Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

18/01/2017

Việt Nam vẫn tha thiết với nhiệt điện than đá

tổng hợp

Việt Nam triển khai thêm dự án nhiệt điện tại Vũng Áng (BBC, 18/01/2017)

Bas du formulaire

nhietdien1

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1

Bộ Công Thương vừa ký thỏa thuận đầu tư dự án một nhà máy nhiệt điện trị giá 2,2 tỉ USD tại Vũng Áng.

Dự án BOT được mô tả là được thảo luận "suốt 8 năm qua" với đối tác phía Nhật Bản là Tập đoàn Mitsubishi.

Nhiệt điện Vũng Áng 2, xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, theo dự kiến sẽ vận hành lần lượt hai tổ máy vào năm 2021 và 2022 và khi đi vào vận hành nhà máy sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu.

Việt Nam nhập khoảng hơn 10 triệu tấn than trong 10 tháng đầu năm 2016, cao gấp nhiều lần so với kế hoạch nhập 3 triệu tấn của Bộ Công Thương trong năm 2016, theo truyền thông trong nước.

Ngoài dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2, được biết Tổng cục Năng lượng đang được Bộ Công Thương giao quản lý và triển khai đàm phán 17 dự án BOT nguồn nhiệt điện khác với tổng công suất khoảng 23.000MW, theo Thời báo Kinh tế Việt Nam.

Báo này cho biết hiện cả nước có khoảng 20 nhà máy nhiệt điện than với lượng tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than mỗi năm, và lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn hàng năm.

Vũng Áng, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Formosa Hà Tĩnh là một số nhà máy được mô tả là đã đi vào vận hành nhưng chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Bộ Công Thương trước đó ban hành danh sách các dự án "có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao" gồm nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng và Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh.

Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các dự án nhiệt điện than là vấn đề Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công thương giải trình vào tháng 11/2016.

***********************

Xây nhà máy điện chạy bằng than ở Vũng Áng (RFA, 18/01/2017)

nhietdien2

Khói được thải ra từ một nhà máy điện chạy bằng than ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc hôm 25/4/2014.AFP photo

Một nhà máy nhiệt điện sử dụng than với tổng vốn đầu tư 2,2 tỷ USD sẽ được xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh. Tin từ Việt Nam ghi nhận hôm 18/1.

Tổng Cục Năng lượng thuộc Bộ Công thương vừa ký thỏa thuận BOT (xây dựng-vận hành-chuyển giao) nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 công suất đợt đầu 1.200MW. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Nhiệt điện Vũng Áng 2 và đối tác nước ngoài Tập đoàn Mitsubishi Nhật Bản. Theo kế hoạch, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 sẽ phát điện vào năm 2021 và sử dụng nguồn than nhập khẩu.

Nhiệt điện chạy bằng than được cho là gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hiện nay trên cả nước có 20 nhà máy điện chạy than đang vận hành với tổng công suất lắp máy hơn 13.000 MW. 20 nhà máy nhiệt điện vừa nói sử dụng khoảng 45 triệu tấn than mỗi năm. Lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15 triệu tấn/năm.

***********************

Mỗi năm hàng chục ngàn người chết do ô nhiễm khí than tại Việt Nam (RFA, 17/01/2017)

khithan0

Quảng Ninh báo động đỏ về ô nhiễm. Ảnh minh họa

Một báo cáo mới được công bố gần đây của Đại học Harvard và tổ chức Greenpeace International cho biết khí thải từ đốt than ở các nước Đông Nam Á sẽ tăng gấp 3 lần từ nay cho đến năm 2030 và khiến hàng chục ngàn người chết mỗi năm trong khu vực, chủ yếu tại các nước Indonesia và Việt Nam.

Thông báo của Greenpeace đưa ra hồi tuần trước cho biết nếu những nhà máy than đang trong kế hoạch được Đài Loan, Nhật Bản và Nam Hàn tiến hành xây dựng theo dự kiến ở khu vực Đông Nam Á thì mỗi năm sẽ có khoảng 70.000 người chết vì ô nhiễm than. Con số này hiện nay được ước tính là 20.000 người.

Việt Nam hiện có nhu cầu về điện năng rất lớn với dự đoán nhu cầu tăng khoảng 13% mỗi năm để đáp ứng mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6,5 đến 7 % trong vòng 4 năm tới. Chính phủ Việt Nam mới đây đã giảm chỉ tiêu điện năng từ các nhà máy nhiệt điện từ 56,5% xuống còn 53,2% tổng lượng điện từ nay đến năm 2030 và bỏ 17 nhà máy điện chạy bằng than cỡ lớn.

Quay lại trang chủ
Read 646 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)