Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

20/02/2018

Đèn soi đang rọi vào Bộ trưởng Phùng Ngọc Nhạ

Tổng hợp

Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ sẽ từ chức ? (RFA, 20/02/2018)

Những ngày qua, dư luận trong nước quan tâm đến lời tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, rằng cương quyết không công nhận ứng viên thiếu chuẩn giáo sư và phó giáo sư trong khi chính ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bị tố cáo "đạo văn" trong hai bài báo khoa học đăng trên Asian Social Science và Scopus.

pnn1

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tết trồng cây trong toàn ngành Giáo dục. Hình chụp dịp Xuân Đinh Dậu-2017. Courtesy : www.moet.gov.vn

Ông Phùng Xuân Nhạ "đạo văn" ?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ được dư luận yêu cầu giải trình sau khi Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước công bố danh sách 1.226 giáo sư, phó giáo sư được xét duyệt trong năm 2017. Trong đó, Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến "đạt chuẩn giáo sư năm 2017", nhưng giới chuyên môn không rõ công trình nghiên cứu khoa học của bà Kim Tiến là gì.

Trước con số 1.226 giáo sư, phó giáo sư được cho là cao kỷ lục trong hơn 4 thập niên Nhà nước tổ chức xét phong/công nhận, truyền thông trong nước trích đăng nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng "có tiêu cực" trong việc xét duyệt giáo sư, phó giáo sư ; như ông Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học-Giáo dục và Môi trường của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định có đủ bằng chứng để chứng minh có tiêu cực trong Hội đồng liên ngành. Ông Vũ Hào Quang còn nhấn mạnh Nhà nước phải vào cuộc để làm rõ vấn đề này.

Văn phòng Chính phủ, hồi ngày 8 tháng Hai ban hành chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giáo dục-Đào tạo và Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước xem xét, rà soát lại việc bổ nhiệm vừa nêu theo như phản ánh của dư luận, vào báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng Hai.

Vào ngày 9 tháng Hai, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-đào tạo Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các Chủ tịch hội đồng ngành, liên ngành báo cáo Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, do chính ông đảm nhiệm trước ngày 18 tháng Hai. Ông Phùng Xuân Nhạ nêu rõ trong quá trình rà soát, nếu phát hiện trường hợp nào không đáp ứng đủ tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư theo quy định thì Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước cương quyết không công nhận.

Tuy nhiên, dư luận một lần nữa dậy sóng vì cho rằng ông Phùng Xuân Nhạ bị "gậy ông đập lưng ông" qua thông tin Giáo sư-Tiến sĩ toán học Nguyễn Tiến Dũng, hiện đang giảng dạy tại Đại học Toulouse, Pháp gửi thư ngỏ "Đề nghị kiểm tra tư cách giáo sư của ông Phùng Xuân Nhạ" đến Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước.

Trên trang Facebook cá nhân, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, vào ngày 11 tháng Hai công khai những thông tin liên quan đề nghị Chính phủ và và giới khoa học Việt Nam cần làm sáng tỏ trường hợp của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng đưa ra bằng chứng để khẳng định ông Phùng Xuân Nhạ "đạo văn" trong hai bài báo trong danh sách Scopus (cơ sở dữ liệu trắc lượng khoa học) và đăng trên tờ Asian Social Science. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng còn bình luận hai bài báo khoa học của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có nhiều lỗi sai về tiếng Anh, mặc dù ông Phùng Xuân Nhạ trong lý lịch khoa học của mình đã tự nhận học cao học ở Đại học Manchester, Anh, có học bổng Fulbright tại trường Georgetown University, Hoa Kỳ và từng giảng dạy bằng tiếng Anh trong một dự án ở Lào.

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng và rất nhiều cư dân mạng nêu lên thắc mắc rằng có phải ông Phùng Xuân Nhạ, trong cương vị Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, đã tự ký quyết định phong cho ông thành giáo sư hồi năm 2016 hay không, bởi vì theo phạm trù khoa học thì ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là "giả khoa học".

Kêu gọi từ chức

Vào ngày 19 tháng Hai, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ trên Facebook rằng Giáo sư Trần Văn Nhung cho biết Hội đồng đã nhận được báo cáo của ông về vụ việc của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Hội đồng sẽ đưa ra trả lời trong thời gian tới.

Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, một người rất quan tâm vụ việc này và được ông nhận xét rằng rõ ràng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là người chưa đủ điều kiện để được phong giáo sư và ông Nhạ còn tự phong cho mình chức Chủ tịch Hội đồng chức danh thì hai chuyện đó là điều không thể chấp nhận được của một người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam. Trả lời câu hỏi của chúng tôi về phúc đáp của Giáo sư Trần Văn Nhung cho Giáo sư Nghuyễn Tiến Dũng, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói :

"Hội đồng chức danh khi xác nhận người được là giáo sư, phó giáo sư thì họ đã nghiên cứu hồ sơ cả năm trời. Vấn đề là tại sao họ nghiên cứu thế nào để một người như ông Phùng Xuân Nhạ với một trình độ như vậy, với một hành động lố bịch như vậy mà lại được phong làm giáo sư ?Cho nên, tôi nghĩ họ sẽ nghiên cứu lại, nhưng tôi không hy vọng họ sẽ có câu trả lời dứt khoát điều gì cả để đưa ra quyết định. Bởi vì, theo tôi chỉ có một quyết định có thể có được là bãi chức giáo sư của ông Phùng Xuân Nhạ và yêu cầu ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục-đào tạo".

Đài RFA ghi nhận trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều lời kêu gọi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từ chức. Nhà báo độc lập Huy Đức, qua trang Facebook cá nhân Truong Huy San viết rằng :

"Ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Giáo dục là cách duy nhất cứu vãn uy tín, vốn đã rách tả tơi, của ngành Giáo dục. Trong trường hợp, ông Nhạ bất chấp, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc Hội nên chuẩn bị một bản điều trần trình bày tại Quốc Hội trước phiên họp toàn thể bỏ phiếu tín nhiệm các bộ trưởng. Trong trường hơp của ông Nhạ thì nên bỏ phiếu bất tín nhiệm".

Trong khi không ít người lên tiếng kêu gọi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từ chức, thì cũng có ý kiến cho rằng vụ việc rồi cũng không đi đến đâu và ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng sẽ "bình chân như vại", như ý kiến của Facebooker Huynh Thi Xuan Mai, một cô giáo nghỉ hưu :

"Nếu ông có lòng tự trọng thì ông phải từ chức. Nhưng các cán bộ Cộng sản không có lòng tự trọng. Họ còn tìm cách lên chức, chứ dễ họ gì từ chức. Bởi vì, những đảng viên họ làm điều sai trật thì ít khi họ bị gì lắm. Cấp trên bao che cho họ hết. Tôi đi dạy mấy chục năm thấy vậy".

Chúng tôi cũng nhận được ý kiến của một chuyên gia giáo dục ở trong nước, không muốn nêu tên cho rằng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ chính thức lên tiếng về vụ việc này, bởi vì ông là một người thông minh và chịu khó lắng nghe. Và, thông tin mới nhất chúng tôi ghi nhận vào tối ngày 20 tháng Hai, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng thông báo tài khoản Facebook của ông bị tấn công trùng hợp thời điểm ông vừa công bố bài báo cáo phân tích về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ trên Facebook ; đồng thời Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng còn nhận được tin nhắn Tổng cục 5 tung tin sang Pháp điều tra ông, nhưng Đài RFA chưa kiểm chứng được thông tin này.

Hòa Ái

*******************

Giáo sư ở Pháp : Bộ trưởng Nhạ ‘tự đạo văn, không xứng đáng với chức vụ nào’ (VOA, 20/02/2018)

Giáo sư Nguyn Tiến Dũng ti Đi hc Toulouse, Pháp, mi đây gi mt báo cáo đến Hi đng Chc danh Giáo sư Nhà nước ca Vit Nam, đưa ra bng chng là b trưởng giáo dc và đào to đương nhim "t đo văn". Bn báo cáo cũng được công b trên mng, dn đến nhng li kêu gi v b trưởng t chc.

pnn2

Một báo cáo ca Giáo sư Nguyn Tiến Dũng, ĐH Toulouse, nói B trưởng Phùng Xuân Nh t đo văn

Bản báo cáo 10 trang được Giáo sư Dũng gi hôm 18/2 ti tng thư ký ca hi đng, Giáo sư Trn Văn Nhung, nói v "s gi khoa hc" cũng như "thiếu c v đo đc và trình đ" ca B trưởng Phùng Xuân Nh.

Hai vấn đ được đ cp các v trí đng đu trong báo cáo là các hành vi "tự đo văn" và "trích dn khng" ca ông Nh.

Giáo sư Dũng và các cộng s tp trung vào các bng chng trong hai bài báo bng tiếng Anh ca ông Nh và mt tác gi khác, công b năm 2013 và 2014, đ nhn đnh ông Nh đã t đo văn, mt thut ng chỉ việc sao chép bài viết hoc báo cáo cũ ca bn thân đã tng công b chính thc, nay gi v là mi.

Thẩm đnh ca nhóm Giáo sư Dũng vi phn mm tra cu Turnitin cho thy có 48% ni dung ca bài năm 2013 được sao chép li y nguyên vào bài năm 2014. Nhưng nếu tính cả nhng ch được viết li, vn cùng ni dung nhưng dùng câu ch khác đi đ ngy trang, có th nói hai bài ging nhau gn 100%, báo cáo do Giáo sư Dũng công b cho hay.

Về vn đ trích dn, bn báo cáo nêu ra 3 bài viết khoa hc do ông Nh và mt s người khác làm tác giả. Các biu hin bt thường v trích dn trong các bài này gm viết tên tác gi người phương Tây bng tên riêng thay vì tên h đi vi mt s bài trong danh sách tài liu tham kho ; nhiu bài được đưa vào danh sách tham kho song không thy được trích dn trong bài viết khoa hc ; mt s câu ông Nh và đng tác gi viết là h trích dn t các hc gi khác, song trên thc tế không th truy ra ngun, hay còn gi là trích dn khng.

Một điu bt thường na mà v giáo sư ti ĐH Toulouse ch ra là 2 bài báo ca ông Phùng Xuân Nh được cho là đã công b quc tế thc ra li đăng trên mt tp chí "gi khoa hc". Theo Giáo sư Dũng, 2 bài báo ca ông Nh được đăng trên tp chí Asian Social Science năm 2014. Nhưng danh mc Scopus - cơ s d liu ln nht v các tp chí khoa hc có uy tín - không công nhn đó là tp chí khoa hc và đã loi nó khi danh sách Scopus t sau năm 2015.

Báo cáo của Giáo sư Dũng cũng lưu ý đến trình đ tiếng Anh không tt ca B trưởng Nh. Báo cáo nói các bài báo bng tiếng Anh ca ông Nh có quá nhiu li sai và cu trúc câu lng cng như th đã được dch t tiếng Vit sang tiếng Anh mt cách gượng go.

Với các bng chng thu thp được, báo cáo gi đến Hi đng Chc danh Giáo Nhà nước khng đnh ông Phùng Xuân Nh "va thiếu đo đc va kém v trình đ" và "hoàn toàn không xng đáng" vi chc danh giáo sư mà ông được phong năm 2016.

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng và các cng s viết trong báo cáo rng vic phong giáo sư cho ông Nh cn được rà soát li mt cách rt nghiêm túc, bi mt hi đng thm đnh đc lp, không chu bt kỳ sc ép hay s thao túng nào nào t phía ông Nh. B trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nh hin cũng là ch tch Hi đng Chc danh Giáo sư Nhà nước.

Báo cáo nhấn mnh nhng bng chng như vy cho thy người đang nm chc b trưởng giáo dc và đào to li là "mt gương xu" cho nn giáo dc và khoa hc Vit Nam. Không ch dng nhn xét đó, v giáo sư Pháp và các cng s còn nhn đnh rng vì "tính gi khoa hc" ca b trưởng Nh, nên các chính sách và khuyến cáo mà ông ta đưa ra "đu không đáng tin cy và có th gây ra các thit hi ln cho đt nước".

Sau khi báo cáo được gi đi cũng như được đăng trên mt s trang mng và din đàn ca gii khoa hc Vit Nam, nó đã được chia sẻ rng rãi bi nhiu người s dng mng xã hi, thu hút hàng nghìn "phn ng" và hàng trăm ý kiến bình lun.

Một s người có nh hưởng ln trên mng xã hi như nhà báo Trương Huy San, còn biết đến vi tên Huy Đc, thm chí đã kêu gi ông Nh t chc bộ trưởng.

Từ Pháp, Giáo sư Dũng đưa ra ý kiến ngn gn vi VOA :

"Theo tôi, một người đã là gi khoa hc thì không xng đáng vi mt chc v nào hết. Nếu hi đng thm đnh công nhn chuyn ông Phùng Xuân Nh là mt người gi khoa hc, thì theo tôi ông ta s không đủ tư cách đ gi mt chc v qun lý nào hết".

Giáo sư Dũng cho VOA biết hôm 20/2 là sau khi báo cáo ca nhóm ông gi đến hi đng ca Vit Nam và cá nhân ông Nh, đã có tr li t Giáo sư Nhung, người đng đu hi đng, rng h đã nhn được báo cáo, còn ông Nh chưa có hi âm gì. VOA đã c gng liên lc vi ông Nh và ông Nhung đ ghi nhn ý kiến t phía ca h, nhưng h không hi đáp.

Từ b dày hiu biết trong công vic và kinh nghim sng Vit Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyn Hoàng Ánh, một ging viên đi hc Hà Ni, người cũng quan tâm nhiu đến câu chuyn ca liên quan đến v b trưởng GD-ĐT, đưa ra d báo vi VOA v nhng gì B GD-ĐT nói chung và B trưởng Nh nói riêng có th làm :

"Không bao giờ có th hy vng h thng chính trị này có một li tr li nào. Sau đó h có sa hay không, chúng ta không bao gi có th biết được. Nhưng thường là có thay đi chút ít. Đy là câu tr li ca h, nhưng là câu tr li gián tiếp. H không bao gi cho chúng ta mt câu tr li trc tiếp đâu".

Đánh giá rằng báo cáo ca Giáo sư Nguyn Tiến Dũng là mt "đóng góp tt", song bà Ánh cho rng chun mc hc thut, điu kin làm vic, bi cnh ca Vit Nam và thế gii rt xa nhau, do đó, dùng chun thế gii đ "đo" gii hc thut Vit Nam có th là "khiên cưỡng".

Mặc dù vy, n ging viên đi hc cũng nhn xét rng vic góp ý, phê phán t các đng nghip nước ngoài là cn thiết đ Vit Nam nhìn thy ngành giáo dc, khoa hc ca mình đang cách thế gii bao xa. Theo bà, điu đó s có tác dng như mt "gi ý" hay "sức ép" đ nhà nước thay đi chun v giáo sư, phó giáo sư

Đối vi các ý kiến này, Giáo sư Dũng đưa ra quan đim :

"Nếu mà người nước ngoài h làm được 10 công trình, người Vit Nam làm được 2 công trình thôi cũng tính được làm giáo sư, cái chuyn đy thì không sao cả. Tc là anh Vit Nam, điu kin anh ít hơn thì có th anh làm được ít hơn. Cái đy theo tôi là bình thường. Cái chuyn mà tôi nêu ra không phi vn đ đy. Cái chuyn tôi nêu ra đây là gi khoa hc, tc là mt người không làm, làm by b, mà vẫn gi v như là làm được. Đy là hai chuyn hoàn toàn khác nhau".

pnn3

Bảng so sánh s Giáo sư, Phó Giáo sư được phong theo các năm

Tính chính danh của hc hàm giáo sư ca ông Nh b nghi ng khi cách đây hơn 1 tun dư lun xôn xao v s lượng người được công nhn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 đã tăng đt biến so vi các năm trước.

Sự n ào ca dư lun đã dn đến vic th tướng Vit Nam gửi công văn yêu cu B Giáo dc và Đào to "xem xét, rà soát" li quy trình.

Trong một cuc phng vn, v giáo sư lâu năm Đng Hùng Võ d báo vi VOA rng mt s lượng người "đáng k" s b tước hc hàm do vic rà soát li.

Hội đng Chc danh Giáo sư Nhà nước hi đu tháng này công b s lượng các tân giáo sư, phó giáo sư được công nhn năm 2017 là 1.226 người, trong đó đi đa s là giáo sư. Con s này gn gp đôi năm 2016 và gp 3 ln năm 2011.

****************

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên từ chức (Osinhuyduc, 20/02/2018)

Ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục là cách duy nhất để cứu vãn uy tín, vốn đã rách tả tơi, của ngành Giáo dục. Trong trường hợp ông Nhạ bất chấp, Uỷ ban Văn Hoá Giáo dục của Quốc hội nên chuẩn bị một bản điều trần trình bày tại Quốc hội trước phiên họp toàn thể bỏ phiếu tín nhiệm các bộ trưởng. Trong trường hợp của ông Nhạ thì nên bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Có thể trong một môi trường chính trị cả nể và trong một nền giáo dục xuê xoa, nhiều người sẽ cho rằng sai phạm của ông Nhạ là "không đáng kể". Nhưng, như Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng đã phân tích, "đạo văn" trong bất cứ nhà trường có giáo dục nào cũng đều bị xếp vào phạm trù đạo đức. Học sinh hay nghiên cứu sinh mà phạm lỗi "đạo văn" thì ngay lập tức sẽ bị đánh rớt hoặc đuổi học.

pnn4

Một trong những phát biểu của ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh : Zing

Một người sử dụng những bài báo khoa học không những không có giá trị khoa học mà còn xào nấu từ những bài báo trước của mình thì không đủ tiêu chuẩn để làm một thầy giáo bình thường, nói chi đến vị trí mô phạm như Bộ trưởng kiêm Chủ tịch hội đồng phong các chức danh mà xã hội tôn kính như Giáo sư, Phó Giáo sư.

Khi bình luận về phản ứng của ông Nhạ trước sự kiện các nữ giáo viên ở Hồng Lĩnh bị điều đi tiếp khách tôi đã nhận xét, cái ông Nhạ thiếu là nền tảng giáo dục. Sự kiện "đạo văn" này của ông lại càng củng cố thêm nhận xét đó. Ông Nhạ là một người ứng xử với hệ thống chính trị này rất khôn ngoan. Nhưng tôi cho rằng, hệ thống chính trị này cũng cần phải khôn ngoan để cứu uy tín của chính nó và điều quan trọng hơn là tái lập những chuẩn mực đạo đức cho nền giáo dục.

Quay lại trang chủ
Read 484 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)