19 thứ trưởng được trung ương luân chuyển giờ ra sao ? (VietnamNet, 10/10/2017)
Trong 19 thứ trưởng và tương đương được trung ương luân chuyển về địa phương, đến nay có 9 người được vào trung ương khóa 12, có người làm bí thư tỉnh ủy, có người giữ chức bộ trưởng.
Tháng 3/2014, Bộ Chính trị luân chuyển, điều động 44 cán bộ trung ương, trong đó có 19 thứ trưởng và tương đương về các địa phương để chuẩn bị nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị ở trung ương nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đến nay, 19 cán bộ này làm gì, ở đâu ?
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị là 1 trong 19 thứ trưởng được trung ương luân chuyển. Ảnh : Phạm Hải
9 ủy viên trung ương
1- Ông Nguyễn Thanh Nghị , ủy viên dự khuyết trung ương khóa 11, Thứ trưởng Bộ Xây dựng được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Sau đó, ông được hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu làm Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020.
Đến đại hội Đảng toàn quốc tháng 1/2016, ông Nghị được bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 12 và trúng cử Đại biểu quốc hội sau đó.
2- Ông Sơn Minh Thắng , Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, ủy viên trung ương khóa 11 được trung ương luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Tại đại hội Đảng toàn quốc tháng 1/2016, ông được bầu làm ủy viên trung ương khóa 12. Đến tháng 5/2016, ông được Bộ Chính trị phân công làm Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho đến nay.
3- Ông Lê Hồng Quang, Phó chánh án TAND Tối cao được trung ương luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang. Sau đó, ông được đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 bầu làm Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy và tại đại hội Đảng toàn quốc được bầu vào trung ương khóa 12.
Tháng 6 vừa qua, ông Quang được điều động giữ chức vụ Phó chánh án TAND Tối cao.
4- Ông Phan Văn Mãi , Bí thư thường trực trung ương Đoàn được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Đến đại hội Đảng bộ tỉnh tháng 11/2015, ông được bầu làm Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy và sau đó được đại hội Đảng toàn quốc bầu vào Ban chấp hành trung ương khóa 12.
5- Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó chủ tịch trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long. Tại đại hội Đảng toàn quốc, bà được bầu vào trung ương khóa 12 và sau đó trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 14.
Hiện bà là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhiệm kỳ 2017 - 2022.
6- Ông Lê Minh Khái, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu. Ông được Đại hội Đảng bộ tỉnh tháng 10/2015 bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Tại đại hội Đảng toàn quốc, ông được bầu vào Ban chấp hành trung ương khóa 12. Sau đó, ông trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 14 và làm trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Bạc Liêu.
7- Ông Trần Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Điện Biên. Sau đó, đại hội Đảng bộ tỉnh bầu ông làm Bí thư Tỉnh ủy. Ông trở thành ủy viên trung ương khóa 12, trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 14 và làm trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Điện Biên.
8- Ông Nguyễn Khắc Định, Phó chủ nhiệm VPCP có tên trong danh sách luân chuyển làm Phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhưng sau đó, ông được rút và tiếp tục ở lại làm Phó chủ nhiệm VPCP.
Tại đại hội Đảng toàn quốc, ông Định được bầu vào Ban chấp hành trung ương. Sau đó ông trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 14 và được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
9- Ông Lê Thành Long, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho đến tháng 9/2015. Tháng 10/2015, Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm ông làm Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Ông được đại hội Đảng toàn quốc bầu vào trung ương khóa 12.
Ngày 9/4/2016, Quốc hội đã bỏ phiếu kín bầu 21 chức danh chủ chốt của Chính phủ và ông Long trở thành Bộ trưởng Tư pháp.
10- Ông Nguyễn Hữu Từ, Phó chánh văn phòng trung ương Đảng được trung ương luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. Tại đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 vào tháng 10/2015, ông tái cử chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy cho đến nay.
11- Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Sau đó bà được Ban Bí thư điều động, chỉ định và giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nhiệm kỳ 2012-2017.
12- Ông Lê Quang Huy, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh tháng 10/2015, ông Huy tái cử chức Phó bí thư Tỉnh ủy cho đến nay.
13- Ông Đặng Thế Vinh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội được luân chuyển về làm Phó bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang. Sau đó ông tái cử chức vụ này và trúng cử Đại biểu quốc hội khóa 14.
14- Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ được luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn. Tháng 10/2015, Thủ tướng quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ cho đến nay.
15- Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn. Ông giữ chức Phó bí thư thường trực cho đến nay.
16- Ông Phạm Gia Túc, Phó chủ tịch VCCI được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ, sau đó tái cử và giữ chức vụ này cho đến nay.
17- Bà Nguyễn Thị Hà, Bí thư trung ương Đoàn được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh. Sau đó, bà được bầu lại vào Ban chấp hành Đảng bộ, tiếp tục giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy cho đến nay.
18- Ông Dương Văn An, Bí thư trung ương Đoàn được luân chuyển giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận. Sau đó, đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 bầu ông tiếp tục giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy cho đến nay.
19- Cùng đợt luân chuyển này, có ông Lê Hồng Sơn , Thứ trưởng Bộ Tư pháp được trung ương giới thiệu giữ chức Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội. Hiện ông Sơn vẫn giữ chức vụ này.
Ngoài ra, còn có một số cán bộ trung ương được luân chuyển trong đợt này được bầu làm ủy viên trung ương khóa 12 như Thiếu tướng Trần Quốc Tỏ hiện là Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên ; ông Nguyễn Đình Khang, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Hà Nam và hiện là Bí thư Tỉnh ủy.
Thu Hằng
*****************
Luân chuyển 19 thứ trưởng, 25 cục trưởng... (Soha, 01/03/2014)
Văn phòng trung ương Đảng ngày 28.2 đã có công văn số 7314-CV/VPTW về chủ trương và quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về luân chuyển cán bộ gần đây.
Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, công văn trên nhằm chuẩn bị một bước về nhân sự lãnh đạo cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị ở trung ương nhiệm kỳ tới, kết hợp việc đào tạo, rèn luyện cán bộ với thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở các địa phương, Bộ Chính trị đã có chủ trương tăng thêm chức danh lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số tỉnh, thành phố để luân chuyển cán bộ.
Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định luân chuyển đợt một gồm 44 người. Trong đó, 25 người giữ chức phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Trong số cán bộ luân chuyển đợt này có 2 người là ủy viên trung ương Đảng, 19 thứ trưởng và tương đương, 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, có 3 cán bộ nữ.
Toàn bộ số cán bộ luân chuyển đợt này đều trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, trong đó có 22 người được quy hoạch chức danh ủy viên Ban Chấp hành trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Công văn cũng cho hay, việc lựa chọn cán bộ luân chuyển lần này được tiến hành chặt chẽ. Ban Bí thư đã giao cho Ban Tổ chức trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan ở trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy cung cấp thông tin, tài liệu, bồi dưỡng những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để giúp cán bộ luân chuyển nhanh chóng nắm tình hình, sớm tiếp cận và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao ở các địa phương.
theo Một thế giới
*****************
Sáp nhập Ủy ban Kiểm tra trung ương với Thanh tra Chính phủ ? (BBC, 09/10/2017)
Một thành viên Hội đồng lý luận trung ương tại Việt Nam cho rằng có thể sáp nhập Ủy ban Kiểm tra trung ương với Thanh tra Chính phủ, trong nỗ lực tinh gọn bộ máy.
Ông Trần Quốc Vượng (trái) đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng - Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
Phát biểu của ông đưa ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang bàn bạc làm sao tổ chức lại bộ máy chính trị.
"Chúng ta phải sắp xếp lại theo hướng sáp nhập những bộ phận có cùng chức năng lại với nhau".
"Ví dụ như Ủy ban Kiểm tra trung ương có thể sáp nhập với Thanh tra Chính phủ ; Ban Tổ chức trung ương có thể nhập với Bộ Nội vụ ; Bộ Kế hoạch Đầu tư có thể gắn với Bộ Tài chính", ông Quốc Dũng nói.
Vai trò Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang nổi bật
Ông nói thêm : "Hay các đảng ủy khối từ trung ương đến tỉnh, thành, các đảng ủy khối doanh nghiệp, khối cơ quan, khối Dân chính đảng, Đảng ủy khối doanh nhiệp tư nhân cũng là tầng nấc trung gian".
"Nếu không có tổ chức này, hoạt động của Đảng vẫn tồn tại và phát triển".
Ông ủng hộ nhất thể hóa bộ máy chức danh giữa Đảng và Nhà nước.
"Ví như, Bí thư giữ chức Chủ tịch một địa phương ; người đứng đầu một đơn vị của Nhà nước phải là Bí thư Đảng ủy của cơ quan ấy. Nhất thể hóa như vậy, một người làm việc của hai người, quyền lực sẽ tập trung hơn và sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước".
Mới đây nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng kêu gọi "cách mạng bộ máy".
Một số 'đại án' được đem ra xử
"Như Bộ Công an, nhiều tổng cục quá, hoàn toàn có thể sắp xếp tổ chức lại. Nếu không sẽ phát sinh tầng nấc trung gian, chồng chéo", ông Phiêu nói.
Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản tuần rồi có bàn về Đề án xây dựng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
******************
Bộ Y Tế không phát hiện cán bộ tham nhũng năm nay (RFA, 09/10/2017)
Thanh tra Bộ Y tế nói rằng trong chín tháng đầu năm nay, trong bộ này không có việc tặng quà sai qui định nhân dịp lễ tết.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - AFP
Đây là một nội dung trong báo cáo của Thanh tra Bộ Y tế gửi lên Thanh tra của Chính phủ.
Tuy vậy bảng báo cáo này cũng nói là việc kê khai tài sản của Bộ này chưa có hiệu quả, vì có các đơn tố cáo, khiếu nại, nhưng chưa có ai bị kiểm tra, để kê khai thu nhập.
Trong thời gian qua đã xảy ra một vụ bê bối có liên quan đến Bộ Y tế, đó là việc Bộ này cấp phép cho một công ty là VN Pharma nhập khẩu dược phẩm thuốc trị ung thư giả vào Việt Nam, mà một người quản lý cao cấp của công ty này lại là người nhà của đương kim Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến.
Ngành y tế cũng bị người dân than phiền vì phải gửi phong bì cho bác sĩ, hộ lý khi đưa người thân đến chữa trị tại các bệnh viện ; nhất là trong trường hợp khẩn cấp.
*****************
Không thuyên chuyển cán bộ bị kỷ luật về trung ương (RFA, 09/10/2017)
Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa đưa ra một quy định mới không cho phép các cán bộ bị kỷ luật được chuyển về trung ương.
Ông Đinh La Thăng, ảnh minh họa chụp trước đây tại Hà Nội. AFP
Qui định mang số 98-QĐ/TW được ông Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, ký ban hành vào ngày 7 tháng 10 vừa qua.
Theo qui định này việc luân chuyển cán bộ kể từ đây sẽ được thực hiện đối với những người làm công việc quản lý và thời gian luân chuyển ít nhất là ba năm.
Qui định này cũng nêu lý do tại sao phải luân chuyển cán bộ quản lý, đó là để tránh các cán bộ quản lý cao cấp là người địa phương, cũng như không để cho họ làm việc tại một địa phương quá lâu.
Các chức vụ sẽ nằm trong việc luân chuyển cán bộ như thế bao gồm : Bí thư tỉnh ủy, huyện ủy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các bộ đứng đầu các cơ quan thanh tra, tài chính, công an, hải quan, thuế vụi cấp tỉnh, cấp huyện.
Trường hợp gần đây nhất cán bộ bị kỷ luật đã được chuyển về trung ương là ông Đinh La Thăng, bị cách chức Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, vào tháng Năm vừa qua và được chuyển về Ban nghiên cứu kinh tế trung ương của Đảng cộng sản.
*****************
Công An Việt Nam dừng bổ nhiệm mới tại nhiều đơn vị (RFA, 09/10/2017)
Hai năm nay ngành không an Việt Nam không tuyển thêm người từ bên ngoài.
Công an chặn đường trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nhằm ngăn cản biểu tình chống Trung Quốc liên quan đến tranh chấp ở biển Đông hôm 1/1/2012. AFP
Tin này được một số đơn vị công an tiết lộ cho báo chí Việt Nam biết.
Theo các nguồn tin thì Bộ Công an Việt Nam đang nghiên cứu một đề án kéo dài trong hai năm về hiệu quả công việc liên quan đến bộ máy nhân sự.
Tin cũng cho biết là có lúc bộ máy công an tăng lên rất nhiều biên chế sau năm 2009.
Hiện nay trung ương đảng cộng sản Việt Nam đang nhóm họp tại Hà Nội, và trong chương trình nghị sự của kỳ họp lần này có bàn đến việc làm sao để bộ máy chính trị Đảng cộng sản cũng như Nhà nước Việt Nam do đảng này độc quyền lãnh đạo được gọn hơn.
Theo thống kê từ Đảng cộng sản Việt Nam, hiện nay có đến 2 triệu năm trăm ngàn người làm việc trong các cơ quan đảng cộng sản và hành chính của chính phủ, chưa kể những người trong lực lượng quân đội và công an.
*****************
Sáp nhập Ủy ban Kiểm tra trung ương với Thanh tra Chính phủ ? (BBC, 09/10/2017)
Một thành viên Hội đồng lý luận trung ương tại Việt Nam cho rằng có thể sáp nhập Ủy ban Kiểm tra trung ương với Thanh tra Chính phủ, trong nỗ lực tinh gọn bộ máy.
3333333333333333
Ông Trần Quốc Vượng (trái) đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quốc Dũng - Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
Phát biểu của ông đưa ra trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đang bàn bạc làm sao tổ chức lại bộ máy chính trị.
"Chúng ta phải sắp xếp lại theo hướng sáp nhập những bộ phận có cùng chức năng lại với nhau".
"Ví dụ như Ủy ban Kiểm tra trung ương có thể sáp nhập với Thanh tra Chính phủ ; Ban Tổ chức trung ương có thể nhập với Bộ Nội vụ ; Bộ Kế hoạch Đầu tư có thể gắn với Bộ Tài chính", ông Quốc Dũng nói.
44444444444444
Vai trò Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang nổi bật
Ông nói thêm : "Hay các đảng ủy khối từ trung ương đến tỉnh, thành, các đảng ủy khối doanh nghiệp, khối cơ quan, khối Dân chính đảng, Đảng ủy khối doanh nhiệp tư nhân cũng là tầng nấc trung gian".
"Nếu không có tổ chức này, hoạt động của Đảng vẫn tồn tại và phát triển".
Ông ủng hộ nhất thể hóa bộ máy chức danh giữa Đảng và Nhà nước.
"Ví như, Bí thư giữ chức Chủ tịch một địa phương ; người đứng đầu một đơn vị của Nhà nước phải là Bí thư Đảng ủy của cơ quan ấy. Nhất thể hóa như vậy, một người làm việc của hai người, quyền lực sẽ tập trung hơn và sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước".
Mới đây nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng kêu gọi "cách mạng bộ máy".
5555555555555
Một số 'đại án' được đem ra xử
"Như Bộ Công an, nhiều tổng cục quá, hoàn toàn có thể sắp xếp tổ chức lại. Nếu không sẽ phát sinh tầng nấc trung gian, chồng chéo", ông Phiêu nói.
Hội nghị trung ương 6 của Đảng Cộng sản tuần rồi có bàn về Đề án xây dựng, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.