Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

09/11/2017

Nhân quyền có trọng lượng nào đối với Donald Trump ?

Tổng hợp

Các nhà tranh đấu không hy vọng nhiều trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Trump ? (VOA, 09/11/2017)

Các nhà tranh đấu cho nhân quyn có nhiu phn ng khác nhau v chuyến thăm Vit Nam ca Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump.

nq1

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump.

Từ Đăk Lăk, Blogger Huỳnh Thc Vy, người ph trách Hi Ph n Nhân quyền Vit Nam nói bà không kỳ vng gì trong chuyến thăm Hà Ni ca ông Trump.

"Không phải ch ln này ông Donald Trump, mt người không quan tâm đến nhân quyn, mà ngay c như ông Obama, thì tôi cũng không kỳ vng gì trong nhng chuyến thăm như vy. Nhng chuyến thăm đó ch mang tín xã giao thôi. Tôi nghĩ là tình hình đa chính tr khu vc Đông Nam Á, c th là vn đ Trung Quc, Bc Hàn, và thế đi đu hay hp tác gia Hoa Kỳ vi Trung Quc thì mi là điu quan trng. Tôi nghĩ chuyến thăm này không có gì quan trọng".

Ngược li, bà Nguyn Th Dương Hà, mt lut sư tranh đu cho nhân quyn Vit Nam, và cũng là v ca nhà bt đng chính kiến Cù Huy Hà Vũ thành ph Chicago, bang Illinois, nói bà trông ch chuyến thăm ca Tng thng Trump s mang li kết qu tích cc liên quan đến hp tác quc phòng gia hai nước Vit Nam và Hoa Kỳ và thúc đy nhân quyn Vit Nam :

"Như đã th hin trong bc thư ca tôi gi cho Tng thng Donald Trump và Phu nhân Melania Trump. Tôi trong ch chuyến thăm ca Tng thng Trump mang lại kết qu tích cc liên quan đến hp tác quc phòng gia hai nước và thúc đy nhân quyn Vit Nam, c th là tăng cường quc phòng theo hướng liên minh quân s nhm chng Trung Quc bành trướng lãnh th Bin Đông và kêu gi chính quyn Vit Nam trả t do ngay lp tc, vô điu kin cho tt c các tù nhân lương tâm, trong đó có hai ph n có con nh là bà Nguyn Ngc Như Quỳnh và bà Trn Th Nga.

n mt tun trước khi ông Donald Trump đt chân đến Vit Nam, lut sư Nguyn Th Dương Hà có viết thư cho Tòa Bạch c "khn thiết đ ngh" Tng thng M và Phu nhân kêu gi chính quyn Vit Nam tr t do cho các tù nhân lương tâm, đt bit "gii cu" hai n tù nhân có con nh là bà Nguyn Ngc Như Quỳnh và bà Trn Th Nga.

Trong bức thư gi nhà nhà lãnh đo Hoa Kỳ, bà Dương Hà viết : " Nếu như vic b tù nhng công dân ch vì h bày t quan đim khác bit vi chính quyn dt khoát là hanh vi xâm phm nhân quyn nghiêm trng, thì vic b tù nhng người m nuôi con nh do h thc hin quyn t do ngôn lun, không nghi ngờ gì na, là hành vi xâm phm nhân quyn nghiêm trng gp trăm ln".

Từ Khánh Hòa, bà Nguyn Th Tuyết Lan, m ca Blogger M Nm, tc Nguyn Ngc Như Quỳnh, người đang b chính quyn Vit Nam giam cm 10 năm tù vì ti "tuyên truyn chng phá nhà nước" nhưng được Đ nht Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump vinh danh "Ph n Can đm Quc tế," nói vi VOA v chuyến thăm Hà Ni ca ông Trump :

"Con gái tôi Nguyễn Ngc Như Quỳnh không phi là tù nhân lương tâm duy nht mà h cáo buc nhng điu rt vô lý. Những điu con tôi nói là nhng điu xy ra thường ngày Vit Nam và con tôi gióng lên tiếng nói cnh báo. Tôi ch mong mun rng không riêng gì Tng thng Donald Trump mà tt c các nhà lãnh đo quc tế đến Vit Nam hãy giúp người dân Vit Nam được bo đm quyn làm người và tr t do, vô điu kin cho tt c nhng người bt đng chính kiến".

Hòa thượng Thích Không Tánh ti thành ph H Chí Minh mong rng Hoa Kỳ nên lưu tâm đến t do tôn giáo Vit Nam và kêu gi ông Trump đng quên nhng tiếng nói b đàn áp ở vùng thôn quê :

"Hội đng Liên tôn và các cng khác mong rng khi thăm Vit Nam lưu tâm đến tình trng vi phm t do tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyn. Chúng tôi mong rng Tng thng Donald Trump nghĩ đến 90 triu người dân Vit Nam, ch đng vì mt đng Cng sn hay gii cm quyn mà b quên đng bào nghèo khó mà còn b đàn áp quê nhà".

Về khía cnh pháp lý, lut sư Nguyn Th Dương Hà rt mong Hoa Kỳ giúp Vit Nam xây dng nhà nước pháp quyn, thượng tôn pháp lut và hy b nhng điu lut phn nhân quyền :

"Chừng nào mà Điu 79, Điu 88, và Điu 258 ca B Lut Hình s còn tn ti thì vn còn tù nhân lương tâm ti Vit Nam. Do đó chính quyn M và Tng thng Donald Trump cn kêu gi chính quyn Vit Nam phi hy b các điu lut phn nhân quyn nói trên. Ngoài ra, Mỹ cn tích cc giúp Vit Nam ci cách pháp lý mnh m đ xây dng nhà nước pháp quyn da trên tam quyn phân lp, vì đó là th chế bo v nhân quyn hiu qu nht".

Vào tháng 9, khi ra điều trn trước U ban Đi ngoi Thượng vin M trước khi nhậm chc đi s ti Vit Nam, ông Daniel Kritenbrink nói vn đ nhân quyn, t do tôn giáo là mt trong các ưu tiên ca ông ti Vit Nam.

Đài truyền hình CNBC trong tun nhn đnh rng Tng thng Trump d kiến s không nêu vn đ nhân quyn trong chuyến thăm Châu Á, trong đó có Vit Nam, thay vào đó, các cuc gp song phương ch tp trung vào an ninh khu vc, thương mi và đu tư.

**********************

20 dân biểu yêu cầu Tổng thống Trump gây áp lực với Hà Nội về nhân quyền (VOA, 09/11/2017)

20 dân biểu Hoa Kỳ hôm 8/11 công b mt bc thư yêu cu Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump thúc ép chính quyn Vit Nam ci thin và tôn trng nhân quyn.

nq2

Phần đu bc thư gi Tng thng Donald Trump, 7/11/2017.

Bức thư ký ngày 7/11 do dân biu Chris Smith, thuộc đng Cng hòa đi din tiu bang New Jersey khi tho nói : "vic tiếp tc mi quan h kinh tế và hp tác chiến lược gia Hoa Kỳ vi Vit Nam s ph thuc vào s tiến b thc cht và mnh m v vn đ nhân quyn".

Các dân biểu Hoa Kỳ cho rng mt chính ph pht l các cam kết quc tế v nhân quyn thì không th nào là mt đi tác đáng tin cy cho các vn đ như Bin Đông hay thương mi.

Bức thư nhn mnh vai trò ca t do phát biu trên mng Internet, t do tôn giáo và yêu cầu Tng thng Trump hi thúc Hà Ni tr t do cho các tù nhân chính tr như Nguyn Ngc Như Quỳnh, Nguyn Văn Đài, Trn Th Nga, Trn Anh Kim, Lê Thanh Tùng.

nq3

Chữ ký mt s dân biu M trong bc thư gi Tổng thống Donald Trump.

Ngoài ra bức thư còn yêu cu nhà lãnh đo Hoa Kỳ lưu ý vic chính quyn Đà Nng, nơi t chức Hi ngh Hp tác Phát trin Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) mà ông Trump tham d, đã cưỡng chế và tch thu đt đai ca các giáo dân Cn Du vào năm 2010, nhưng nay các giáo dân này đã tr thành công dân Hoa Kỳ.

*********************

Thêm thành viên Hội Anh em Dân chủ bị mời làm việc (RFA, 09/11/2017)

Thêm 2 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ là các ông Lê Anh Hùng và Trương Văn Dũng bị công an Hà Nội gửi giấy đòi triệu tập, ghi rõ nội dung buổi làm việc liên quan đến vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

nq4

Bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị bắt : Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển (từ trái qua). Photo : RFA

Cả 2 ông Hùng và Dũng nhận được giấy gọi của công an Hà nội ngày 8 tháng 11, đòi phải trình diện để làm việc với công an lúc 8 giờ sáng ngày hôm nay, mùng 9 tháng 11 năm 2017. Hai ông đều quyết định từ chối, không đến đồn công an làm việc.

Trong thư phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội, ông Lê Anh Hùng cho biết ông không tham gia vào bất cứ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nào cả, do đó ông không có trách nhiệm phải gặp công an.

Ông Trương Văn Dũng, một trong hai người có giấy mời làm việc, vào chiều ngày 9 tháng 11 cho Đài Á Châu Tự Do biết như sau về trường hợp của ông :

"Ngày hôm qua họ đưa giấy triệu tập, thì quan điểm của tôi rất rõ ràng là tôi từ chối tôi không làm việc với họ, cho đến ngày hôm nay tôi cũng đã thực thi điều đó là tôi không đi gặp. Trường hợp chúng tôi quan hệ với Nguyễn Văn Đài, hay bất kể với một ai, đó là quyền của chúng tôi. Đấy là điều chúng tôi khẳng định luôn. Thế còn trường hợp họ dùng từ mời hoặc triệu tập chúng tôi không bao giờ hợp tác với họ, bởi vì sao, vì họ là một chính thể tà quyền chúng tôi đấu tranh cho tổ quốc vì thế chúng tôi không hợp tác với tà quyền, quan điểm tôi rất rõ ràng. Chúng tôi khẳng định chúng tôi cũng không làm điều gì sai trái với pháp luật cả".

Cũng cần nhắc lại trong một năm qua, Hội Anh Em Dân Chủ là một trong những tổ chức bị đàn áp mạnh tay, nhiều thành viên của Hội đã bị bắt giữ, bị truy tố với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, chiếu theo điều 79 Bộ Luật hình sự, hoặc bị ghép vào tội danh tuyên truyền chống nhà nước, dựa theo điều 88 của Bộ Luật hình sự.

Hội Anh Em Dân Chủ được luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và một số người cùng chí hướng đồng thành lập vào tháng Tư năm 2013, với mục đích cổ võ dân chủ, đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do dân sự và chính trị như đã được quy định trong hiến pháp cũng như trong các bản công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết.

Luật sư Đài và người cộng sự là cô Lê Thu Hà bị bắt hồi cuối tháng 12 năm 2015, đến giờ vẫn chưa xét xử. Tháng Bảy năm nay, thêm 4 thành viên của Hội là Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn trội và Nguyễn Bắc Truyển bị chính quyền bắt giam.

Đến ngày 17 tháng Mười vừa qua, công an Hà Tĩnh cũng bắt khẩn cấp một thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ là cô Trần Thị Xuân.

Những vụ đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động cho dân chủ và quyền con người tại Việt Nam đã khiến những tổ chức bảo vệ, tranh đấu cho quyền làm người liên tục lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo của thế giới khi đến Đà Nẵng dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC phải thúc đẩy Hà Nội tôn trọng nhân quyền.

Một trong những lời kêu gọi được đưa ra ngày 9 tháng 11 là thư ngỏ của Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam gửi các lãnh đạo APEC.

Trong thư ngỏ, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban, nhấn mạnh rằng khi có mặt tại Việt Nam để dự APEC, các nhà lãnh đạo nên dùng cơ hội này để gây áp lực, buộc Việt Nam phải ngưng ngay chính sách đàn áp nhân quyền và quyền tự do tín ngưỡng.

Thư ngỏ cũng nhắc đến những nhà hoạt động xã hội đang bị cầm tù hay bị giam giữ, như bà Trần Thị Nga, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, hoặc như nhà tu hành đang bị quản thúc như trường hợp của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

**********************

Nhiều tổ chức lên tiếng về dân chủ ở Việt Nam trước APEC (BBC, 08/11/2017)

Có 17 tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế vừa viết thư chung gửi tới các lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, yêu cầu gây áp lực để chính phủ Việt Nam ngừng các cuộc đàn áp dân chủ.

nq5

17 tổ chức trong nước và quốc tế ký tên trong lá thư yêu cầu các lãnh đạo quốc tế tham gia APEC gây áp lực lên Việt Nam về tình trạng vi phạm nhân quyền

Thư được ký hôm 7/11, chỉ ít hôm sau khi 40 học giả quốc tế lên tiếng yêu cầu trả tự do cho hai nhà hoạt động nữ.

Lá thư viết rằng chính phủ Việt Nam đã tiến hành một cuộc "đàn áp chính trị to lớn đối với quyền biểu đạt ôn hòa" trong năm qua và điều này đi ngược lại với mục tiêu "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung" của Hội nghị APEC năm nay.

"Nếu chính quyền Việt Nam không tuân thủ theo các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế - như các điều khoản từ Công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị và Công ước Chống tra tấn - thì làm sao quý vị có thể tin rằng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các thỏa thuận ký kết tại APEC ?" trong thư có đoạn.

Lá thư kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới "thúc đẩy Việt Nam hãy ngưng ngay cuộc đàn áp" và "tôn trọng các quyền tự do và nhân quyền quốc tế".

"Đồng lòng đoàn kết"

Ông Arthit Suriyawongfuk, thư ký của Hiệp Hội Người dùng mạng Thái Lan (TNN) một trong 17 tổ chức tham gia ký thư, nói với BBC rằng, TNN ký tên vì muốn thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết của giữa các tổ chức đối với tình trạng đàn áp tự do ngôn luận ở Việt Nam.

"Những vụ việc [đàn áp tự ngôn luận] như thế này xảy ra khắp nơi trên thế giới, ở ngay Thái Lan cũng vậy. Nó là mối đe dọa đến tự do thông tin mạng. Quốc gia thì có biên giới, nhưng lý tưởng và thông tin thì nên được tự do truyền đạt".

"Thực tế mà nói, tôi không nghĩ lá thư sẽ nhận được phản hồi thực tế gì. Có vẻ như các quốc gia đang liên kết với nhau để đàn áp giới bất đồng chính kiến. Tuy nhiên đây là một cách nhắc nhở rằng vụ việc như vậy đã diễn ra và các tổ chức hoạt động sẽ tiếp tục lên tiếng," ông Arthit nói.

Trước đó, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và nhiều tổ chức khác cũng đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam thả tự do cho các tù nhân chính trị.

Gần như cùng nội dung với lá thư trên, các tổ chức cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế và đối tác thương mại với Việt Nam phải kêu gọi chính phủ cộng sản ngừng các cuộc đàn áp đối với các nhà phê bình ôn hòa và đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tôn giáo.

nq6

15 vụ bắt giữ tù nhân chính trị mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho là cần phải được chú ý

"Khi cùng nhau chụp những tấm ảnh kỷ niệm và ký kết các hợp đồng thương mại với lãnh đạo của chính phủ độc đảng Việt Nam, các quan chức quốc tế từ các quốc gia trong APEC không nên nhắm mắt trước hơn 100 tù nhân chính trị mà chính những quan chức này bỏ sau hàng song sắt," Giám đốc Ban Châu Á của HRW, Brad Adams viết trong thông cáo ra hôm 3/11.

"Và ngay trong lúc Việt Nam đang đóng vai trò của một chủ nhà thân thiện để chào đón các đại biểu quốc tế, giới chức lại tăng cường các cuộc đàn áp với bất cứ ai dám dũng cảm lên tiếng về nhân quyền và dân chủ," ông Adams viết.

Thực trạng mà Giám đốc HRW nêu có thể được phản ánh rõ qua trường hợp của một trong những nhà hoạt động dân chủ mạnh mẽ nhất ở Việt Nam.

Nhà báo tự do và nhà hoạt động Phạm Đoan Trang cho BBC biết cô vẫn đang phải ẩn trốn trong suốt bốn tháng qua.

"Tôi không thể ở trong căn hộ của tôi ở Hà Nội được nữa, tôi rời khỏi Hà Nội từ đầu tháng Bảy," nhà nữ hoạt động nói.

"Không có chút riêng tư nào, ngay cả trong chính nhà của mình. Tôi cảm thấy có người luôn theo dõi, nghe lén tôi qua điện thoại".

Kể từ đầu năm 2017, 25 nhà hoạt động ôn hòa đã bị truy bắt, giam giữ hoặc trục xuất - một con số kỷ lục.

Tháng 1 :

1. Nguyễn Văn Hóa

2. Nguyễn Văn Oai

3. Trần Thị Nga

Tháng 3 :

4. Vũ Quang Thuận

5. Nguyễn Văn Điền

6. Bùi Hiếu Võ

7. Phan Kim Khánh

Tháng 5 :

8. Bạch Hồng Quyền, bị truy nã

9. Hoàng Đức Bình

10. Thái Văn Dung, bị truy nã

Tháng 6 :

11. Phạm Minh Hoàng, bị tước quốc tịch, trục xuất

12. Bùi Văn Thắm

13. Bùi Văn Trung

Tháng 7 :

14. Trần Văn Hoàng Phúc

15. Lê Đình Lượng

16. Phạm Văn Trội

17. Nguyễn Trung Tôn

18. Trương Minh Đức

19. Nguyễn Bắc Truyển

Tháng 8 :

20. Nguyễn Trung Trực

21. Trần Minh Nhật

Tháng 9 :

22. Nguyễn Văn Túc

23. Nguyễn Viết Dũng

Tháng 10 :

24. Đào Quang Thực

25. Trần Thị Xuân

*********************

Mỹ : Hàng ngàn người Việt có nguy cơ bị trục xuất ? (BBC, 09/11/2017)

Khoảng 8.500 người Việt tại Hoa Kỳ có thể bị bắt, giam giữ và trục xuất về Việt Nam, các tổ chức hoạt động vì cộng đồng tại Hoa Kỳ cho biết.

nq7

Cộng đồng hoạt động dân quyền ở Hoa Kỳ diễu hành kêu gọi ngừng trục xuất dân nhập cư Châu Á

Các tổ chức bắt đầu lo ngại khi có thông tin trong vài tháng gần đây, nhiều người đột nhiên bị bắt, giam giữ, điều chuyển và bị thẩm vấn để trục xuất về Việt Nam.

Con số người bị bắt giữ đã lên đến mức kỷ lục, NBC News dẫn lời bà Đinh Quyên, Chủ tịch Trung tâm Hành động Hỗ trợ Đông Nam Á (SEARAC).

Các tổ chức hoạt động vì cộng đồng ở Philadelphia, California, New York gần như đồng loạt đưa ra cảnh báo khẩn vào cuối tháng 10.

Gần 9.000 người có thể bị trục xuất

Cảnh báo khẩn của SEARAC hôm 30/10 ghi rằng : "Trong vài tuần gần đây, ICE [Cơ quan Kiểm sát Nhập cư và Hải quan] đã tái bắt giữ một số người Việt đã có lệnh trục xuất mà họ không thể trục xuất trước đây".

Cảnh báo khẩn của SEARAC cho biết tổ chức này phát hiện hồi tháng 9 rằng Hoa Kỳ đã gửi hồ sơ của 95 cá nhân có thể bị trục xuất cho Hà Nội để chính quyền Việt Nam xem xét.

SEARAC cũng ghi nhận các trường hợp lẽ ra không thuộc đối tượng bị trục xuất nhưng vẫn bị bắt giữ trong thời gian vừa qua.

nq8

Thông tin cảnh báo cho người Việt tại Hoa Kỳ

"Từ tháng 10 đến tháng 11, một phái đoàn quan chức Việt Nam sẽ đến Hoa Kỳ để tiến hành các cuộc phỏng vấn ở bang Georgia," cảnh báo ghi thêm.

Cảnh báo kêu gọi cộng đồng chia sẻ rộng rãi và ngay lập tức liên hệ các tổ chức để được nhận hỗ trợ pháp lý.

Đối tượng nào có thể bị trục xuất ?

Theo dữ liệu của Bộ Nội An Hoa Kỳ vào năm 2016, hiện có khoảng 8.560 người Việt có lệnh trục xuất nhưng vẫn sinh sống tại Mỹ. Lí do là vì từ sau chiến tranh, Việt Nam luôn từ chối tiếp nhận những người Việt bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.

Theo Biên bản Ghi nhớ được hai nước ký hồi 2008, Hà Nội chỉ chính thức đồng ý tiếp nhận các cá nhân gốc Việt đến Hoa Kỳ sau năm 1995 - là năm hai nước bình thường hóa quan hệ.

nq9

Không phải lần đầu tiên bị ép trở về : Một người phụ nữ phải bị kéo đi trong khi những người khác thì ngồi lỳ trên thang nối máy bay. Đây là nhóm 100 người Việt bị trục xuất khỏi Hongkong sau khi Anh Quốc và Việt Nam ký thỏa thuận năm 1995.

Từ 1998 đến 2016, đã có khoảng 624 người Việt bị đưa về Việt Nam, theo thông tin chính thức của Bộ Nội An.

"Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, Hoa Kỳ luôn nỗ lực tìm cách trục xuất càng nhiều người càng tốt," ông Huỳnh Ngọc Diệu, người đứng đầu tổ chức VietUnity nói với BBC.

Tuy nhiên, "thường họ chỉ trục xuất người đến Hoa Kỳ sau 1995", ông Diệu giải thích thêm.

Nay, đã có những trường hợp đến Hoa Kỳ từ trước 1995 nhưng vẫn bị bắt và giam giữ.

Trong số 95 hồ sơ bị chuyển cho phía Việt Nam hồi tháng 9, có ít nhất ba người đến Hoa Kỳ trước 1995, không thuộc đối tượng bị trục xuất theo thỏa thuận ký năm 2008, NBC dẫn lại thông tin của SEARAC.

nq10

Khoản 2, Điều 2 trong Biên bản Ghi nhớ năm 2008 ghi người Việt đến Hoa Kỳ trước 12/7/1995 không nằm trong diện bị trục xuất

Katrina Dizon Mariategue, nhân viên tư vấn Chính sách Nhập cư của SEARAC cho BBC biết tổ chức này bắt đầu phát hiện ra vụ việc sau khi một luật sư thông báo về việc một người Việt đến Hoa Kỳ trước 1995 bị bắt giữ và điều chuyển đến bang Georgia.

Bà Mariategue cho biết năm ngoái Hoa Kỳ trục xuất 35 người Việt ; năm nay nếu 95 hồ sơ kia được tiếp nhận thì con số bị trục xuất sẽ tăng gấp 3 lần.

Trump sẽ nêu vấn đề với Việt Nam tại APEC ?

Ông Huỳnh Ngọc Diệu, người hiện cũng đang làm việc cho phó thị trưởng thành phố San Jose, California, bình luận rằng chính phủ Trump "đã có một số hành động gây hại đến cộng đồng dân nhập cư".

"Đây không phải là điều ngạc nhiên. Ông Trump muốn giới hạn nhập cư, muốn trục xuất dân nhập cư, và ông ấy ủng hộ dự luật RAISE Act," ông Diệu nói.

"Bây giờ điều chúng tôi lo ngại nhất là chuyến thăm đến Việt Nam của Trump. Với số lượng người bị bắt giữ mang tính kỷ lục, đây là bằng chứng cho thấy chính phủ Trump đang nỗ lực khiến phía Việt Nam tiếp nhận thêm người bị trục xuất".

"Điều này sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều gia đình, con cái phải rời xa cha mẹ. Đây là điều không ai mong muốn," ông Diệu nói thêm.

Dự luật nhập cư RAISE của Hoa Kỳ sẽ 'siết chặt hơn' ?

Cùng mối quan ngại với ông Diệu, bà Mariategue nói rằng việc Hoa Kỳ muốn trục xuất cả những cá nhân tới Mỹ trước 1995 là một tín hiệu xấu.

Bà e rằng Washington đang tìm cách tái thỏa thuận hoặc mở rộng Biên bản Ghi nhớ năm 2008 để có thể trục xuất thêm người. "Nếu như vậy, có khả năng khoảng 9.000 người Việt sẽ bị ảnh hưởng," bà Mariategue nói.

Tháng trước, chính phủ ông Trump đã ra lệnh trừng phạt đối với Campuchia và ba nước Châu Phi khác vì đã không chịu tiếp nhận người bị trục xuất.

Cũng đồng tình với ông Diệu, bà Mariategue nói : "Chúng tôi lo ngại rằng ông ấy sẽ đặt vấn đề này với Việt Nam vì ông đã có những lời bình luận trong quá khứ về việc trừng phạt những nước không tiếp nhận người bị trục xuất".

BBC đã liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội để xác nhận thông tin nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.

Quay lại trang chủ
Read 766 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)