Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

19/01/2018

Phái đoàn ngoại giao Vatican đến Hà Nội

Tổng hợp

Thứ trưởng Ngoại giao Vatican gặp Thủ tướng Việt Nam (VOA, 19/01/2018)

Ngày 18/1, Thứ trưởng Ngoi giao Tòa thánh Vatican, Đc ông Antoine Camilleri, đã có cuc gp vi Th tướng Nguyn Xuân Phúc ti Hà Ni trong chuyến thăm Vit Nam 4 ngày.

vatican1

Thứ trưởng Ngoi giao Vatican Antoine Camilleri trong cuc gp Th tướng Nguyn Xuân Phúc ti Hà Nội ngày 18/1/2018

Trang tin chính thức ca chính ph Vit Nam nói Th tướng Nguyn Xuân Phúc khng đnh với gii chc Vatican rng "Vit Nam luôn ch trương đi đoàn kết dân tc, đoàn kết lương giáo, nht quán thc hin chính sách tôn trng và bo đm quyn t do tín ngưỡng và tôn giáo ca mi người và đc bit quan tâm phát trin các vùng có đng bào theo đạo đang gp khó khăn kinh tế đ nâng cao đi sng người dân".

Ông Phúc cũng bày tỏ mong mun thúc đy quan h gia Vit Nam vi Vatican.

Đáp lời, Th trưởng Ngoi giao Tòa thánh chuyn li chào và li chúc lành ca Đc Giáo Hoàng Phanxicô ti Vit Nam và nói ông ấn tượng v truyn thng văn hóa dân tc, cuc sng phong phú, năng đng và người Công giáo và s giao thoa tôn giáo và văn hóa ti Vit Nam.

Trước đó, khi dâng l ti Nhà th Chính tòa Hà Ni cùng vi Tng Giám mc Nguyn Văn Nhơn và các tu sĩ, giáo dân tại đây, Đc ông Camilleri nói :

"Giáo hội Vit Nam rt gn gũi vi trái tim Đc Thánh Cha. Ngài theo dõi sát sao nim vui, s thành công, nhng băn khoăn ca Giáo hi Vit Nam".

Đây là lần th hai Đc ông Camilleri đến Vit Nam. Trong chuyến công du lần này, ngoài Th tướng Nguyn Xuân Phúc, đi din ca Vatican còn gp g nhiu gii chc cp cao khác ca Vit Nam, trong đó Phó Th tướng Phm Bình Minh, Phó Th tướng Bùi Thanh Sơn và Trưởng ban Tôn giáo Vũ Chiến Thng.

******************

Phái đoàn Tòa thánh Vatican làm việc tại Việt Nam (RFA, 19/01/2018)

Một phái đoàn của Bộ ngoại giao Tòa Thánh Vatican đang có chuyến làm việc tại Việt Nam.

vatican2

Giáo hoàng Francis và Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong cuộc gặp riêng ở tòa thánh hôm 23/11/2016 - AFP

Mạng VietCatholic loan tin cho biết phái đoàn do Đức ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn, đến Việt Nam vào ngày 16/1 và kết thúc chuyến làm việc vào ngày 20/1.

Vào ngày 18/1, phái đoàn có cuộc làm việc với Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ Hà Nội. Ngoài ra phái đoàn cũng đến gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và thăm xã giao một vài cơ quan chính phủ Việt Nam

Trong ngày 17/1 đoàn đến thăm Tòa giám mục Phát Diệm. Đây là một địa phận mà trước kia nhiều giáo dân di cư vào miền Nam năm 1954. Vào ngày 19/1, phái đoàn Tòa Thánh thăm Trung tâm Thánh Mẫu La Vang và Tổng giáo Phận Huế. Kết thúc chuyến thăm, phái đoàn thăm Văn phòng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và nơi làm việc của vị đại diện không thường trú của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam.

Đây là lần thứ hai Đức ông Antoine Camilleri trở lại Việt Nam và là lần đầu tiên đến Phát Diệm.

Truyền thông chính thức của Việt Nam đến tối ngày 19/1 vẫn chưa loan tin về chuyến làm việc của phái đoàn đại diện Tòa Thánh Vatican.

Trong khi đó, vào ngày 16/1/2018, Đan Viện Thiên An tại Huế công bố thông cáo báo chí về việc các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin sai sự thật với mục đích vu khống, xúc phạm Đan Viện Thiên An.

Theo thông cáo báo chí được đưa ra thì văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa thiên Huế, ông Phan Ngọc Thọ ký đề nghị Tổ chức Tôn giáo quốc tế không tiếp tục bổ nhiệm Linh mục Nguyễn Huyền Đức làm Bề trên Đan viện Thiên An (Đan viện Thiên An) và thuyên chuyển ông ra ngoài địa bàn tỉnh có những sai phạm. Theo thông cáo, trước hết chính quyền địa phương vượt thẩm quyền trung ương trong vấn đề ngoại giao quốc tế. Ngoài ra văn bản do phó chủ tịch UBND tình Thừa Thiên- Huế còn là cơ sở để các cấp cơ sở vi phạm pháp luật Việt Nam.

**********************

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2018 : Đi ngược với tự do tôn giáo thế giới (RFA, 19/01/2018)

Sau khi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo được chính thức thông qua sau kỳ họp thứ hai, khóa XIV, đại diện các tôn giáo lớn ở Việt Nam đã từng lên tiếng phản đối 1 số điều khoản mang tính kiểm soát quyền tự do tôn giáo và chỉ chú trọng quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, bộ luật này vẫn có hiệu lực thi hành vào ngày 1 tháng Giêng 2018.

vatican3

Hòa Thượng Thích Không Tánh bên đống đổ nát của Chùa Liên Trì. courtesy of citizen photo

Những ràng buộc rất tinh tế

Khi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo được Quốc hội thông qua vào tháng 12/2016, Linh mục Phan Văn Lợi, thành viên Hội đồng Liên Tôn từng có thông cáo bác bỏ và lý do ông phản đối là "ở các nước văn minh người ta không bao giờ ra luật tôn giáo cả". Lý do thứ hai ông nêu ra là : "Các luật lệ trong chế độ cộng sản này không để phục vụ nhân quyền mà chỉ để phục vụ cho sự cai trị của đảng cộng sản mà thôi".

Đây cũng là những điểm bất cập mà Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, thuộc Giáo phận Vinh nhắc đến. Ông nói rằng nếu nhìn thoạt nhìn qua, có thể cho là 1 sự tiến bộ, nhưng nếu đọc kỹ lại thì lại chính là những rào cản cho tôn giáo và ông khẳng định "những điều đó không có khả năng thực hiện trên thực tế".

Ông gọi đó là "những ràng buộc rất tinh tế".

"Có 1 số điểm cũng tích cực như công nhận pháp nhân kinh doanh của các giáo xứ, hoặc các tổ chức tôn giáo có thể tham gia giáo dục, y tế. Nhưng trong Luật Giáo dục thì không công nhận để cho tổ chức tôn giáo mở các trường tư thục của tôn giáo. Cho nên chính Luật Giáo dục lại hạn chế lại Luật Tôn giáo.

Hoặc là trên lĩnh vực đất đai chẳng hạn, họ nói rằng các tổ chức tôn giáo có quyền sử dụng, mua bán, chuyển nhượng, thừa kế…Nhưng luật đất đai không công nhận không cho tổ chức tôn giáo thừa kế hoặc tặng, mua bán, chỉ có con đường là nhà nước cấp thôi".

Do đó ông nói rằng khi đọc lên những điều khoản về đất đai, giáo dục của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo thì có vẻ như mình được quyền đó nhưng thực chất là đã bị hạn chế trong từng bộ luật cụ thể.

Nhận xét của Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, cũng là một thành viên của Hội đồng Liên tôn Việt Nam cho biết, "nếu xem kỹ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo sẽ thấy thật sự không có tự do như những điều luật đã ghi trong đó và thể hiện một sự đi lùi so với trước kia".

"Nếu đọc sơ qua mình sẽ thấy có vẻ như người ta mở ra nhiều, cho tự do nhiều hơn các văn bản trước kia, nhưng thật sự họ thòng thêm 1 câu phía sau là ‘theo qui định của pháp luật’, rồi lại thêm những văn bản hướng dẫn. Thành ra tự do nhưng phải theo qui định của người ta, tức là những văn bản dưới luật là những văn bản thực hiện. Thật sự mà nói là nó không tự do như trước kia và nó còn đi lùi lại".

Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh cũng có nhận định như thế khi ông nói rằng "đó là bước thụt lùi so với pháp lệnh 2003".

Chia sẻ về lộ trình xây dựng bộ luật này, Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh cho biết là dựa trên pháp lệnh về tự do tín ngưỡng tôn giáo trước đó, sau một thời gian thì phát triển thành luật. Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng pháp lệnh đó vốn đã có nhiều bất cập. Cho nên khi xây dựng thành luật, họ có gửi các văn bản đến các tổ chức tôn giáo để lấy ý kiến. Ông cho biết riêng giáo phận Vinh có 3 bản góp ý cụ thể và khá dài, dựa trên Tuyên ngôn nhân quyền và Công ước quốc tế.

"Dự thảo sau đó có sửa lại theo hướng của mình khá nhiều. Đức Cha và những người làm bản góp ý đó cảm thấy hài lòng, mặc dù không phải hài lòng tất cả nhưng thấy có chuyển biến theo góp ý của mình.

Nhưng sau rồi đùng 1 cái khi ban hành luật thì họ lại bỏ ra. Những điều mình đã góp ý và đưa vào dự thảo đó lại chuyển trở lại.

Đi ngược với tự do tôn giáo thế giới

Ban Tôn Giáo Chính phủ hôm 19/1 đưa ra bản báo cáo khẳng định thông qua Luật Tín ngưỡng Tôn giáo là cần thiết và phù hợp với công ước quốc tế. Trong đó cũng nêu rõ "tự do Tín ngưỡng Tôn giáo là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người".

Tuy nhiên, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Hội đồng giám mục bên Công giáo từng góp ý về Bộ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, nói rằng hầu hết những điều trong đó là đi ngược lại với tự do tôn giáo.

"Nội dung trong đó là đi ngược lại với tự do tôn giáo và đồng thời có những điểm gây khó khăn hơn, đặc biệt là sự kiểm soát của nhà nước, can thiệp rất sâu vào công việc nội bộ của tôn giáo như phong chức phẩm, rồi các việc giảng đạo, đào tạo tu sĩ. Nói chung vấn đề nội bộ tôn giáo đều phải có thông qua của Ban Tôn giáo chính phủ".

Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh nói rằng Tự do tín ngưỡng – tôn giáo vốn đã là một văn minh chung của nhân loại, lẽ ra cần phải được xác nhận ngay từ đầu trong pháp lệnh tôn giáo. Chính vì vậy khi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo đề cập đến tự do tín ngưỡng-tôn giáo, ông cho rằng đó là 1 qui định trong các điều khoản chung. Câu hỏi quan trọng ông đặt ra là từng vấn đề cụ thể sẽ được giải quyết như thế nào, và việc áp dụng có thể hiện được quyền tự do tôn giáo và nhân thân của mỗi người hay không ?

Ông xem đây là vấn đề bất cập của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo.

"Chiều hướng là họ không muốn phát triển tự do tôn giáo theo chiều hướng chung của nhân loại mà phải nằm trong sự khống chế để theo hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam mong muốn".

Nói về sự can thiệp của Ban Tôn giáo chính phủ vào những quyết định nội bộ của tôn giáo, sự việc ở Đan Viện Thiên An là một ví dụ điển hình. Hôm 31 tháng 12 năm 2017 các Đan sĩ đan viện Thiên An đã gửi thư phản đối đến UBND Thừa Thiên Huế về việc Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa thiên Huế, ông Phan Ngọc Thọ đã có những sai phạm khi ký đề nghị Tổ chức Tôn giáo quốc tế không tiếp tục bổ nhiệm Linh mục Nguyễn Huyền Đức làm Bề trên Đan viện Thiên An và thuyên chuyển ông ra ngoài địa bàn tỉnh.

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có hiệu lực ngày 1/1/2018. Mười ngày sau, tổ chức Open Doors, một tổ chức quốc tế bảo vệ Thiên Chúa giáo, vào ngày 10/1 đã công bố danh sách 50 quốc gia có tình trạng đàn áp tín đồ Kito giáo tồi tệ nhất trên thế giới trong năm qua, trong đó Việt Nam xếp thứ 18. Bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch Ủy hội của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) nói với RFA rằng "Ở Việt Nam, bạn phải theo sự sắp xếp và chỉ đạo của Nhà nước mà không được phép làm bất cứ chuyện gì ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ".

Quay lại trang chủ
Read 572 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)