Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

16/08/2017

Phúc trình tự do tôn giáo Mỹ 2016 : Việt Nam bị điểm mặt

Tổng hợp

Phúc trình tự do tôn giáo Mỹ : Việt Nam hạn chế các nhóm chưa được công nhận (VOA, 16/08/2017)

Phúc trình Tự do Tôn giáo Vit Nam năm 2016 ca B Ngoi giao Hoa Kỳ công b hôm 15/8 nhn mnh rng chính quyn Hà Ni tiếp tc hn chế sinh hot tôn giáo ca các nhóm tôn giáo chưa được Nhà nước công nhn, nghiêm trng nht là vic chính quyn Qun 2, TP. Hồ Chí Minh cưỡng chế chùa Liên Trì ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht.

tongiao1

Đan viện Thiên An tnh Tha Thiên Huế.

Phúc trình dài 29 trang nói rằng Tng thng, Ngoi trưởng, và Đi s Hoa Kỳ trong các cuc hp vi các quan chức cp cao ca Vit Nam đu kêu gi Vit Nam tăng cường t do tôn giáo hơn na.

Báo cáo của B Ngoi giao M cho biết Quc hi Vit Nam, vào tháng 11/2016, đã thông qua Lut Tôn giáo và Tín ngưỡng, d kiến có hiu lc vào tháng 1/2018. Tuy nhiên, cho đến nay lut này vn đang ch mt ngh đnh và các thông tư hướng dn thc hin.

Bản phúc trình nói rng chính quyn tiếp tc hn chế các hot đng trong lĩnh vc giáo dc và y tế ca các nhóm tôn giáo được công nhn, dù ít nghiêm trng hơn năm trước. Còn đối vi các nhóm tôn giáo chưa có giy chng nhn đăng ký thì các hot đng này rt hn chế.

Vào tháng 6, Ban Tôn giáo Chính phủ công nhn toàn quc đi vi Giáo hi Các Thánh hu Ngày sau ca Chúa Giê su Kytô (Mc Môn).

Vào tháng 9, lần đu tiên k tm 1975, chính quyền cho phép Hc vin Công giáo Vit Nam khai ging khóa Cao hc thn hc thành ph H Chí Minh.

Tuy nhiên, bản phúc trình nói chính quyn đa phương vn còn hn chế nhiu hot đng sinh hot tôn giáo.

Nổi bt nht trong phúc trình t do tôn giáo 2016 là việc chính quyn Qun 2 Thành ph H Chí Minh đã cưỡng chế chùa Liên Trì ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht vào ngày 8/9/2016.

tongiao2

Sinh hoạt ca Nhóm Hòa Ho Thun túy tnh An Giang.

Bn phúc trình cũng nêu trường hp gn 200 nhân viên chính quyn, công an, dân phòng, an ninh thường phc ngày 2/1/2016 đánh đp mt s đan sĩ ca Đan vin Thiên An, tnh Tha Thiên Huế.

Mục sư Tin lành người Thượng Ksor Xiêm huyn Ayun Pa, tnh Gia Lai, bị công an đánh vì không chịu bỏ đạo vào tháng 12/2015 ; sau khi được thả về nhà ông đã chết vì thổ huyết vào đầu năm 2016, bn phúc trình cho biết.

Một trường hp khác là bà Trn Th Thúy, mt tín đ Hòa Ho b giam cm tri An Phước, tnh Bình Dương liên tc b t chi điu tr khi u bướu trong t cung và mt vết thương bng, dù đã yêu cu nhiu ln.

Còn vào ngày 7/5/2016, Linh mục Nguyn Văn Thế b công an mc thường phc hành hung bng dùi cui và gy st sau khi dâng l ti mt mt buôn làng người dân tc thiu s huyn Sơn Dương, tnh Tuyên Quang.

Hoa Kỳ hối thúc chính quyn các cp cho phép tt c các nhóm tôn giáo như Giáo hi Pht giáo Vit Nam Thng nht (UBCV), các hi thánh Tin lành, các nhóm Cao Đài, Hòa Ho đc lp được t do sinh hot và chm dt các hn chế đi vi các nhóm tôn giáo chưa đăng ký.

Hoa Kỳ đồng thi hi thúc Hà Ni gii quyết mt cách ôn hòa các v tranh chp đt đai liên quan đến các t chc tôn giáo.

**********************

Việt Nam phản đối phúc trình tôn giáo của Hoa Kỳ (RFA, 16/08/2017)

Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ cần tôn trọng sự thật về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam sau khi ngoại trưởng Rex Tillerson của Mỹ vào ngày 15 tháng 8 công bố phúc trình thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2016, trong đó có phần về Việt Nam.

tongiao3

Ngoại trưởng Rex Tillerson của Mỹ vào ngày 15 tháng 8 công bố phúc trình thường niên về tự do tôn giáo quốc tế năm 2016. Courtesy STATE DEPARTMENT

Thông tấn xã Việt Nam loan tin cho rằng bản phúc trình của Hoa Kỳ co ghi nhận một số tiến bộ của Việt Nam nhưng vẫn giữ những luận điểm bị cho là ‘cũ, lối mòn cùng những đánh giá không dựa trên thực tế.

*********************

Tình hình tự do tôn giáo Việt Nam trong phúc trình mới của Mỹ (RFA, 15/08/2017)

Phúc trình thường niên 2016 về tự do tôn giáo thế giới, do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thực hiện, phần đề cập đến Việt Nam nói rằng Hà Nội tiếp tục dành quyền kiểm soát, răn đe, trừng phạt, thậm chí triệt hạ những tổ chức tôn giáo không được sự chấp thuận của Nhà nước.

tongiao4

Ngoại trưởng Rex Tillerson, trong một cuộc họp báo. AFP

Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới 2016 được đương kiêm ngoại trưởng Rex Tillerson công bố sáng thứ Ba ngày 15 tháng Tám năm 2017 ở Wahington DC.

Phúc trình về tự do tôn giáo thế giới phần nói về Việt Nam nhấn mạnh rằng hiến pháp Việt Nam qui định tự do tín ngưỡng và tự do thờ phương theo đức tin là quyền mà người dân được hưởng. Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà Nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc.

Phần mở đầu phúc trình về Việt Nam cũng cho thấy Việt Nam vẫn là một quốc gia mà tôn giáo nằm dưới sự chi phối của chính phủ, phải được chính phủ công nhận tư cách pháp nhân và pháp lý thì mới được sinh hoạt.

Tháng Mười Một năm 2016, phúc trình dẫn chứng, quốc hội Việt Nam thông qua Bộ Luật Tôn Giáo, sẽ có hiệu lực áp dụng tháng Giêng 2018, với nhiều điều khoản không thay đổi liên quan đến điều kiện ghi danh của các tổ chức tôn giáo, thời gian chờ được cứu xét, những hình thức xử phạt hành chính đối với cá nhân hay tổ chức nào vi phạm luật tôn giáo của chính phủ, làm phương hại trật tự công công cũng như phá hoại tình đoàn kết dân tộc.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc biệt phần nói về Việt Nam, nêu những vụ việc xảy ra cho các nhà truyền đạo và các tín hữu ở Việt Nam những năm qua, từ tỉnh thành đến thôn quê, từ các tôn giáo lớn như Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo cho đến các tổ chức nhỏ như các nhóm Tin Lành ở vùng sâu vùng xa, đang là đối tượng bị nhà cầm quyền sách nhiễu, cấm đoán.

Những chi tiết điển hình như trường hợp những nhà truyền giáo người H’mong, người Dao, người Thái ở miền Bắc, hoặc ở Tây Nguyên miền Trung như các tín đồ Tin Lành người Ê Đê, Ja Rai, Sedang, M’nong, đã và đang bị nhà cầm quyền đe dọa, buộc phải chối bỏ đức tin của mình.

Hai trường hợp được nêu bật trong phúc trình là mục sư Ksor Xiem thuộc Giáo phái Tin Lành Dega bị cấm ở Việt Nam. Theo tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Người Miền Núi ở Hoa Kỳ, ông Ksor Xiem chết vì bị tra tấn trong tù hồi tháng Mười Hai năm 2015. Người thứ hai, mục sư Nguyễn Công Chính, bị kêu án 11 năm tù vì tôi tuyên truyền và âm mưu lật đổ chính phủ, gia đình vợ con ông ở bên ngoài thường xuyên bị hành hung bị khủng bố.

Sau 6 năm bị cầm tù, mục sư Nguyễn Công Chính cùng gia đình được đưa từ Việt Nam sang Mỹ tháng Bảy vừa qua. Đầu thang Tám, mục sư Nguyễn Công Chính đã có cuộc họp báo để trình bày về trường hợp bị bách hại của ông và của các đạo giáo trong nước.

Phúc trình về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2016 không quên nhắc đến những tôn giáo nhỏ khác với nét văn hóa truyền thống và đặc trưng của người Việt, ít nhiều cũng gặp khó khăn và bị giới hạn như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tư An Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính Giáo vân vân...

Bên cạnh đó, những đạo du nhập từ bên ngoài cũng được nhắc tới là Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo Ba Ni, đạo Mormons hay còn gọi là Mặc Môn.

Với tổng dân số hơn 95 triệu tính đến lúc này, một phần hai trong đó là Phật Giáo, kế đến là Thiên Chúa Giáo, rồi Cao Đài, Hòa Hảo và những tổ chức tôn giáo khác, Việt Nam vẫn là một đất nước mà người dân không được toàn quyền sống trọn vẹn theo đức tin cũng như không được biểu hiện giá trị của lòng tin đó. Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ còn ghi rõ Việt Nam sử dụng Luật Tôn Giáo để gây trở ngại cho cuộc sống cũng như sinh hoạt thờ phượng của những cộng đồng dân tộc thiểu số ở các vùng sâu vùng xa trong nước...

Sau cùng, phúc trình nói rằng Hoa Kỳ luôn khuyến khính cũng như thúc đẩy Việt Nam cải thiện cũng như thăng tiến tình hình tự do tôn giáo của mình. Tự do tôn giáo và tín ngưỡng là quyền phố quát làm nên giá trị của nước Mỹ, vì thế Hoa Kỳ luôn mong muốn làm việc chặc chẻ với Việt Nam, thúc đẩy Hà Nội tôn trọng cũng như phát triển quyền tự do tôn giáo cho người dân của mình.

Thanh Trúc

Quay lại trang chủ
Read 793 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)