Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

07/12/2017

Đảng Cộng sản Việt Nam đang thanh lọc hàng ngũ

Tổng hợp

Khai trừ khỏi Đảng nếu đòi "xã hội dân sự" hay "tam quyền phân lập" (RFA, 07/12/2017)

Chính phủ Hà Nội mới ra quyết định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó có phần nêu rõ rằng nếu Đảng viên nào đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập" và "xã hội dân sự" sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

khaitru1

Hình minh họa Tam quyền phân lập. Courtesy of blog Dandensg

Sự bế tắc ?

Quyết định kỷ luật Đảng viên do ông Trần Quốc Vượng Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương ký ban hành.

Theo văn bản này thì 3 khung kỷ luật chính được đưa ra. Đó là kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức và khai trừ khỏi Đảng.

Hình thức khiển trách là kỷ luật nhẹ nhàng nhất, dành cho những người bị xúi giục phát tán tài liệu trái với quan điểm của Đảng, hay có biểu hiện giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng,…

Hình thức cảnh cáo hoặc cách chức áp dụng cho những Đảng viên nói hoặc làm trái với quy định của Đảng và pháp luật, hoặc bị lôi kéo tham gia vào các tổ chức chính trị hoạt động trái phép,…

Hình thức khai trừ khỏi Đảng là nghiêm trọng nhất, trong đó ngoài việc lên tiếng đòi xã hội dân sự hay tam quyền phân lập, những Đảng viên phát ngôn xuyên tạc lịch sử hay phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, hoặc đòi đa nguyên đa đảng, bôi nhọ lãnh tụ, móc nối với các thế lực phản động… đều bị khai trừ.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, từng là giảng viên trường Đại học Xây dựng và đã tuyên bố ra khỏi Đảng cộng sản Việt Nam, cho rằng quyết định này thể hiện sự bế tắc của Đảng :

Tôi cho rằng quyết định này cho thấy sự quá lúng túng của Đảng cộng sản. Người ta muốn siết lại để Đảng viên không được cù quậy gì cả. Cách làm như vậy chứng tỏ họ sắp sụp đổ đến nơi rồi.

Người ta đưa ra những biện pháp kỷ luật sắt đá quá., siết ghê quá và quá hạn chế quyền tự do của các thành viên, chứng tỏ tổ chức đó đang nguy hiểm.

Sẽ có một số người ta sẽ dè dặt, sợ sệt hơn nhưng tư tưởng của người ta khó thay đổi. Một số sẽ mạnh mẽ hơn và tuyên bố tôi sẽ ra khỏi Đảng.

Đảng nói phải nghe !

Trước khi quyết định này được ban hành, đã có một số trường hợp bị khai trừ vì làm trái đường lối của Đảng. Điển hình là luật sư Nguyễn Đăng Trừng, nguyên Chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã lên tiếng yêu cầu sự độc lập khỏi Đảng cho đoàn luật sư ở Sài Gòn. Sau đó ông bị khai trừ với lý do xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn luật sư.

Luật sư Lê Công Định nói với RFA rằng trường hợp của luật sư Trừng trước kia và luật sư Võ An Đôn mới đây cho thấy sự "trả đũa" đối với những người không phục tùng sự chỉ đạo của Đảng.

Luật sư Võ An Đôn, tỉnh Phú Yên tuy không bị khai trừ khỏi Đảng nhưng bị xóa tên ra khỏi danh sách đoàn luật sư của tỉnh này vì những phát ngôn của ông trên mạng xã hội và những cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài. Ông là người chuyên bào chữa cho những nhà hoạt động vì dân chủ nhân quyền bị bỏ tù. Luật sư Lê Công Định nói :

Chúng ta thấy rằng những trường hợp như luật sư Trừng, luật sư Đôn, tuy khác nhau về sự việc nhưng đều giống nhau ở chổ là cả hai người đều bày tỏ sự không phục tùng sự chỉ đạo của đảng cầm quyền. Ông Trừng thì không muốn có sự sắp đặt của đảng bộ ở Sài Gòn, muốn ông phải thôi chức vụ, bởi vì theo ông luật sư phải độc lập, và cái tổ chức luật sư ở Sài Gòn phải độc lập để bầu ra người lãnh đạo cho nó. Ông đã phản ứng lại việc ép ông không ra ứng cử nữa.

Trường hợp luật sư Đôn cũng vậy, ông không thể hiện sự phục tùng đảng cầm quyền. Họ luôn muốn ông là phải có những phát ngôn không phương hại đến địa vị cầm quyền của họ. Ông làm mất đi điều mà họ muốn bảo vệ trước mặt công chúng. Luật sư Đôn là người bộc trực, nói thẳng ra những vấn đề mà đảng cầm quyền không vừa ý.

Một nhân vật khác cũng bị khai trừ khỏi Đảng là nhà báo tự do Tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Ông là người có nhiều bài viết về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam. Lý do ông bị khai trừ được nêu rõ là ông truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng. Tuy nhiên quyết định này được công bố sau khi ông nộp đơn xin ra khỏi Đảng. Ông Dũng đã không chấp nhận quyết định này và phủ nhận các cáo buộc cơ quan chức năng đưa ra đối với ông.

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lại cho rằng quyết định khai trừ Đảng viên đòi xã hội dân sự và tam quyền phân lập là điều hết sức bình thường bởi vì bất cứ tổ chức nào cũng có điều lệ riêng mà người tham gia phải tuân theo :

Công dân có quyền khác và người Đảng viên có quyền khác. Họ bị ràng buộc bởi vì khi đã vào Đảng thì phải chấp nhận những quy định, nghị quyết trong điều lệ Đảng.

Nếu ai không tuân theo những quy định đó thì họ kỷ luật, thậm chí là người đó không còn trong Đảng vì họ tự nguyện xin ra. Đó cũng là chuyện bình thường.

Trong tổ chức nào cũng thể, Đảng hay hội, đoàn thể đều có nội quy. Ai vi phạm nội quy đều có hình thức xử lý. Họ có tôn chỉ, mục đích. Cho nên tôi cho rằng quyết định đó mang tính chất rất nội bộ trong Đảng.

Luật sư Thuận khuyên những ai có ý tưởng xã hội dân sự hoặc tam quyền phân lập có thể xin ra khỏi Đảng để thực hiện ý định của mình, hoặc vẫn ở lại trong Đảng để đấu tranh.

Ở Việt Nam hiện nay có một số tổ chức xã hội dân sự mà có thành viên là Đảng viên Đảng cộng sản, chẳng hạn như Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Nhiều ý kiến cho rằng quyết định này có thể khiến thành viên của các tổ chức này bị khai trừ khỏi Đảng. Từ năm 2013 đến 2014, khoảng hơn hai chục tổ chức xã hội dân sự được hình thành ở Việt Nam.

Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển trong buổi làm việc về cải cách thể chế tại Hạ Long đã từng nói đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự.

Nhà hoạt động xã hội dân sự Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng gọi đây là một quyết định cực đoan, kìm hãm sự phát triển của đất nước :

Giống như khi chiếc xe chuyển động, luôn có lực ma sát kìm hãm sự phát triển đó. Xã hội cũng luôn luôn như thế. Nếu Đảng nào không rộng mở, bao giờ cũng có những phần tử cực đoan như vậy. Giữa những người tiến bộ và những phần tử cực đoan, cái nào thắng thì sẽ đi theo cái đó.

Đảng quyết định như vậy, những người không thích thì họ xin ra thôi. Nếu cảm thấy quy định của Đảng là hợp lý thì ở lại.

Nhưng tôi nghĩ những người đã nói như vậy thì họ sẽ tiếp tục nói chứ không bao giờ khác.

Theo quan điểm của Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, qua quyết định này, Đảng cộng sản Việt Nam đã gián tiếp tuyên bố rằng chừng nào còn Đảng thì đừng có mơ tưởng đến xã hội dân sự hay tam quyền phân lập.

Tam quyền phân lập có thể hiểu đơn giản là 3 quyền của Nhà nước là hành pháp, lập pháp và tư pháp được chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ. Ở Việt Nam hiện nay ba quyền này đều do Nhà nước quản lý.

Khái niệm xã hội dân sự thì phức tạp hơn, nhưng có thể tóm tắt rằng nó được cấu thành từ các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện tạo nên một xã hội tự vận hành, khác với cấu trúc quyền lực của một Nhà nước. Đôi khi khái niệm này được sử dụng theo nghĩa tổng quát hơn, tức là các yếu tố như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tôn giáo, biểu tình, tư pháp độc lập,…để tạo nên một xã hội dân chủ.

RFA tiếng Việt

*********************

Khai trừ đảng viên đòi thể chế xã hội dân sự (RFA, 06/12/2017)

Đảng viên Cộng sản Việt Nam nào đòi thực hiện thể chế ‘tam quyền phân lập’, ‘xã hội dân sự’, ‘đa nguyên- đa đảng’ sẽ chịu hình thức kỷ luật khai trừ.

dcs1

Hình chụp các ủy viên Trung ương Đảng tại lễ bế mạc đại hội đảng thứ 12 ngày 28/1/2016 ở Hà Nội -  AFP

Đây là một nội dung trong Quy định được người đại diện Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Trần Quốc Vượng, thành viên thường trực Ban Bí Thư/ Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương đảng, ký ban hành và truyền thông trong nước loan đi vào ngày 6 tháng 12.

Theo Quy định số 102 ngày 15 tháng 11 năm 2017 thì ngoài những vi phạm vừa nêu, những đảng viên cộng sản Việt Nam sẽ bị khai trừ nếu cố ý nói, viết có nội dung bị đảng cho là ‘xuyên tạc lịch sử, sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo và thành quả của Đảng và dân tộc ; phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.’

Quy định số 102 cũng nêu rõ sẽ khai trừ những đảng viên cộng sản Việt Nam nào ‘phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng đối với lực lượng vũ trang, đòi phi chính trị hóa quân đội và công an ; phủ nhận vai trò của đảng đối với báo chí, văn học- nghệ thuật ; sáng tác, quảng bá những tác phẩm căn hóa, nghệ thuật mà bị đảng cho là lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của đảng và các lãnh đạo đảng, nhà nước’.

Quy định số 102 của đảng còn nêu rõ biện pháp kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với một số hoạt động bị cho là vi phạm như ‘bị người khác xúi giục, lôi kéo, mua chuộc mà có hành vi nói, viết, lưu trữ, phát tán, xuất bản, cung cấp thông tin, tài liệu, hiện vật với nội dung mà đảng cho là trái với đường lối, quan điểm của đảng….’

****************

Động cơ chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng (VOA, 06/12/2017)

Xoa dịu s phn n ca người dân, tăng cường s kim soát trong Đng, đu tranh phe phái, ci thin hình nh ca khu vc Nhà nước và cng c nim tin ca các nhà đu tư nước ngoài có th là một s nguyên nhân khiến cho Tng bí thư Nguyn Phú Trng tiến hành chiến dch chng tham nhũng quyết lit, theo nhn đnh ca nhà báo David Hutt trên t AsiaTimes.

dcs2

Ông Đinh La Thăng đã bị khai tr khi B Chính tr

Trong bài báo có nhan đề "S h bi Vit Nam t đến mc nào", nhà báo David Hutt đã điểm lại nhng v án tham nhũng ni cm Vit Nam trong thi gian qua như v Trnh Xuân Thanh PetroVietnam, v Hà Văn Thm và Nguyn Xuân Sơn OceanBank và PetroVietnam.

Bài báo dẫn li vic ông Trng yêu cu sm đưa Trnh Xuân Thanh ra xét x và cho rng việc x ti ông Thanh có ý nghĩa quan trng vi ông Trng cho nên Vit Nam mi bt chp vic rn nt quan h ngoi giao vi Đc đ đưa ông Thanh – vn ln trn Đc – v Vit Nam quy án.

"Một s người cho rng chiến dch bài tr tham nhũng ca ông Trng là một n lc đ xoa du qun chúng trong nước vn đang phn n vi tình trng tham nhũng rõ ràng ngày càng lan rng trong Đng", bài báo viết và dn li Giáo sư Carl Thayer thuc Đi hc New South Wales Úc cho rng các phiên tòa và các hình pht nng n được báo chí đưa tin rng rãi là nhm mc đích này

Trong vụ án PetroVietnam-OceanBank, có tng cng 51 b cáo b cáo buc các ti danh t bin th công qu cho đến la đo. Hà Văn Thm b kêu án chung thân còn Nguyn Xuân Sơn b tuyên án t hình.

Tuy nhiên các nhà phân tích cũng nghi ngờ có âm mưu chính tr đng sau chiến dch này. Mt phn là do hi tháng Năm, ông Đinh La Thăng đã b đưa ra khi B Chính tr và sau đó b cách chc Bí thư Thành y Thành ph H Chí Minh. Đây là ln đu tiên trong vòng hơn 20 năm qua ở Vit Nam mi có mt y viên B Chính tr b khai tr như vy. Ông Thăng là đng minh thân cn ca cu Th tướng Nguyn Tn Dũng.

Ông Trọng được cho rng đang tìm cách thanh trng phe cánh ông Dũng và nh tn gc mng lưới li ích mà ông Dũng đã xây dựng khi ti nhim vn bao gm b máy lãnh đo ti PetroVietnam và OceanBank.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rng vic bè phái trong Đng vi vic chng tham nhũng là hai chuyn khác nhau và không có liên quan gì vi nhau.
M
t lý do na là ông Trng mun tăng cường s kim soát ca ông đi vi Đng khi mà ti kỳ Đi hi Đng ln ti vào năm 2021, ông bt buc phi v hưu sau hai nhim kỳ trên cương v Tng bí thư. Do đó, nhiu kh năng ông Trng mun đm bo rng dàn lãnh đo mi phi tuân th đường li ca Đng.

Chỉnh đn li khu vc kinh tế quc doanh vn làm tht thoát ln tài khon quc gia cũng là mt lý do. Đc bit điu này li càng quan trng trong bi cnh chính quyn Vit Nam đang kêu gi c phn hóa các doanh nghip Nhà nước t các nhà đu tư nước ngoài.

"Mặc dù các nhà đu tư nước ngoài đã th hin s quan tâm ln đi vi Sabeco và Habeco (hai tp đoàn đang kêu gi nhà đu tư nước ngoài mua c phn), các doanh nghip nhà nước khác không có được s quan tâm như vy do tiếng tăm đã b hy hoi sau nhiu năm xy ra tình trng tham ô và qun lý yếu kém", bài báo viết.

Bất chp nhng n lc này, Giáo sư Carl Thayer được dn li cho rng nó "không có tác dng răn đe cho lm trước tình trng tham nhũng thâm căn c đế Vit Nam". Theo li ông gii thích, đó là vì "nguyên nhân gốc r là qun tr đt nước yếu kém khi không có mt h thng kim toán, điu tra và công t đc lp không b chi phi bi nh hưởng chính tr".

Quay lại trang chủ
Read 916 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)