Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

02/04/2018

Xả lũ, kiểm soát trái cây, du khách Trung Quốc, tàu vỏ sắt, Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn

Tổng hợp

Việt Nam có hàng ngàn hồ thủy lợi hư hỏng, không thể xả lũ (Người Việt, 01/04/2018)

Việt Nam hiện có khoảng 1.150 hồ chứa thủy lợi bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, không thể xả lũ, nhiều nơi chỉ là đập đất, trong khi dự báo mùa mưa lũ năm nay "diễn biến phức tạp".

vn1

Hồ chứa Điều Gà, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, có dung tích gần 1,5 triệu khối nước được xếp vào diện "lão hóa", không biết vỡ khi nào. (Hình : Nông Nghiệp Việt Nam)

Theo báo Thanh Niên, tại "Hội nghị về quản lý an toàn đập và hồ chứa thủy lợi" trước dự báo mưa lũ trong năm 2018, do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nội mới đây, thống kê của Tổng Cục Thủy Lợi cho biết Việt Nam hiện có 6.648 hồ chứa thủy lợi, phân bố tại 45 tỉnh, thành trong đó có 702 hồ chứa lớn và 5.964 hồ chứa nhỏ.

Đáng lưu ý, qua kiểm tra cho thấy Việt Nam hiện có 1.150 hồ chứa thủy lợi xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng và không thể xả lũ. Đập của các công trình này chủ yếu là đập đất, đã vận hành 30 đến 40 năm và xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như nứt tràn xả lũ, thân đập bị thấm, cống lấy nước hư hỏng, xói lở… không biết vỡ khi nào.

Ông Hoàng Đức Cường, giám đốc Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương, cho biết theo nhận định trong năm 2018 mưa lũ, bão ở Việt Nam "còn diễn biến phức tạp". Dự báo sẽ có từ 12 đến 13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó khoảng 5 đến 6 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền.

vn2

Hồ Núi Cốc (tỉnh Thái Nguyên) từng xảy ra nứt, gây nguy cơ mất an toàn. (Hình : Nông Nghiệp Việt Nam)

"Trong năm nay dự báo có nhiều đợt mưa lớn cục bộ trong thời gian ngắn. Đây sẽ là yếu tố nguy hiểm cho các hồ chứa đang trong tình trạng hư hỏng, mất an toàn", ông khuyến cáo.

Ông Phan Thanh Hùng, chi cục trưởng Chi Cục Thủy Lợi tỉnh Thừa Thiên-Huế, lo lắng cho biết khu vực miền Trung hiện nay đang có rất nhiều hồ, đập xuống cấp, vì vậy, việc dự báo tình hình mưa bão lũ đối với miền Trung rất quan trọng để đưa ra các kịch bản, chủ động phân xả lũ, ngăn lũ.

Trước tình trạng trên, ông Hoàng Văn Thắng, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chỉ yêu cầu "các địa phương tập trung nguồn lực, giải pháp kỹ thuật để khắc phục tình trạng xuống cấp các hồ, lắp đặt các thiết bị quan trắc để theo dõi, cảnh báo trước mùa mưa bão và chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó khi có mưa lớn. Hồ, đập nào không an toàn thì không cho tích nước", mà không đưa ra được kế hoạch thiết thực, khiến không ít các đại biểu những nơi có nhiều hồ chứa là Nghệ An, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bình Định, Phú Thọ… lo lắng. (Tr.N)

*********************

Việt Nam ngỡ ngàng khi Trung Quốc kiểm soát trái cây nhập cảng (Người Việt, 01/04/2018)

Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cộng sản Việt Nam tỏ ra ngạc nhiên vì không biết có chuyện Trung Quốc đòi hỏi những điều kiện ngặt hơn cho trái cây nhập cảng.

vn3

Một số phụ nữ ngồi bán trái cây ven đường ở Hà Nội. (Hình : Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Hôm 28 tháng Ba, cổng thông tin của Bộ công thương có bản tin với tựa đề "Doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả sang Quảng Tây, Trung Quốc cần lưu ý".

Nội dung của bản tin không nói thông tin của họ đến từ đâu, chính thức từ cơ quan nào của Trung Quốc, mà chỉ viết rằng "Vụ thị trường Châu Á-Châu Phi, Bộ công thương, nhận được thông tin về yêu cầu truy xuất nguồn gốc của cơ quan quản lý Quảng Tây đối với hoa quả xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc".

Bản tin của Bộ công thương cộng sản Việt Nam viết : "Kể từ ngày 1 tháng Tư, 2018, các doanh nghiệp Trung Quốc nhập cảng hoa quả từ Việt Nam khi làm thủ tục xin 'Giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu' tại cơ quan quản lý kiểm nghiệm, kiểm dịch nhập khẩu Quảng Tây cần cung cấp thêm 'hình ảnh chụp bao bì chứa thông tin truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm'. Thông tin bao gồm : tên sản phẩm hoa quả ; nguồn gốc xuất xứ ; tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào".

Sự đòi hỏi khá kỹ thuật và rất cao này rất đột ngột và buộc phải thi hành ngay coi như đẩy trái cây của Việt Nam vào thế kẹt. Hầu như tại Việt Nam không có những công ty lớn chuyên trồng một loại trái cây hay một số loại trái cây trên diện tích lớn hàng trăm hàng ngàn mẫu đất, có thương hiệu riêng, có kỹ sư và chuyên viên kiểm soát phẩm chất. Trái cây được mua thu gom từ các nhà vườn có tính cách gia đình rồi đem xuất khẩu, không có nhãn mác hàng hóa và kiểm phẩm.

Theo báo Đất Việt, "Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) tỏ ra bất ngờ trước thông tin từ ngày 1 tháng Tư hoa quả xuất khẩu sang Trung Quốc phải truy xuất nguồn gốc mà Bộ công thương đưa ra".

Báo này cho rằng "điều đáng bàn là, Cục Bảo vệ thực vật - đơn vị trực tiếp thực hiện - lại không hề biết gì" về thông báo nói trên.

Khi được báo này hỏi, ông Hoàng Trung - cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - tỏ ra bất ngờ nói : "Tôi không hiểu Bộ công thương lấy thông tin từ đâu, nhưng chúng tôi là cơ quan trực tiếp tham gia kiểm dịch thực vật nông sản xuất nhập khẩu chưa nhận được bất kỳ thông tin chính thức gì từ cơ quan kiểm dịch thực vật Trung Quốc. Về mặt nguyên tắc, Trung Quốc với Việt Nam đều tham gia WTO và đều thống nhất rằng, khi có bất kỳ biện pháp gì thay đổi phải thông báo cho cơ quan chính thức phía bên kia để có biện pháp và thời gian thích ứng để triển khai. Nếu một biện pháp thay đổi quan trọng như vậy sẽ bao trùm trên phạm vi cả nước chứ không riêng gì một tỉnh nào".

Theo ông Trung thì "tại thời điểm này, việc thông thương giữa các cửa khẩu của hai nước vẫn diễn ra bình thường, cơ quan kiểm dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn triển khai công việc như trước".

Một số lượng lớn trái cây xuất cảng của Việt Nam là đi theo đường "tiểu ngạch", biên mậu, sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu phía Bắc giáp giới với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

Hai bộ Công Thương và Nông nghiệp và phát triển nông thôn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không có phối hợp, chia sẻ thông tin ? (TN)

******************

Du khách Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam tăng mạnh (RFA, 02/04/2018)

Gần nửa triệu khách Trung Quốc đến Việt Nam du lịch trong 3 tháng đầu năm 2018, chiếm lĩnh hầu như thị trường du lịch Việt Nam.

vn4

Du khách đang tham quan tại Vịnh Hạ Long. (Ảnh minh họa) - AFP

Số liệu từ Tổng cục Du lịch đưa ra và được truyền thông loan đi hôm 2/4.

Trong tháng 3, lượng du khách từ Trung Quốc dẫn đầu với hơn 450.000 lượt khách, tăng 52,6%. Lượng khách đến từ Hàn Quốc hơn 270.000 lượt, tăng 67,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Lượng khách du lịch từ Trung Quốc và Hàn Quốc ồ ạt vào Việt Nam góp phần đưa tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 4,2 triệu lượt, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Du Lịch, lượng khách Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm lĩnh thị trường du lịch Việt Nam nhờ vào các chính sách hỗ trợ của chính phủ trong vấn đề visa và sự tiện lợi của những đường bay thẳng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia du lịch thì Việt Nam phải làm sao tăng được nguồn thu từ hai nhóm du khách này để họ chi tiêu nhiều hơn trong các chuyến du lịch đến Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa phải là địa điểm ưu tiên của lượng khách thượng lưu từ Trung Quốc vì cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch tại nhiều địa phương chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như cách làm ăn thiếu chuyên nghiệp, nhiều điểm bán hàng trốn thuế, ăn chia với hướng dẫn viên và hàng thật giả lẫn lộn.

Theo Tổng cục Thống kê, ngoài hai thị trường lớn Trung Quốc và Hàn Quốc, lượng du khách đến từ Nga cùng các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức và Hoa Kỳ cũng tăng hơn 11% so với năm 2017.

******************

Chính quyền tỉnh Bình Định hỗ trợ ngư dân kiện công ty đóng tàu (RFA, 02/04/2018)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định hỗ trợ ngư dân khởi kiện hai công ty đóng tàu đòi bồi thường thiệt hại do tàu vỏ thép vừa đóng mới đã hư hỏng nặng.

vn5

Tàu vỏ thép của ngư dân tỉnh Bình Định đang chờ sửa chữa. Photo courtesy of thanh nien

Nguyên đơn là ngư dân, chủ 19 tàu cá vỏ thép và bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Nam Triệu (trụ sở tại Hải Phòng) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Nguyên Dương (trụ sở tại Nam Định).

Chủ 14 tàu vỏ thép yêu cầu Công ty Nam Triệu bồi thường thiệt hại hơn 36 tỷ đồng. Chủ 5 tàu vỏ thép yêu cầu Công ty Đại Nguyên Dương bồi thường 9 tỷ đồng.

Đầu năm nay, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn giữa các bên nhưng các đơn vị đóng tàu chỉ chấp nhận hỗ trợ với số tiền rất thấp so với yêu cầu được bồi thường của các chủ tàu.

Cụ thể, Công ty Nam Triệu chỉ đồng ý hỗ trợ lương thuyền viên 30 triệu đồng/tàu ; lãi suất vay ngân hàng (1%/tháng) tính từ lúc kéo tàu lên đà sửa chữa đến khi hoàn thành ; chi phí neo, đậu 5 triệu đồng/tàu ; chi phí hỗ trợ dầu đi đến nơi sửa chữa 20 triệu đồng/tàu.

Công ty Đại Nguyên Dương hỗ trợ một số chi phí : neo đậu 5 triệu đồng/tàu ; nhiên liệu 15 triệu đồng/tàu ; thuê thuyền viên 36 triệu đồng/tàu ; thiết kế 25 triệu đồng/tàu ; lãi suất ngân hàng 1%/tháng.

Vào chiều 2/4, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định tổ chức họp bàn lần cuối, nếu hai bên vẫn không thống nhất được phương án bồi thường thì chính quyền địa phương sẽ hỗ trơ ngư dân về mặt pháp lý để ngư dân khởi kiện ra tòa.

********************

Thiếu tiền trùng tu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn (VOA, 02/04/2018)

Tòa tổng giám mc Sài Gòn đang có thư kêu gi giáo dân trong tng giáo phn tiếp tc quyên góp đ phc v vic trùng tu nhà th Đc Bà - nhà th chính tòa ca tng giáo phn ta lc ngay trung tâm Qun 1, TP. H Chí Minh, được xây dng từ hơn 135 năm trước.

vn6

Nhà thờ Đc Bà Sài Gòn đang được trùng tu. (nh : VnExpress)

Báo Thanh Niên trích lời Linh mc H Văn Xuân, Tng đi din Tng giáo phn Sài Gòn, qun x nhà th Đc Bà, cho biết vic nhà th Đc Bà trùng tu kéo dài khong 2 năm và d trù kinh phí là 140 t đng.

Linh mục cho biết thêm rng trong 2 đợt quyên góp t năm 2015 đến nay, các x đo đã quyên góp được hơn 71 t đng và cn thêm mt khon tương t đ hoàn thành vic trùng tu.

Vào tháng trước, Tòa Tng giám mc Tng giáo phn Sài Gòn phát đi thông cáo cho biết có nhóm người la đo c nam lẫn n, đã to email gi, mo danh linh mc H Văn Xuân đ nhn tin quyên góp ca nhiu người.

Theo thông báo của Tòa Tng giám mc, ngoài công ty Thép Bình Dương ca Vit Nam, còn có các công ty xây dng và k thut ca Pháp, B, Đc thc hin vic trùng tu.

Theo VNExpress hơn 27.000 viên ngói Marseille ca hãng Monier (Pháp), 84.000 viên ngói vy cá và gn 11.000 viên ngói âm dương đã v ti Vit Nam phc v cho vic trùng tu công trình Nhà th Đc Bà.

Nhà thờ Đc Bà Sài Gòn được người Pháp xây năm 1877, hoàn thành sau 3 năm và được Tòa thánh Vatican phong hàng tiu Vương cung Thánh đường t năm 1959.

Quay lại trang chủ
Read 719 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)