bật trong làng tài chính Việt Nam, sẽ kháng cáo bản án của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những luật sư của bà cho biết.

Theo thông tin mới, bất chấp sự hỗ trợ chính thức từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 12, SCB vẫn tiếp tục gặp vấn đề về thanh khoản và đôi khi phải vật lộn để giải quyết các khoản thanh toán đúng hạn khi khách hàng chuyển tiền sang các ngân hàng khác và xử lý thanh toán qua hệ thống thanh toán chính của Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến "tâm lý" khách hàng và tạo ra rủi ro cho toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp cho SCB – từng là một trong những tổ chức cho vay thương mại lớn nhất nước tính theo lượng tiền gửi - 592.700 tỷ đồng (23,72 tỷ USD) dưới dạng "khoản vay đặc biệt" tính đến ngày 2/4, theo một tài liệu của ngân hàng mà Reuters được cung cấp.

Con số này tăng so với mức 478.000 tỷ đồng được bơm vào cuối tháng 10.

Việc này cho thấy thấy lượng tiềm bơm vào là 23.000 tỷ đồng (910 triệu USD) mỗi tháng kể từ tháng 11/2023.

Con số này đã giảm xuống so với mức bơm ban đầu là 3,7 tỷ USD mỗi tháng, trong khoảng tháng 10 và tháng 11/2022 và tốc độ hằng tháng là gần 1,2 tỷ USD từ đó đến tháng 10/2023.

Tìm cách tái cơ cấu ngân hàng

Ngành ngân hàng Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rủi ro ngày càng cao do tình trạng bất ổn kéo dài trong lĩnh vực bất động sản.

Việc truy cứu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực tài chính là một phần trong chiến dịch "đốt lò" của chính quyền, gây ra cuộc khủng hoảng bất động sản, đè nặng lên nền kinh tế và phủ bóng lên triển vọng của các ngân hàng, Reuters bình luận.

Truyền thông Việt Nam cho biết Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã nhiều lần tìm kiếm sự giúp đỡ cho SCB từ khu vực tư nhân, đặc biệt là kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài, dù quy định hiện hành có giới hạn trần 30% về tổng sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng Việt Nam.

Cuối năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã giao cho công ty bất động sản tư nhân Sungroup xây dựng kế hoạch tái cơ cấu SCB.

Sungroup đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Reuters không thể xác định liệu kế hoạch của Sungroup có được thông qua hay không.

Bất kỳ kế hoạch tái cơ cấu nào cũng sẽ xoay quanh việc đánh giá tài sản bất động sản mà bà Lan và các công ty của bà sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay, nhưng tình trạng pháp lý của những tài sản đó thường không rõ ràng, vì nhiều tài sản vẫn đang chờ cấp phép trong khi một số tài sản khác vi phạm các quy định về đất công hoặc giấy phép xây dựng.

Một số tài sản bao gồm bất động sản có giá trị nằm tại các quận cao cấp ở TP HCM nhưng phần lớn là những dự án chưa hoàn thiện.

Tài sản của gia đình bà Lan ước tính 30 tỷ USD, một đại diện của gia đình nói với Reuters trong tháng này, trong khi công ty thẩm định thị trường Hoàng Quân, được ngân hàng trung ương thuê để định giá, định giá tài sản của bà khoảng 12 tỷ USD.

Reuters đưa tin hồi đầu tháng này rằng một số đối tác kinh doanh ở Hong Kong của bà Lan đã bày tỏ sự quan tâm đến các tài sản này.

Họ không trả lời yêu cầu bình luận thêm về lợi ích của họ đối với các tài sản này sau khi khi tòa ra phán quyết với bà Lan.

Nguồn : BBC, 17/04/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Reuters, VOA tiếng Việt, BBC tiếng Việt
Read 392 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)