Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

08/05/2024

Nhân quyền : vết nám khó tẩy trên khuôn mặt chế độ

RFA tổng hợp

Cựu quản trị viên của Nhật Ký Yêu Nước Phan Tất Thành bị tuyên tám năm tù

RFA, 08/05/2024

Cựu quản trị viên thứ hai của Fanpage Nhật Ký Yêu Nước - một trang mạng xã hội với hơn 800 ngàn người theo dõi chuyên cổ vũ cho tự do dân chủ ở Việt Nam, vừa bị kết án.

nhanquyen8

Nhà hoạt động Phan Tất Thành bị đưa vào phòng xử án ngày 8/5/2024 - Tiền Phong

Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 08/5 tuyên ông Phan Tất Thành tám năm tù giam và ba năm quản chế về tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, do cho rằng nhà hoạt động này đã đăng tải nhiều bài viết có nội dung xâm phạm uy tín của Đảng, Nhà nước và làm dư luận hoang mang.

Bố mẹ của ông Thành được vào phòng xử án để quan sát phiên tòa trong khi em trai Phan Tất Công và một người em họ bị triệu tập đến với vai trò là người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.

Các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam như Tổng lãnh sự quán Đức và Hoa Kỳ đề nghị được cử đại diện đến quan sát phiên tòa nhưng bị từ chối.

Ông Phan Tất Chí cho biết ông rất bức xúc về bản án đã tuyên cho con trai ông, cao hơn mức đề nghị của Viện Kiểm sát thành phố là từ 5 năm đến bảy năm tù giam. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngay sau khi phiên xử kết thúc :

"Một bản án vô lý ! Điều 25 của Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namghi cái gì ? ! Còn phiên tòa ngày hôm nay, bản án ngày hôm nay chà đạp lên hiến pháp, áp bức người dân".

Điều 25, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Nhật Ký Yêu Nước là một diễn đàn xuất hiện từ khoảng năm 2010 cùng với các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về vấn đề biển đảo nhưng từ năm 2021 bị tin tặc đổi tên thành "Văn Toàn", vẫn còn hoạt động cho đến ngày hôm nay. 

Theo cáo trạng, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phát hiện tài khoản Facebook cá nhân tên "Chu Tuấn" và "Văn Toàn" đăng tải, chia sẻ, phát trực tiếp những nội dung bị cho là vi phạm pháp luật nên báo cho Cơ quan An ninh Điều tra của Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Giữa tháng 4/2023, các cơ quan chức năng kiểm tra, trích xuất dữ liệu điện tử từ trang "Văn Toàn" do ông Thành quản trị bằng các tài khoản facebook "Black Aaron", "Chu Tuấn", "Huỳnh Heo", và "Mít Huỳnh" kết quả phát hiện, thu giữ bảy bài viết, hình ảnh với nội dung bị cho là có tính chất tiêu cực, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế- xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Trên thực tế, nội dung bảy bài viết này phản đối Dự luật Đặc khu kinh tế, phản đối độc tài toàn trị, chỉ trích nhiều chính sách kinh tế-xã hội của chế độ, và kêu gọi mọi người bất tuân dân sự.

Ông Thành còn bị cho là đã giao, chia sẻ các danh khoản Facebook cho "Thao Nguyen" soạn thảo, đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc không đúng sự thật để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức nhà nước cho dù cơ quan điều tra không xác định được thông tin nhân thân và lai lịch của người sử dụng danh khoản này.

Ông Phan Tất Chí cho biết trong quá trình xử án, cả Thành và bản bào chữa của hai luật sư Trần Đình Dũng Nguyễn Minh Cảnh đều nói rằng Thành không đăng tải các bài viết trên mà chỉ là người tạo ra các danh khoản Facebook nhưng không sử dụng mà cho một người có biệt danh "Thao Nguyen" sử dụng và đăng tải các bài viết đó.

Trong phiên tòa, Thành cũng tố cáo mình bị đánh đập, tra tấn và ép cung bởi điều tra viên trong quá trình bị tạm giữ và tạm giam.

Tuy nhiên, các lập luận bào chữa không được Thẩm phán chủ tọa phiên tòa Bùi Đức Nam chấp nhận, kể cả việc trang "Văn Toàn" vẫn còn hoạt động và có nhiều bài viết mới sau khi Thành bị bắt giữ.

Ông Chí cho biết trong lời nói cuối cùng, Thành khẳng định mình vô tội và kết quả điều tra có được nhờ ép cung, tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa ngắt lời nói rằng "đây không phải là diễn đàn để bị cáo nói lung tung".

Một ngày trước phiên xử sơ thẩm, bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ra thông cáo báo chí nói rằng việc vận động một cách ôn hòa cho dân chủ và nhân quyền không phải là một tội và kêu gọi Việt Nam bãi bỏ mọi cáo buộc đối với Phan Tất Thành và trả tự do ngay lập tức cho ông cũng như các nhà hoạt động khác bị cầm tù chỉ vì bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa không phù hợp với đường lối của Đảng cộng sản.

"Chính phủ Việt Nam cố gắng tuyên bố rằng họ không giam giữ tù nhân chính trị nào và chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật. Điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam từ chối thừa nhận là Điều 117 của Bộ luật Hình sự là sự vi phạm rõ ràng quyền tự do ngôn luận, một trong những quyền cơ bản nhất được ghi trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã phê chuẩn".

Việt Nam cần bãi bỏ các luật vi phạm nhân quyền thay vì trừng phạt công dân chỉ vì nói lên suy nghĩ và bày tỏ quan điểm của mình, bà nói.

Ông Thành là cựu quản trị viên thứ hai của fanpage Nhật Ký Yêu Nước bị kết án trong hai tháng qua. Ngày 26/3, ông Nguyễn Văn Lâm bị Tòa án tỉnh Tiền Giang tuyên 8 năm tù giam cũng với tội danh theo Điều 117, một điều luật bị cộng đồng quốc tế cho là vi phạm các cam kết quốc tế về nhân quyền của Việt Nam.

Ông cũng là nhà hoạt động thứ tư bị kết án theo Điều 117 kể từ đầu năm đến nay, theo thống kê của RFA.

Nguồn : RFA, 08/05/2024

**************************

Báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc : Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

RFA, 07/05/2024

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho "nguỵ tạo" để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

nhanquyen1

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình trạng của người bảo về nhân quyền. Courtesy of Srdefenders

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

Đây là lần thứ 4 Việt Nam tham gia Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR). Lần thứ ba là vào tháng 1/2019.

Trước phiên kiểm điểm UPR của Việt Nam, một số tổ chức xã hội dân sự quốc tế, bao gồm Việt Tân, Hội Anh em Dân chủ, Phóng viên không Biên giới… tổ chức buổi hội thảo vào ngày 6/5, nhằm kiểm điểm lại tình hình nhân quyền Việt Nam trong 4 năm qua, đồng thời đưa ra các khuyến nghị cho Hà Nội.

Việt Nam đàn áp nhân quyền có hệ thống

Phát biểu trong hội thảo này, Bà Mary Lawlord, Báo cáo viên Đặc biệt về tình trạng của những người bảo vệ nhân quyền nhận định các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực, bao gồm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền của người thiểu số…

"Mặc dù hoạt động ôn hòa nhưng họ phải đối mặt với sự đàn áp có hệ thống, bao gồm bị bắt giữ và giam cầm, bị kết án hình sự bất công, bị quấy nhiễu và đe dọa bởi cảnh sát".

Ngoài ra, bà Mary Lawlord còn bày tỏ sự quan ngại việc chính phủ Việt Nam sử dụng tùy tiện các cáo buộc "nguỵ tạo" để truy tố những người bảo vệ nhân quyền, thường liên quan đến các điều khoản về an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc các cáo buộc trốn thuế :

"Ví dụ như trường hợp của cô Hoàng Thị Minh Hồng. Tôi đã viết thư cho chính phủ Việt Nam hồi năm ngoái về trường hợp của cô và đã không nhận được hồi đáp.

Những người bảo vệ nhân quyền thường bị kết án trong các phiên tòa kín, không được tiếp cận với luật sư của họ. Việc truy tố và xét xử không đúng theo quy trình tố tụng hợp pháp".

Ngoài ra, nhóm làm việc của bà Mary Lawlord còn nhận được nhiều báo cáo về việc Hà Nội ngược đãi và tra tấn các nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ. Một cái tên được và Mary nêu vụ thể là trường hợp của luật gia Đặng Đình Bách, người đang thụ án 5 năm tù giam vì cáo buộc "trốn thuế".

Kể từ năm 2019, bà Mary Lawlord và các cộng sự đã 21 lần liên hệ với chính phủ Việt Nam chất vấn về các hành vi vi phạm nhân quyền, nhung chỉ được hồi đáp 16 lần :

"Nếu các quan chức nhà nước Việt Nam thực sự muốn thúc đẩy nhân quyền theo đúng nghĩa vụ quốc tế của mình, họ cần phải hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền thay vì kết án họ.

Tôi sẽ tiếp tục kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt hành vi đàn áđối với những người bảo vệ nhân quyền và đảm bảo rằng họ có thể thực hiện những công việc hợp pháp của mình mà không bị quấy nhiễu hoặc tấn công bạo lực".

Khuyến nghị dành cho Việt Nam

Các tổ chức nhân quyền nêu trên còn gởi một bản báo cáo  cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nêu rõ các chiến thuật mà chính phủ Việt Nam sử dụng để đàn áp nhân quyền trong 4 năm qua.

Điển hình là sử dụng các điều luật để đàn áp bất đồng chính kiến, bao gồm Điều 109 - Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ; 117 - Làm, tàng trữ, phát tán các tài liệu chống nhà nước ; 331 - Lợi dụng các quyền tự do dân chủ… ; Bỏ tù các nhà báo, blogger, biến Việt Nam trở thành nhà tù lớn thứ ba thế giới đối với các nhà báo và blogger ; Sử dụng Luật An ninh mạng và các nghị định nhằm siết chặt quản lý thông tin ; Tấn công và hack các tài khoản mạng xã hội bị cho là chống nhà nước ; Đàn áp xuyên biên giới ; Ngược đãi tù nhân chính trị trong trại giam….

Cũng trong báo cáo này, các tổ chức nhân quyền nêu lên 11 khuyến nghị dành cho chính phủ Việt Nam, bao gồm : Tham gia Nghị định thư tùy chọn về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) để cho phéỦy ban Nhân quyền tiếp nhận các khiếu nại cá nhân liên quan đến việc chính phủ Việt Nam không đáứng các tiêu chuẩn liên quan đến ICCPR ; Hành động đảm bảo cho một nền tự do báo chí, không bị kiểm duyệt phù hợp với Điều 19 của ICCPR và Điều 25 Hiến pháp Việt Nam ; Trả tự cho cho 39 nhà báo và tất cả các tù nhân chính trị ; Chấm dứt các hành vi quấy rối, đe doạ và bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền ; Xóa bỏ các điều luật mơ hồ như 109, 117 và 331 ; Bỏ quy định của Luật Báo chí 2016 rằng vai trò của báo chí là "tiếng nói của các cơ quan Đảng, Nhà nước" và ngăn cấm công dân thành lập cơ quan báo chí độc lập ; Cho phép đưa tin một cách độc lập ; Giải tán lực lượng 47 ; Đối xử với tù nhân đúng theo Bộ nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam giữ và cuối cùng là yêu cầu bãi bỏ án tử hình.

Ở phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát lần trước vào năm 2019, Việt Nam chấp thuận 241 trong tổng số 291 khuyến nghị mà các quốc gia đưa ra, đạt tỷ lệ gần 83%. Đây được coi là tỷ lệ cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên bị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án về các hành vi đàn áp nhân quyền ngày càng nặng nề và Việt Nam cũng thường xuyên xếp chót ở các bảng xếp hạng về nhân quyền quốc tế.

Nguồn : RFA, 07/05/2024

*******************************

Nhân quyền không có tiếng nói

RFA, 06/05/2024

Tình hình nhân quyền của Việt Nam trong năm 2023 được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá là không có gì thay đổi so với các năm trước đó, trong khi báo cáo của các tổ chức nhân quyền quốc tế tiếp tục nhận định về tình trạng đàn áp nhân quyền ngày càng trầm trọng.

nhanquyen0

Nhân quyền không có tiếng nói - Ảnh minh họa

Các số liệu thống kê mà Đài Á Châu Tự Do (RFA) thu thập được trong năm 2023 cho thấy chính quyền tiếp tục kìm hãm sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, đàn áp người thuộc sắc tộc thiểu số như người Thượng ở Tây Nguyên, người Khmer Krom ở Nam Bộ ; sử dụng các Điều 117 và 331 Bộ Luật hình sự để bắt giam và kết án tù những người cất tiếng nói một cách ôn hoà ; thi hành án tử hình với tù nhân đang kêu oan.

nhanquyen3

Theo Báo cáo Nhân quyền 2023 của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 22/4/2024, tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2023, Việt Nam giam giữ ít nhất 187 người do các hoạt động cổ xúy cho nhân quyền ; trong số này có 162 người bị kết án và 25 người đang bị giam chờ ngày ra tòa.

Các số liệu thống kê được RFA tổng kết trong năm 2023 cho thấy, có ít nhất 39 người đã bị chính quyền bắt giữ trong năm 2023 với các cáo buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, trốn thuế, gây rối trật tự công cộng, chiếm đoạt tài liệu của Chính phủ.

nhanquyen4

Đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên

Rạng sáng ngày 11/6/2023, hai trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk bị một nhóm khoảng 40 người có trang bị súng đạn, dao tấn công. Vụ tấn công đã khiến chín người thiệt mạng, bao gồm bốn công an, hai cán bộ xã và ba người dân.

Một số những nhận định của người Thượng ở nước ngoài và các chuyên gia quốc tế đã từng có nghiên cứu về vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên cho rằng nguyên nhân của vụ nổ súng là do kỳ thị sắc tộc, nghèo đói và bất công. Tuy nhiên, Chính phủ bác bỏ những cáo buộc này và cho rằng những người tấn công bị xúi giục, kích động chia rẽ giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số. Tổ chức FULRO lưu vong của người Thượng bị chính quyền cáo buộc đã kích động người Thượng trong nước, đòi thành lập Nhà nước Đề Ga.

nhanquyen5

Những người tình nghi tham gia vụ tấn công ở Đắk Lắk hôm 11/6/2023 bị bắt giữ. Ảnh : Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động

Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vào ngày 19/1/2024 đã tuyên án tù 100 người Thượng liên quan đến vụ tấn công (trong số này có sáu người đang ở nước ngoài).

Mười người bị kết án chung thân với cáo buộc "chủ mưu". Cụ thể các mức án bao gồm, 53 người bị kết tội "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân", 45 người bị khép tội "khủng bố". Hai tội danh còn lại "tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép", và "che giấu tội phạm". 

Ông Y Quynh Bdap, một trong số sáu người bị xét xử vắng mặt dưới cáo buộc phạm tội "khủng bố", và bị tuyên án 10 năm tù giam, cho đài RFA biết sau khi phiên toà kết thúc :

"Đây là cáo buộc phi lý, họ không đưa ra bằng chứng nào mà lại cáo buộc tôi như vậy. Cái mức án mà họ đưa cho tôi là không đúng. Tôi đâu có tham gia vào vụ này mà họ lại xử tôi với mức án 10 năm".

Áp dụng Điều 331 và Điều 117 Bộ luật Hình sự

Hai Điều 331 và 117 của Bộ luật Hình sự tiếp tục được áp dụng chủ yếu trong các vụ bắt giam và kết án tù những người cất tiếng nói chỉ trích ôn hoà ở trong nước. Số người bị bắt vì hai điều này trong năm 2023 chiếm hơn một nửa tổng số tù nhân lương tâm bị bắt giữ trong năm. Tổng số năm tù của những người bị kết án theo Điều 331 trong năm 2023 là 39 năm, tổng số năm tù theo Điều 117 trong năm 2023 là 49,5 năm.

Số liệu thống kê mà RFA tổng hợp được cho thấy có ít nhất 24 người bị bắt giam trong năm 2023 theo Điều 331 ; 11 người bị kết án theo điều này.

Trong năm 2023, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ít nhất ba người Khmer Krom với cáo buộc vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Người Khmer Krom là một bộ phận của dân tộc Khmer sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam và vẫn duy trì nét văn hóa cũng như tôn giáo đặc trưng của dân tộc Khmer.

Những người này đã bị kết án tù từ ba năm sáu tháng đến bốn năm tù trong các phiên toà vào năm 2024.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 1/4/2024 đã ra thông cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc kết án tù những người Khmer Krom này bao gồm các ông : Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng những người này đã bị bỏ tù "vì cổ vũ một cách ôn hòa cho nhân quyền, bao gồm quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam". 

Điều 331 cũng được sử dụng trong các vụ bắt giữ và kết án tù những người tranh cãi và nói xấu lẫn nhau trên mạng xã hội mà điển hình là vụ đôi co trên mạng xã hội giữa bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, Bình Dương)​​ và nhng người khác t năm 2021 đến năm 2022.

Bà Hằng sau đó đã bị bắt giam trong năm 2022 với cáo buộc vi phạm Điều 331. Trong năm 2023, ba người khác liên quan đến vụ đôi co này cũng bị bắt giữ theo Điều 331 là nhà báo Đặng Thị Hàn Ni, hai luật sư Trần Văn Sĩ và Đặng Anh Quân. 

Trong năm 2023, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ít nhất năm người và truy nã một người với cáo buộc vi phạm Điều 117 Bộ luật Hình sự - "tuyên truyền chống Nhà nước". Bảy người bị kết án tù theo điều này trong năm 2023, trong đó có blogger Nguyễn Lân Thắng của Đài Á Châu Tự Do.

Cả hai Điều 331 và 117 đều bị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là mù mờ và thường được dùng để đàn áp những người bất đồng chính kiến.

nhanquyen6

Blogger Nguyễn Lân Thắng cùng vợ con tham gia cuộc biểu tình chống Formosa năm 2016. Ảnh : FB Nguyễn Lân Thắng

Đàn áp xã hội dân sự

Tiếp nối những vụ bắt giữ và kết án hàng loạt các nhà hoạt động môi trường trong các năm 2021 và 2022, trong năm 2023, chính quyền tiếp tục bắt giữ thêm hai nhà hoạt động môi trường và một người trong tổ chức xã hội dân sự. Đó là bà Hoàng Thị Minh Hồng - sáng lập viên và giám đốc của Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE), bà Ngô Thị Tố Nhiên - Giám đốc điều hành Tổ chức Sáng kiến về chuyển đổi năng lượng Việt Nam (VIETSE), và ông Nguyễn Sơn Lộ - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển (SENA).

Bà Hồng (51 tuổi) vào cùng năm đã bị toà tuyên án ba năm tù về tội trốn thuế. Đây cũng là cáo buộc tương tự được áp dụng cho các nhà hoạt động môi trường khác bị xét xử trước đó.

Vụ bắt giữ bà Hồng và bà Nhiên trong năm 2023 đã đưa tổng số nhà hoạt động môi trường bị Hà Nội bắt giữ trong vòng bốn năm qua lên sáu người.

nhanquyen7

Bà Hoàng Thị Minh Hồng (trái) và bà Ngô Thị Tố Nhiên. Ảnh : CIVICUS, Goethe Institute

Ông Nguyễn Sơn Lộ (sinh năm 1948) bị toà tuyên hai án tổng cộng năm năm tù với cáo buộc tội vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong năm 2023, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội cũng tuyên án 28 tháng tù đối với ông Hoàng Ngọc Giao (sinh năm 1954) - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD). Ông Giao bị cáo buộc tội trốn thuế. 

Án tử hình

Vào sáng ngày 22/9/2023, tử tù Lê Văn Mạnh (sinh năm 1982) bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc bất chấp việc tử tù và gia đình đã kêu oan suốt 18 năm qua về những khuất tất trong việc điều tra vụ án và cáo buộc công an dùng nhục hình.

Việc thi hành án tử hình Lê Văn Mạnh đã khiến dư luận quốc tế chú ý. Báo cáo viên đặc biệt về giết người phi pháp của Liên Hiệp Quốc​​ đã lên án v thi hành án và kêu gi Vit Nam tuân th các cam kết vi quc tế v đảm bo quyn li ca t tù và minh bch trong vic thc hin các án t hình.​​

Trong thông cáo báo chí công bố hôm 2/10, báo cáo viên đặc biệt Morriz Tidball-Binz viết : "tôi quan ngại về việc thi hành án tử hình với Lê Văn Mạnh bất chấp những kêu gọi ân xá vào khi có những nghi ngờ về một phiên tòa công bằng và có những cáo buộc về tra tấn để lấy lời khai được dùng để chống lại anh ta và dẫn đến án tử hình này".

Lê Văn Mạnh là một trong ba trường hợp tử tù kêu oan nhiều năm được dư luận và báo chí chú ý nhất trong các năm qua. Các trường hợp khác bao gồm tử tù Hồ Duy Hải và Ngô Văn Chưởng hiện vẫn chưa bị thi hành án.

Theo báo cáo của Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) về án tử hình công bố năm 2023, Việt Nam đứng thứ tám trong bảng xếp hạng các nước tuyên án tử hình nhiều nhất trong năm 2022 với ít nhất 102 người bị kết án. Năm 2021, nước này đứng thứ bảy với 119 người.​​

Số liệu thống kê mà RFA tổng kết theo báo Nhà nước cho thấy, trong năm 2023, các toà án tại Việt Nam đã tuyên án tử hình ít nhất 248 người.

Các tội thường bị kết án tử hình nhiều nhất là buôn bán, vận chuyển ma tuý ; tội giết người.

Tuy nhiên, số liệu về việc thi hành án tử hình tại Việt Nam vẫn là bí mật quốc gia nên hiện không có thông tin chính thức về số người bị thi hành án tử hình tại Việt Nam trong thời gian qua.

Một bài báo trên báo Thanh Niên năm 2021 trích dẫn số liệu từ Viện trưởng Viện KSND​​ ti cao giai đon 2016 - 2021 cho biết, có 1.644 trường hp đang ch thi hành án t hình.

Chết trong đồn công an

Có ít nhất năm người chết khi bị tạm giữ trong năm 2023, theo số liệu thống kê RFA tổng hợp từ các báo của Nhà nước. RFA đã phỏng vấn người thân của ba nạn nhân và đều được cho biết có những nghi vấn về khả năng người thân của họ có thể đã bị tra tấn dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, công an không thừa nhận có việc tra tấn những người này.

Tình trạng nghi phạm bị chết trong đồn công an đã gây chú ý trong thời gian gần đây khi báo chí và mạng xã hội tại Việt Nam thường loan tải tin và hình ảnh về các vụ việc này. Tuy nhiên rất hiếm trường hợp công an chịu trách nhiệm trong các vụ này phải ra toà và chịu án phạt.

Hồi tháng 1/2023, một trung uý công an tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội dùng nhục hình khiến một bị can tử vong.

Vào tháng 9/2023, một thượng uý cảnh sát hình sự ở tỉnh Bình Thuận bị tước danh hiệu Công an Nhân dân vì có liên quan đến cái chết của một nghi phạm trong đồn công an vào cùng năm.

Hồi tháng 3/2019, Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Việt Nam phải giải trình về vấn đề người dân chết khi bị giam giữ. Đại diện phái đoàn Việt Nam khẳng định phạm nhân cảm thấy "day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình mà dẫn đến bị quan mà tự tử", lý do thứ hai được đại diện Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc biết là do bệnh lý.

Nguồn : RFA, 06/05/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 210 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)