Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

01/03/2018

Xí nghiệp gây ô nhiễm, EVFTA, cứu nguy cá tra, thương tích mục sư

Tổng hợp

Bô-xit Tân Rai và Nhân Cơ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (RFA, 02/03/2018)

Hai dự án khai thác và chế biến quặng bô-xit lớn của Việt Nam là dự án Tân Rai và Nhân Cơ đều chậm tiến độ, thường xuyên xảy ra sự cố, và thiết bị xuống cấp, nên vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

onhiem1

Tổ hợp bauxite Tân Rai tại Tây Nguyên - Courtesy of Thanhnien.vn

Đây là nhận định được đưa ra trong Báo cáo của Bộ Tài nguyên – Môi trường gửi Bộ Công thương về việc đánh giá hiệu quả thí điểm hai dự án bô-xit nêu trên và được mạng báo Tuổi Trẻ loan đi ngày 2 tháng 3.

Hai dự án vừa nêu do tập đoàn than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư và Trung Quốc là nhà thầu.

Bộ Tài nguyên và môi trường nêu rõ trong báo cáo rằng sau một thời gian triển khai, nhiều thiết bị của hai nhà máy đã xuống cấp, bao gồm cả thiết bị xử lý môi trường. Vì vậy bộ này cho rằng hai dự án vẫn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường phức tạp.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và môi trường còn cảnh báo nhà đầu tư, tức Tập Đoàn Than- Khoáng Sản Việt Nam phải lưu ý chất lượng thiết bị do nhà thầu cung cấp, tức là phía Trung Quốc.

Báo cáo cũng cho biết trong suốt thời gian hoạt động, dự án Tân Rai đã xảy ra ba lần sự cố và Nhân Cơ là bốn lần, lý do được nói là vì lỗi kỹ thuật do chất lượng công trình.

Một vấn đề khác cũng được nêu lên là cả hai dự án đều chậm tiến độ 2 năm, làm cho công trình bảo vệ môi trường cũng bị chậm theo.

Hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ có tổng vốn đầu tư trên 32.000 tỷ đồng, là hai dự án khai thác bô-xit trọng điểm của Việt Nam.

Ngay khi thông tin về việc triển khai các dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên được đưa ra, nhiều vị nhân sĩ- trí thức, giới khoa học và môi trường lên tiếng mạnh mẽ không được triển khai vì nguy cơ ô nhiễm, phá hủy môi trường, nền văn hóa bản địa, không hiệu quả về kinh tế và cả vấn đề an ninh quốc gia.

Thế nhưng chính phủ Hà Nội cho rằng đó là chủ trương lớn của đảng cộng sản Việt Nam.

*********************

Việt Nam đình chỉ hoạt động hai nhà máy thép gây ô nhiễm (RFI, 01/03/2018)

Hai nhà máy thép ở miền trung Việt Nam đã được lệnh ngưng sản xuất, theo một thông báo chính thức hôm nay 01/03/2018, sau khi người dân phản đối việc các nhà máy này gây ô nhiễm không khí và nước.

vn1

Biểu tình trước trụ sở tập đoàn Formosa ở Đài Bắc ngày 17/06/2016 đòi điều tra về thảm họa cá chết tại Việt Nam. Reuters/Tyrone Siu/File Photo

Chính quyền Đà Nẵng loan báo hai nhà máy Dana Ý và Dana Úc "được yêu cầu ngưng các hoạt động gây ô nhiễm môi trường", tuy nhiên không cho biết bao giờ được sản xuất lại. Thông báo cũng nói rằng chính quyền đồng ý "hoàn thiện giải pháp tái định cư", nhưng cảnh báo người dân không được vi phạm luật pháp hoặc làm ảnh hưởng đến "an ninh và trật tự xã hội".

Cư dân sống gần tại Đà Nẵng nói rằng các quan chức địa phương hồi năm 2016 đã hứa hẹn sẽ tái định cư họ. Các bức ảnh đăng trên báo chí nhà nước vào đầu tuần cho thấy những đám đông tập trung trước các nhà máy trên, phản đối sự chậm trễ trong tiến trình di dời và nạn ô nhiễm vẫn tiếp tục diễn ra. Hãng tin Pháp AFP dẫn báo chí trong nước cho biết người dân khiếu nại về nguồn nước bị nhiễm độc, một bãi rác lộ thiên, bụi bẩn trong không khí và ô nhiễm tiếng ồn.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh lo ngại về môi trường ở Việt Nam không ngừng tăng lên, sau vụ nhà máy thép Formosa của Đài Loan xả chất thải độc hại gây ra tình trạng cá chết hàng loạt tại bờ biển miền trung năm 2016, khiến người dân ồ ạt xuống đường phản đối. Formosa đã bồi thường 500 triệu đô la vì thảm họa này, nhưng không ít người dân phàn nàn họ được đền bồi không đầy đủ thậm chí không nhận được gì.

Thụy My

*******************

Đà Nẵng cho tạm dừng hoạt động hai nhà máy gây ô nhiễm (CaliToday, 01/03/2018)

vn6

Người dân yêu cầu đóng cửa hai nhà máy thép Dana Ý và Dana úc của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ. Ảnh : Dân Trí

Cuộc đấu tranh liên tục từ nhiều ngày qua của người dân xã Hòa Liên đã giành được thắng lợi bước đầu. Ngày 1/3/2018, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã phải xuống nước, yêu cầu hai nhà máy théo Dana Úc và Dana Ý phải tạm dừng toàn bộ hoạt động sản xuất cho đến khi có ý kiến chỉ thị từ Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.

Liên tục từ tối nagfy 26/2 cho đến ngày 28/2, người dân thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã kiên trì thức đêm nhằm bao vây, phản đối hai nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý xả khói bụi, gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống của họ. Ngay sau cuộc biểu tình phản đối đã có 2 cuộc đối thoại cho chính quyền thành phố tổ chức, trong đó có cuộc đối thoại do ông Hồ Kỳ Minh tổ chức tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Hòa Liên đã bất thành, do gặp phải sự phản đối quyết liệt của dân chúng. Cuối cùng, ông Minh đã phải cho dừng buổi thối thoại ngày 27/2 để dời sang ngày hôm sau (28/2).

Trong thông báo mới nhất liên quan đến vụ gây ô nhiễm môi trường của hai nhà máy thép, chính quyền thành phố Đà Nẵng cho biết sẽ nhanh chóng hoàn thiện các phương án di dời dân chúng ; giải tỏa tại khu vực hai nhà máy thép. Trong thời gian đó, chính quyền thành phố sẽ giao cho huyện Hòa Vang tổ chức việc giám sát lệnh tạm dừng hoạt động sản xuất của hai nhà máy thép.

vn7

Nhà máy thép ngang nhiên xả nước thải ra khu dân cư nhưng vẫn hoạt động liên tục trong nhiều năm qua. Ảnh : Tuổi Trẻ

Mặc dù vậy, các công đoạn khác của nhà máy, như : vận chuyển, bốc dỡ, xuất-nhập hàng hóa cũng như các hoạt động khác liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được diễn ra bình thường. Song song cùng với đó, chính quyền Đà Nẵng còn giao cho huyện Hòa Vang phải ra sức tuyên truyền, vận động người dân ở xã Hòa Liên không có những việc làm vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản của hai nhà máy thép.

Như chúng tôi đã thông tin cho độc giả biết trước đó, hai nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý có cổ phần của ông Huỳnh Đức Thơ-Chủ tịch thành phố Đà Nẵng. Do đó, liên tục từ năm 2016 cho đến nay, dù hai nhà máy này nhiều lần bị người dân biểu tình phản đối, bao vây nhà máy nhưng vẫn được hoạt động sản xuất bình thường. Chẳng những vậy, dưới chỉ thị của ông Huỳnh Đức Thơ, chính quyền thành phố còn phải chi ngân sách để thành lập khu tái định cư mới, nhằm di dời dân đến nơi đó sinh sống để tránh bị ô nhiễm. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã phải chậm công việc di dời.

Theo đúng kế hoạch, trong năm 2017 sẽ di dời 50% số hộ dân ở 2 thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 đến khu tái định cư, và trong năm 2018 sẽ di dời hoàn toàn. Vậy nhưng cho đến nay chính quyền vẫn không thể cho tiến hành việc di dời dân như kế hoạch. Không được di dời, lại phải sống trong cảnh ô nhiễm từ khói nhà máy thép, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng chẳng thể sử dụng được đã làm cho dân chúng bất bình gây ra hàng chục cuộc biểu tình liên tục từ 2016 cho đến nay.

Trong rất nhiều cuộc đối thoại được chính quyền tổ chức, người dân đã thẳng thừng hỏi lãnh đạo : "Chọn nhà máy thép hay chọn dân ?". Cùng với đó người dân yêu cầu phải đóng cửa hai nhà máy. Tuy nhiên, do nhà máy là nơi kiếm tiền của ông Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, nên chính quyền rất khó để giải quyết.

Trong khi đó, dù hai nhà máy ô nhiễm trên địa bàn nhưng chính quyền huyện Hòa Vang chỉ có thể điều công an, cán bộ đến bảo vệ tài sản nhà máy, khuyên can người dân đừng phá phách tài sản mà chẳng thể đưa ra bất cứ chỉ thị nào. Chính quyền Hòa Vang bất lực hoàn toàn trước việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân, chỉ vì hai nhà máy thép có cổ phần của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ.

Với việc người dân phản đối hai nhà máy thép ô nhiễm điều này không loại trừ một âm mưu chính trị đang nhắm vào ông Huỳnh Đức Thơ. Ông Thơ đã từng bị kỷ luật với mức cảnh cáo, thế nhưng vẫn được tại vị trên chiếc ghế Chủ tịch. Trong khi đó, cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh đã phải mất chức Ủy viên Trung ương đảng, bị loại khỏi ghế Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Rất nhiều người dân, trong đó có cả cán bộ ở Đà Nẵng tỏ ra không phục khi ông Huỳnh Đức Thơ vẫn tiếp tục ngồi ở vị trí Chủ tịch thành phố.

*****************

Nhà máy thép gây ô nhiễm bị ngưng hoạt động (RFA, 01/03/2018)

vn8

Cổng công ty cổ phần Dana - Ý - Courtesy of viettimes

Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Thành phố Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 3 chính thức yêu cầu hai nhà máy thép là Công ty cổ phần Dana Ý và Công ty cổ phần Dana Úc tạm dừng nấu luyện thép trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.

UBND Thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị gấp rút hoàn thiện phương án di dời, giải tỏa khu vực hai nhà máy thép, đồng thời được xem xét và phê duyệt trước ngày 2 tháng 3.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố Đà Nẵng cũng yêu cầu lực lượng chức năng ngăn chặn việc người dân tập trung phản đối việc xả thải của công ty, vì hành động này được cho là bị lôi kéo, kích động gây ảnh hưởng tới chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Trong nhiều năm qua, người dân hai thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2, thuộc xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang đã tập trung phản đối hai nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc vì cho rằng môi trường sống của họ bị ô nhiễm do việc xả thải của hai công ty này. Mới đây nhất là vụ việc hàng trăm người dân xã Hòa Liên đã biểu tình phản đối trước trụ sở Công ty cổ phần Dana Ý vào ngày 26 tháng 2.

Hãng tin AFP nhắc lại vụ việc phản đối của người dân tại Hòa Vang như vừa nêu xảy ra sau thảm họa môi trường do nhà máy gang thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh kể từ tháng tư năm 2016. Lúc đó Formosa bồi thường cho phía Việt Nam 500 triệu đô la Mỹ để khắc phục. Tuy nhiên nhiều người dân bị tác động muốn kiện chính quyền vì không được bồi thường thỏa đáng hay không được gì.

*****************

EVFTA : tưởng gần mà hóa xa (RFA, 01/03/2018)

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) là một chủ đề đáng chú ý thời gian vừa qua, không chỉ vì đây là niềm hi vọng còn sót lại cho kinh tế Việt Nam sau khi TPP (phiên bản cũ) đã chết với sự rút lui của Mỹ, mà còn vì tương lai mờ mịt của chính nó sau khi Việt Nam, bằng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao vô tiền khoáng hậu với Đức - quốc gia đóng vai trò lãnh đạo trong khối EU. 

vn2

EVFTA được kỳ vọng đem lại lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam với GDP dự báo tăng thêm 15% và xuất khẩu vào Châu Âu tăng 1/3.

Ngày 14 tháng 2 vừa qua European Parliamentary Research Service (EPRS) - Viện Nghiên cứu Quốc hội EU vừa công bố bản tóm lược dài 8 trang về EVFTA, cung cấp cái nhìn tổng quan về Hiệp định, gồm cả ý kiến đánh giá của các bên liên quan [1].

EVFTA được kỳ vọng đem lại lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam với GDP dự báo tăng thêm 15% và xuất khẩu vào Châu Âu tăng 1/3. Ở phía bên kia, EU có lẽ không kỳ vọng vào lợi ích kinh tế trực tiếp từ Hiệp định, mà nhắm vào mục tiêu xa hơn : EVFTA là bước đầu tiên để EU có thể thiết lập một FTA với toàn vùng ASEAN. 

Điều này phần nào giải thích vì sao có lợi hơn về mặt kinh tế trong EVFTA song Việt Nam vẫn không có nhượng bộ nào đáng kể nào trước áp lực của EU về nhân quyền, bằng chứng là có ít nhất 2 nhà hoạt động đã bị bắt ngay trước và ngay sau những buổi gặp với phái đoàn EU. 

Việt Nam hiểu rằng EU cũng cần họ để hiện thực hóa mục tiêu thương mại rộng lớn hơn của mình. Tuy nhiên Việt Nam có thể nên bắt đầu xem xét lại sự tự tin của mình sớm, vì lẽ gần đây xu hướng chống toàn cầu hóa đang lan tỏa khắp nơi, bao gồm cả EU, khiến mục tiêu có một FTA liên vùng EU-ASEAN trở nên xa vời, đồng nghĩa với lá bài trong tay Việt Nam không còn nhiều sức mạnh. 

Một điểm đáng chú ý khác là trong số các bên liên quan được viện dẫn quan điểm trong báo cáo, ngoại trừ cộng đồng doanh nghiệp EU đang thúc giục phê chuẩn Hiệp định, tất cả các ý kiến, từ Quốc hội Châu Âu đến Thanh Tra Châu Âu và các tổ chức phi chính phủ, đều quan ngại sâu sắc về thành tích nhân quyền đáng báo động của Việt Nam cũng như cách mà Ủy ban Châu Âu nhìn nhận vấn đề này. 

Phê phán quyết liệt nhất dành cho Ủy ban Châu Âu là cơ quan này đã không đưa vấn đề nhân quyền vào bản Đánh giá Tác động mà họ thực hiện hồi năm 2009. Đáp lại, Ủy ban Châu Âu cho rằng với các quy định hiện hành, việc đánh giá hậu kiểm sau khi Hiệp định có hiệu lực là đã đủ. 

Cuối cùng, bản tóm lược nêu ra lý do pháp lý khiến EVFTA bị trì hoãn có liên quan đến Bản Quan điểm của Tòa Công lý Châu Âu đối với FTA tương tự của EU với Singapore. Dựa trên quan điểm này, EU và Việt Nam đang đứng trước hai lựa chọn, hoặc là giữ nguyên và chờ đợi sự phê chuẩn của EU cùng đầy đủ 28 nước thành viên, hoặc là tách phần danh mục đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp nhà nước-nhà đầu tư thành một hiệp định riêng và để phần còn lại được phê chuẩn bởi riêng Châu Âu. Phương án sau khiến Hiệp định không còn toàn vẹn, nhưng phương án đầu thì lại quá rủi ro nhất là trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao với Đức.

Tóm lại, con đường EVFTA vẫn còn nhiều gập ghềnh.

Nguyễn Anh Tuấn

[1] http://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/BRIE/2018/614702/EPRS_BRI(2018)614702_EN.pdf

****************

Việt Nam gấp rút cứu thủy sản khỏi nguy cơ từ ‘thẻ vàng’ sang ‘thẻ đỏ’ (VOA, 01/03/2018)

Hiệp hi Chế biến và Xut khu Thy sn Vit Nam (VASEP) va có công văn đ xut xin tham gia vào đoàn công tác ca B Nông nghiệp và phát triển nông thôn đ sang làm vic vi EU và Hàn Quc v "th vàng" mà EU đã pht thy sn Vit Nam hi năm ngoái, trước thi hn ch còn khong 2 tháng đ EU quyết đnh đưa ra "th xanh" hay "th đ" đi vi thy sn nhp khu t Vit Nam.

vn3

Công nhân làm việc ti mt nhà máy chế biến thy sn Cn Thơ.

Trước đó, vào ngày 23/10, EU chính thc rút "th vàng" đi vi thy sn Vit Nam và cnh báo có th s cm nhp thy sn t Việt Nam nếu Hà Ni không "làm nhiu hơn" đ gii quyết tình trng khai thác thy sn bt hp pháp (IUU).

Hình thức cnh cáo "th vàng" là mt trong các bước quy đnh trong b quy tc áp dng cho quy trình gii quyết tình trng đánh bt thy sn lu được EU thông qua năm 2010. "Thẻ vàng" không đi kèm các bin pháp trng pht, nhm đ cho quc gia b cnh cáo có thi gian "khc phc tình hình". "Th xanh" s được ban hành nếu vn đ được gii quyết. Ngược li, "th đ" s được đưa ra kèm theo mt lot các biện pháp trừng pht, bao gm lnh cm thương mi đi vi các sn phm thy sn ca quc gia đó.

EU ra hạn cho Vit Nam 6 tháng đ khc phc thiếu sót. Sau thi hn này, EU s quyết đnh ban hành "th xanh" hay "th đ" tùy theo hành đng t phía Vit Nam.

Trong công văn gửi cho B Nông nghiệp và phát triển nông thôn, VASEP đưa ra mt lot đ xut đ "khc phc th vàng IUU". Cơ quan này đ ngh được phi hp x lý ngay t đu các yêu cu xác minh ca EU, t chc hi ngh đánh giá gia kỳ v các hot đng khc phc "th vàng" trước ngày 15/3, phối hp chuyn ng và rà soát vic chuyn ng các báo cáo và văn bn pháp lý, và có bin pháp tuyên truyn chng li vic khai thác thy sn bt hp pháp.

EU ước tính trong mt năm, có t 11 triu đến 26 triu tn cá ca Vit Nam là đánh bt bt hp pháp, tr giá t 8 t - 19 t euro.

Kể t năm 2012, EU cho biết đã có các cuc đi thoi không chính thc vi Vit Nam trước khi đưa ra quyết đnh rút "th vàng", nhưng Hà Ni đã không có hành đng hiu qu trong vic th hin cam kết chng đánh bt thy sn bt hp pháp.

Theo đánh giá của VASEP, "th vàng" ca EU đã gây thit hi nghiêm trng cho xut khu thy sn ca Vit Nam. 100% container hàng xut khu ca Việt Nam đã b gi li đ kim tra ngun gc khai thác, dn ti mt 3-4 tun/container và phi tr phí kim tra ngun gc khong 500 bng Anh/container, chưa k phí lưu gi ti cng và các h ly khác, trong đó có nguy cơ sn phm b tr v.

EU và Mỹ là hai thị trường xut khu thy sn chính ca Vit Nam. Mi th trường chiếm t 16% - 17% trong tng giá tr xut khu 1,9 – 2,2 t USD hàng năm ca Vit Nam.

*********************

Tổ chức Thương mại thế giới : Việt Nam lại kiện Mỹ về cá da trơn (RFI, 01/03/2018)

Vào hôm 27/02/2018, Việt Nam đã gửi hồ sơ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO/OMC) tại Genève (Thụy Sĩ) để khiếu nại về việc Hoa Kỳ hạn chế nhập khẩu cá da trơn từ Việt Nam.

vn4

Công nhân chế biến cá da trơn tại nhà máy Agifish ở tỉnh An Giang, ngày 24/07/2002. AFP PHOTO

Theo hãng tin Anh Reuters, Việt Nam đã xác định rằng các loại cá tra, cá ba sa có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng với Việt Nam, đồng thời là một nguồn cung cấp protein lành mạnh và giá cả phải chăng đối với người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lại hạn chế nhập khẩu loại cá này một cách thiếu công bằng và thiếu cơ sở khoa học.

Theo quy định của WTO, Việt Nam có thể yêu cầu định chế này giải quyết tranh chấp nếu Hoa Kỳ không xem xét và giải quyết khiếu nại trong vòng 60 ngày.

Đơn khiếu nại của Việt Nam lần này liên quan đến chế độ kiểm tra cá tra mà Hoa Kỳ mới bắt đầu áp dụng sau những thay đổi gần đây liên quan đến cơ quan phụ trách. Đối với Việt Nam, những thay đổi đó ''không phù hợp'' với nghĩa vụ của Mỹ theo các quy tắc của WTO.

Trước đó, vào tháng 01/2018, Việt Nam cũng đã từng khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới về các biện pháp chống bán phá giá mà Hoa Kỳ áp dụng đối với cá tra, cá ba sa nhập khẩu từ Việt Nam.

Trọng Nghĩa

********************

Thương tích cũ hành hạ cựu tù chính trị - Mục sư Nguyễn Trung Tôn trong trại giam (RFA, 01/03/2018)

Cựu tù chính trị - Mục sư Nguyễn Trung Tôn không được khám và điều trị vết thương cũ cũng như điều kiện khắc nghiệt tại trại giam B14 ở Hà Nội khiến cho sức khỏe của ông giảm sút nhanh chóng.

vn5

Cựu tù chính trị - Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt cóc và đánh đập vào tháng 2 năm 2017. Courtesy of Citizen

Bà Nguyễn Thị Lành, phu nhân của mục sư Nguyễn Trung Tôn, sau khi đi thăm ông vào ngày 28 tháng 2 về, cho Đài Á Châu Tự Do biết thông tin vừa nêu cũng như nguyện vọng của ông này nói với bà qua cửa kính trại giam :

"Muốn hoàn tất hồ sơ để chuyển sang tòa và luật sư vào gặp tiếp để đề nghị được tại ngoại về khám ở bệnh viện Thanh Hóa. Đó là nơi anh từng mổ trước đây. Chân phải mổ nay đau, mắt mờ ; chân trái chưa mổ được. Tình trạng rất trọng thương".

Những vết thương của cựu tù chính trị - Mục sư Nguyễn Trung Tôn là do lần ông bị bắt cóc vào tháng 2 năm ngoái tại Quảng Bình. Sau đó những kẻ thủ ác đưa ông đến một khu rừng thuộc miền núi Hà Tĩnh và đánh ông suốt nhiều giờ.

Khi được đưa đến bệnh viện, bác sĩ kết luận nhiều nhóm cơ chân của ông bị dập nát, dây chằng bị đứt buộc phải phẫu thuật khiến ông đi đứng rất khó khăn.

Vào ngày 30 tháng 7 năm ngoái, ông lại bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt cùng với một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ khác gồm các cựu tù chính trị Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển. Tất cả bị cáo buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Vào năm 2011, Mục sư Nguyễn Trung Tôn từng bị Tòa tại Nghệ An kết án 2 năm tù và 2 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88.

Bà Nguyễn Thị Lành cho biết nhận định của bản thân về cáo buộc mới đối với người chồng của bà :

"Oan ức, bất công. Họ theo dõi, đánh và nay lại khép vào điều 79. Gia đình tôi là gia đình liệt sĩ, có công với đất nước, mẹ anh Tôn bị mù hai mắt và con tôi khuyết tật".

Những người thuộc Hội Anh Em Dân Chủ như vừa nêu bị cho có dính líu trong cùng vụ với cựu tù chính trị, luật sư Nguyễn Văn Đài. Ông này bị bắt cùng người cộng sự Lê Thu Hà từ ngày 16 tháng 12 năm 2015 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước ; nhưng đến tháng 7 năm 2017 cơ quan chức năng chuyển sang tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.

Quay lại trang chủ
Read 477 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)