Việt Nam thuộc 5 nước đàn áp nhà báo mạnh nhất (Thanh Niên Công giáo, 20/12/2017)
Trong phúc trình mới nhất của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) đưa ra hôm 19 tháng 12, Việt Nam tiếp tục được nêu đích danh là những nước có tình trạng tồi tệ nhất về tự do thông tin. Trong năm 2017 có 65 nhà báo chuyên nghiệp, nhà báo công dân và những người làm việc cho các cơ quan truyền thông hy sinh vì đưa tin, 326 người bị giam cầm.
Ảnh : internet
Báo cáo của Tổ Chức Các Nhà Báo Không Biên Giới cũng cho thấy trong năm 2017 có 326 nhà báo chuyên nghiệp, nhà báo công dân, bị giam cầm, trong đó phân nửa là những người sinh sống ở 5 nước gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran, Trung Quốc và Việt Nam.
Bản báo cáo viết rằng trong số 65 nhà báo tử nạn, tới 60% bị giết vì những bài viết của họ, đa số là những bài phóng sự điều tra về tham nhũng hay về môi trường. Phần còn lại hầu hết là những nhà báo tác nghiệp ở các quốc gia được coi là nguy hiểm, như chiến trường Syria, Yemen hay Libya, hoặc ở các quốc gia được liệt kê trong danh sách không an toàn cho người cầm bút, như Mexico, Philippines hay Ấn Độ.
Báo cáo của Tổ Chức Các Nhà Báo Không Biên Giới cũng cho thấy có 54 nhà báo đang bị các tổ chức khủng bố như Nhà Nước Hồi Giáo hay nhóm Houthis ở Yemen bắt giữ, trong đó phần đông là những nhà báo địa phương, chấp nhận nguy hiểm khi tác nghiệp với đồng lương rất thấp. Ngoài ra, cũng có một vài nhà báo người nước ngoài bị bắt giữ làm con tin khi tác nghiệp ở Syria, không ai biết họ đang bị giam giữ tại đâu, cũng chẳng rõ số phận của họ như thế nào.
Việt Nam có ít nhất 19 nhà báo, phóng viên bị cầm tù và bị áp đặt nhưng bản án nặng nề như blogger Mẹ Nấm, 10 năm tù giam, phóng viên Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam 5 năm quản chế mới bị xét xử gần đây.
*****************
RSF công bố phúc trình thường niên 2017 (RFA, 19/12/2017)
Trong năm 2017 có 65 nhà báo chuyên nghiệp, nhà báo công dân và những người làm việc cho các cơ quan truyền thông hy sinh vì nghiệp vụ, 326 người bị giam cầm. Đó là những con số được Tổ Chức Các Nhà Báo Không Biên Giới (RSF) đưa ra trong bản báo cáo cuối năm, mới phổ biến hồi sáng ngày 19 tháng 12 tại trụ sở chính ở Paris.
Hai phóng viên của Reuters là Wa Lone (trái) và Kyaw Soe Oo bị bắt tại Miến. Ảnh chụp hôm 13/12/2017. Reuters
Bản báo cáo viết rằng trong số 65 nhà báo tử nạn, tới 60% bị giết vì những bài viết của họ, đa số là những bài phóng sự điều tra về tham nhũng hay về môi trường. Phần còn lại hầu hết là những nhà báo tác nghiệp ở các quốc gia được coi là nguy hiểm, như chiến trường Syria, Yemen hay Libya, hoặc ở các quốc gia được liệt kê trong danh sách không an toàn cho người cầm bút, như Mexico, Philippines hay Ấn Độ.
Báo cáo của Tổ Chức Các Nhà Báo Không Biên Giới cũng cho thấy có 54 nhà báo đang bị các tổ chức khủng bố như Nhà Nước Hồi Giáo hay nhóm Houthis ở Yemen bắt giữ, trong đó phần đông là những nhà báo địa phương, chấp nhận nguy hiểm khi tác nghiệp với đồng lương rất thấp. Ngoài ra, cũng có một vài nhà báo người nước ngoài bị bắt giữ làm con tin khi tác nghiệp ở Syria, không ai biết họ đang bị giam giữ tại đâu, cũng chẳng rõ số phận của họ như thế nào.
Báo cáo của Tổ Chức Các Nhà Báo Không Biên Giới cũng cho thấy trong năm 2017 có 326 nhà báo chuyên nghiệp, nhà báo công dân, bị giam cầm, trong đó phân nửa là những người sinh sống ở 5 nước gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran, Trung Quốc và Việt Nam.
Riêng tại Việt Nam, có những nhà báo công dân, blogger, từng cộng tác với Đài Á Châu Tự Do chúng tôi bị kết án, như trường hợp của anh Nguyễn Văn Hóa mới bị kêu án 7 năm tù, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị tòa kết án 10 năm tù.
Ngoài ra, một blogger khác là luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị bắt giữ hồi tháng Mười Hai năm 2015, đến giờ vẫn chưa đưa ra xét xử.