Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

30/01/2018

HRW yêu cầu Việt Nam trả tự do cho giới đấu tranh dân chủ

Tổng hợp

HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba "nhà hoạt động dân chủ" (RFI, 30/01/2018)

hrw1

Ông Vũ Quang Thuận, một trong ba người mà HRW kêu gọi Việt Nam trả tự Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Ngày mai 31/01/2018, một tòa án tại Hà Nội mở phiên xét xử 3 người bị buộc vào tội danh "tuyên truyền chống Nhà Nước". Trong thông cáo báo chí đề ngày hôm nay, 30/01, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Right Watch (HRW), trụ sở tại New York, đã lên tiếng yêu cầu chính quyền Việt Nam "hủy bỏ cáo buộc và phóng thích" ba bị cáo được tổ chức này xem là "nhà hoạt động dân chủ".

Trong bản thông cáo, ông Brad Adams, giám đốc phụ trách Châu Á của HRW nhấn mạnh rằng ba người bị xét xử là các ông Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển, chỉ là những người hoạt động nhằm "thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam".

Đối với ông Adams : "Bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến không ngăn cản được ngày càng có nhiều người Việt Nam lên tiếng".

Theo Human Rights Watch, ông Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, là sinh viên Luật tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là thành viên nhóm Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI), thường xuyên tham gia các hoạt động ủng hộ nhân quyền tại Việt Nam. Trần Hoàng Phúc bị bắt vào tháng Sáu năm 2017 tại Hà Nội về tội lưu hành tài liệu tuyền truyền chống Nhà Nước theo điều 88 Luật Hình Sự Việt Nam.

Cũng theo HRW, ông Vũ Quang Thuận, 51 tuổi, đã tham gia "hoạt động dân chủ" từ năm 2007, từng chạy trốn qua Malaysia xin tị nạn, và đã có nhiều hoạt động đấu tranh cho quyền lợi người lao động Việt Nam ở Malaysia. Ông đã bị chính quyền Kuala Lumpur trục xuất vào năm 2011, và bị bắt khi về đến Thành phố Hồ Chí Minh cũng với tội danh "tuyền truyền chống Nhà nước". Được thả ra vào năm 2015, ông tiếp tục dùng mạng xã hội vận động cho chế độ dân chủ, đa đảng.

Về ông Nguyễn Văn Điển, 34 tuổi, HRW ghi nhận việc ông hỗ trợ cho ông Vũ Quang Thuận trong thời gian ở Malaysia, và cũng bị chính quyền Kuala Lumpur trục xuất về Việt Nam vào năm 2011.

Cả hai ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đã bị bắt giam vào tháng Ba năm 2017 với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước".

Mai Vân

********************

HRW kêu gọi VN phóng thích ba nhà hoạt động (VOA, 30/01/2018)

Tổ chc Theo dõi Nhân quyn hôm 30/1 kêu gi chính ph Vit Nam hy b cáo buc và tr t do cho các nhà hot đng dân ch, nhân quyn Vũ Quang Thun, Nguyn Văn Đin và Trn Hoàng Phúc, mt ngày trước khi h b đưa ra xét x ti Hà Ni.

hrw2

Nhà hoạt động Võ Quang Thuận, tùy viên chính trị đại sứ quán Mỹ David Muehlke, và nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển. (Facebook Hội Anh Em Dân chủ)

Tổ chc Theo dõi Nhân quyn đưa ra li kêu gi này gia lúc có nhiu đt đàn áp lan rng khi Đng Cng sn gia tăng quyn lc. Ông Phil Robertson, Phó Giám đc Châu Á ca t chc này nói dù b đàn áp mnh, tinh thn ca các nhà hot đng nhìn chung vn kiên cường :

"Các nhà hoạt đng Vit Nam rt cương quyết và can đm. H tiếp tc tranh đu, và quyết tâm theo con đường ca mình, c gng vượt qua mi thách thc, cùng ct tiếng nói yêu cu chính quyn tôn trng quyn con người và ci cch đt nước".

hrw3

Ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của HRW.

Ông Brad Adams, Giám đc Ban Châu Á ca T chc Theo dõi Nhân quyn nói trong mt tuyên b hôm 30/1 : "Trn Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyn Văn Đin là ba người trong hàng ngũ đang ln mnh ca các nhà hot đng và blogger s dng internet đ thúc đy nhân quyn và dân ch Vit Nam. Vic bt b và b tù nhng người bt đng chính kiến không ngăn cn được ngày càng có nhiều người Vit Nam lên tiếng".

Ông Thuận và ông Đin b bt t tháng Ba năm 2017, còn Phúc b bt hi tháng Sáu năm 2017 vì đăng ti tài liu phê phán chính ph trên mng internet, và h đu b cáo buc ti "tuyên truyn chng nhà nước".

Dự kiến, Tòa án Nhân dân thành ph Hà Ni s xét x ba nhà hot đng vào ngày 31/1/ 2018.

Trần Hoàng Phúc, 23 tui, là sinh viên trường Đi hc Lut Thành ph H Chí Minh và là thành viên ca Sáng kiến Th lĩnh Tr Đông Nam Á (YSEALI). Anh bt đu tham gia các hoạt đng xã hi trong my năm gn đây, như cu tr nn nhân bão lt min trung và tham gia các hot đng ng h nhân quyn.

Cũng trong tháng Năm năm 2016, Trần Hoàng Phúc được mi ti d cuc gp gia cu Tng thng Hoa Kỳ Barack Obama vi các thành viên ca YSEALI trong chuyến thăm Vit Nam. Trn Hoàng Phúc mang theo các tài liu liên quan ti thm ha môi trường ti các tnh min Trung do Formosa gây ra hi tháng 4/2016. Trong khi đang xếp hàng đ vào phòng hp, nhân viên an ninh đến đưa anh v mt đn công an đ thm vn.

Ngày 29/6 năm 2017, công an bắt Trn Hoàng Phúc Hà Ni vì hành vi lưu tr và đăng tải các tài liu h cho là "tuyên truyn chng Nhà nước" và cáo buc anh theo điu 88 ca B Lut Hình s.

Ông Vũ Quang Thuận, còn được biết đến vi tên gi Võ Phù Đng, 51 tui, bt đu hot đng dân ch t năm 2007 khi ông và nhà hot đng Lê Thăng Long thành lập Phong trào Chn hưng nước Vit, nhm vn đng cho mt h thng chính tr dân ch đa đng.

Ông Nguyễn Văn Đin, còn gi là Đin Ái Quc, 34 tui, đã cng tác vi Vũ Quang Thun đ bo v quyn li cho người lao đng Vit Nam Malaysia. Ông Đin b bt năm 2010 Kuala Lumpur và b trc xut v Vit Nam năm 2011.

Công an bắt Vũ Quang Thun và Nguyn Văn Đin vào ngày 2/3/2017 ti Hà Ni vì đã "làm, phát tán nhiu clip có ni dung xu lên mng Internet" và cáo buc h ti "tuyên truyn chng nhà nước".

hrw4

Nhà tranh đấu Trần Hoàng Phúc (phải) và nhà tranh đấu Nguyễn Đan Quế, tháng 4, 2017. (Facebook Lê Thăng Long)

Blogger Trương Hùng Thái Thành ph H Chí Minh viết trên Facebook đt nghi vn ti sao chính quyn có th xử ba nhà tranh đấu ti "tuyên truyn chng nhà nước" trong khi Thun và Đin ch đưa lên mng xã hi 17 ln phát sóng, trong đó Phúc tiếp sc 3 ln. "Tôi nhn thy h vô ti" và h "s ngng cao đu trước tòa", blogger Hùng Thái nhn đnh.

Ông Adams nói : "Chính quyền Vit Nam kim soát mi t báo, mi phương tin thông tin đi chúng trong nước, đ phc v cho chính sách như mt c máy tuyên truyn. Sao li phi quá s hãi nhng người phê phán chính quyn đến như vy trong khi kênh truyn thông của h nh bé hơn rt nhiu, ch nh vào mng internet, và h ch đơn thun kêu gi đ cho người dân Vit Nam được la chn nhng người lãnh đo thông qua các cuc bu c t do và công bng ?".

**********************

Kêu gọi hủy bỏ cáo buộc, trả tự do cho những nhà hoạt động dân chủ (RFA, 30/01/2018)

Trong thông cáo đề ngày 30 tháng 1 năm 2018, Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) yêu cầu chính phủ Việt Nam hủy bỏ cáo buộc và trả tự do ngay cho ba nhà hoạt động Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc, thay vì đưa họ ra tòa xét xử vào ngày 31/1.

hrw5

Nhà hoạt động trẻ Trần Hoàng Phúc - Courtesy FB Nguyen Thien Nhan

Theo thông báo của Tòa, ba người này sẽ bị đưa ra xử sơ thẩm tại Hà Nội vào ngày 31 tháng 1 năm 2018 về tội "Tuyên truyền chống nhà nước".

Cả ba người đều bị bắt vào năm 2017 với cáo buộc ‘tàng trữ tài liệu, làm, đăng tải các video có nội dung tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên mạng Internet’, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Trong thông cáo, ông Brad Adams, Giám đốc Châu Á của HWR, nói rằng việc bắt bớ, bỏ tù các tiếng nói đối lập không bịt miệng được người dân và ngày càng có nhiều người Việt Nam lên tiếng.

Anh Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, là thành viên của nhóm Sáng kiến Lãnh đạo Đông Nam Á (YSEALI). Anh bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội những năm gần đây với việc giúp đỡ các nạn nhân bão lụt miền Trung và tham gia các hoạt động ủng hộ nhân quyền do Dòng Chúa Cứu Thế ở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Tháng 10 năm 2016, Trần Hoàng Phúc tham gia buổi họp mặt "Tuổi Trẻ và Xã Hội Dân Sự" do các nhà hoạt động dân sự tổ chức, công an ập vào giải tán chỉ sau vài phút bắt đầu.

Anh bị bắt vào tháng 6 năm 2017.

Ông Vũ Quang Thuận và anh Nguyễn Văn Điển từng có thời gian hoạt động tại Malaysia, từng phải ra tòa tại đây do hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của người lao động Việt Nam tại Malaysia. Cả hai bị trục xuất về nước và Vũ Quang Thuận bị đưa vào Trại Tâm thần ở Đồng Nai. Sau khi ra khỏi Trại Tâm thần, ông Vũ Quang Thuận và anh Nguyễn Văn Điển tiếp tục cùng nhau lên tiếng về những vấn nạn tại Việt Nam.

Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển bị bắt vào tháng 3 năm 2017.

*************************

VN bất chấp kêu gọi quốc tế về nhân quyền (RFA, 29/01/2018)

Các tổ chức về nhân quyền quốc tế và thậm chí Liên Hiệp Quốc lâu nay liên tục lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.

hrw6

Mẹ Nấm bị áp giải sau phiên phúc thẩm hôm 30/11/2017. Courtesy of Facebook Nguyen Nu Phuong Dung

"Như nước đổ đầu vịt"

Các tổ chức quốc tế luôn lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam gồm Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Human Rights Watch, Ủy ban bảo vệ các nhà báo CPJ, tổ chức Freedom House, Phóng viên không biên giới-RFS, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam...

Thông thường những tổ chức này bày tỏ quan tâm đối với tình hình dân chủ nhân quyền ở Việt Nam thông qua các phúc trình thường niên, thông cáo báo chí. Theo đó nêu rõ tình trạng đàn áp, bắt bớ, đánh đập các nhà hoạt động, bloggers cổ võ cho tự do dân chủ, bỏ tù họ với những bản án nhiều năm. Qua đó, các tổ chức vừa nêu kêu gọi chính phủ Hà Nội ngưng các biện pháp đàn áp bị cho là vi phạm quyền con người.

Hà Nội luôn bác bỏ những cáo buộc như thế.

RFA trao đổi với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, là mẹ của blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hiện đang thụ án 10 năm tù giam. Trường hợp của Mẹ Nấm có thể nói là một trong những vụ án được quốc tế đặc biệt quan tâm và có một thời gian đã liên tục thúc giục Chính phủ Hà Nội cần hủy bản án khắc nghiệt dành cho cô. Tuy nhiên, chia sẻ với chúng tôi, bà Tuyết Lan nói rằng những lời kêu gọi này thực sự không có tác dụng ở Việt Nam, mặc dù bà rất biết ơn sự quan tâm của họ :

Tôi thấy nhiều nước họ quan tâm đến con tôi, nhưng chính quyền Việt Nam họ lờ tịt đi họ không nghe không thấy, không cần biết cái gì cả. Bây giờ họ đã giúp mình như vậy rồi, nhưng Chính quyền Việt Nam không tuân thủ theo luật quốc tế thì mình cũng đành chịu thôi. Xã hội Việt Nam là như vậy rồi thì mình cũng phải chịu thôi chứ biết làm sao được. Khi mấy anh đó ở thế cùng thế kẹt thì may ra mới nghe lời chứ lúc nào mấy anh cũng cho mình là đúng là vĩ đại thì mình cũng chịu thua thôi.

Đồng quan điểm với bà Tuyết Lan, nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng cũng nhận thấy rằng những lời thúc giục của quốc tế chưa đem lại hiệu quả đối với chính quyền Việt Nam :

Bởi vì chính quyền Việt Nam gần như bất chấp tất cả các lời kêu gọi của quốc tế. Thậm chí vừa rồi tôi được biết trường hợp của chị Cấn Thị Thêu đã có một nghị quyết của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra bằng văn bản chính thức. Nhưng tôi nghĩ với nhà cầm quyền Cộng sản thì rất khó. Từ bao nhiêu hiến chương hay văn bản họ ký kết từ nhiều năm trước để đảm bảo quyền con người cho dân Việt Nam nhưng họ hoàn toàn không thực hiện. Cho nên việc những người bất đồng chính kiến, những tù nhân lương tâm ở Việt Nam hi vọng họ thực hiện những điều đó là rất khó.

Đáp lại những kêu gọi hoặc báo cáo nhân quyền Việt Nam của các tổ chức quốc tế, Việt Nam thường bác bỏ những cáo buộc vi phạm nhân quyền và cho rằng đây là những kết luận sai sự thật, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam.

Cựu tù nhân nhân quyền, blogger Nguyễn Ngọc Già, người mới mãn án tù hôm 27 tháng 12 năm 2017 cũng nói với RFA chúng tôi :

Nói về Liên Hợp Quốc, thì đó là tổ chức lớn nhất hành tinh, với sự tham gia tự nguyện của hàng trăm quốc gia. Chính vì tự nguyện tham gia nên tất cả các công ước đều theo "cơ chế tự nguyện". Các quốc gia ký cam kết và nếu tự nguyện thực thi thì tốt, nếu không cũng không có gì ràng buộc. Các tổ chức phi chính phủ thì chức năng của họ như là người quan sát, dõi theo và lên tiếng cho chúng tôi. Có lẽ cũng chỉ dừng lại đó, dù rất là biết ơn các tổ chức này, nhưng tôi hiểu giới hạn của họ là chừng mực.

"Chỉ nói không ăn thua"

Theo bà Tuyết Lan, để sự can thiệp được hiệu quả, các tổ chức quốc tế nên đưa những điều kiện về thương mại vào những yêu cầu nhân quyền đối với Việt Nam :

Phải áp đặt họ và phải làm mạnh mẽ hơn nữa về thương mại và về mọi thứ. Chẳng hạn họ muốn xin cái gì thì bắt họ phải tuân thủ các điều kiện mà họ đã cam kết với quốc tế, nghĩa là hãy trả quyền làm người cho người ta có quyền bày tỏ chính kiến. Tôi nghĩ điều đó họ có thể làm được.

Mặc dù mong ước là như vậy nhưng bà Lan cũng than thở rằng ước muốn đó khó lòng thực hiện được bởi vì các quốc gia cũng phải đặt lợi ích kinh tế của họ lên hàng đầu.

Còn nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng lại có ý kiến khác :

Chúng tôi nghĩ rằng sự hỗ trợ của quốc tế để có kết quả thực sự phải có một hình thức chế tài rất rõ ràng với nhà cầm quyền Cộng sản. Chỉ cần căn cứ vào những điều họ cam kết thì quốc tế đã có thể buộc họ thực hiện đúng như vậy rồi. Điều này tôi cũng đã trao đổi với các cơ quan ngoại giao khi có dịp tiếp xúc, tôi đề xuất rằng phải có hình thức chế tài đối với nhà cầm quyền Cộng sản.

Bà Bùi Hằng là một trong những nhà hoạt động thường xuyên được các phái đoàn quốc tế mời đến tham vấn trước các sự kiện về nhân quyền, chẳng hạn như đối thoại nhân quyền thường niên với phía Việt Nam. Bà cho biết trong các buổi gặp gỡ này bà yêu cầu họ thực hiện biện pháp chế tài với chính quyền Việt Nam và họ chỉ nói là họ ghi nhận ý kiến đóng góp.

Ngoài ra, nhà hoạt động nữ này còn chia sẻ rằng hiện tại giới đấu tranh dân chủ trong nước không có nơi nào để "bấu víu" và luôn bảo nhau chuẩn bị sẵn tinh thần vì nhà cầm quyền có thể dùng điều bà gọi là "mưu hèn kế bẩn" để đàn áp, bỏ tù anh em đấu tranh bất cứ lúc nào.

Quay lại trang chủ
Read 571 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)