Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

08/01/2018

Nguy cơ tham nhũng đã được cảnh báo trước

Tổng hợp

Cựu chủ tịch Việt Nam cảnh báo nguy cơ từ tham nhũng, suy thoái (VOA, 09/01/2018)

Cựu Ch tch Vit Nam Trương Tn Sang nêu câu hi "Ðng này, chế đ này, đt nước này s đi v đâu" nếu tham nhũng và suy thoái "không được loi tr" trong mt bài viết th hin quan đim đăng hôm 8/1 trên trang Việt NamExpress.

tts1

Cựu Ch tch Vit Nam Trương Tn Sang lên tiếng cnh báo v s tn vong ca Đảng Cng sn Vit Nam

Trong bài viết hơn 2000 t, ông Sang dành ti 70% đ dài đ đim li các s kin trong lch s Vit Nam, t đó đưa ra đánh giá rng "tài năng yếu kém và đo đc suy đi ca nhng người cm quyn" là nguyên nhân chung dn đến s suy vong ca nhiu triu đi khác nhau, t nhà Trn thi thế k 13 cho đến nhà Lê cui thế k 18.

Việc liên h đến lch s, theo v cu ch tch nước, cũng là đ mi người biết đến "kho tàng nhng kinh nghim vô giá" ca cha ông, và ngay trong đon văn kế tiếp, ông Sang đã đề cp đến din biến Vit Nam trong năm qua.

Không đi vào chi tiết, cu Ch tch Sang khng đnh nhng gì Ðng Cng sn Vit Nam đã làm trong năm 2017 trong công tác cán b và xây dng đng là "đúng với mong mun và nguyn vng ca toàn dân". Ông cho rng "nim tin trong nhân dân đã tr li".

Trong năm 2017, như báo chí đưa tin, hàng lot v cách chc hoc bt giam các quan chc có sai phm đã din ra Vit Nam. Đáng chú ý nht là mt y vin B Chính tr đy quyn lc, ông Đinh La Thăng, truy t v ti "c ý làm trái" các quy đnh ca nhà nước, hay ông Trịnh Xuân Thanh, mt cu lãnh đo doanh nghip nhà nước, b truy t vì ti tham nhũng cũng như "c ý làm trái".

Bài viết ca ông Sang được đăng đúng ngày mt tòa án Hà Ni bt đu xét x các ông Đinh La Thăng và Trnh Xuân Thanh. V s trùng hợp này, nhc s Tun Khanh, người nhiu năm theo dõi và bình lun v chính tr, xã hi Vit Nam, đưa ra nhn đnh vi VOA :

"Còn vô số nhng câu chuyn tham nhũng khác mà chúng ta vn còn chưa được đ cp ti. Nhà nước Vit Nam cũng chưa th làm được gì nhng người đó lúc này. Do đó, bài viết ca ông Trương Tn Sang, tôi nghĩ, nó cũng là mt trong nhng phương thc vn đng qun chúng trong mt thi đim nào đó mà người ta thy rng qun chúng đang b chia r quá nhiu suy nghĩ ca mình trước mt s kin".

Trong phần cuối bài viết vi vn vn hơn 300 t, ông Trương Tn Sang nói v tình hình hin nay và các hành đng ca đng. Ông nhn mnh "vic phanh phui, gt ra nhng nhem nhuc, tiêu cc s không dng li". Ông viết tiếp rng "đt nước s đng lòng, chung sc dit trừ gic ni xâm".

Tuy nhiên, với quan sát ca người làm vic lâu năm trong lĩnh vc báo chí, nhc sĩ Tun Khanh không cho rng nhân dân thc s được đóng mt vai trò trong cuc chiến chng tham nhũng :

"Những người dân mà chng tham nhũng cho ti gi phút này là những người lúc nào cũng gp kh nn. Chưa bao gi như lúc này, quyn hành, tham nhũng, cường hào, v.v… mi th đang tr thành vn nn và đè bp hết tt c mi th. Tôi nghĩ rng người dân có th đóng góp vi kiu ca mình cho mt phong trào, tiếng nói, khi nhà nước đng ý cho phong trào đó xut hin. Nhân dân ch là người hô hào theo li mào đu, vn đng ca ai đó, tôi nghĩ nó không có kết qu gì tt đp hơn".

Sử dng các câu hi tu t, v cu ch tch nước ca Vit Nam ch ra rng nhân dân và các đng viên "luôn bt bình và phn n trước nn tham nhũng, suy thoái". Vn theo ông, người Vit Nam đã chng kiến nhng "k có lòng tham vô đáy" li dng k h ca chính sách hoc lm dng quyn lc đ "móc túi nhân dân". Nhưng ông Trương Tn Sang đã không chỉ đích danh nhng k đó là ai.

Cựu ch tch Sang đưa ra cnh báo dưới dng mt câu hi : "Nếu tình hình tham nhũng và suy thoái không được loi tr, Ðng này, chế đ này, đt nước này s đi v đâu ?" Tiếp đến, ông nêu ý kiến rng "Ðng và nhng người nm gi vai trò chèo lái đt nước phi kiên quyết hành đng". Tuy nhiên, ông không đi vào chi tiết cn phi có nhng hành đng gì.

Nhà bình luận Tun Khanh nói v s thiếu vng vn đ, gii pháp c th trong ý kiến ca ông Sang :

"Thực s ông không đ ngh đt ra một vn đ nào cn phi được làm rõ. Ví d, bán đo Sơn Trà, hay bit đin Yên Bái, ông ta không đưa ra vn đ nào c. Bi vì mi th vn là mt th : vn đng ch không phi đòi hi mt cuc tn công tht s minh bch và quyết lit vào vn đ tham nhũng".

u ý rng toàn b bài viết ca ông Trương Tn Sang không h nhc đến triu Nguyn, mà theo ông Khanh đó là các đi vua cn đi có nhng hành đng chng tham nhũng rt mnh m, ông Khanh nói điu này vn th hin mt tư duy tránh né.

Trên nền tng tư duy như vy, bài viết không có mt cái kết ch đích danh nhng người phm ti tham nhũng, không tôn vinh nhng con người c th chng tham nhũng, và không nêu ra các gii pháp như nhiu người mong đi là điu d hiu, theo nhc sĩ Tun Khanh.

*******************

Phải chặt đứt nhóm lợi ích thao túng, hưởng lợi trên tài sản công quốc gia (GDVN, 08/01/2018)

"Tôi xin nêu một ví dụ mới nhất, đó là trường hợp bán nhà công sản cho Vũ "Nhôm" diễn ra ở thành phố Đà Nẵng. Nhà nước được cái gì ?", Thủ tướng nói.

Ngày 8/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị tổng kết công tác tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2017, triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2018.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến.

Phát biểu tại Hội nghị, Đánh giá cao những thành tích của ngành tài chính đã đạt được, Thủ tướng cho rằng, tinh thần làm việc của lãnh đạo Bộ, đến các cơ quan trực thuộc đã có nhiều cố gắng, "rất lo lắng đến nhiệm vụ được giao".

tts2

Thủ tướng yêu cầu chặt đứt nhóm lợi ích thao túng, hưởng lợi trên tài sản công. - Ảnh : VGP/Quang Hiếu

"Hình ảnh đồng chí Bộ trưởng, các đồng chí Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng…, cùng các đồng chí Bí thư, Chủ tịch nhiều địa phương lăn lộn để tìm nguồn thu, đốc thu ở các địa phương, từng địa bàn, từng cơ sở, đã gây ấn tượng mạnh mẽ với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ".

Có doanh nghiệp bị oan sai do sự thay đổi chính sách quá nhanh

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, trách nhiệm của ngành rất nặng nề, còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần khắc phục thời gian tới.

Chính sách tài chính cần chủ động để khắc phục những khiếm khuyết của một nền kinh tế bước đầu vào kinh tế thị trường.

 Bộ Tài chính không chỉ là bộ quản lý tiền bạc, mà chính sách, công cụ tài chính phải thúc đẩy sự phát triển, chống tham nhũng, lãng phí.

Là kênh tham mưu quan trọng về tài chính quốc gia, ngành cần đề xuất các chính sách tài chính để thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết 01 của Chính phủ.

Nghiên cứu các chính sách kinh tế mà một số nước đã làm thành công để làm sao Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và bền vững hơn thông qua chính sách tài chính quốc gia.

Đây là câu hỏi lớn mà Thủ tướng đặt ra cho các nhà khoa học, nhà quản lý của ngành nghiên cứu cùng cơ quan chức năng để làm tốt.

3tts3

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh : VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng nêu tiếp thực trạng, chính sách tài chính, nhất là chính sách thuế thay đổi quá nhanh và quá nhiều, dẫn đến nhiều hệ lụy cho người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đều bị mắc lỗi khi được thanh tra, kiểm tra thuế.

Có doanh nghiệp lỗi nhiều, có doanh nghiệp lỗi ít. Rõ ràng có doanh nghiệp cố tình vi phạm nhưng cũng có doanh nghiệp bị oan sai do sự thay đổi chính sách quá nhanh, là lỗi từ phía cơ quan nhà nước.

Những thay đổi nhanh như thế chứng tỏ việc xây dựng chính sách chưa theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, chưa đánh giá kỹ tác động, thiếu sâu sắc thực tế đời sống, thiếu phản biện, lắng nghe. Thủ tướng nhấn mạnh, cần khắc phục vấn đề này.

Chính sách thuế nói riêng và chính sách tài chính nói chung phải theo kịp sự phát triển kinh tế của đất nước, phải có sự ổn định tương đối dài, từ 5 – 10 năm.

Chính sách thuế hiện vẫn tư duy theo quan điểm có lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà chưa hướng đến quan điểm bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế.

Xuyên suốt các luật thuế thì quyền của cơ quan quản lý nhà nước rất lớn với việc cấp mã số thuế, kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế, phong tỏa tài khoản, đình chỉ sử dụng hóa đơn, xử lý hành vi vi phạm, thậm chí chuyển cơ quan điều tra… nhưng quyền của người nộp thuế, chủ yếu là doanh nghiệp và người dân còn rất ít.

Thủ tướng nhấn mạnh, chính sách thuế luôn được giải thích theo hướng có lợi cho cơ quan quản lý nhà nước còn doanh nghiệp và người dân có kêu oan cũng bị áp đặt là vi phạm. Nói chung, quyền lợi của người nộp thuế ít được quan tâm bảo vệ.

Đây là vấn đề lớn mà toàn ngành thuế phải tập trung thảo luận. Việc sửa đổi pháp luật về thuế tới đây phải quy định rõ việc bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế.

Phải có chính sách đối với các "mỏ vàng"

Một vấn đề nữa, theo Thủ tướng, định hướng cơ chế về thu ngân sách nhà nước hiện nay vẫn tư duy theo hướng coi trọng việc tăng thuế suất hơn là mở rộng cơ sở thuế.

Trong khi đó, cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh, đã xuất hiện nhiều hình thức kinh tế, thương mại, dịch vụ mới như kinh tế liên kết toàn cầu, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử, dịch vụ điện tử… mà cụ thể là các loại hình Uber, Grab, du lịch trực tuyến, bán hàng qua mạng Facebook….

Đây là những "mỏ vàng" để mở rộng cơ sở thuế nhưng chúng ta chậm nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, lúng túng trong hoạch định chính sách để quản lý và khai thác các nguồn thu này.

Do vậy, quan điểm chủ đạo là phải coi trọng việc mở rộng cơ sở thuế kết hợp với việc điều chỉnh thuế suất theo lộ trình phù hợp, không gây ảnh hưởng đến thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng thì chính sách tài chính, chính sách thuế còn chậm, các quy định về chính sách thuế chưa theo kịp, chưa tương thích với quy định của OECD, Liên Hợp Quốc, UNDP nên các hoạt động chuyển nhượng gián tiếp ngoài Việt Nam giữa các tập đoàn nước ngoài như chuyển nhượng vốn, cổ phần, chuyển giao tài sản vô hình… thường không thu được thuế hoặc có thu thì cũng xảy ra tranh chấp quốc tế.

Rõ ràng các hoạt động trên thuộc quyền đánh thuế của Việt Nam nhưng chính sách của chúng ta chưa theo kịp quá trình hội nhập nên đã nhường quyền đánh thuế cho người khác hoặc phải theo các vụ kiện cáo của các tập đoàn nước ngoài.

Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần phải rà soát lại các quy định về chính sách thuế hiện hành, so sánh, đối chiếu với các quy định, chuẩn mực của OECD, Liên Hợp Quốc để hoàn thiện các luật thuế bổ sung, sửa đổi lần này phải theo kịp, tương thích với quy định quốc tế.

Bài toán cân đối ngân sách nhà nước chưa vững chắc, chưa khoa học mà "tôi và Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đều lo lắng", Thủ tướng nói và chỉ rõ, các năm gần đây, năm nào, các địa phương cũng đủng đỉnh vượt dự toán thu ngân sách sớm còn ngân sách Trung ương thì "vắt chân lên cổ", đến phút thứ 90 mới có thể nói là bảo đảm thu ngân sách Trung ương.

"Chúng ta chưa làm được việc này, còn bị động". Đây là vấn đề cần được bàn, được thảo luận để thực hiện đúng tinh thần ngân sách Trung ương là chủ đạo của ngân sách nhà nước.

Trong chi ngân sách, còn tình trạng khập khiễng. Chi thường xuyên năm nào cũng vượt dự toán, thậm chí có xu hướng tăng lên.

Chi đầu tư phát triển đã có tăng nhưng chưa tương xứng. Bộ Tài chính cần rà soát kỹ các điểm nghẽn, các bất cập trong bài toán cân đối ngân sách để khắc phục sớm tình trạng này, làm sao ngân sách phải chủ động hơn, nhất là ngân sách Trung ương, đừng để quá căng thẳng.

Thủ tướng cho rằng, công tác quản lý tài sản công đang có nhiều quan ngại, còn thất thoát, lãng phí lớn, thậm chí còn để các nhóm lợi ích "làm phép" để hưởng lợi khổng lồ trên tài sản công.

"Tôi xin nêu một ví dụ mới nhất, đó là trường hợp bán nhà công sản cho Vũ "nhôm" diễn ra ở thành phố Đà Nẵng.

Nhà nước được cái gì ?", Thủ tướng nói và đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng dữ liệu quốc gia về tài sản công, xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, đặc biệt là chặt đứt nhóm lợi ích thao túng, hưởng lợi trên tài sản công quốc gia.

Thủ tướng nêu tiếp thực trạng cơ chế quản lý hóa đơn giá trị gia tăng hiện còn bất cập lớn trong quản lý thuế nói riêng, quản lý kinh tế nói chung.

Vì vậy, cơ quan Công an đã khởi tố liên tục các vụ doanh nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh mua bán hóa đơn bất hợp pháp, gây thiệt hại cho nền kinh tế hàng nghìn tỷ đồng, cho thấy lỗ hổng rất lớn về chính sách thiếu cơ sở kiểm soát hiệu quả, dẫn đến làm méo mó môi trường kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh, thất thu ngân sách, mất cán bộ…

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cần tập trung xử lý ngay vấn đề này, đưa nhanh vào áp dụng hóa đơn điện tử trong nền kinh tế, kết hợp với cơ chế khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt.

Cải cách hành chính về thuế đã tiến được một bước rất dài, chỉ số nộp thuế theo xếp hạng về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới đã tăng mấy chục bậc và đứng thứ 4 ở ASEAN.

Vì vậy, người dân và doanh nghiệp hưởng lợi hàng trăm nghìn tỷ đồng với cải cách quan trọng này.

Tuy nhiên, ngành tài chính không được say sưa với thành công này mà chúng ta phải tận dụng cách mạng công nghệ 4.0 để đẩy nhanh hơn nữa điện tử hóa tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành như cấp mã số thuế điện tử, các thủ tục trước bạ ô tô, nhà đất đều điện tử… tiếp đến kiểm tra điện tử, thanh tra điện tử.

Phải làm cho người dân và doanh nghiệp hưởng lợi nhiều hơn nữa quá trình cải cách hành chính về thuế tiến đến ngang bằng các nước OECD, chứ không chỉ dừng lại ở chuẩn mực khu vực ASEAN.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính phải sắp xếp lại bộ máy, giảm biên chế theo lộ trình khi mà toàn ngành hiện nay có bộ máy đồ sộ với trên 72.000 người, trong đó ngành thuế có 42.000 người, hải quan có trên 10.000 người…

Cán bộ ngành tài chính nói không với phong bì

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến hết đến hết 31/12/2017, thu cân đối ngân sách nhà nước đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, vượt 71 nghìn tỷ đồng, vượt 5,9% so dự toán. Bội chi NSNN năm 2017 được điều hành trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định (174,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,48%GDP thực hiện).

Thủ tướng cho rằng, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong ngành tài chính vẫn đáng lo ngại, ví dụ như Hải quan vẫn còn tình trạng tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, cán bộ thuế đi đêm với doanh nghiệp.

 Điều tra của VCCI cho thấy, chi phí bôi trơn của doanh nghiệp cho công chức thanh tra, kiểm tra vẫn còn lớn.

Một bộ phận cán bộ ngành tài chính còn nhũng nhiễu, thờ ơ với sự sống còn của doanh nghiệp, chưa nghiên cứu tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng yêu cầu ngành tài chính cần có biện pháp mạnh mẽ để dẹp bỏ ngay tình trạng này và đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động phong trào "Doanh nghiệp nói không với chi phí bôi trơn", đồng thời yêu cầu ngành tài chính đưa ra thông điệp "cán bộ ngành tài chính nói không với phong bì".

 Đi liền với đó là kiểm tra, xử lý nghiêm, đưa ra khỏi ngành cán bộ công chức hư hỏng.

Toàn ngành tài chính phải chú ý công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong toàn ngành theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và công tác cán bộ triển khai minh bạch, chủ động, tránh tình trạng "nóng đâu phủi đó".

Cho biết hiện mới có 16 địa phương cân đối được ngân sách và điều tiết về Trung ương, Thủ tướng mong muốn các tỉnh dự họp cần tái cơ cấu nền kinh tế thực sự, tìm giá trị gia tăng, phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh để có thêm nhiều doanh nghiệp, có nhiều dự án khởi nghiệp, để có thể tự trang trải hoặc có nộp dù chỉ là 1 tỷ đồng về Trung ương.

Nhân dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Thủ tướng đề nghị ngành tài chính quan tâm đặc biệt đến người nghèo, vùng bị thiên tai, lũ lụt vừa qua, bảo đảm vui Tết an toàn, tiết kiệm và có chính sách khuyến khích cơ quan địa phương tiết kiệm chi ngân sách để "tiết kiệm thực sự là một nếp sống văn hóa".

Theo chinhphu.vn

*********************

Vì sao Vũ "Nhôm" lộng hành nhiều đến thế ? (GDVN, 08/01/2018)

"Những vấn đề dư luận đặt ra cơ quan tố tụng chắc chắn sẽ trả lời, tôi cũng mong rằng sự thành khẩn tiếp theo của Vũ "Nhôm" sẽ giúp làm sáng tỏ vụ việc".

Bỏ trốn ra nước ngoài, một mình sở hữu 3 hộ chiếu khác nhau, thâu tóm nhiều công sản, đất vàng, xem thường chính quyền… Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm") là ai mà làm được như vậy ?

Đó là những câu hỏi lớn hiện dư luận đang đặt ra và chờ đợi câu trả lời từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng.

Sau khi Vũ "Nhôm" bị bắt và đưa về Việt Nam, người dân, cử tri rất hoan nghênh và mong ngóng các bước đi tiếp theo trong việc xử lý những sai phạm của đối tượng này.

Bàn luận đến các vấn đề mà dư luận đặt ra xung quanh đối tượng Vũ "Nhôm", trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng (Ủy viên Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội) cho rằng : "Tôi rất hoan nghênh cơ quan điều tra bắt được đối tượng Phan Văn Anh Vũ đưa về Việt Nam".

Phân tích sâu thêm về sự kiện này, vị đại biểu Quốc hội này cho rằng : "Việc bắt được Vũ "Nhôm" đã khẳng định thêm lần nữa quyết tâm chống tham nhũng của Trung ương.

tts4

Dư luận rất hoan nghênh và mong ngóng các bước đi tiếp theo trong việc xử lý những sai phạm của Vũ "Nhôm (ảnh nguồn VTV).

Qua việc bắt cũng cảnh báo, răn đe cho tất cả các đối tượng nếu đã sai phạm tốt nhất hợp tác với cơ quan điều tra không nên lẩn tránh pháp luật.

Mỗi khi bản thân đã gây ra tội lỗi cần phải tự giác chấp nhận để hưởng khoan hồng".

Vị Ủy viên Ủy ban Pháp luật này còn cho rằng : "Qua việc bắt được Vũ "Nhôm" cơ quan điều tra đã chứng minh rằng, nếu đã phạm tội có trốn ở bất cứ đâu, với hệ thông pháp luật bây giờ và mối liên kết giữa các nước thì đều tìm được, sớm hay muộn sẽ phải ra chịu tội trước pháp luật.

Bắt được Vũ "Nhôm" rồi thì cần thiết phải xử lý nghiêm minh để răn đe.

Liên quan đến cá nhân Vũ "Nhôm", dư luận cũng bàn luận đã nhiều nên rất mong các cơ quan tố tụng tiến hành khẩn trương, gấp rút.

Trong các vụ việc liên quan đến đối tượng này, cần thiết phải không bỏ lọt tội phạm và sớm đưa ra xét xử vì vụ việc đang được dư luận rất quan tâm".

Trước việc dư luận có đặt ra vấn đề tại sao Vũ "Nhôm" liên quan đến nhiều đất công sản, đất vàng như vậy ?

Đại biểu Quốc hội Trương Minh Hoàng cho rằng : "Việc này, chờ cơ quan điều tra. Tôi tin cơ quan chức năng, cơ quan tố tụng sẽ làm rõ vấn đề này.

Những câu hỏi, những vấn đề dư luận đặt ra cơ quan tố tụng chắc chắn sẽ trả lời. Tôi cũng mong rằng sự thành khẩn tiếp theo của Vũ "Nhôm" sẽ giúp làm sáng tỏ vụ việc.

Nếu thành khẩn, một phần nào đó đối tượng sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ, khoan hồng của pháp luật".

Cũng liên quan đến những vấn đề dư luận đang đặt ra xoay quanh đối tượng Vũ "Nhôm", Luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên hàm vụ trưởng vụ 1 (Ủy ban Kiểm tra Trung ương) đặt ra nhiều câu hỏi :

Tại sao để cho Vũ "Nhôm" làm được nhiều việc như thế ? Ai đứng đằng sau chống lưng ? Rồi còn hậu quả nữa.

Trách nhiệm của cá nhân và cơ quan chức năng như thế nào khi để xảy ra những việc như vậy ?

Việc, một cá nhân có ba hộ chiếu chuyện đó người dân họ sẽ hỏi trách nhiệm của cơ quan chức năng thẩm quyền cấp hộ chiếu như thế nào ?

"Tôi cho rằng, khi cấp hộ chiếu bao giờ người ta cũng xem dữ liệu quốc gia. Người ta xem xét rất kỹ.

Muốn cấp mới cũng rà soát rất kỹ chứ không phải đơn giản, thế mà một người như Vũ "Nhôm" lại có ba hộ chiếu khác nhau.

Dư luận có quyền đặt câu hỏi như vậy và cơ quan chức năng cần sớm trả lời để mọi người được biết".

Liên quan đến "Vũ Nhôm", trước đó Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin, Ngày 21/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định truy nã đối với Phan Văn Anh Vũ.

Khi bỏ trốn Phan Văn Anh Vũ đã vi phạm Luật di trú của Singapore và bị trục xuất.

Ngày 4/1/2018, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ và tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

Bạch Đằng

Quay lại trang chủ
Read 537 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)