Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

13/06/2024

Một năm sau vụ tấn công ở Đắk Lắk

RFA tiếng Việt

Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Thái Lan không trục xuất nhà hoạt động người Thượng Y Quynh Bdap

RFA, 14/06/2024

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 13/6 ra thông cáo kêu gọi chính phủ Thái Lan trả tự do cho nhà hoạt động người Thượng Y Quynh Bdap và không trục xuất ông về Việt Nam theo yêu cầu của Hà Nội trước nguy cơ ông có thể bị ngồi tù đến 10 với cáo buộc khủng bố.

nhanquyen2

Ông Y Quynh Bdap - Ảnh minh họa

Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ ông Y Quan Bdap hôm 11/6 vừa qua với cáo buộc lưu trú quá hạn trong khi ông này đã ở Thái Lan được sáu năm và được Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế để chờ được tái định cư ở nước thứ ba.

Vụ bắt giữ xảy ra đúng một năm sau vụ tấn công vào hai trụ sở uỷ ban xã ở tỉnh Đắk Lắk khiến chín người thiệt mạng. Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vào ngày 19/1/2023 đã tuyên án tù 100 người Thượng liên quan đến vụ tấn công. Ông Y Quynh Bdap bị tuyên án tù vắng mặt 10 năm với cáo buộc khủng bố.

Ông Y Quynh Bdap đã bác bỏ các cáo buộc mà ông cho là phi lý này.

"Việc trả nhà hoạt động Y Quynh Bdap về Việt Nam sẽ đặt ông vào tình trạng cực kỳ nguy hiểm" - bà Elaine Pearson - Phó giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch - được trích lời trong thông cáo mới của tổ chức này cho biết.

Người đại diện HRW kêu gọi : "Giới chức Thái Lan nên công nhận tình trạng tị nạn của ông Y Quynh Bdap, trả tự do cho ông, và đảm bảo ông không bị nguy hại".

HRW cũng kêu gọi Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin nên từ bỏ cách làm sai của các chính phủ Thái Lan trước kia và đảm bảo nhà hoạt động người Thượng không bị trả về Việt Nam, vì điều này vi phạm luật quốc tế và luật của Thái Lan :

"Thái Lan có nghĩa vụ tuân thủ nguyên tắc luật quốc tế về không gửi trả ; ngăn cấm các quốc gia trả bất cứ ai về nơi mà họ có thể có nguy cơ bị đàn áp, tra tấn, đối xử tàn bạo hoặc đe doạ tới cuộc sống. Nguyên tắc này đã được nêu rõ trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn mà Thái Lan có tham gia" - thống cáo báo chí của HRW nêu rõ.

Ngoài HRW, một số các tổ chức nhân quyền quốc tế khác cũng đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Thái Lan trả tự do cho ông Y Quynh Bdap như tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao Động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA), Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS).

Nguồn : RFA, 14/06/2024

**************************

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

RFA, 13/06/2024

Một số tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Chính phủ Thái Lan không trục xuất ông Y Quynh Bdap về Việt Nam, nơi ông đối diện với mức án tù dài hạn.

nhanquyen1

Ông Y Quynh Bdap trước khi bị Cảnh sát Thái Lan bắt giữ - Fb Y Quynh Buon Dap

Ông Y Quynh Bdap bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ ngày 11/6 với cáo buộc "lưu trú quá hạn" sau sáu năm sống như một người tị nạn chính trị ở nước này và đã được Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế để chờ được tái định cư ở nước thứ ba.

Một tòa án của Việt Nam hồi tháng 1 kết tội vắng mặt ông với mức án 10 năm tù giam vì bị cho là dính líu tới vụ tấn công vào hai trụ sở công quyền ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk một năm trước đây.

Báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc sốc

Bà Mary Lawlor, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về người hoạt động nhân quyền hôm 12/6 bày tỏ trên danh khoản Facebook cá nhân, nói rằng bản thân bị sốc trước vụ bắt giữ ông Y Quynh Bdap ở Bangkok và nguy cơ ông này bị trục xuất về nước. Bà viết :

"Nếu Thái Lan dẫn độ ông ta (Y Quynh Bdap-PV) đến nơi mà ông có thể bị cầm tù, điều này vi phạm các nghĩa vụ trong nước và quốc tế, thì nước này không phù hợp để được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay".

Bà đăng tải nội dung trên kèm đoạn video của ông Y Quynh Bdap tự quay ngày 7/6, trong đó ông khẳng định bản thân và tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ) do ông đồng sáng lập hoạt động một cách ôn hòa bằng cách thu thập thông tin và viết báo cáo vi phạm về tình trạng nhân quyền tại khu vực Tây Nguyên, sau đó gửi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Ông khẳng định chính quyền cộng sản ở Việt Nam xuyên tạc bằng việc cáo buộc ông có tham gia vào cuộc tấn công vào hai trụ sở công quyền ở Cư Kuin, kết án và truy lùng ông suốt từ đó tới nay, với sự trợ giúp của cảnh sát Thái Lan.

Tố cáo nhà chức trách Thái Lan ép buộc nhiều người tị nạn Việt Nam khai ra nơi gia đình ông ẩn náu, ông Y Quynh nói :

"Tôi kêu gọi sự can thiệp từ Liên Hiệp Quốc, các tổ chức NGO (tổ chức phi chính phủ-PV) và chính phủ các nước dân chủ, xin hãy bảo vệ tôi. Đừng để tôi bị bắt và áp giải về Việt Nam, như trường hợp của Trương Duy Nhất và Thái Văn Đường".

Phóng viên hôm 13/6 gọi điện thoại cho Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok để hỏi về trường hợp của ông Y Quynh Bdap nhưng không có người nhấc máy.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích Chính phủ Thái Lan

Sự việc nhà hoạt động nhân quyền người Thượng bị Cảnh sát Hoàng gia bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất về nước khiến nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của Chính phủ Việt Nam.

Ông Phil Robertson, Giám đốc tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates - AHRLA), nói rằng Báo cáo viên đặc biệt Mary Lawlor hoàn toàn đúng khi chỉ trích Chính phủ Thái Lan về vấn đề này bởi vì Bangkok đã thực hiện các thỏa thuận để chuyển giao người tị nạn cho nhiều chính phủ láng giềng hà khắc trong thập niên qua.

Ông nói trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 13/6 :

"Chính phủ Việt Nam có thành tích lâu dài và khủng khiếp trong việc đàn áp nghiêm trọng các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo người Thượng, vì vậy có mối lo ngại thực sự rằng Y Quynh Bdap sẽ phải đối mặt với việc bị bắt, tra tấn khi giam giữ và án tù dài hạn nếu Thái Lan buộc ông trở về Việt Nam.

Trong mọi trường hợp, Thái Lan không nên buộc hồi hương ông để đối mặt với sự ngược đãi như vậy dưới bàn tay của các quan chức thuộc cơ quan an ninh Việt Nam".

Ông cũng kêu gọi các nhà ngoại giao nước ngoài ở Bangkok nhanh chóng can thiệp để đảm bảo ông Y Quynh Bdap không bị trục xuất về nước, thay vào đó cho phép ông tái định cư và tìm kiếm sự bảo vệ ở một nước thứ ba.

Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 13/6 :

"Các cáo buộc khủng bố mà chính quyền Việt Nam đưa ra đối với Y Quynh Bdap rõ ràng là vô căn cứ và bịa đặt và Chính phủ Thái Lan không nên đồng lõa trong việc trấn áp ông Y Quynh Bdap, đó là hành vi vi phạm luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế". 

Ông cho rằng vụ việc này nêu bật xu hướng đàn áp xuyên quốc gia ngày càng tăng của Việt Nam khi các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ​​tìm nơi n náu Thái Lan phi đối mt vi s bt gi, quy ri, giám sát và bo lc th xác, thường có s hp tác ca chính quyn Thái Lan.

"CIVICUS kêu gọi chính quyền Thái Lan ngừng dẫn độ và trả tự do ngay cho nhà bảo vệ nhân quyền Y Quynh Bdap. Chúng tôi cũng kêu gọi UNHCR đảm bảo sự an toàn cho ông và những người bảo vệ nhân quyền khác, những người tị nạn sống trong nỗi sợ hãi bị đàn áp xuyên quốc gia, và xúc tiến việc tái định cư của họ sang một nước thứ ba", ông nói.

Nghị sĩ Thái Lan kêu gọi Chính phủ thận trọng

Ông Kanawee Suebsaeng, Nghị sĩ quốc hội Thái Lan thuộc Đảng Công bằng (Fair Party) hôm 13/6 tổ chức họp báo kêu gọi chính phủ nước này giám sát chặt chẽ việc hồi hương đối với ông Y Quynh Bdap, một công dân Việt Nam.

Bài viết bằng tiếng Thái của cơ quan truyền thông độc lập INN News (do Benar News chuyển ngữ sang tiếng Anh) dẫn lời ông Kanawee cho hay, sự việc của ông Y Quynh phức tạp vì người tị nạn này luôn khẳng định bản thân vô tội và được bảo vệ theo nguyên tắc quốc tế không bị đẩy trả, một thông lệ toàn cầu được áp dụng phổ biến mà không cần bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào.

"Những kẻ tội phạm phải bị trừng phạt, và những người vô tội cũng phải nhận được công lý, nó phải được áp dụng rộng rãi", ông được trích dẫn.

Ông muốn đảm bảo mọi việc được tiến hành theo đúng thủ tục tư pháp, tuy nhiên, ông lo ngại nó có thể trở thành những phán xét phiến diện dựa trên các bằng chứng chọn lọc.

Chính khách này bày tỏ cảm ơn chính phủ Thái Lan đã nhắm mắt làm ngơ cho ông Y Quynh Bdap trong sáu năm qua dù Thái Lan không có luật hỗ trợ người tị nạn.

"Nếu có lỗi thì đó cũng là do quá trình tái định cư ở các nước thứ ba diễn ra cực kỳ chậm, phải mất hai năm để được UNHCR cấp quy chế tị nạn và bốn năm cho một cuộc phỏng vấn tái định cư, chỉ để rồi bị bắt", ông nói và nhấn mạnh "sự chậm trễ này là quá đáng".

Nguồn : RFA, 13/06/2024

***************************

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

RFA, 13/06/2024

Một số tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi Chính phủ Thái Lan không trục xuất ông Y Quynh Bdap về Việt Nam, nơi ông đối diện với mức án tù dài hạn.

nhanquyen3

Ông Y Quynh Bdap trước khi bị Cảnh sát Thái Lan bắt giữ - Fb Y Quynh Buon Dap

Ông Y Quynh Bdap bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ ngày 11/6 với cáo buộc "lưu trú quá hạn" sau sáu năm sống như một người tị nạn chính trị ở nước này và đã được Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế để chờ được tái định cư ở nước thứ ba.

Một tòa án của Việt Nam hồi tháng 1 kết tội vắng mặt ông với mức án 10 năm tù giam vì bị cho là dính líu tới vụ tấn công vào hai trụ sở công quyền ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk một năm trước đây.

Báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc sốc

Bà Mary Lawlor, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về người hoạt động nhân quyền hôm 12/6 bày tỏ trên danh khoản Facebook cá nhân, nói rằng bản thân bị sốc trước vụ bắt giữ ông Y Quynh Bdap ở Bangkok và nguy cơ ông này bị trục xuất về nước. Bà viết :

"Nếu Thái Lan dẫn độ ông ta (Y Quynh Bdap-PV) đến nơi mà ông có thể bị cầm tù, điều này vi phạm các nghĩa vụ trong nước và quốc tế, thì nước này không phù hợp để được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào cuối năm nay".

Bà đăng tải nội dung trên kèm đoạn video của ông Y Quynh Bdap tự quay ngày 7/6, trong đó ông khẳng định bản thân và tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ) do ông đồng sáng lập hoạt động một cách ôn hòa bằng cách thu thập thông tin và viết báo cáo vi phạm về tình trạng nhân quyền tại khu vực Tây Nguyên, sau đó gửi Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Ông khẳng định chính quyền cộng sản ở Việt Nam xuyên tạc bằng việc cáo buộc ông có tham gia vào cuộc tấn công vào hai trụ sở công quyền ở Cư Kuin, kết án và truy lùng ông suốt từ đó tới nay, với sự trợ giúp của cảnh sát Thái Lan.

Tố cáo nhà chức trách Thái Lan ép buộc nhiều người tị nạn Việt Nam khai ra nơi gia đình ông ẩn náu, ông Y Quynh nói :

"Tôi kêu gọi sự can thiệp từ Liên Hiệp Quốc, các tổ chức NGO (tổ chức phi chính phủ-PV) và chính phủ các nước dân chủ, xin hãy bảo vệ tôi. Đừng để tôi bị bắt và áp giải về Việt Nam, như trường hợp của Trương Duy Nhất và Thái Văn Đường".

Phóng viên hôm 13/6 gọi điện thoại cho Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok để hỏi về trường hợp của ông Y Quynh Bdap nhưng không có người nhấc máy.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích Chính phủ Thái Lan

Sự việc nhà hoạt động nhân quyền người Thượng bị Cảnh sát Hoàng gia bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất về nước khiến nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lo ngại về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của Chính phủ Việt Nam.

Ông Phil Robertson, Giám đốc tổ chức Những người vận động Nhân quyền và Lao Động Châu Á (Asia Human Rights and Labor Advocates- AHRLA), nói rằng Báo cáo viên đặc biệt Mary Lawlor hoàn toàn đúng khi chỉ trích Chính phủ Thái Lan về vấn đề này bởi vì Bangkok đã thực hiện các thỏa thuận để chuyển giao người tị nạn cho nhiều chính phủ láng giềng hà khắc trong thập niên qua.

Ông nói trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 13/6 :

"Chính phủ Việt Nam có thành tích lâu dài và khủng khiếp trong việc đàn áp nghiêm trọng các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo người Thượng, vì vậy có mối lo ngại thực sự rằng Y Quynh Bdap sẽ phải đối mặt với việc bị bắt, tra tấn khi giam giữ và án tù dài hạn nếu Thái Lan buộc ông trở về Việt Nam.

Trong mọi trường hợp, Thái Lan không nên buộc hồi hương ông để đối mặt với sự ngược đãi như vậy dưới bàn tay của các quan chức thuộc cơ quan an ninh Việt Nam".

Ông cũng kêu gọi các nhà ngoại giao nước ngoài ở Bangkok nhanh chóng can thiệp để đảm bảo ông Y Quynh Bdap không bị trục xuất về nước, thay vào đó cho phép ông tái định cư và tìm kiếm sự bảo vệ ở một nước thứ ba.

Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 13/6 :

"Các cáo buộc khủng bố mà chính quyền Việt Nam đưa ra đối với Y Quynh Bdap rõ ràng là vô căn cứ và bịa đặt và Chính phủ Thái Lan không nên đồng lõa trong việc trấn áp ông Y Quynh Bdap, đó là hành vi vi phạm luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế". 

Ông cho rằng vụ việc này nêu bật xu hướng đàn áp xuyên quốc gia ngày càng tăng của Việt Nam khi các nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ​​tìm nơi n náu Thái Lan phi đối mt vi s bt gi, quy ri, giám sát và bo lc th xác, thường có s hp tác ca chính quyn Thái Lan.

"CIVICUS kêu gọi chính quyền Thái Lan ngừng dẫn độ và trả tự do ngay cho nhà bảo vệ nhân quyền Y Quynh Bdap. Chúng tôi cũng kêu gọi UNHCR đảm bảo sự an toàn cho ông và những người bảo vệ nhân quyền khác, những người tị nạn sống trong nỗi sợ hãi bị đàn áp xuyên quốc gia, và xúc tiến việc tái định cư của họ sang một nước thứ ba", ông nói.

Nghị sĩ Thái Lan kêu gọi Chính phủ thận trọng

Ông Kanawee Suebsaeng, Nghị sĩ quốc hội Thái Lan thuộc Đảng Công bằng (Fair Party) hôm 13/6 tổ chức họp báo kêu gọi chính phủ nước này giám sát chặt chẽ việc hồi hương đối với ông Y Quynh Bdap, một công dân Việt Nam.

Bài viết bằng tiếng Thái của cơ quan truyền thông độc lập INN News (do Benar News chuyển ngữ sang tiếng Anh) dẫn lời ông Kanawee cho hay, sự việc của ông Y Quynh phức tạp vì người tị nạn này luôn khẳng định bản thân vô tội và được bảo vệ theo nguyên tắc quốc tế không bị đẩy trả, một thông lệ toàn cầu được áp dụng phổ biến mà không cần bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào.

"Những kẻ tội phạm phải bị trừng phạt, và những người vô tội cũng phải nhận được công lý, nó phải được áp dụng rộng rãi", ông được trích dẫn.

Ông muốn đảm bảo mọi việc được tiến hành theo đúng thủ tục tư pháp, tuy nhiên, ông lo ngại nó có thể trở thành những phán xét phiến diện dựa trên các bằng chứng chọn lọc.

Chính khách này bày tỏ cảm ơn chính phủ Thái Lan đã nhắm mắt làm ngơ cho ông Y Quynh Bdap trong sáu năm qua dù Thái Lan không có luật hỗ trợ người tị nạn.

"Nếu có lỗi thì đó cũng là do quá trình tái định cư ở các nước thứ ba diễn ra cực kỳ chậm, phải mất hai năm để được UNHCR cấp quy chế tị nạn và bốn năm cho một cuộc phỏng vấn tái định cư, chỉ để rồi bị bắt", ông nói và nhấn mạnh "sự chậm trễ này là quá đáng".

Nguồn : RFA, 13/06/2024

***************************

Ông Y Quynh Bdap bị bắt ở Thái Lan và có thể bị dẫn độ về nước

Một nhà hoạt động nhân quyền người Thượng đang tị nạn tại Thái Lan bị cảnh sát nước này bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam, nơi ông phải đối diện với bản án 10 năm tù vì bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk.

darlak1

Ông Y Quynh Buon Dap trong trang phục dân tộc trong bức hinh chụp ngày 11/4/2024 - Facebook Y Quynh

Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan bắt giữ ông Y Quynh Bdap (hay còn gọi là Mathew) hôm 11/6, tròn một năm sau vụ hàng chục người Thượng tấn công vào hai trụ sở cơ quan công quyền ở huyện Cư Kuin, Đắk Lắk làm chín người thiệt mạng trong đó có sáu cán bộ và công an, và ít nhất ba người tham gia vụ việc bị bắn chết hoặc tự sát.

Ông Y Phic Hdok, thành viên sáng lập của tổ chức Người Thượng vì Công lý (MSFJ) cùng với ông Y Quynh cho hay, ông nhận được tin nhắn từ ông Y Quynh Bdap thông báo về việc bị cảnh sát bắt giữ ở Bangkok vào ngày 11/6 với vỏn vẹn dòng tin : "Anh đã bị bắt rồi".

Ông Y Phic kêu gọi Chính phủ Thái Lan tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và từ chối yêu cầu dẫn độ trái pháp luật của Việt Nam đối với ông Y Quynh và các thành viên khác của MSFJ. Ông nói với RFA :

"Ông Y Quynh đã được UNHCR công nhận tư cách tị nạn chính trị, nên Thái Lan có nghĩa vụ bảo vệ quyền của ông. Tôi kêu gọi Thái Lan đứng lên bảo vệ các nguyên tắc nhân quyền và pháp quyền, từ chối yêu cầu bất hợp pháp của Việt Nam về việc trả đũa các thành viên MSFJ".

Một phóng viên của RFA ở Thái Lan cho biết theo nguồn tin không chính thức từ Cảnh sát Thái Lan, ông Y Quynh bị bắt giữ vào lúc 9 giờ tối ngày 11/6. Theo nguồn tin này, ông sẽ bị đưa ra tòa xét xử vào ngày hôm sau về cáo buộc "lưu trú quá hạn".

Một đại diện của tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Bangkok không nêu danh tính vì lý do an toàn cho biết, một quan chức ở Cục Quản lý xuất nhập cảnh Thái Lan xác nhận đang xử lý yêu cầu dẫn độ Y Quynh Bdap từ Chính phủ Việt Nam.

Phóng viên gọi điện cho ông Surasak Surinkaew, Phó Tư lệnh Điều tra của Cục xuất nhập cảnh Thái Lan để hỏi về vụ việc, tuy nhiên quan chức này không bắt máy.

Phóng viên gửi email cho Văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc (UNHCR) và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp quốc (OHCHR) ở Bangkok để hỏi thông tin về nhà hoạt động Y Quynh Bdap. Chỉ có UNHCR phản hồi rằng cơ quan này không cung cấp thông tin cá nhân của người tị nạn.

Phóng viên cũng gửi câu hỏi chất vấn tới Bộ Ngoại giao Việt Nam nhưng cũng chưa nhận được ngay phản hồi. Cơ quan này thường không trả lời email của RFA.

Đàn áp xuyên quốc gia

Ngay sau khi ông Y Quynh Bdap bị bắt giữ, ông Christopher MacLeod - một luật sư người Canada chuyên về kiện tụng xuyên biên giới, gửi thư tới Đại sứ Canada tại Thái Lan và Văn phòng UNHCR tại Canada, để thông báo về vụ bắt giữ này.

Theo nội dung thư, luật sư Christopher MacLeod cho biết, ông Y Quynh Bdap được Đại Sứ quán Canada phỏng vấn vào ngày 10/6 liên quan đến yêu cầu tị nạn.

Ông được nhân viên của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) thuộc Liên Hiệp Quốc đưa đến Đại sứ quán Canada để tham dự cuộc phỏng vấn, và chở ông đến một nơi an toàn để chờ quyết định của phía Canada.

Ông bị cảnh sát bắt vào tối hôm sau với cáo buộc "lưu trú quá hạn" trong khi Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Thái Lan trục xuất ông về nước.

Luật sư Christopher MacLeod đề nghị Đại Sứ quán Canada tại Bangkok yêu cầu chính quyền Thái Lan từ chối mọi yêu cầu dẫn độ Y Quynh Bdap về nước, nơi ông bị "vu oan là khủng bố và sẽ gặp nguy hiểm nghiêm trọng nếu bị buộc quay trở lại Việt Nam".

"Tất cả chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước sự đàn áp xuyên quốc gia", vị luật sư nói.

Ông Y Phic Hdok, người từng có thời gian xin tị nạn ở Thái Lan và hiện đang định cư tại Mỹ cho rằng, chính quyền Việt Nam luôn tìm cách bắt giữ ông Y Quynh Bdap và các thành viên khác của MSFJ vì tổ chức này thường xuyên gửi báo cáo về đàn áp tự do tôn giáo ở Tây Nguyên tới LHQ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế.

Do vậy, lợi dụng vụ tấn công bạo lực ở Cư Kuin một năm trước, an ninh Việt Nam gán ghép MSFJ là tổ chức khủng bố để có cớ bắt giữ thành viên của nhóm.

Ông Y Phic cho rằng nếu trục xuất ông Y Quynh Bdap về Việt Nam, Thái Lan sẽ vi phạm các cam kết quốc tế về nhân quyền, tham dự vào đàn áp xuyên biên giới, và không xứng đáng là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ mà quốc gia này đang muốn ứng cử trong khóa tới.

Hồi tháng 11/2023, truyền thông Nhà nước cho biết cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định truy nã đặc biệt đối với ông Y Quynh Bdap với tội danh "khủng bố" theo Điều 229 của Bộ luật hình sự.

Trả lời RFA sau đó, ông Y Quynh Bdap cho rằng, chính quyền đã lợi dụng vụ việc để vu khống nhằm "làm mờ danh tiếng và dập tắt tiếng nói nhân quyền" của ông.

Trong phiên tòa tháng 1/2024, Tòa án nhân dân tỉnh Ðắk Lắk đã xét xử vụ án "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; khủng bố; tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; che giấu tội phạm" và tuyên án vắng mặt ông Y Quynh Bdap mức án 10 năm tù giam.

Nguồn : RFA, 12/06/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 267 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)