Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

24/01/2018

Quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt trong giai đoạn hợp tác

Tổng hợp

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis thăm Việt Nam (RFI, 24/01/2018)

Sau khi đi thăm Indonesia, ngày 24/01/2018, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Jim Mattis đến Hà Nội, chỉ vài ngày trước dịp kỷ niệm 50 cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, một trong những sự kiện chính yếu trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

myviet1

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) tiếp đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch ngày 08/08/2017 tại Lầu Năm Góc, Washington, DC.PAUL J. RICHARDS / AFP

Tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội, ông Mattis tỏ ý hy vọng mặc dù hai nước đã từng có chiến tranh, Washington và Hà Nội có thể tăng cường hơn nữa các mối quan hệ quốc phòng. Ông nhấn mạnh, chiến tranh Việt Nam đã thuộc về quá khứ và sẽ không có ảnh hưởng gì đến quan hệ song phương hiện nay.

Cũng theo bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Việt Nam là một bên quan trọng trong tranh chấp Biển Đông và đây là một lý do thúc đẩy việc thắt chặt hơn nữa quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt.

Nhân chuyến đi Việt Nam, ông Mattis đã gặp các đại diện của Cơ quan Kiểm kê tù binh và lính Mỹ mất tích (PWO-MIA), hiện vẫn tìm kiếm những quân nhân Mỹ còn được xem là mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

Ngoài quan hệ song phương, ông Jim Mattis hôm nay còn cám ơn Việt Nam đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Triều Tiên. Sau Việt Nam, bộ trưởng quốc phòng Mỹ bay sang Hawai để thảo luận với các tư lệnh Hoa Kỳ và sau đó là gặp bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc để bàn về mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên.

Thanh Phương

***************

Ông Mattis khen Việt Nam về vấn đề Bắc Hàn (RFA, 24/01/2018)

Ông James Mattis, Tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, đã đến Hà Nội hồi chiều ngày 24 tháng Một, khởi đầu chuyến viếng thăm Việt Nam kéo dài 2 ngày.

myviet2

Hình minh họa. Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) duyệt quân danh dự tại Hà Nội -  AFP

Chuyến đi được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có cả chuyện ông muốn đích thân đến Việt Nam để đại diện chính phủ Mỹ ngỏ lời cám ơn lãnh đạo Hà Nội đã ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy định cấm vận Bắc Hàn được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua.

Tất cả những nghị quyết cấm vận Bình Nhưỡng đều do Hoa Kỳ soạn thảo, với sự góp ý của những nước đồng minh của Mỹ và được ủng hộ của các nước thành viên Hội Đồng Bảo An.

Bản tin của hãng thông tấn Nam Hàn Yonhap nói rằng khi thi hành cấm vận với Bắc Hàn, chính phủ Việt Nam chấp nhận đương đầu một số khó khăn trong mối quan hệ Hà Nội-Bình Nhưỡng. Điểm này cũng được người điều hành Lầu Năm Góc nói với các nhà báo tháp tùng ông, trước khi chuyên cơ chở ông đáp xuống phi trường Nội Bài.

Cả 2 phía Việt Nam và Hoa Kỳ đều không cho biết rõ những gì sẽ được đưa ra thảo luận trong thời gian ông Mattis có mặt tại Việt Nam, nhưng những nguồn tin khác nhau cho hay vấn đề Biển Đông, hợp tác huấn luyện và hợp tác tìm người Mỹ mất tích từ thời chiến tranh Việt Nam sẽ được ông Tổng Trưởng quốc phòng Hoa Kỳ nói tới.

Trích dẫn lời một viên chức quốc phòng Hoa Kỳ, bản tin của hãng thông tấn Reuters cho biết hiện vẫn còn 1.293 quân nhân Mỹ mất tích ở Việt Nam.

Hồi tháng trước, một viên chức hành pháp yêu cầu không nêu tên nói với Ban Việt Ngữ chúng tôi là Washington đang xem xét một số đề nghị giúp Việt Nam tăng cường tuần tra, phòng thủ ở Biển Đông, là nơi Việt Nam cùng với một số nước khác đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Viên chức này không nói cụ thể những đề nghị đó là gì, nhưng tin chưa kiểm chứng được nói rằng có khả năng ông Mattis sẽ thông báo thời điểm tầu sân bay Mỹ sang thăm Việt Nam, cũng như ông sẽ bàn tới việc hải quân Việt Nam muốn mua thêm tầu tuần tra của Mỹ.

Cũng liên quan đến Biển Đông, hôm qua Lầu Năm Góc bác bỏ tin chiến hạm Trung Quốc đã đuổi một tầu chiến Mỹ ra khỏi Biển Đông.

Tin này được Đại Tá Ngô Khiêm, phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc nói đến trong bản thông cáo phổ biến tại Bắc Kinh hồi đầu tuần này, trong đó nói là chiếc khu trục hạm USS Hopper của hải quân Hoa Kỳ bị tầu chiến Trung Quốc nghênh đón khi đi ngang qua khu vực bãi cạn Scarborough ở Trường Sa.

Thông cáo của Bộ quốc phòng Trung Quốc viết thêm là sau đó, tầu chiến của Mỹ đã phải đổi hướng.

Tuy nhiên theo Lầu Năm Góc, điều này hoàn toàn không đúng sự thật.

Lầu Năm Góc nói thêm là tầu của Trung Quốc có liên lạc với khu trục hạm USS Hopper của Mỹ, nhưng chuyện nghênh đón, thách thức buộc tầu Mỹ phải đổi hướng đi là điều không hề xảy ra.

********************

Việt Nam tin tưởng Mỹ sẽ kiềm chế Trung Quốc ? (VOA, 24/01/2018)

Bộ trưởng quốc phòng M James Mattis đã ti Hà Ni trong chuyến thăm 2 ngày đ "xây dng lòng tin" và tht cht quan h an ninh vi Vit Nam trong bối cnh Trung Quc gia tăng nh hưởng trong khu vc.

myviet3

Bộ trường Quc phòng M James Mattis ch vào mt tm nh v bn đ Biển Đông trên chuyến bay ti Hà Ni sau khi ri Indonesia. Người đng đu Lu Năm Góc ti Hà Ni nhm tìm kiếm mi quan h an ninh mnh m hơn trong bi cnh Trung Quc bành chướng trên Biển Đông.

Người đng đu Lu Năm Góc ti Hà Ni chiu ngày 24/1 sau khi ri Indonesia. Đây là ln đu tiên ông Mattis ti thăm Vit Nam, chng dng chân cui trong chuyến công du Châu Á ca ông.

Trước chuyến thăm, B trưởng Mattis cho biết ông s tìm kiếm t các gii chc Vit Nam nhng bước đi thc tế đ thúc đy mi quan h gia 2 quân đi, hướng ti "tin cy và hp tác".

Giáo sư Carl Thayer của Hc vin Quc phòng Úc nói : "B trưởng Mattis muốn xây dng lòng tin và to ra mt s minh bch trong mi quan h vi Vit Nam". Nhưng ông Thayer cho rng "đây là mt vn đ nhy cm trong ni b quân đi Vit Nam".

Nhà phân tích quân sự Úc nói cách tiếp cn ca Vit Nam luôn luôn t t và cn trng.

"Trong khi chuyến thăm ca ông Mattis s dn đến mt bước tiến trong quan h quc phòng song phương gia Vit Nam và M, thì Vit Nam s cân bng mi quan h đó vi mi quan h vi nhng cường quc khác", Giáo sư Thayer nhn đnh.

myviet4

Bộ trưởng Mattis ti sân bay Hà Ni hôm 24/1

Nhiều nhà phân tích cho rng Hà Ni rt thn trng trong vic cân bng mi quan h vi M và Trung Quốc cũng như các cường quc khác như Nga và Nht. Ngay trước khi ông Mattis ti Vit Nam, Hà Ni đã tiếp đón Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu.

Nhưng giáo sư người Úc cho rng ông Mattis là người thích hp đ thúc đy mi quan h song phương gia 2 nước và "ông s có được nhng phn hi tích cc t phía Vit Nam".

Biển Đông là mt phn quan trng trong ngh trình tho lun ca Bộ trưởng quốc phòng M vi người đng cp nước ch nhà, khi ông gp Bộ trưởng quốc phòng Vit Nam Ngô Xuân Lch vào ngày 25/1.

myviet5

Hình ảnh v tinh vic xây dng ca Trung Quc trên đo đá Ch Thp Biển Đông. Washington cáo buc Bc Kinh tiến hành quân s hóa trên vùng bin có tranh chp này.

Trung Quốc vn không ngng các hot đng nhm cng c s hin din ca h trên Biển Đông trong khi chính sách quc phòng ca M đi vi Châu Á nhm kim hãm s bành trướng ca Trung Quốc chưa th hin rõ dưới thi Tng thng Trump. Hôm th 2 (22/1), Trung Quốc cáo buộc hi quân M "gây ra rc ri" trên Biển Đông sau khi Washington đưa khu trc hm mang tên la dn đường ti gn 1 đo ca Trung Quc.

Tuy nhiên theo Giáo sư Nguyn Mnh Hùng ca Đi hc George Mason ở Washington, thì "ông Mattis có lp trường cng rn đi vi Trung Quc".

Ngay trước chuyến thăm ti Châu Á, B trưởng Mattis cáo buc Trung Quc là dùng "mi nh kinh tế" đ khng chế các nước láng ging nh hơn.

Trao đổi vi các phóng viên sau khi đặt chân ti Hà Ni hôm 24/1, ông Mattis nói "Vit Nam là mt trong nhng nn kinh tế phát trin nhanh nht trong khu vc và do đó t do hàng hi và tiếp cn Biển Đông đc bit quan trng đi vi Vit Nam v mt kinh tế, và tt nhiên là v mt an ninh".

Trước khi ông Mattis lên đường sang thăm Châu Á, Lu Năm Góc hôm 19/1 công b Sách lược Quc phòng, coi Trung Quc là nước cnh tranh chiến lược vi M.

"Sách lược này vch rõ hơn mi ln là nói rõ Trung Quc có kế hoch khng chế khu vc n Đ-Thái Bình Dương và thay thế vai trò lãnh đo ca M", theo Giáo sư Nguyn Mnh Hùng, cũng là mt chuyên gia v chính tr và quan h quc tế.

Sách lược quc phòng mi công b xác đnh Vit Nam và 3 quc gia Đông Nam Á khác là nhng đi tác an ninh quan trng trong khu vực ca Hoa Kỳ, theo Giáo sư Thayer.

"Sự kin Vit Nam và Indonesia được chn là đim đến ca ông Mattis trong chuyến thăm này là bng chng cho thy tm quan trng ca các nước này đi vi mc tiêu ca Hoa Kỳ mun có mt "khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương t do và m rng", giáo sư Thayer nhn đnh.

Khu vực n Đ Dương-Thái Bình Dương nm trong sách lược đi ngoi an ninh ca M ln đu được gii thiu trong chuyến thăm ca Tng thng Donald Trump ti Vit Nam đ d din đàn APEC hi tháng 11 năm ngoái.

Trang tin tức ZingNews nói chuyến thăm ca Bộ trưởng quốc phòng M là "nhm tăng cường quan h hu ngh, tin cy gia nhân dân và quân đi hai nước".

***********************

Việt Nam tìm cách cân bằng mối quan hệ giữa Nga và Mỹ (RFA, 24/01/2018)

Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis diễn ra trong tuần này cho thấy chính sách đa phương và đa dạng hóa của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc theo nhận xét của một chuyên gia về chính trị và quốc phòng của Úc.

myviet6

Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergey Shoigu (phải) và Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch (trái) duyệt đội danh dự tại Hà Nội hôm 23/1/2018 - AP

Viết trên trang Thayer Consultancy hôm 22 tháng 1, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, người đã có nhiều bài bình luận về tình hình chính trị tại Việt Nam viết "chuyến thăm của hai Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Nga tới Việt Nam vào thời điểm này không phải là trùng hợp. Hai chuyến thăm nối tiếp nhau là minh chứng cho chính sách ‘đa dạng và đa phương hóa’ trong quan hệ với các cường quốc".

Bộ trưởng quốc phòng Nga đến Việt Nam hôm 23 tháng 1, còn Bộ trưởng Quốc Mỹ đến Việt Nam từ ngày 24 đến 26 tháng 1.

Mua vũ khí từ Nga

Theo hãng tin TASS của Nga, trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng quốc phòng Shoigu và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hai bên đã lên kế hoạch tập trận chung trong giai đoạn từ 2018 đến 2020. Tuy nhiên chi tiết của kế hoạch tập trận không được tiết lộ.

Ngoài ra trong thời gian ở Việt Nam, ông Shogui cũng gặp người tương nhiệm là Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo giáo sư Carl Thayer, trong cuộc gặp giữa hai Bộ trưởng quốc phòng, hai bên sẽ thảo luận về tính hiệu quả của các hợp tác quốc phòng từ trước đến nay, bao gồm cả những hợp tác trên diễn đàn quốc tế, thúc đẩy việc bán vũ khí của Nga cho Việt Nam và việc Nga giúp đào tạo quân đội cho Việt Nam.

Hiện Nga là nước cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. Khoảng 88% vũ khí của Việt Nam được mua từ Nga. Trong các vũ khí mà Nga cung cấp cho Việt Nam, đáng chú ý là 6 tàu ngầm hạng Kilo trị giá khoảng 2 tỷ đô la mà chiếc thứ 6 vừa được Nga giao cho Việt Nam hồi năm ngoái. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng mua 4 chiến hạm Gepard 3.9 của Nga, trong đó có 3 chiếc đã được giao và chiếc thứ 4 dự kiến sẽ được giao cho Việt Nam trong tháng này. Đây là những chiến hạm được trang bị vũ khí chống tàu ngầm hiện đại. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, các tàu ngầm Nga giúp Việt Nam trong khả năng đánh chặn nếu có xảy ra xung đột với Trung Quốc, trong khi các chiến hạm Gepard giúp tăng cường khả năng đối phó với mối đe dọa từ các tàu ngầm của Trung Quốc.

Ngoài ra, trong năm 2017, Việt Nam cũng nhận chiếc xe tăng T-90S/SK đầu tiên của Nga trong hợp đồng mua 64 chiếc. Việc mua các xe tăng của Nga nằm trong kế hoạch nhằm hiện đại hóa sức mạnh của bộ binh Việt Nam bên cạnh việc hiện đại hóa hải quân và không quân.

Nhân quyền không ảnh hưởng đến việc bán vũ khí

Chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng James Mattis lần này tới Việt Nam, theo giáo sư Carl Thayer là nhằm mục đích giải thích chính sách của Mỹ đề ra trong Chiến lược an ninh quốc gia (NSS) và chiến lược quốc phòng quốc gia (NDS) mới đây của Mỹ, trong đó nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các đối tác khu vực của Mỹ nhằm thúc đẩy trật tự ổn định trong khu vực. Theo hướng này, Bộ trưởng quốc phòng James Mattis sẽ đưa ra các đề nghị để thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

Cụ thể trong các cuộc trao đổi, hai bên sẽ nói đến việc cho phép tàu chiến Mỹ đến thăm các cảng của Việt Nam nhiều hơn và chuẩn bị cho hàng không mẫu hạm của Mỹ ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam trong năm nay. Đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm của Mỹ ghé thăm cảng của Việt Nam sau nhiều thập niên. Nhận xét về việc Việt Nam cho hàng không mẫu hạm Mỹ đến cảng Cam Ranh, giáo sư Carl Thayer viết :

"Việt Nam đã mở cảng quốc tế Cam Ranh cho hải quân tất cả các nước. Nhiều nước, bao gồm Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Trung Quốc… đã đến thăm. Chưa từng có nước nào gửi hàng không mẫu hạm đến. Chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ sắp tới là một biểu tượng cho nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt được sự cân bằng giữa các cường quốc. Việt Nam vẫn thường xuyên chào đón sự có mặt củ hải quân Mỹ trong vùng biển của khu vực miễn là nó góp phần tích cực vào an ninh khu vực. Mặt khác, Trung Quốc cũng cho phép hàng không mẫu hạm Mỹ đến thăm Hong Kong".

Bên cạnh đó vấn đề về Biển Đông cũng chắc chắn được Bộ trưởng hai nước đề cập đến trong cuộc gặp. Theo giáo sư Carl Thayer, hai bên sẽ thảo luận về phạm vi hợp tác giữa hai nước trong việc tạo dựng một kiến trúc an ninh đảm bảo ổn định và tự do hàng hải qua khu vực Biển Đông. Đặc biệt, Bộ trưởng James Mattis sẽ nêu vấn đề gia tăng hợp tác trong việc chia sẻ thông tin tình báo về các vấn đề an ninh khu vực và mạng.

Việc Việt Nam mua vũ khí của Mỹ cũng có thể được đặt ra trong cuộc gặp lần này nhưng theo đánh giá của các chuyên gia sẽ không có nhiều khả năng hai bên sẽ đạt được những ghi nhớ về mua vũ khí trong chuyến thăm lần này. Tuy nhiên Bộ trưởng James Mattis sẽ có thể nói với phía Việt Nam về mong muốn của chính phủ Mỹ sẵn sàng đáp ứng bất kỳ những yêu cầu mua vũ khí và công nghệ nào của Việt Nam. Điều này cũng đã được Tổng thống Donald Trump nói đến trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11 năm ngoái.

Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer, chính phủ của Tổng thống Trump cởi mở hơn trong việc bán vũ khí cho Việt Nam so với chính phủ của Tổng thống Barack Obama, hay nói cách khác vấn đề nhân quyền dưới thời của Tổng thống Trump sẽ không ảnh hưởng đến việc Mỹ bán vũ khí và công nghệ quốc phòng cho Việt Nam.

Quay lại trang chủ
Read 636 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)