Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

10/05/2024

Tăng gấp đôi tỷ phú, chiêu mộ kiều bào : Đảng cộng sản nhìn cao

VOA - RFA

Vit Nam mun tăng gn gp đôi s t phú cho đến năm 2030

VOA, 10/05/2024

Chính ph Vit Nam đt mc tiêu cho đến năm 2030 nước này s có 10 t phú đô la và 5 doanh nhân được thế gii công nhn thuc hàng quyn lc nht Châu Á, theo mt ngh quyết ca chính ph va được công b hôm 9/5.

nhincao1

T phú Vit Nam Pham Nhat Vuong gp g t phú n Đ Gautam Adani Gujarat

Ngh quyết này đt ra chương trình hành đng ca Chính ph v xây dng và phát huy vai trò ca đi ngũ doanh nhân Vit Nam trong thi k mi theo ch đo ca B Chính tr, trang mng ZNews cho biết.

Ngoài ra, đến năm 2045, nước này cũng đt mc tiêu có các tp đoàn mang tính dn dt chui cung ng giá tr công nghip và nông nghip toàn cu, theo trang mng VnExpress.

Vit Nam hin nay có 6 t phú đô la trong danh sách ca Forbes năm 2024. Như vy đ đt được mc tiêu này, trong vòng 6 năm na, Vit Nam phi có thêm 4 t phú đô la na.

Tuy nhiên, con s t phú này gn như không thay đi gì trong nhng năm qua. Do đó, không rõ Vit Nam s làm cách nào đ có thêm 4 t phú đô la trong vòng 6 năm na.

Ngh quyết ca chính ph cũng nêu ra phương cách đ đt được mc tiêu này, chng hn như nâng cao nhn thc v v trí, vai trò ca đi ngũ doanh nhân trong thc hin mc tiêu phát trin đt nước, ZNews cho biết.

Ngoài ra, chính ph s n lc hoàn thin chính sách, pháp lut đ to môi trường đu tư, kinh doanh thun li, bình đng cho các doanh nghip, cũng theo ZNews.

Mt mc tiêu na mà chính ph đ ra đến năm 2030 là Vit Nam s có ít nht 2 triu doanh nghip, trong đó có các tp đoàn kinh tế mnh, có tim lc, có sc cnh tranh trên th trường trong nước và quc tế và s doanh nghip có giá tr thương hiu cao s tăng 10% mi năm.

Sáu t phú Vit Nam hin nay được Forbes công nhn gm có Ch tch Vingroup Phm Nht Vượng, Ch tch VietJet Air Nguyn Th Phương Tho, Ch tch Hòa Phát Trn Đình Long, Ch tch Techcombank H Hùng Anh, Ch tch Thaco Trn Bá Dương và Ch tch Masan Nguyn Đăng Quang.

Vi khi tài sn ròng tr giá 4,4 t theo ước tính ca Forbes, ông Phm Nht Vượng vn là người giàu nht Vit Nam. Hãng xe hơi VinFast ca ông hin có tham vng vươn ra góp mt trên th trường xe hơi đin thế gii, trong đó có th trường M.

T mt kinh tế tp trung bao cp vn coi gii ch và doanh nhân là thành phn bóc lt, nn kinh tế Vit Nam hin nay là nn kinh tế nhiu thành phn vn da rt nhiu vào đi ngũ doanh nghip tư nhân góp phn to ra vic làm và tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, trong thi gian qua, hàng lot doanh nhân sng s đã b khi t, bt giam v các ti như Vi phm v đu thu, ‘Đưa hi l, Tham ô’, La đo’…, trong đó có ông Trnh Văn Quyết ca tp đoàn FLC, Nguyn Th Thanh Nhàn ca Tp đoàn AIC, Bùi Anh Dũng ca Tp đoàn Tân Hoàng Minh, Trn Quý Thanh ca Tp đoàn Tân Hip Phát, Phan Quc Vit ca Công ty Vit Á và mi đây nht là Nguyn Văn Hu ca Tp đoàn Phúc Sơn và Nguyn Duy Hưng ca Tp đoàn Thun An.

Mt s doanh nghip được cho là sân sau ca các lãnh đo cao cp, chng hn như v Phúc Sơn đã dn đến vic Ch tch nước Võ Văn Thưởng b mt chc, còn v tp đoàn Thun An b v l đã khiến Ch tch Quc hi Vương Đình Hu phi ra đi.

Tuy nhiên, doanh nhân gây chn đng nht là bà Trương M Lan, ch tch Tp đoàn Vn Thnh Phát, vn cũng được cho là mt t phú đô la nhưng rt kín tiếng nên không có tên trong danh sách xếp hng ca Forbes. Bà Lan hôm 11/4 đã b tuyên án t hình trong v án rút rut ngân hàng SCB gây thit hi đến 27 t đô la. Liên quan đến Vn Thnh Phát, hôm 8/5, cu Bí thư Thành y Thành ph H Chí Minh Lê Thanh Hi đã b đ ngh k lut v mt Đng.

Nguồn : VOA, 10/05/2024

******************************

"Dữ liệu kiều bào" : ý đồ và khả năng thực hiện !

RFA, 10/05/2024

Hôm 8/5/2024, tại buổi tọa đàm về vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài nhận định rằng, hiện mạng lưới doanh nhân, trí thức người Việt rất phát triển ở nước ngoài, tiềm lực rất lớn nên cần xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nhân, trí thức, kiều bào. Theo ông Đông, khi biết được thế mạnh của từng nhóm người, lĩnh vực cụ thể thì sẽ phát huy tốt nhất các đóng góp của đội ngũ này đối với sự phát triển đất nước.

nhincao0

Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh Vũ Thị Huỳnh Mai phát biểu tại tọa đàm - Photo : dangcongsan.org.vn

Bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ đề xuất các cơ quan liên quan của trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp mang tính đột phá, trong đó hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng các sáng kiến của chuyên gia, trí thức, doanh nhân ở nước ngoài.

Ông Hoàng Ngọc Diêu hiện ở Úc cho rằng, đây là một suy nghĩ viển vông, khôi hài vì không thể thực hiện được. Ông nhận định :

"Theo tôi nghĩ, đây là trò mở rộng của Nghị quyết 36 thôi chứ không có cái gì mới mẻ hết. Cũng là trò tìm mọi cách thu hút chất xám và thu hút đô la từ nước ngoài về thôi vì bây giờ họ quá kiệt quệ về kinh tế rồi ; rối loạn trong xã hội, sụp đổ trong giáo dục. Về mặt chính trị, họ muốn có người Việt ở nước ngoài về để trấn an cái gọi là tư tưởng, đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Có nghĩa họ muốn cho mọi người nghĩ là chính sách của họ đúng nên kiều bào ở nước ngoài mới trở về, chứ không phải họ thực lòng. Tại vì họ không có biểu hiện gì thực sự, thực lòng trong việc mong muốn người Việt hải ngoại về đóng góp cả. Người Việt về đóng góp đâu phải chỉ đóng góp tiền, đóng góp chất xám ngoan ngoãn theo kiểu họ biểu gì thì nghe nấy đâu.

Đóng góp có nghĩa phải có sự xây dựng, phải có sự phê bình và bên kia phải có sự thay đổi thì mới gọi là đóng góp. Đằng này, ai phê bình, đóng góp mà đụng chạm tới chính quyền là họ bắt, họ nhốt thì làm sao có chuyện nhân tài, trí tuệ từ nước ngoài về ?"

Nghị quyết 36 về "công tác người Việt Nam ở nước ngoài" được Bộ Chính trị đưa ra năm 2004 với mục tiêu là "hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài củng cố địa vị pháp lý vững chắc, phát triển và hòa nhập xã hội sở tại, đồng thời đóng góp tích cực vào thực hiện tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước".

Bà Phương Diên, hiện đang ở Úc thì cho rằng, sở dĩ người Việt không muốn về nước làm ăn vì không tin tưởng vào cách điều hành của những người đang lãnh đạo đất nước. Gia đình bà từng về Việt Nam lập nhà máy sản xuất nước đá nhưng rồi mất tất cả vì chính sách thay đổi liên tục. Bà nói :

"Tại Việt Nam, thủ tục hành chánh quan liêu, lạm quyền, tham nhũng. Chính sách thuế, chính sách lương bổng không rõ ràng như những nước Á Châu khác như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc… Quyền của người lao động, của người chủ không rõ ràng. Thay đổi chính sách liên tục làm cho người Việt ở nước ngoài ngại, nhất là thấy gương của mấy người đi trước. Đã không minh bạch lại quá độc tài thì không có ai tin tưởng đưa thông tin của mình cho một đất nước như vậy. Phải thay đổi những người làm trong chính quyền triệt để mới thu hút được người Việt về nước.

Chừng nào có sự công bằng, bình đẳng trong xã hội thì chúng tôi mới trở về xây dựng đất nước. Cái đảng này họ chỉ muốn quyền lợi cho họ thôi. Họ muốn có thêm quyền lực trong tay. Họ không xây dựng đất nước đâu. Họ chỉ xây dựng đảng của họ thôi".

nhincao2

Ông Trịnh Vĩnh Bình trước Tòa Án Quốc Tế năm 2017. RFA photo

Bà Diên nhắc lại một tấm gương của người đi trước, là chuyện ông Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hà Lan đã đem hơn ba triệu đô la Mỹ về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1987. Đến năm 1999, ông bị tịch thu tài sản và lãnh án 11 năm tù. Ông đã bị tạm giữ 18 tháng và trong khi được tại ngoại, ông Bình đã tìm cách trốn thoát khỏi Việt Nam.

Hôm 3/2/2024, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng có bài viết "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" được truyền thông nhà nước đăng tải.

Ông Trọng trước hết ca ngợi những thành tích đạt được "nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng". Sau cùng, ông Trọng nhắc nhở "các thế lực xấu, thù địch, phản động tiếp tục lợi dụng tình hình này để đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ chúng ta nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta". 

Ông Trần Ngọc Tuấn ở Cộng hòa Czech nêu quan điểm của ông :

"Tôi cho từ xây dựng trong ngoặc kép bởi không loại từ yếu tố an ninh. Nghĩa là họ lấy thông tin để dễ bề kiểm soát những người có tư tưởng không đúng với tư tưởng của họ. Những người này về đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Và ngượi lại, những người có thiện chí thì về Việt Nam làm ăn, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Tôi đã từng gặp những người ở Châu Âu về đầu tư, họ nói cái trở ngại lớn nhất là lề thói làm việc ; là nạn cát cứ. Thủ tục kinh doanh thì không lành mạnh như nạn phong bì, ‘bôi trơn’… Đó là những ngáng trở người Việt về nước làm ăn. Do đó nhiều người có thiện chí cũng không muốn về. Ngay cả làm thiện nguyện cũng phải báo cáo với chính quyền địa phương nên rất nhiều trở ngại".

Cũng trong buổi tọa đàm về vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài hôm 8 tháng 5, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, bà Vũ Thị Huỳnh Mai cho hay, hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 2,8 triệu kiều bào ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng thành phố chưa có dữ liệu về các lĩnh vực mà kiều bào hoạt động và nghề nghiệp của họ. Theo bà Mai, "việc xây dựng phần mềm dữ liệu kiều bào sẽ là động lực để tập hợp kiều bào ở tất các quốc gia, vùng lãnh thổ để có từng nhóm, phát huy được vai trò của họ để hỗ trợ thành phố khi cần". Với mục đích thu hút người Việt Nam ở nước ngoài, một số lãnh đạo có mặt trong buổi tọa đàm hôm 8 tháng 5 vừa qua cho rằng phải xác định vai trò của cộng đồng doanh nhân, trí thức trong kết nối các cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy nêu quan điểm của ông với RFA :

‘Khi làm một cơ sở dữ liệu về kiều bào, chính quyền không nghĩ hoặc không đặt mục tiêu đầu tiên là hỗ trợ kiều bào để giúp họ phát triển bản thân và gia đình trước mà đặt mục tiêu thẳng luôn là tập hợp họ lại để nhờ họ giúp phát triển, hỗ trợ thành phố khi cần.

Chính vì cái tư duy như vậy cho nên thái độ và hành động của chính quyền đối với kiều bào qua bao nhiêu năm vẫn không thể thay đổi. Kiều bào mà cần sự giúp đỡ thì liên lạc với đại sứ quán ở nước ngoài rất khó. Gửi email sẽ không thấy trả lời. Còn gọi điện thoại thì không thấy nhấc máy. Đại sứ quán đúng lý ra nó phải là một nhịp cầu tình cảm thì nó trở thành một nơi duy nhất mà khi cần lắm thì người Việt ở hải ngoại cố nhịn để tới làm cho xong giấy tờ hay một thủ tục nào đó.

Muốn nhận được sự giúp đỡ của kiều bào với thành phố nói riêng và quốc gia nói chung thì chính quyền cần thay đổi cách đối xử với nhân dân nói chung trước, phải khoan dung với các tiếng nói khác biệt, phải tôn trọng những quyền cơ bản của người dân, và phải cải cách để diễn ra một cuộc bầu cử tự do để tạo tính chính danh cho chính quyền".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, khi một chính quyền có tính chính danh, được dân bầu chọn công khai, có tính khoan dung và mở lòng đối với các ý kiến, dù khác biệt, thì người dân ở mọi miền trên khắp quốc gia và trên thế giới sẽ tìm cách giúp đỡ quốc gia và thành phố mà không cần phải kêu gọi họ.

Nguồn : RFA, 10/05/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA, RFA
Read 312 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)