Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

18/01/2018

Đài Tây Ninh đạo phim, chiến tranh mạng, tài năng xin tị nạn

Tổng hợp

YouTube của đài Tây Ninh bị xóa vì bản quyền ? (BBC, 18/01/2018)

Trang Youtube của Đài TTVN11 Đài Phát thanh-Truyền hình Tây Ninh bị YouTube xóa bỏ vào sáng sớm 18/11, sau khi bị tố sử dụng video của một nhà làm phim độc lập không có tác quyền.

vn1

YouTube gỡ các video của Đài Tây Ninh sau khi ông Nguyễn Hoàng Lê Vi nói TTV11 sử dụng video mà không có tác quyền

Nhà làm phim tự do Nguyễn Hoàng Lê Vi cho BBC biết ông là chính là người thông báo với YouTube sau khi phát hiện Đài phát thanhvà  truyền hình Tây Ninh nhiều lần sử dụng các hình ảnh video của ông mà không xin phép.

Trong khi đó, giám đốc đài thì cho rằng thông tin ông Lê Vi tuyên bố là không chính xác.

Phát hiện ra 'cảnh trùng khớp' về Tây Ninh

Trả lời BBC hôm 18/1, ông Lê Vi cho biết, dù sinh sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông là người gốc Tây Ninh nên hay quay cảnh cũng như theo dõi tin tức địa phương.

Hôm 23/12/2017, ông nói ông vô tình phát hiện ra các video clip của TTV11 trên YouTube và phát hiện ra một số hình ảnh trùng khớp với các video clip ông quay trước đó.

"Tôi phát hiện trang Youtube chính của đài sử dụng hình ảnh của tôi trong phóng sự 'Tây Ninh quê hương tôi - Món ngon xứ', 'Tây Ninh quê hương tôi - Muối ớt tôm'.

vn2

Ông Lê Vi cung cấp hình ảnh ông nói là video của ông trong khung hình "đã bị TTV11 sử dụng ở phần mở đầu một chương trình" về Tây Ninh

"Tôi có viết email gửi cho đài, hỏi sao sử dụng phim mà không xin phép, và có yêu cầu đài xoá, xin lỗi công khai, và trả phí tác quyền cho sáu khung hình, yêu cầu 1,5triệu/khung, tổng chi phí 9 triệu cho việc đài sử dụng những khung hình đó", ông Lê Vi nói.

"Chiều 24/12 tôi viết mộ cái email rõ hơn, có chứng cứ có phim so sánh, để chứng minh tôi quay các phim đó và Đài Tây Ninh sử dụng không hợp pháp, thì chỉ nhận được phản hồi của anh Minh Đức".

Trong các hình ảnh chụp màn hình lại các cuộc trao đổi email ông Lê Vi công khai trên mạng, ông Minh Đức, người tự giới thiệu là biên tập viên của đài và chịu trách nhiệm sản xuất.

Trong các email, ông Đức thừa nhận đã sử dụng một số video clip của ông Lê Vi, đề nghị gặp riêng trao đổi nhưng ông Lê Vi cho biết ông muốn làm việc trực tiếp với đại diện của Đài.

Hai bên trao đổi không thành và không gặp gỡ vào hôm 28/11 như ông Minh Đức yêu cầu.

Vụ việc gần đây nhất, ông Lê Vi cho biết, là một chương trình ca nhạc chiếu trực tiếp hôm 8/1/2018 mà do Đài phát thanhvà  truyền hình Tây Ninh lại sử dụng một đoạn video clip của ông.

"Sau khi phát hiện chương trình ca nhạc lại sử dụng, tôi cảm thấy không thể nhân nhượng, tôi báo những chương trình còn tồn tại trên đài cho YouTube.

"Bên YouTube làm rất kĩ, báo xong thì họ hỏi căn cứ đâu, mình cung cấp hình ảnh so sánh, lí giải cho họ hiểu. Tới khuya 2g27 sáng 18/1, Youtube báo gỡ video clip thứ ba. Theo luật của YouTube, nếu có ba video vi phạm trong vòng 6 tháng thì YouTube lập tức xóa trang", ông Lê Vi nói thêm.

Ông Lê Vi cho biết ông bắt đầu quay phim tự do từ 2012, và đây không phải là lần đầu tiên ông phát hiện video mình bị sử dụng mà không xin phép.

Ông đã gặp phải 22 trường hợp vi phạm tác quyền, trong đó có VTC, nhưng đơn vị này đã trả 4 triệu quyền tác quyền cho một khung hình.

"VTC họ làm việc rất chuyên nghiệp, họ nhận thức rất là rõ không được dùng của người khác, là tai nạn chứ không cố ý. Nên vụ việc với VTC mềm mại hơn, số tiền bồi thường cũng chỉ mang tính tượng trưng, vì chỉ cần gặp nhau nói chuyện trao đổi rõ ràng".

Thông tin của ông Lê Vi 'không chính xác, chủ quan'

Trả lời BBC hôm 18/1, ông Vũ Xuân Trường, Giám đốc Đài phát thanhvà  truyền hình Tây Ninh cho biết "các thông tin trên mạng mà ông Lê Vi đăng tải là không chính xác, và hiện giờ phía đài chưa cho có thông tin gì để công bố với báo giới".

Còn ông Minh Đức, người từ chối cung cấp đầy đủ họ tên, nói với BBC rằng email trả lời ông Lê Vi "có khả năng là tôi viết".

"Anh Lê Vi email trao đổi người ta nói rõ theo thỏa thuận cá nhân lại công khai trên Facebook thì cái đó tôi nghĩ là không có đúng", ông Đức nói.

vn3

Trang Youtube của VTV cũng bị đóng cửa vì vi phạm bản quyền do sử dụng clip của một nhà làm phim tự do Bùi Minh Tuấn (phải) hồi 2016

Nhưng khi được hỏi về các email ông Minh Đức thừa nhận đã sử dụng video của ông Lê Vi không xin phép, ông Đức nói :

"Tại vì lúc đó viết thì chưa phản ánh hết đúng chuyện. Do ban đầu chưa được xác minh do có nhiều nguồn hình khác nhau thì ảnh tự nhận ảnh là tác giả của những cái đó thì mình thì theo độ thành khẩn thì mình nghĩ là ảnh là tác giả.

"Giờ thì cơ quan nhà nước đang làm việc nên tôi không thể bình luận gì thêm", ông Đức dứt lời.

Hồi tháng Ba 2016, trang YouTube của kênh truyền hình quốc gia VTV cũng bị YouTube gỡ bỏ vì vi phạm bản quyền một số video clip của ông Bùi Minh Tuấn.

Khi đó, người phát ngôn của YouTube Laurian Clemence đã trả lời BBC hôm 7/3/2016 rằng :

"YouTube có các công cụ quản lý nội dung và bản quyền vốn cho phép người giữ bản quyền kiểm soát nội dung trên YouTube.

"Khi một người giữ bản quyền gửi thông báo hợp lệ cho chúng tôi về video mà họ tin rằng vi phạm bản quyền của họ, chúng tôi ngay lập tức gỡ bỏ nội dung đó.

"Chúng tôi cũng đóng tài khoản của những người dùng vi phạm bản quyền nhiều lần".

*************************

Công khai hóa lực lượng tác chiến không gian mạng : Mục đích và nhiệm vụ chính ? (RFA, 17/01/2018)

Từ những ngày cuối của năm 2017 cho đến hai tuần lễ đầu tiên của tháng Giêng năm 2018, chính phủ Việt Nam công khai thừa nhận những đơn vị chuyên đối phó với không gian mạng. Đó là Cục An ninh Mạng thuộc Bộ Công an, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng hay Lực Lượng 47 thuộc Bộ Quốc phòng thành lập.

vn4

Một cư dân mạng đang xem trang Facebook có nội dung 'Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam'. Ảnh chụp ngày 10/6/2011 tại Hà Nội.  AFP

Hiện thực hóa, công khai hóa

Trả lời RFA từ Sài Gòn, bác sĩ, Trung tá Quân đội đã từ bỏ Đảng, Đinh Đức Long cho rằng điều này thể hiện sự quan tâm và cần phải kiểm soát những cái gì họ cho rằng có nguy cơ đối với an ninh và chế độ.

"Thể hiện sự quan tâm của chính quyền thấy rằng không gian mạng hiện nay là 1 mặt trận mới xưa nay chưa từng có, và nhà nước phải đối phó, không những với lực lượng dân chủ, phản biện, xã hội dân sự trong nước mà còn đối quốc tế nữa".

Nêu nhận xét về những diễn biến này, ông Đinh Đức Long cho rằng đó chỉ là 1 cách "hiện thực hóa và công khai hóa" hoạt động của các lực lượng tác chiến an ninh mạng vốn có từ lâu.

Từ Đà Nẵng, blogger Trương Duy Nhất cũng cho biết các lực lượng an ninh mạng vốn đã được hình thành từ lâu, nhưng không công khai rộng rãi.

"Trước đây trong khối Tuyên giáo thì người ta đã hình thành một lực lượng dư luận viên đông đảo rồi, thậm chí có hàng vạn dư luận viên, hàng vạn tuyên tuyền viên như thế trong toàn quốc. Đa phần những lực lượng đó không công khai".

Thêm vào đó, blogger Trương Duy Nhất cho rằng đây là những động thái rất tổng lực, huy động cả lực lượng trong hệ thống chính trị Việt Nam vào cuộc.

"Trước Bộ Công an thành lập cục chiến mạng thì Bộ Quốc phòng thành lập Bộ tư lệnh, 1 binh chủng đàng hoàng. Cái đó cho thấy 1 cuộc huy động bắt đầu tổng lực. chính quyền đang lo lắng có sự bất an nào đó trong không gian mạng và huy động tổng lực không chỉ trên mặt trận tư tưởng trước đây mà kể cả Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cũng vào cuộc để tấn công".

Vai trò của các lực lượng này

Cho đến ngày 25/12/2017, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, thượng tướng phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân đội Việt Nam cho biết về đơn vị có tên Lực Lượng 47 gồm 10 ngàn người, "vừa hồng, vừa chuyên", là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng.

Tên gọi Lực Lượng 47 được đặt theo chỉ thị 47 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm, trong đó có quy định về việc giám sát, quản lý việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet trong quân đội, quản lý báo chí, xuất bản.

Đối với nhà hoạt động dân sự Nguyễn Chí Tuyến, quân đội, theo thông lệ là lực lượng bảo vệ đất nước, chủ quyền, người dân và quốc gia. Do đó, nếu nhiệm vụ của họ là bảo vệ Tổ quốc, sử dụng khí tài 1 cách thành thạo thì dưới góc độ là người dân Việt Nam, ông nghĩ đó là một nhiệm vụ rất tốt. Thế nhưng, điều làm cho nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến ngạc nhiên chính từ lời phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa.

"Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên, theo lời ông Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, lực lượng 47 là lực lượng đấu tranh chống lại những quan điểm người ta gọi là sai trái trên mạng xã hội, với người dân Việt Nam là mạng Facebook, những bàn luận đi ngược lại với quan điểm của Đảng Cộng sản. Với tư cách là 1 người dân tôi tự hỏi tại sao lực lượng quân đội lại làm 1 việc như vậy ? Vì đó không phải là nhiệm vụ của 1 người lính".

Vào chiều ngày 15/1 vừa qua, tại buổi họp báo tình hình, kết quả công tác năm 2017 ; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 của Bộ Công an, ông Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết Cục An ninh mạng A68, được thành lập với mục tiêu bảo vệ an ninh mạng và đấu tranh chống lại các thế lực chống Đảng và Nhà nước.

Blogger Trương Duy Nhất cũng không phủ nhận sự quan trọng của việc thành lập Cục An ninh mạng đối với 1 chính phủ trong thế giới mạng hiện nay. Nhưng quan trọng hơn nữa, ông cho rằng đó là mục tiêu chính đáng của lực lượng này.

"Cục An ninh mạng được hình thành với mục tiêu nhắm đến là gì ? Bảo vệ bí mật quốc gia, kinh tế, quân sự chứ khong phải để chủ yếu tấn công những cá nhân có ý kiến trái chiều, như chúng tôi góp ý với chính phủ".

Nhấn mạnh vai trò của Bộ Công an ?

Thật ra, Cục An ninh mạng A68 đã được quyết định thành lập từ ngày 29/8/2014, do Chủ tịch nước Trần Đại Quang, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì lễ công bố, nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh và an toàn mạng trong thời kỳ mới.

Bốn năm sau tại buổi Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73 diễn ra vào hôm 15/1, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng đã tái khẳng định nhiệm vụ của Bộ Công an là làm sao để đảm bảo Đảng lãnh đạo lực lượng công an một cách trực tiếp và tuyệt đối.

Thêm vào đó, là khẳng đinh của Thứ trưởng Bộ Công an về nhiệm vụ của Cục A 68 như chúng tôi đã đề cập, là thành lập với mục tiêu bảo vệ an ninh mạng và đấu tranh chống lại các thế lực chống Đảng và Nhà nước.

Bác sĩ quân đội Đinh Đức Long bày tỏ sự đồng tình về ý kiến cho rằng Bộ Công an đang ngày càng chiếm nhiều vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Ông nêu cụ thể phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng còn Đảng là còn mình.

"Hiện nay thì về mặt chính thức thì Việt Nam không có giặc ngoại xâm, chiến tranh lớn thì không có. Cái mà người ta lo nhất là đối đầu với người dân, người dân mất đất, người dân oan…của chế độ ngày càng nhiều. Họ phải chống với rất nhiều lực lượng, ngoài nhân dân ra, còn ngay trong nội bộ chính quyền cho nên họ tăng cường kiểm soát công an là chuyện bình thường".

Một ý kiến khác từ nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến ông cho rằng lực lượng công an là công cụ của nhà cai trị

"Trong cuộc sống vô vàn những thông tin liên quan đến công an, vì lực lượng đó đại diện cho cơ quan công quyền, cầm nắm quyền lực, đối mặt với người dân hàng ngày hàng phút hàng giờ".

Ông Nguyễn Chí Tuyến khẳng định những cơ quan nào thành lập vì lợi ích quốc gia thì ông ủng hộ. Còn nếu những lực lượng được thành lập để đàn áp, bịt miệng dân thì không chỉ ông, mà tất cả nhân dân đều phản đối.

Lời khẳng định này tương đồng với ý kiến của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng từng chia sẻ với RFA. Ông đặt câu hỏi rằng liệu vai trò chính của cái được gọi là tác chiến không gian mạng không phải là chống khủng bố hay chống những gì từ ngoài xâm nhập vào, mà là chống ngay từ bên trong, chống ngay cái mà thế giới gọi là Nhân quyền. Và ông khẳng định "điều này phản với đạo lý của dân tộc".

*******************

Tài năng dương cầm Việt xin tị nạn tại Canada (VOA, 18/01/2018)

Một sinh viên Vit Nam tng đot gii dương cm quc tế đang cùng gia đình xin t nn chính tr ti Canada.

vn5

Vợ chng ông bà Nguyn Quang Hng Nhân và con gái Nguyn Quang Hng Ân (nh : Thoibao.com)

Từ Đc, sinh viên âm nhc Nguyn Quang Hng Ân, 18 tui, nói vi VOA rng cô cùng cha m đang xin t nn chính tr ti Canada, trong khi thi hn lưu trú tm thi đã kết thúc và nguy cơ b giam cm ti Vit Nam là rt cao nếu b trc xut v nước.

"Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hi đã nghe được li khn cu ca gia đình, ông cùng vi Đi s Canada ti Đc Stephane Dion và t chc VOICE Canada đã lên tiếng kêu gi Đc ngưng trc xut tm thi".

Ông Nguyễn Quang Hng Nhân, thân ph ca cô Hng Ân, vào đu tuần trước nói vi VOA rng chính quyn thành ph Nuremberg đã thu hi tt c các giy t tùy thân ca gia đình và cô con gái Hng Ân, hin là sinh viên năm th hai khoa dương cm Đi hc Âm nhc Nuremberg, s phi ngh hc.

Ông Nguyễn Quang Hng Nhân, còn được biết đến là nhà văn, nhà hot đng nhân quyn Nguyn Quang, tng b chính quyn Vit Nam cm tù. Vào tháng 12/2017, ông cho VOA biết, đơn xin t nn ca gia đình ông đã b chính ph Đc bác. Ông nói :

"Tình hình rất là nguy him vì chính ph Đc đã tch thu hết giy t ca tôi và ra lnh trc xut khi nước Đc vi lý do là gia Đc và Vit Nam đã ký mt hip đnh bang giao. Tòa án Đc đã gii thích rng tình hình Vit Nam hin nay là rt tt, cho nên vic tôi tr v s được an toàn và chính ph Đc bảo đm rng s không xy ra hành đng tr thù. Nhưng nhn đnh này trái vi tình hình thc tế là ti Vit Nam, năm 2017 là năm mà các nhà đi kháng b bt và giam tù nhiu nht. Bây gi tình hình rt là nguy him. Sáng nay h li nhc nh là nên tr v Việt Nam, nhưng tôi không ký vào giy, vì tr v là b vào tù ngay".

Ông Quang nói rằng hin nay h sơ xin t nn chính tr ca gia đình ông Canada đã được gi đến B Di Trú Canada :

"Thượng ngh sĩ Ngô Thanh Hi và ông đi s Canada ti Đc đã can thip kp thi, ch nếu không thì tôi đã b tng xut v Vit Nam cách đây mấy tháng ri. Hin nay tt c h sơ ca tôi đã được xác nhn ti B Di trú ca chính ph Canada, nay ch cn điu kin na là có đ tin ký gi do t chc VOICE Canada đng ra h tr. Sau đó thì chúng tôi s đi đến Canada".

vn6

Cô Nguyễn Quang Hng Ân

Ông Đỗ Kỳ Anh, đi din VOICE Canada xác nhn vi VOA : "Chúng tôi đã gi đơn bo lãnh, và B Di Trú Canada xác nhn đã nhận được đơn y".

Ông Kỳ Anh cho biết thêm, "Ngh Sĩ Ngô Thanh Hi cùng VOICE Canada đã nói chuyn vi đi s Stephane Dion, yêu cu can thip vi chính ph Đc. Theo VOICE được biết, ông Dion đã can thip vi phía Đc v trường hp này".

Vẫn theo ông Đỗ Kỳ Anh, ông tin rng phía Đc s không trc xut cho đến khi Canada hoàn tt th tc tiếp nhn gia đình ông Nguyn Quang. "Công vic tiếp theo là gây qu, đ đ chng minh vi Canada rng VOICE Canada có th lo cho gia đình này trong mt năm ; đng thi phải chun b tin mua vé máy bay cho gia đình sang Canada".

Trang Thời báo trích li ông Đ Kỳ Anh, rng t chc ca ông đã vn đng cng đng bo tr cho gia đình này, mt cu tù nhân lương tâm, và đ Hng Ân có cơ hi tr li trường, phát trin tài năng âm nhạc.

Ông Quang chia sẻ các hot đng nhân quyn ca ông trong nước :

"Sau khi cộng sn chiếm min Nam thì tôi hot đng v nhân quyn, nhưng sau đó t chc b v. Sau khi ra tù tôi thy Vit Nam thiếu v ngh nghip nên tôi mi m mt trường công ngh Đà Lt đ đào to ngành ngh cho sinh viên, nhưng h biết tôi tù mi ra cho nên h đóng ca. Trong khong thi gian 8 năm lin tôi không làm được gì nên tôi ch viết sách – viết khong 20 quyn sách và phát hành trên Amazon cho đến khi tôi ri khi Việt Nam vào năm 2015.

"Tôi cũng cùng với bác sĩ Nguyn Đan Quế thành lp Hi cu tù nhân lương tâm, thành lp Din đàn Đi hc Nhân quyn, và sau đó là Vin Nhân quyn Vit Nam. Đó là nhng vic làm mà khiến chính quyn Vit Nam đ ý và theo dõi rt nhiu".

Các tác phẩm tiêu biu ca nhà văn Nguyn Quang là Biển Đ Vit Nam, Tôi có Gic mơ Vit Nam t do, Chiến tranh và Hòa bình Vit Nam.

Năm 1979, ông Nguyễn Quang b tòa án thành ph Nha Trang, Khánh Hòa cáo buc "hot đng tuyên truyn chng phá Cách mng" và t chc đưa sinh viên, hc sinh ra ngoi quc. Trong li nói cui cùng trước tòa, ông kêu gi LHQ m cuc điu tra v vi phm nhân quyn ti Vit Nam.

Hồng Ân cho biết thêm v án tù ca cha :

"Ba của tôi là mt cu tù nhân lương tâm, đã tng b giam gi 20 năm dưới chế đ Cng sn. Ông là mt nhà hot đng nhân quyn và hin điu hành Vin nhân quyn Vit Nam. Đơn xin định cư Canada đã hoàn tt nhưng hin thiếu khon tin ký qu 24.200 đôla".

Về các gii thưởng dương cm ca Hng Ân, vào năm 2014, Thông Tn xã Vit Nam loan tin Nguyn Quang Hng Ân, khi y là hc viên nhc vin thành ph H Chí Minh, đã thng tt c 3 giải trong cuộc thi Piano Quc Tế ti thành ph San Jose, Hoa Kỳ.

Vào năm 2016, một năm sau khi cùng cha m đến Đc, Hng Ân đã đot gii nht ti cuc thi âm nhc ni tiếng Piano-Steinway.

Quay lại trang chủ
Read 658 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)