Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

20/04/2024

Anh quốc : giấc mơ của giới trẻ Việt Nam tuyệt vọng ?

BBC - RFA

Di dân lu Vit, n là chính, vượt bin vào Anh đông nht, làm xu thêm nn cn sa, mi dâm

VOA, 20/04/2024

T đu năm đến nay, con s di dân lu là người Vit đi trên các con thuyn nh, mong manh vượt Eo bin Manche đ vào Anh chiếm s lượng đông hơn bt c nhóm quc tch nào khác, nhiu báo Anh đưa tin trong nhng ngày gn đây.

didan1

Mt thuyn ch di dân lu đi qua Eo bin Manche caajo bờ đất Anh (nh tư liu, 2/10/2023).

The Sun, Daily Mail, The Times và The Daily Telegraph đăng bài trong các ngày t 15-19/4 trích dn các ngun thuc B Ni v Anh và phát biu t người phát ngôn ca th tướng nói rng người Vit đi lu qua con đường nguy him chiếm s lượng nhiu nht, vượt qua c các nhóm người Afghanistan đông nht năm 2023 và Iraq, Iran.

Tuy nhiên, các báo Anh viết rng các ngun tin ti B Ni v không đưa ra con s c th và rng phi đến tháng 5 b mi công b thông tin.

Theo The Sun, Daily Mail, The Times và The Daily Telegraph, con s di dân Vit đi lu vào Anh là 505 người hi năm 2022 nhưng đã tăng hơn gp đôi vào năm ngoái thành 1.323 người và tiếp tc tăng trong nhng tháng đu năm nay.

Còn trong 5 năm t 2018 đến hết năm 2023, d liu ca chính ph Anh cho thy 3.356 người Vit đến Anh bng thuyn nh, đưa Vit Nam vào top 10 nước dn đu các quc gia có di dân bt hp pháp vào Anh bng phương thc nguy him này.

Trong tun l tính đến ngày 19/4, t The Sun và The Times nói rng phn ln nhng di dân lu người Vit là ph n, trái ngược vi xu thế ca các nhóm quc tch khác có ti 3/4 là nam gii.

The Times viết rng s di dân lu người Vit tăng vt được cho là có liên quan đến vic Vit Nam và Hungary ký kết hip đnh mi v visa, giúp người Vit nhp cnh d dàng hơn vào Hungary, nước thành viên ca Vùng Schengen vn cho phép các quc gia thuc Liên hip Châu Âu (EU) được qua li nhau mt cách t do.

Nhng di dân Vit đi lu theo s điu hành ca các băng nhóm ti phm và h thường làm vic trong các quán chăm sóc móng tay chân, tc làm ngh nail, hay trong các tri trng cn sa hoc hành ngh mi dâm, The Sun và Daily Mail cho hay.

H b các nhóm ti phm bóc lt và phi làm vic như nô l đ tr dn các món n mà h đã vay đ trang tri cho hành trình vượt biên t Vit Nam qua các nước Đông Âu như Ba Lan hay Hungary đ đến Anh.

Vit Nam có bãi bin tuyt vi và phong cnh đp, kinh tế tăng trưởng ti 6%, vi nhiu nhà máy ca các hãng ln trên thế gii và được cho là s tr thành mt con h v kinh tế, nhưng vn có nhiu người chưa thoát cnh nghèo đói và b nhng k buôn người d d, la phnh, do đó liên tc có nhiu người bt chp him nguy, k c nguy cơ mt mng, vn đi lu sang Anh, các báo ca nước này viết.

The Sun và Daily Mail phng vn nhng người nm vn đ, trong đó có ông Dan Barcroft thuc Cc Ti phm Quc gia Anh và bà Mimi Vũ, chuyên gia v chng buôn người và nô l hin đi Vit Nam, và h xác nhn rng phn ln nhng người đó ra đi là vì lý do kinh tế.

Bà Mimi Vũ nói vi The Sun và Daily Mail rng nhng tay môi gii đa phương bên Vit Nam thu phí cho hành trình vượt biên có khi lên ti 43.000 Bng Anh/người (hơn 53.000 đô la M, hay hơn 1,3 t đng), trong khi thu nhp bình quân đu người Vit Nam là khong hơn 94 triu đng/năm.

Nhìn chung, các di dân lu không có sn s tin nêu trên nên h phi vay nng lãi và tr thành nn nhân b bóc lt, các báo Anh viết, dn li các chuyên gia.

Hi năm 2019, đã xy ra thm kch trong đó 39 người Vit đi lu b thit mng trong mt thùng xe ti đông lnh Essex, Anh, nhưng s kin đau lòng này không h làm gim làn sóng vượt biên trái phép.

Hôm 17/4, như VOA đã đưa tin, Anh và Vit Nam ký tha thun nhm tăng cường hp tác gii quyết vn đ di cư bt hp pháp và ngăn chn người Vit mo him tính mng khi vượt Eo bin Manche đ vào Anh.

Mt th trưởng B Ni v Anh chuyên trách phòng chng di cư bt hp pháp nói trong mt thông cáo ca b rng "Tha thun này là mt bước quan trng vi mt đi tác có giá tr nhm đm bo chúng tôi n lc hết mình đ chm dt s bóc lt ca các băng nhóm buôn người và cu mng [các nn nhân]".

Nguồn : VOA, 20/04/2024

***************************

Người Việt vượt biển trái phép vào Anh ‘nhiều nhất’

BBC, 16/04/2024

"Số lượng người di cư Việt Nam vượt biển vào Anh ngày càng tăng", người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết hôm 14/4, theo Telegraph.

thuyennhan1

Một thuyền cao su chở người di cư trái phép vượt eo biển Manche vào Anh hôm 6/3/2024

Ông nói đây là lý do tại sao Dự luật Rwanda của chính phủ cần được quốc hội thông qua càng sớm càng tốt "để cứu mạng sống của những người bị những băng đảng buôn người bóc lột".

Số người Việt Nam vượt eo biển Manche đã tăng gấp đôi năm ngoái, từ 505 năm 2022 lên 1.323 năm 2023.

Theo thống kê, trong số người vượt biển trái phép vào Anh, người Việt đứng đầu về số lượng trong năm 2024.

The Telegraph đưa tin rằng làn sóng này được cho là nguyên nhân chính khiến con số người di cư trái phép vào Anh tăng kỷ lục vào năm nay.

Chỉ riêng hôm Chủ nhật (14/4), 534 người đã vượt biển vào Anh – mức cao nhất tính trong một ngày trong năm nay – nâng con số người vượt biển vào Anh lên 6.265 trong năm 2024, cao hơn 28% cùng thời điểm năm ngoái vào cao hơn 7% so với năm 2022.

Cũng trong ngày 14/4, các nghị sĩ Anh đã phủ quyết bảy thay đổi đối với Dự luật Rwanda do Hạ viện đề xuất.

Việc này khiến dự luật được gửi trở lại Hạ viện nơi Công đảng và các thành viên độc lập của Hạ viện sẽ tiếp tục một nỗ lực mới để Quốc hội thông qua và gửi dự luật tới Thượng viện.

Thảm kịch 39 người không ngăn nổi làn sóng di cư từ Việt Nam

Năm 2019, 39 người Việt đi lậu vào Anh đã chết trong một thùng xe tải đông lạnh ở Essex, trong đó có 31 nam và 8 nữ.

thuyennhan2

39 người Việt tử nạn trong thảm kịch Essex

Tuy nhiên, thảm kịch này không làm làn sóng di cư trái phép giảm xuống.

Ngày càng có nhiều người di cư Việt Nam mạo hiểm vượt eo biển Manche bằng những chiếc thuyền chở tối đa 20 người, thay vì đến Vương quốc Anh bằng đường bộ.

Người di cư Việt Nam thường bị các băng đảng chuyển lậu sang Anh để làm việc bất hợp pháp trong các tiệm nail và nhà hàng. Họ cũng bị phát hiện làm việc trong các đường dây tình dục và trại trồng cần sa.

Đây là lý do tại sao các tay chủ thường thích nhận người di cư đi bằng xe tải hơn so với đường biển – nơi họ có nhiều khả năng bị Tuần duyên Anh bắt giữ.

Một số người vào Châu Âu qua cửa ngõ Serbia hoặc Romania thông qua hộ chiếu lao động, chủ yếu làm những việc lương thấp, trong điều kiện tồi tệ.

Nhiều người ở Việt Nam đã phải trả từ 15.000 đến 20.000 bảng (từ 470 đến 630 triệu đồng) cho các băng đảng buôn người.

Bộ trưởng Tô Lâm nói gì ?

thuyennhan3

Ông Tô Lâm tái khẳng định việc "không có nạn nhân mua bán người trực tiếp từ Việt Nam sang Anh, công dân Việt Nam là người bị hại trong hoạt động tội phạm có tổ chức tại Châu Âu".

Hôm 15/4, ông James Cleverly, Ngoại trưởng Anh, đã điện đàm với Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, về vấn đề người di cư Việt Nam tăng vọt.

Báo Công an Nhân dân đưa tin về buổi điện đàm, cho biết hai bên "thường xuyên trao đổi thông tin" và "triển khai có hiệu quả" "Bản ghi nhớ về các vấn đề di cư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Anh" ; "Bản ghi nhớ về về hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán người"…

Ông Tô Lâm tái khẳng định việc "không có nạn nhân mua bán người trực tiếp từ Việt Nam sang Anh, công dân Việt Nam là người bị hại trong hoạt động tội phạm có tổ chức tại Châu Âu".

Báo Telegraph của Anh viết rằng phía Anh đã đạt được một thỏa thuận mới với Việt Nam trong nỗ lực hạn chế dòng người di cư bất hợp pháp từ Việt Nam sang Anh.

Bộ Nội vụ Anh tháng trước đã tung ra một chiến dịch truyền thông mới trên mạng xã hội nêu bật những rủi ro của việc thực hiện hành trình bất hợp pháp như vậy.

Đối thoại Di cư Anh-Việt lần thứ hai sẽ được tổ chức ngày 17/4 tại London.

thuyennhan4

Chương trình Rwanda có gì ?

Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Anh Matthew Rycroft nói với các nghị sĩ rằng chương trình Rwanda, với kinh phí 370 triệu bảng Anh, chỉ được coi là hiệu quả nếu giảm được 1/3 số người nhập cư lậu. Tức là phải ít hơn 10.000 người so với 29.437 vào năm ngoái.

Giới chức Anh cho hay hiện có 40.000 người di cư trái phép đang trong tình trạng "treo". Họ đã bị từ chối đơn xin tỵ nạn. Những người này lẽ ra "đã phải được đưa đến Rwanda".

Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Tim Loughton cảnh báo rằng sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc cho phép những người này ở lại vì chỉ có các chuyến bay hạn chế tới Rwanda.

Dự luật Rwanda cho phép chính phủ Anh đưa người vào Anh trái phép tới Rwanda.

Chính phủ Anh đang cố gắng để dự luật này được thông qua, sau khi Tòa án Tối cao cho rằng kế hoạch này là trái luật.

Rwanda là một nước ở Trung Phi, có biên giới giáp Uganda, Tazania, Burundi và Congo với tổng diện tích hơn 26.000 km2, mật độ khoảng 445 người/km2.

Hồi năm 2022, chính phủ Anh cho biết họ sẽ trả cho chính phủ Rwanda một khoản ban đầu là 120 triệu bảng Anh cho chương trình thử nghiệm tiếp nhận di dân, sau đó sẽ trả thêm các khoản khác.

Nguồn : BBC, 16/04/2024

*******************************

Số người Việt vượt eo biển Manche vào Anh là đông nhất

RFA, 16/04/2024

Số người Việt vượt eo biển Manche để vào Anh trong năm nay là đông nhất so với những sắc dân khác, và lượng người Việt đó ngày càng tăng.

xkld2

Những người vượt eo biển Manche (Channel) vào Anh hôm 10/01/2022 (minh họa) - Reuters

Mạng báo The Telegraph của Anh loan tin ngày 15 tháng tư dẫn số liệu của Chính phủ London cho thấy vào ngày chủ nhật 14 tháng tư có hơn 530 người đến đất Anh. Đây là con số cao nhất đến Anh bất hợp pháp qua eo biển Manche chỉ trong một ngày. Từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng 6.265 người thuộc dạng này đến được Xứ Sương mù; tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng số người Việt Nam vượt eo biển Manche vào Anh trong năm nay tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022 có 505 người và nay lên 1.323 người. Lực lượng Biên phòng Anh báo cáo có những chiếc thuyền nhỏ chở đến 20 người Việt.

Tin cho biết do biện pháp an ninh chặt chẽ hơn đối với các xe tải, cũng như vụ 39 người Việt chết ngạt trong thùng xe đông lạnh hồi năm 2019 khiến nhiều người tránh đi bằng đường bộ mà chuyển sang đường biển vào Anh bằng thuyền nhỏ.

Số lượng người Việt vào Anh bất hợp pháp gia tăng là một lý do mà phát ngôn nhân chính thức của Thủ tướng Anh nêu ra yêu cầu Quốc hội nước này cần thông qua Dự luật Rwanda. Mục đích là “cứu mạng cho những người đang bị các băng nhóm buôn người bóc lột”.

Người Việt nhập cư lậu vào Anh thường do những băng nhóm buôn người đưa đến làm tại những tiệm làm móng tay-móng chân, những trang trại trồng cần sa, những nhà hàng và vào ngành mua bán dâm tại Anh Quốc.

Nguồn : RFA, 16/04/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: BBC tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Read 222 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)