Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Di dân lu Vit, n là chính, vượt bin vào Anh đông nht, làm xu thêm nn cn sa, mi dâm

VOA, 20/04/2024

T đu năm đến nay, con s di dân lu là người Vit đi trên các con thuyn nh, mong manh vượt Eo bin Manche đ vào Anh chiếm s lượng đông hơn bt c nhóm quc tch nào khác, nhiu báo Anh đưa tin trong nhng ngày gn đây.

didan1

Mt thuyn ch di dân lu đi qua Eo bin Manche caajo bờ đất Anh (nh tư liu, 2/10/2023).

The Sun, Daily Mail, The Times và The Daily Telegraph đăng bài trong các ngày t 15-19/4 trích dn các ngun thuc B Ni v Anh và phát biu t người phát ngôn ca th tướng nói rng người Vit đi lu qua con đường nguy him chiếm s lượng nhiu nht, vượt qua c các nhóm người Afghanistan đông nht năm 2023 và Iraq, Iran.

Tuy nhiên, các báo Anh viết rng các ngun tin ti B Ni v không đưa ra con s c th và rng phi đến tháng 5 b mi công b thông tin.

Theo The Sun, Daily Mail, The Times và The Daily Telegraph, con s di dân Vit đi lu vào Anh là 505 người hi năm 2022 nhưng đã tăng hơn gp đôi vào năm ngoái thành 1.323 người và tiếp tc tăng trong nhng tháng đu năm nay.

Còn trong 5 năm t 2018 đến hết năm 2023, d liu ca chính ph Anh cho thy 3.356 người Vit đến Anh bng thuyn nh, đưa Vit Nam vào top 10 nước dn đu các quc gia có di dân bt hp pháp vào Anh bng phương thc nguy him này.

Trong tun l tính đến ngày 19/4, t The Sun và The Times nói rng phn ln nhng di dân lu người Vit là ph n, trái ngược vi xu thế ca các nhóm quc tch khác có ti 3/4 là nam gii.

The Times viết rng s di dân lu người Vit tăng vt được cho là có liên quan đến vic Vit Nam và Hungary ký kết hip đnh mi v visa, giúp người Vit nhp cnh d dàng hơn vào Hungary, nước thành viên ca Vùng Schengen vn cho phép các quc gia thuc Liên hip Châu Âu (EU) được qua li nhau mt cách t do.

Nhng di dân Vit đi lu theo s điu hành ca các băng nhóm ti phm và h thường làm vic trong các quán chăm sóc móng tay chân, tc làm ngh nail, hay trong các tri trng cn sa hoc hành ngh mi dâm, The Sun và Daily Mail cho hay.

H b các nhóm ti phm bóc lt và phi làm vic như nô l đ tr dn các món n mà h đã vay đ trang tri cho hành trình vượt biên t Vit Nam qua các nước Đông Âu như Ba Lan hay Hungary đ đến Anh.

Vit Nam có bãi bin tuyt vi và phong cnh đp, kinh tế tăng trưởng ti 6%, vi nhiu nhà máy ca các hãng ln trên thế gii và được cho là s tr thành mt con h v kinh tế, nhưng vn có nhiu người chưa thoát cnh nghèo đói và b nhng k buôn người d d, la phnh, do đó liên tc có nhiu người bt chp him nguy, k c nguy cơ mt mng, vn đi lu sang Anh, các báo ca nước này viết.

The Sun và Daily Mail phng vn nhng người nm vn đ, trong đó có ông Dan Barcroft thuc Cc Ti phm Quc gia Anh và bà Mimi Vũ, chuyên gia v chng buôn người và nô l hin đi Vit Nam, và h xác nhn rng phn ln nhng người đó ra đi là vì lý do kinh tế.

Bà Mimi Vũ nói vi The Sun và Daily Mail rng nhng tay môi gii đa phương bên Vit Nam thu phí cho hành trình vượt biên có khi lên ti 43.000 Bng Anh/người (hơn 53.000 đô la M, hay hơn 1,3 t đng), trong khi thu nhp bình quân đu người Vit Nam là khong hơn 94 triu đng/năm.

Nhìn chung, các di dân lu không có sn s tin nêu trên nên h phi vay nng lãi và tr thành nn nhân b bóc lt, các báo Anh viết, dn li các chuyên gia.

Hi năm 2019, đã xy ra thm kch trong đó 39 người Vit đi lu b thit mng trong mt thùng xe ti đông lnh Essex, Anh, nhưng s kin đau lòng này không h làm gim làn sóng vượt biên trái phép.

Hôm 17/4, như VOA đã đưa tin, Anh và Vit Nam ký tha thun nhm tăng cường hp tác gii quyết vn đ di cư bt hp pháp và ngăn chn người Vit mo him tính mng khi vượt Eo bin Manche đ vào Anh.

Mt th trưởng B Ni v Anh chuyên trách phòng chng di cư bt hp pháp nói trong mt thông cáo ca b rng "Tha thun này là mt bước quan trng vi mt đi tác có giá tr nhm đm bo chúng tôi n lc hết mình đ chm dt s bóc lt ca các băng nhóm buôn người và cu mng [các nn nhân]".

Nguồn : VOA, 20/04/2024

***************************

Người Việt vượt biển trái phép vào Anh ‘nhiều nhất’

BBC, 16/04/2024

"Số lượng người di cư Việt Nam vượt biển vào Anh ngày càng tăng", người phát ngôn của Thủ tướng Anh cho biết hôm 14/4, theo Telegraph.

thuyennhan1

Một thuyền cao su chở người di cư trái phép vượt eo biển Manche vào Anh hôm 6/3/2024

Ông nói đây là lý do tại sao Dự luật Rwanda của chính phủ cần được quốc hội thông qua càng sớm càng tốt "để cứu mạng sống của những người bị những băng đảng buôn người bóc lột".

Số người Việt Nam vượt eo biển Manche đã tăng gấp đôi năm ngoái, từ 505 năm 2022 lên 1.323 năm 2023.

Theo thống kê, trong số người vượt biển trái phép vào Anh, người Việt đứng đầu về số lượng trong năm 2024.

The Telegraph đưa tin rằng làn sóng này được cho là nguyên nhân chính khiến con số người di cư trái phép vào Anh tăng kỷ lục vào năm nay.

Chỉ riêng hôm Chủ nhật (14/4), 534 người đã vượt biển vào Anh – mức cao nhất tính trong một ngày trong năm nay – nâng con số người vượt biển vào Anh lên 6.265 trong năm 2024, cao hơn 28% cùng thời điểm năm ngoái vào cao hơn 7% so với năm 2022.

Cũng trong ngày 14/4, các nghị sĩ Anh đã phủ quyết bảy thay đổi đối với Dự luật Rwanda do Hạ viện đề xuất.

Việc này khiến dự luật được gửi trở lại Hạ viện nơi Công đảng và các thành viên độc lập của Hạ viện sẽ tiếp tục một nỗ lực mới để Quốc hội thông qua và gửi dự luật tới Thượng viện.

Thảm kịch 39 người không ngăn nổi làn sóng di cư từ Việt Nam

Năm 2019, 39 người Việt đi lậu vào Anh đã chết trong một thùng xe tải đông lạnh ở Essex, trong đó có 31 nam và 8 nữ.

thuyennhan2

39 người Việt tử nạn trong thảm kịch Essex

Tuy nhiên, thảm kịch này không làm làn sóng di cư trái phép giảm xuống.

Ngày càng có nhiều người di cư Việt Nam mạo hiểm vượt eo biển Manche bằng những chiếc thuyền chở tối đa 20 người, thay vì đến Vương quốc Anh bằng đường bộ.

Người di cư Việt Nam thường bị các băng đảng chuyển lậu sang Anh để làm việc bất hợp pháp trong các tiệm nail và nhà hàng. Họ cũng bị phát hiện làm việc trong các đường dây tình dục và trại trồng cần sa.

Đây là lý do tại sao các tay chủ thường thích nhận người di cư đi bằng xe tải hơn so với đường biển – nơi họ có nhiều khả năng bị Tuần duyên Anh bắt giữ.

Một số người vào Châu Âu qua cửa ngõ Serbia hoặc Romania thông qua hộ chiếu lao động, chủ yếu làm những việc lương thấp, trong điều kiện tồi tệ.

Nhiều người ở Việt Nam đã phải trả từ 15.000 đến 20.000 bảng (từ 470 đến 630 triệu đồng) cho các băng đảng buôn người.

Bộ trưởng Tô Lâm nói gì ?

thuyennhan3

Ông Tô Lâm tái khẳng định việc "không có nạn nhân mua bán người trực tiếp từ Việt Nam sang Anh, công dân Việt Nam là người bị hại trong hoạt động tội phạm có tổ chức tại Châu Âu".

Hôm 15/4, ông James Cleverly, Ngoại trưởng Anh, đã điện đàm với Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an Việt Nam, về vấn đề người di cư Việt Nam tăng vọt.

Báo Công an Nhân dân đưa tin về buổi điện đàm, cho biết hai bên "thường xuyên trao đổi thông tin" và "triển khai có hiệu quả" "Bản ghi nhớ về các vấn đề di cư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Anh" ; "Bản ghi nhớ về về hợp tác phòng, chống tội phạm mua bán người"…

Ông Tô Lâm tái khẳng định việc "không có nạn nhân mua bán người trực tiếp từ Việt Nam sang Anh, công dân Việt Nam là người bị hại trong hoạt động tội phạm có tổ chức tại Châu Âu".

Báo Telegraph của Anh viết rằng phía Anh đã đạt được một thỏa thuận mới với Việt Nam trong nỗ lực hạn chế dòng người di cư bất hợp pháp từ Việt Nam sang Anh.

Bộ Nội vụ Anh tháng trước đã tung ra một chiến dịch truyền thông mới trên mạng xã hội nêu bật những rủi ro của việc thực hiện hành trình bất hợp pháp như vậy.

Đối thoại Di cư Anh-Việt lần thứ hai sẽ được tổ chức ngày 17/4 tại London.

thuyennhan4

Chương trình Rwanda có gì ?

Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Anh Matthew Rycroft nói với các nghị sĩ rằng chương trình Rwanda, với kinh phí 370 triệu bảng Anh, chỉ được coi là hiệu quả nếu giảm được 1/3 số người nhập cư lậu. Tức là phải ít hơn 10.000 người so với 29.437 vào năm ngoái.

Giới chức Anh cho hay hiện có 40.000 người di cư trái phép đang trong tình trạng "treo". Họ đã bị từ chối đơn xin tỵ nạn. Những người này lẽ ra "đã phải được đưa đến Rwanda".

Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Tim Loughton cảnh báo rằng sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc cho phép những người này ở lại vì chỉ có các chuyến bay hạn chế tới Rwanda.

Dự luật Rwanda cho phép chính phủ Anh đưa người vào Anh trái phép tới Rwanda.

Chính phủ Anh đang cố gắng để dự luật này được thông qua, sau khi Tòa án Tối cao cho rằng kế hoạch này là trái luật.

Rwanda là một nước ở Trung Phi, có biên giới giáp Uganda, Tazania, Burundi và Congo với tổng diện tích hơn 26.000 km2, mật độ khoảng 445 người/km2.

Hồi năm 2022, chính phủ Anh cho biết họ sẽ trả cho chính phủ Rwanda một khoản ban đầu là 120 triệu bảng Anh cho chương trình thử nghiệm tiếp nhận di dân, sau đó sẽ trả thêm các khoản khác.

Nguồn : BBC, 16/04/2024

*******************************

Số người Việt vượt eo biển Manche vào Anh là đông nhất

RFA, 16/04/2024

Số người Việt vượt eo biển Manche để vào Anh trong năm nay là đông nhất so với những sắc dân khác, và lượng người Việt đó ngày càng tăng.

xkld2

Những người vượt eo biển Manche (Channel) vào Anh hôm 10/01/2022 (minh họa) - Reuters

Mạng báo The Telegraph của Anh loan tin ngày 15 tháng tư dẫn số liệu của Chính phủ London cho thấy vào ngày chủ nhật 14 tháng tư có hơn 530 người đến đất Anh. Đây là con số cao nhất đến Anh bất hợp pháp qua eo biển Manche chỉ trong một ngày. Từ đầu năm đến nay đã có tổng cộng 6.265 người thuộc dạng này đến được Xứ Sương mù; tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng số người Việt Nam vượt eo biển Manche vào Anh trong năm nay tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022 có 505 người và nay lên 1.323 người. Lực lượng Biên phòng Anh báo cáo có những chiếc thuyền nhỏ chở đến 20 người Việt.

Tin cho biết do biện pháp an ninh chặt chẽ hơn đối với các xe tải, cũng như vụ 39 người Việt chết ngạt trong thùng xe đông lạnh hồi năm 2019 khiến nhiều người tránh đi bằng đường bộ mà chuyển sang đường biển vào Anh bằng thuyền nhỏ.

Số lượng người Việt vào Anh bất hợp pháp gia tăng là một lý do mà phát ngôn nhân chính thức của Thủ tướng Anh nêu ra yêu cầu Quốc hội nước này cần thông qua Dự luật Rwanda. Mục đích là “cứu mạng cho những người đang bị các băng nhóm buôn người bóc lột”.

Người Việt nhập cư lậu vào Anh thường do những băng nhóm buôn người đưa đến làm tại những tiệm làm móng tay-móng chân, những trang trại trồng cần sa, những nhà hàng và vào ngành mua bán dâm tại Anh Quốc.

Nguồn : RFA, 16/04/2024

Published in Việt Nam
dimanche, 30 avril 2017 16:46

Ký ức của một thuyền nhân

"Trái bom nổ rất gần làm má hết hồn nên má bỏ chạy", má tôi kể thế khi bà hồi tưởng lại về tính đãng trí của mình giữa cuộc giao tranh. "Chạy chừng 30 thước rồi mới phát hiện là má đang ôm cái gối, chớ không phải ôm con", bà bẽn lẽn khúc khích cười.

kyuc2

Nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhân

Đó là vào khoảng ngày 30 tháng Tư năm 1975, tại Đà Nẵng, một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của chiến tranh Việt Nam.

Tôi thích thú nghe bà kể chuyện. Tôi chưa hề có giây phút nào cảm thấy bị bỏ rơi hay thiếu tình thương của má, nên chuyện má quên ôm tôi theo không làm tôi thắc mắc. Tôi chỉ kinh ngạc khi nghĩ tới má chạy vào vùng bom đạn để cứu đứa con gái mới 2 tháng.

Đây là câu chuyện đầu tiên về đời mình tôi được biết - câu chuyện của một đứa bé kẹt ở khúc quanh lịch sử ; câu chuyện về tình thương vô điều kiện giữa mẹ với con ; và câu chuyện trong giờ phút đất nước đổi chủ, con người trải qua những hệ lụy của chiến tranh.

Tôi đã biết sẽ mất má ngay cả trước khi bà ra đi. Không phải là tôi tiên tri gì. Hồi nào tới giờ, như anh tôi vẫn thường nói, tôi luôn luôn "để ý rất kỹ, nhiều khi tới mức làm người khác khó chịu".

Đó là 10 năm rưỡi sau khi tôi sinh ra đời.

Chúng tôi đang bập bềnh đâu đó ngoài khơi Việt Nam, trên một chiếc thuyền rách nát và quá nhỏ để cưu mang 31 mạng người, quá thiếu an toàn để vượt biển, chứ đừng nói tới mục tiêu đầy tham vọng là đến được nước Mỹ.

Má ôm cơ thể gầy gò và khô cằn của đứa em gái 1 tuổi rưỡi vào lòng, dưới ánh nắng nhiệt đới thiêu đốt. Bà nhìn nó chằm chặp một cách tuyệt vọng, làn da bị nứt nẻ của đứa bé do sức nóng, nước biển và khát.

Má lúc đó đã mất ba đứa con rồi, và tôi thấy bà vuốt ve em tôi nhè nhẹ, dường như mong rằng hơi ấm và sự săn sóc dịu dàng của bà có thể giữ em tôi sống thêm vài phút nữa.

Khi em tôi trút hơi thở cuối cùng, mặt của má tôi chuyển từ một người mẹ bám víu vào niềm hy vọng mong manh, đến một người phụ nữ không còn lý do để sống nữa.

Má có thể nói bằng ánh mắt, và khi bà ngẩng mặt lên từ đứa em lúc đó đã chết để chuyển chầm chậm sang nhìn tôi, cho đến giờ phút này tôi chưa thấy cặp mắt nào buồn như thế, và tôi biết tôi sẽ mất luôn cả má. Tôi khóc dữ dội không kềm được, gần như tới độ bị co giật.

Bề ngoài, có vẻ như tất cả sự khổ đau của tôi là do cái chết của đứa em, nhưng tôi biết mình đang khóc cho cả em lẫn má.

Má luôn luôn là một người kiên cường - dẻo dai tuy trầm lặng - nhưng mặt bà lúc này không còn dấu hiệu kháng cự gì nữa. Con là tất cả, và bị mất bốn đứa con trong mấy ngày, cùng với viễn tượng sẽ mất thêm cả hai đứa con trai và tôi, là điều quá sức chịu đựng của bà.

Anh tôi phát hiện má đã chết trong giấc ngủ hai ngày sau đó. Bà lúc đó bằng tuổi tôi bây giờ. Em trai tôi cũng qua đời đêm đó. Và tôi mừng là má đã không phải chứng kiến cảnh em trai tôi chết.

Ngày 30 tháng Tư với tôi chưa bao giờ có ý nghĩa thắng hay bại.

Nó chỉ tượng trưng cho những cái chết oan uổng, cho những hy vọng và ước mơ bị dập tan.

Có người muốn tôi ủng hộ hay kết án phe này hay phe kia, Việt hay Mỹ.

Tôi không làm thế. Thay vào đó, tôi vững vàng sống trong một thế giới mà tôi không muốn mang chiến tranh đến với ai, và tôi làm những gì trong khả năng của mình để ngăn ngừa các hành động ác độc xảy đến cho người khác.

Đôi khi vì chúng ta đã từng làm nhân chứng cho cái chết, chúng ta trở nên sáng suốt hơn về cuộc sống. Tôi nghĩ điều đó đúng với tôi, và đã được lập lại nhiều lần.

Chúng ta nên vận động cho mọi người trên thế giới này đạt được một mục đích chung - sống một cuộc đời có ý nghĩa. Những gì còn lại chẳng có giá trị bao nhiêu, kể cả tiền bạc, quyền lực và danh vọng.

Nguyễn Uyên (viết bằng tiếng Anh)

Đỗ Nguyên Thắng chuyển ngữ

Nguồn : BBC, 30/04/2017

Bài viết của tác giả Nguyễn Uyên (viết bằng tiếng Anh) đã đăng trên báo Viet Tide, và được Đỗ Nguyên Thắng chuyển ngữ. 

Published in Văn hóa

Dân đổ xô làm giấy tờ đi lao động nước ngoài (RFA, 06/02/2017)

Hàng ngàn người dân ở Nghệ An làm hộ chiếu và giấy thông hành để đi xuất khẩu lao động sau Tết cổ truyền Đinh Dậu.

dan1

Công nhân công ty Formosa trở về nhà sau giờ làm việc hôm 3/12/2015. AFP photo

Báo mạng Tuổi Trẻ Online hôm nay dẫn nguồn tin từ Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Nghệ An tại Thành phố Vinh cho biết những ngày sau Tết Đinh Dậu có bình quân 600 đến 700 người đến làm hộ chiếu và giấy thông hành để đi xuất khẩu lao động.

Tin còn cho biết số lượng người như vừa nêu tăng gấp 3-4 lần so với ngày thường.

Hầu hết những người làm giấy tờ đi xuất khẩu lao động sang Nga, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia…và Lào.

*********************

Ông Trần Đại Quang muốn đào tạo 'công dân toàn cầu' (VOA, 06/02/ 2017)

dan2

'Một công dân toàn cầu là công dân mà quan tâm đến những việc xảy ra không chỉ ở riêng nước mình mà ở tất cả những nước xung quanh... Và có một khái niệm về công bằng, về công lý, và có một trăn trở tới các bất công, những vấn đề xảy ra với những người dân ở nước khác.' (Ảnh minh hoạ)

Mới đây, Chủ tịch Việt Nam đã thúc giục ngành giáo dục "tập trung đào tạo những ‘công dân toàn cầu’". Tuy nhiên, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng cho rằng nỗ lực này sẽ gặp khó khăn lớn do "tư duy phản biện" và "ý kiến khác chiều" không được khuyến khích ở Việt Nam.

Hôm 4/2, khi đến thăm Bộ Giáo dục và Đào tạo ở Hà Nội, Chủ tịch Trần Đại Quang nêu rõ giáo dục và đào tạo "đang trở thành yếu tố quyết định và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia".

Riêng đối với ngành giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Quang đề nghị ngành cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm những "công dân toàn cầu" trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ.

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một thuật ngữ nói về sự thay đổi mạnh mẽ trong đời sống bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu, chế tạo, thực hiện dịch vụ trên nền tảng Internet và các hệ thống trong không gian ảo.

Chủ tịch Việt Nam không nói cụ thể các tiêu chuẩn về công dân toàn cầu là gì. Cũng không có định nghĩa chính thức của một cơ quan nhà nước Việt Nam về điều này.

Nói với VOA từ Việt Nam, Tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang cho rằng "không có lời giải nhất định" về thế nào là "công dân toàn cầu". Ông nêu ra cách nhìn riêng về khái niệm này :

"Một công dân toàn cầu là công dân mà quan tâm đến những việc xảy ra không chỉ ở riêng nước mình mà ở tất cả những nước xung quanh, chuyện ở Syria, chuyện ở Đức, chuyện ở Mỹ. Tìm hiểu xem những cái đấy thì nó có tác động như thế nào tới bản thân cuộc sống của mình. Và có một khái niệm về công bằng, về công lý, và có một trăn trở tới các bất công, những vấn đề xảy ra với những người dân ở nước khác. Tức là không chỉ chăm chú đến miếng cơm manh áo của mình mà còn lưu ý đến số phận của những con người ở các khu vực khác nữa".

Là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng đã xuất bản nhiều cuốn sách, Tiến sĩ Giang nói điều quan trọng hơn đối với một công dân toàn cầu là thái độ sống chứ không phải là các kỹ năng cụ thể như thành thạo ngoại ngữ, máy tính, phân tích, v.v…, dù các kỹ năng đó cũng cần thiết.

Ông nói rõ thêm rằng đó là người ý thức được rằng không phải bản thân lúc nào cũng biết hết, lúc nào cũng đúng. Người đó cũng hiểu được có thể sống trong cuộc sống bằng nhiều cách khác nhau, hiểu sự đa dạng trên thế giới, có sự khoan dung, tôn trọng sự khác biệt và không phán xét những cái khác với bản thân.

Nhận định về nỗ lực của Việt Nam nhằm đào tạo ra các công dân toàn cầu, Tiến sĩ Giang chỉ ra một cản trở to lớn :

"Cái thách thức lớn nhất ở Việt Nam là chúng ta có một hệ thống giáo dục và chính trị không khuyến khích sự đa dạng, không khuyến khích tư duy phản biện, không khuyến khích những cái ý kiến khác chiều. Mà chúng ta đòi hỏi mọi người đều suy nghĩ giống nhau và phải trái, trắng đen rất là rõ ràng, không ai được quyền chất vấn, được quyền phản biện những cái đấy. Cái triết lý đấy trong giáo dục, trong nhà trường, trong gia đình nó là cản trở cho việc hình thành thái độ của công dân toàn cầu".

Mặc dù các điều kiện hiện nay về chính trị, xã hội của Việt Nam gây khó khăn cho việc đào tạo công dân toàn cầu, song Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang cũng nêu ra những yếu tố tác động từ bên ngoài giúp thúc đẩy cho tiến trình này :

"Vì những cái yêu cầu của nền kinh tế, chúng ta không sớm thì muộn bắt buộc phải đi theo hướng khoan dung hơn và hiểu biết hơn. Ví dụ các công ty đa quốc gia sẽ tìm đến những nhân viên, những cán bộ mà có thể làm việc được với nhiều người ở các nước khác nhau trên thế giới và cũng có sự khoan dung với các quốc gia khác. Trở thành công dân toàn cầu sẽ là một nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Đấy cũng sẽ là đòn bẩy giúp chúng ta thoát khỏi tư duy địa phương chủ nghĩa".

Chỉ mới hơn một tháng trước, Chủ tịch Trần Đại Quang cũng đã có những phát ngôn về đào tạo công dân toàn cầu.

Hôm 21/12/2016, tại Hà Nội, ông Quang đã tiếp Giáo sư Carlos Alberto Torres, Giám đốc Chương trình Giáo dục công dân toàn cầu của UNESCO và Đại học California, Los Angeles của Mỹ.

Ông Quang đã đề nghị Giáo sư Carlos Alberto Torres nghiên cứu khả năng triển khai Chương trình Giáo dục công dân toàn cầu của UNESCO tại Việt Nam, kết hợp với giao lưu, trao đổi kiến thức để mang tinh hoa văn hóa của Việt Nam giới thiệu ra thế giới.

*******************

Ba phụ nữ Bình Thuận 'lại vượt biên đến Úc' (BBC, 06/02/2017)

Bas du formulaire

dan3

Tàu cá chở người tỵ nạn Việt ngoài khơi Tây Úc tháng 7/2015

Luật sư của ba phụ nữ Bình Thuận, hai trong số đó đang được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, cho BBC biết họ "lại đang vượt biên đến Úc" và "nếu bị bắt sẽ nhảy xuống biển tự tử chứ không chịu về nước".

Trần Thị Thanh Loan, Trần Thị Lụa và Trần Thị Phúc là người dân thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, từng một lần vượt biên qua Úc, bị trả về Việt Nam 7/2015.

Tháng 9/2016, bà Trần Thị Lụa bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận tuyên phạt 30 tháng tù giam trong phiên phúc thẩm về tội tổ chức vượt biên.

Thời điểm đó, bà Lụa được tin là có chồng đi đánh bắt cá biển bị Indonesia bắt giam.

Trong một phiên tòa khác hồi tháng 4/2016, bà Trần Thị Thanh Loan bị tuyên phạt 36 tháng tù giam trong lúc chồng bà, Hồ Trung Lợi bị phạt 24 tháng tù giam với cùng tội danh.

Cả hai bà Lụa và Loan đều được hoãn chấp hành hình phạt tù đến tháng 7/2017 "vì lý do nuôi con nhỏ và có chồng đi tù", luật sư Võ An Đôn nói với BBC hôm 6/2/2017.

Riêng bà Trần Thị Phúc chỉ bị xử phạt hành chính do "không phải là người tổ chức vượt biên".

Luật sư cho biết thêm : "Hôm 28/1 tức mùng 1 Tết, bà Loan và bag Lụa gọi điện chúc Tết tôi bằng số điện thoại ở Việt Nam".

"Thế nhưng đến sáng 31/1 (mùng 4 Tết), họ gọi cho tôi bằng số điện thoại quốc tế và cho hay đang vượt biên bằng tàu cá và đã qua khỏi lãnh hải Indonesia, tiến vào hải phận nước Úc".

'Hơi bị sốc'

"Đến hôm nay thì tôi chưa có thêm tin tức gì của họ và cũng không rõ họ đang đi cùng với những ai".

"Thoạt nghe thì tôi hơi bị sốc và có nói lại với họ rằng nếu bị phía Úc trả về thì họ sẽ đối mặt với bản án cũ và mới từ 7 đến 10 năm tù".

"Nhưng qua điện thoại, hai bà ấy nói rằng nếu lần vượt biên này chính phủ Úc không nhận mà trả về nước thì họ thề sẽ nhảy xuống biển tự tử, chứ không bao giờ chịu trở về Việt Nam lần thứ hai".

"Tôi thật lòng cầu mong cho ba gia đình họ thượng lộ bình an và sớm đến được bến bờ tự do, thoát khỏi tương lai mờ mịt" Luật sư Đôn trả lời BBC hôm 6/2.

Liên quan đến vụ việc, hồi tháng 8/2016, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói với BBC : "Tôi được biết Chính phủ Úc chỉ phỏng vấn họ ngắn trên tàu của Hải quân Úc và trả họ về. Quan điểm của chúng tôi là như vậy là chưa có quyết định hợp lý về việc họ có nỗi sợ thật sẽ bị truy tố khi quay về".

"Chính phủ Úc nói với chính phủ Việt Nam không trừng phạt những người này vì họ muốn rời khỏi đất nước. Ở Việt Nam, chính phủ đồng ý. Và bây giờ chính phủ Việt Nam đi ngược lại điều đó, họ truy tố những người này và Úc đang ở đâu ? Phía Úc im lặng".

"Chính phủ Úc đã bỏ rơi những người này. Đầu tiên, là trả họ về lại nơi họ có thể gặp nguy hiểm, và thậm chí không theo dõi việc gì đang xảy ra theo cách cơ bản nhất", nhà hoạt động nhân quyền này bình luận.

"Khi chúng tôi nêu vấn đề này với Chính phủ Úc ở Canberra, đề nghị họ đảm bảo chính phủ Việt Nam không trừng phạt những người này. Chính phủ Úc nói với chúng tôi tại sao họ phải bảo vệ những người vận chuyển người lậu. Và họ phủi tay khỏi việc đó".

"Rõ ràng là với thông tin chúng tôi nhận được, những chiếc tàu này được tổ chức theo kiểu cộng đồng truyền thống. Mọi người cùng góp tiền tiền lại và cùng ra đi. Úc nói rằng có nạn chuyển lậu người và đó là hoạt động tội phạm, nhưng điều này hoàn toàn không phải vậy".

*******************

Dân Cồn Sẻ biểu tình đòi đền bù vụ Formosa (BBC, 06/02/2017)

Bas du formulaire

dan4

Người biểu tình giơ cao biểu ngữ trước cửa nhà trưởng thôn Cồn Sẻ - hình từ video clip đăng trên YouTube

Một cuộc biểu tình nổ ra vào trưa hôm 5/2, tức mùng 9 Tết Đinh Dậu, tại xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Một số người dân tuần hành tại thôn Cồn Sẻ, đòi phải cách chức trưởng thôn và phó thôn, đồng thời đòi bồi thường thỏa đáng cho những hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại nặng nề sau thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra.

Trong video clip được lan truyền trên mạng xã hội, người dân dùng loa, đánh trống, hô khẩu hiệu và giơ các biểu ngữ "Chúng tôi sẽ không dừng lại nếu không đền bù thỏa đáng", "Chúng tôi không phải là những con bò ăn cỏ. Đừng mị dân" hay "Yêu cầu đền bù thoả đáng, minh bạch, công khai" trước địa điểm được cho là nhà ông trưởng thôn.

Từ Nhà thờ Cồn Sẻ, linh mục Hoàng Anh Ngợi nói với BBC Tiếng Việt rằng có khoảng 200 đến 300 người tham gia tuần hành, phần lớn là gia đình và người nhà các gia đình chưa nhận bồi thường.

Vì sao biểu tình ?

Được biết ở thôn Cồn Sẻ có 94 hộ nuôi cá, nhưng cán bộ địa phương chỉ bồi thường cho 79 hộ, mỗi hộ được nhận khoảng trên 100 triệu đồng cho cả chủ hộ lẫn các lao động kèm theo.

Theo linh mục Ngợi, ông thôn phó là người trực tiếp làm việc xét bồi thường cho các hộ nuôi cá sau thảm họa Formosa, và người này đã lập hồ sơ tùy tiện "ưng ai thì cho, mà không ưng ai thì thôi", khiến 15 hộ không được đưa vào danh sách bồi thường.

Việc ông thôn phó không giải thích lý do loại một số hộ khỏi danh sách là lý do khiến người dân bức xúc, đòi cách chức trưởng và phó thôn, vị linh mục coi sóc giáo phận Cồn Sẻ cho biết thêm, bởi đây "không phải là lỗi của đảng và chính phủ mà là do một người thôi".

dan5

Người dân Cồn Sẻ dùng loa và trống đi tuần hành trong địa phận giáo xứ

Sau nhiều tháng cá chết một cách bí ẩn, gây giận dữ cho công chúng, chính phủ và một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, Formosa Hà Tĩnh, hồi tháng Năm 2016 đã đạt thỏa thuận bồi thường 500 triệu đô la (tương đương khoảng 11 nghìn tỷ đồng).

Bắt đầu từ hồi tháng Mười, giới chức đã tiến hành bồi thường lần một cho các nạn nhân sự cố cá chết tại bốn tỉnh miền Trung, với mức bồi thường được tính theo mức độ thiệt hại được xác nhận.

Trang tin VietnamNet nói số được chi trong đợt này là 3 nghìn tỷ đồng.

Mới đây, trong những ngày giáp Tết, chính phủ chỉ đạo tạm cấp kinh phí bồi thường đợt hai, với tổng số tiền khoảng gần 1.700 tỷ đồng.

Cồn Sẻ là một trong những nơi chịu hậu quả nặng nề nhất sau thảm họa môi trường biển Formosa.

Hồi tháng 7 năm ngoái, gần 3.000 người dân nơi này đã xuống đường biểu tình ôn hòa yêu cầu chính phủ dừng hoạt động của nhà máy Formosa mà theo họ là 'thủ phạm huỷ diệt môi trường' biển miền Trung.

Thảm họa cá chết hàng loạt đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối trong dân chúng tại nhiều nơi ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

********************

Biểu tình ở Quảng Bình đòi minh bạch tiền bồi thường Formosa (RFA, 06/02/2017)

dan6

Người dân biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm thành phố Hà Nội vào ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Khoảng một ngàn người dân tại làng Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình hôm Chủ nhật 5/2/2017 tập trung biểu tình yêu cầu minh bạch việc bồi thường thiệt hại do thảm họa môi trường biển bởi Formosa xả hóa chất độc hại ra biển hồi tháng 4 năm ngoái.

Tin ghi nhận được cho biết vào lúc 13 giờ trưa hôm qua, ngày 5 tháng 2, khoảng một ngàn người dân biểu tình tại trụ sở thôn và nhà trưởng thôn ở Cồn Sẻ đòi làm rõ vì sao có 94 hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại mà chỉ chính quyền địa phương chỉ bồi thường cho 79 hộ mà thôi. Bên cạnh đó, một số hộ nuôi cá cũng phản ảnh không đồng ý với cách tính bồi thường của chính quyền địa phương về những thiệt hại của họ trong 10 tháng qua.

Những người biểu tình còn yêu cầu cách chức trưởng thôn Cồn Sẻ.

Một người dân địa phương vào tối ngày 6 tháng 2 nói với Đài RFA về vụ biểu tình tại Cồn Sẻ :

‘Bên anh em có tàu thì được bồi thường rồi nhưng so với công lao động thấp quá. Còn dân chừng 1 ngàn lao động thì chưa có".

Sau khi xảy ra thảm họa môi trường, nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh thừa nhận việc thải hóa chất độc hại ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt dọc theo 4 tỉnh bắc Trung bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế.

Nhà máy này chấp nhận yêu cầu của chính phủ Việt Nam bồi thường 500 triệu đô la Mỹ để đền bù cho nạn nhân chịu tác động. Thủ tướng Nguyễn Xuấn Phúc cũng có chỉ thị yêu cầu công tác bồi thường cần được hoàn tất trong năm 2016 ; thế nhưng đến nay vẫn còn nhiều nạn nhân chưa nhận được khoản bồi thường nên xảy ra tình trạng biểu tình đòi hỏi quyền lợi như vừa nêu.

Published in Việt Nam

40 người Việt Nam bị bắt vì vượt biên vào Đài Loan (RFA, 07/01/2017)

vuotbien2

Ảnh chụp màn hình bài báo của thông tấn xã Đài Loan cho thấy cảnh 40 thuyến nhân Việt Nam đang bị lực lượng biên phòng Đài Loan cầm giữ tối 6/1/2017. Screenshot of CNA

40 thuyền nhân Việt Nam cùng với 6 thủy thủ người nước ngoài đã bị chận bắt ngoài khơi bờ biển Nghi Lan tối thứ Sáu 6/1/2017, lực lượng biên phòng Đài Loan cho biết tin này hôm nay.

Thông tấn xã trung ương Đài Loan CNA trích dẫn giới chức biên phòng nước này cho biết, 40 di dân bất hợp pháp từ Việt Nam, gồm 25 nam và 15 nữ, đã được phát hiện trong hầm chiếc tàu đánh cá Đài Loan chỉ cao có 1,2m.

6 người còn lại là thủy thủ của chiếc tàu cá.

Chiếc tàu cá bị chận bắt khi còn cách bờ biển thành phố Nghi Lan phía đông bắc Đài Loan, khoảng 9,2 hải lý ; sau khi biên phòng Đài Loan nhận được tin báo về chiếc thuyền chở di dân lậu.

Cơ quan Biên phòng Đài Loan cho biết, theo lời khai của những thuyền nhân Việt Nam này, để vượt biên đến Đài Loan, họ đã tìm cách sang Trung Quốc bằng đường bộ. Sau đó họ thuê thuyền đánh cá chở sang Đài Loan.

Các thuyền nhân này cũng khai rằng họ phải trả từ 4.000 đôla đến 6.500 đôla mỗi người để được chở sang Đài Loan. Và mỗi chuyến vượt biển như vậy thường kéo dài 4 ngày.

Theo cơ quan biên phòng Đài Loan, đây là vụ bắt giữ thuyền nhân Việt Nam với số lượng lớn nhất từ trước tới nay.

Hiện tất cả 40 thuyền nhân Việt Nam và 6 thủy thủ bị bắt đã được chuyển sang cơ quan công tố Đài Loan để điều tra.

******************

Đài Loan bắt 40 người Việt định vượt biên trái phép (BBC tiếng Việt, 09/01/2017)

Bas du formulaire

vuotbien1

Nhà chức trách bắt một tàu đánh cá với 40 người Việt ở trên đang tìm cách vào Đài Loan bất hợp pháp - Ảnh minh họa - AFP/GETTY IMAGES

Báo chí Đài Loan cho hay nhà chức trách bắt một tàu đánh cá với 40 người Việt ở trên đang tìm cách vào Đài Loan bất hợp pháp.

Sự việc xảy ra đêm 6/1 ở ngoài khơi Nghi Lan, theo báo Taipei Times.

Trên chiếc tàu cá Wun Shun Man số 66 bị bắt hôm 6/1 có tất cả 46 người - 25 đàn ông và 15 phụ nữ Việt Nam, cộng với thuyền trưởng và 5 thuyền viên.

40 người chen chúc trong hầm tàu cao có 1m2.

Theo cơ quan tuần duyên Đài Loan, chiếc tàu này đăng ký ở Cao Hùng, bị bắt cách bờ biển Nghi Lan 17km sau khi giới chức được thông báo về các thuyền nhân bất hợp pháp.

Phó chỉ huy cơ quan tuần duyên phía Bắc Thẩm Đại Vĩ nói với báo chí rằng thuyền trưởng họ là Trần cùng hai thuyền viên người Đài Loan và ba thuyền viên người Indonesia đã bị bắt để điều tra về vi phạm Luật Nhập cư.

Ông Thẩm cũng nói những người này từ Việt Nam sang Trung Quốc rồi lên tàu cá Đài Loan và đã lênh đênh trên biển bốn ngày.

Họ phải trả từ 4.000 tới 6.500 USD mỗi người để vượt biên tới Đài Loan.

Theo ông Thẩm Đại Vĩ, nhiều người Việt hay tìm đường vào Đài Loan bằng cách góp tiền mua thuyền ở Trung Quốc, sau đó khi đã tới Đài Loan họ bỏ lại thuyền ngoài biển.

Đây là con số thuyền nhân bị bắt nhiều nhất ở Đài Loan trong một đợt từ trước tới nay.

Tháng trước, Việt Nam trao bốn nghi phạm trộm cước viễn thông mang quốc tịch Đài Loan cho Trung Quốc, khiến Đài Bắc phản đối.

Published in Việt Nam