Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

18/04/2018

Liên Hiệp Quốc : Việt Nam để lộ bản chất phi nhân quyền và đàn áp tôn giáo

Tổng hợp

Việt Nam phản đối một quyết định của hội đồng Liên Hiệp Quốc (VOA, 18/04/2018)

Việt Nam cùng 5 nước khác, trong đó có Trung Quc và Nga, mi chng mt quyết đnh ca Liên Hip Quc, cho phép t chc nhân quyn ca M được phép phát biu ti Hi đng Nhân quyn cũng như các cơ quan khác ca Liên Hip Quc.

lhq1

Đại s Vit Nam ti Liên Hip Quc, bà Nguyn Phương Nga.

Theo AP, Hội đng Xã hi và kinh tế gm 54 thành viên đã chp thun đơn ca hai t chc ca M gm y ban Nhân quyn Bc Hàn vi t l thun chng là 29/6 trong khi có 13 phiếu trng, cũng như đơn ca Trung tâm Ghi nhn Nhân quyn Iran vi t l thun chng là 22/7 trong khi có 17 phiếu trng.

Hồi tháng Hai, y ban v các t chc phi chính ph ca Liên Hip Quc gm 19 thành viên đã bỏ phiếu chng, không cp phép cho hai t chc trên, nhưng Hoa Kỳ và Canada đã "thưa" lên cơ quan "m" ca y ban này là Hi đng Xã hi và Kinh tế mà M có nhiu hu thun hơn.

Đại s M ti Liên Hip Quc Nikki Haley được trích li nói rng các lá phiếu chấp thun trên là "chiến thng cho nhân quyn".

lhq2

Đại s M ti Liên Hip Quc Nikki Haley.

Theo AP, bà cũng nói thêm rằng các t chc phi chính ph "không nên b chn tham gia các hot đng Liên Hiệp Quc, nht là khi công vic ca h ri ánh sáng lên nhng vi phm nhân quyn ti t nht trên thế gii".

Trước cuc b phiếu hôm 17/4, Bc Hàn cáo buc t chc ca M có các hot đng "chính tr hóa và thiên v" nên không đ tư cách đ được trao v thế tham vn ti Liên Hip Quc.

Nhưng có sáu nước ng h quan đim ca Bc Hàn và b phiếu chng vic cp phép, đó là Vit Nam, Trung Quc, Nga, Nam Phi, Venezuela và Belarus.

Còn về cuc b phiếu v trung tâm nhân quyn Iran, sáu nước trên cùng vi Iraq bỏ phiếu chng, theo AP.

*********************

Hòa thượng Thích Quảng Độ : hồ sơ tiêu biểu cho sự đàn áp tôn giáo ở Việt Nam (Mạch Sống, 18/04/2018)

Tại Hội nghị thượng đỉnh do Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế (USCIRF-United States Commission on International Religious Freedom) tổ chức, nhiều diễn giả bày tỏ quan tâm về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ngày càng nghiêm trọng ở Việt Nam.

hoinghi1

Uỷ viên USCIRF Jackie Wolcott cùng với Mục sư Chính và phái đoàn vận động tư do tôn giáo do BPSOS phối hợp, ngày 21/02/2018 (ảnh Huỳnh Khôi)

Đến phần hội thảo về tù nhân lương tâm, Ủy hội USCIRF chính thức công bố quyết định chọn Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là 1 trong 7 tù nhân lương tâm tiêu biểu cho tình trạng đàn áp tôn giáo trên thế giới.

Bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch của Ủy hội, là người giới thiệu vị tù lương tâm Việt Nam này :

"Hòa thượng Thích Quảng Độ là đệ ngũ Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, năm nay đã 90 tuổi và đã bị cô lập trong suốt 32 năm, hoặc bị tù hoặc bị giam lỏng".

hoinghi2

Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và chân dung Hòa thượng Thích Quảng Độ trong buổi điều trần trước Uỷ ban Nhân quyền Hạ viện Tom Lantos, ngày 15/2/2018.

Bà Arriaga cho biết là năm 1997, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã bị đàn áp nặng nề khi đứng ra cứu trợ nạn nhân bão lụt, một hành động xuất phát từ niềm tin tôn giáo.

"Hồ sơ này tiêu biểu cho cách nhà nước Việt Nam đối xử với tất cả các tôn giáo", bà Arriaga nói". Tôi kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là quốc gia đặc biệt quan tâm".

Hành pháp Hoa Kỳ có thẩm quyền chỉ định "quốc gia đặc biệt quan tâm" (CPC) đối với quốc gia nào có tình trạng đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn.

Kế đến, bà Jackie Wolcott, cựu Đại sứ và Ủy viên USCIRF, giới thiệu Mục sư Nguyễn Công Chính. Chỉ vào dãy hình các tù nhân lương tâm tiêu biểu ở sau lưng, bà nói :

"Chúng tôi không còn cần phải treo tấm hình của Mục sư Nguyễn Công Chính vì ông ấy đang ngồi đây, và đó là tin mừng mà tôi muốn chia sẻ với quý vị".

Trong phần phát biểu của mình, Mục sư Chính cho biết là sự lên tiếng của các dân biểu Hoa Kỳ đã làm giảm đi tình trạng tra tấn và hành hạ nhắm vào ông trong thời gian ở trong tù. Ông cũng cảm ơn Bộ ngoại giao và Ủy hội USCIRF đã can thiệp mạnh mẽ để chấm dứt cuộc tra tấn kéo dài gần 2 tháng nhắm vào vợ của ông, bà Trần Thị Hồng.

"Tôi kêu gọi các dân biểu Hoa kỳ nhận bảo trợ các tù nhân lương tâm, để bảo vệ tính mạng ; ngăn chặn các biện pháp tra tấn, nhục hình ; và để gia đình họ có quyền thăm nuôi và chuyển thông tin ra ngoài", Mục sư Chính nói.

hoinghi3

Mục sư Nguyễn Công Chính (thứ nhì từ bên trái) đang phát biểu, với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng ngồi bên cạnh tại hội nghị diễn ra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn sáng thứ Tư, 18 tháng 4, 2018. (Mạch Sống)

Sau phần phát biểu, Mục sư Chính trao tấm biển tri ân đế bà Jackie Wolcott, người đã bảo trợ cho ông khi còn ở trong tù.

"Phần này không có trong chương trình", cựu Đại sứ Wolcott giải thích trong sự bất ngờ và cảm động.

Nhiều diễn giả tại hội nghị đã nêu mối quan ngại về hiện tượng Hội Cờ Đỏ đang lan ra ở Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch của BPSOS, cho biết là tổ chức của ông đã gửi trước hồ sơ về Hội Cờ Đỏ cho các ủy viên USCIRF và nhiều diễn giả của hội nghị.

Sau hội nghị kết thúc, nhiều phóng viên đã phỏng vấn Mục sư Chính về những trải nghiệm bản thân và tình trạng bách hại tôn giáo nói chung ở Việt Nam.

Một số tổ chức nhân quyền đã gặp Tiến sĩ Thắng để bàn việc phối hợp lâu dài.

Tại bàn thông tin của Hội nghị, BPSOS đã phổ biến tài liệu về Hội Cờ Đỏ và thông tin về chương trình NOW !, một nỗ lực lâu dài để bảo vệ nhân quyền của tất cả tù nhân lương tâm Việt Nam và đòi tự do cho họ.

*****

Phát biểu của Mục sư Nguyễn Công Chính tại Hội nghị thượng đỉnh về Tự do tôn giáo quốc tế

Nhân dịp 20 năm kỷ niệm USCIRF, tôi thay mặt Hiệp hội Vietnamese People’s Evangelical Fellowship gửi lời cầu nguyện và chúc mọi điều may mắn tốt lành nhất đến với quý thành viên có mặt trong Hội nghị.

Tôi cảm ơn Đại biểu Alan Lowenthal và Đại biểu Bill Posey lên tiếng, làm giảm đi sự đàn áp và tra tấn khi tôi ở trong nhà tù. Tôi cũng cảm ơn sự can thiệp của Bộ ngoại giao, USCIRF để công an Việt Nam chấm dứt cuộc tra tấn kéo dài 2 tháng đối với vợ của tôi, chỉ vì cô ấy gặp phái đoàn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ để cầu cứu cho tôi. Nhờ áp lực quốc tế mà chế độ ở Việt Nam trả tự do cho tôi, với điều kiện gia đình tôi phải lưu vong. Tôi đặc biệt cảm ơn cựu Đại sứ David Saperstein, Ủy viên Jackie Wolcott, Linh mục Thomas Reese và Ủy hội Nhân quyền Tom Lantos.

Chính quyền Việt Nam đàn áp một người để khủng bố tinh thần nhiều người. Nhượng bộ áp lực quốc tế, họ có thể thả một tù nhân lương tâm, nhưng lại bắt thêm nhiều người khác.

Sau khi trả tự do cho tôi hồi tháng 7 năm ngoái, họ đã bắt hàng loạt người trong các vụ án Hội anh em dân chủ, vụ án Fomosa Nghệ Tĩnh, vụ án ông Bùi Văn Trung, vụ án ông Vương Văn Thả, và gần đây là vụ án 12 người Thượng ở Tây Nguyên. Chỉ trong 2 tuần qua, 9 tù nhân lương tâm bị xử tổng cộng 83 năm tù và 30 năm quản chế. Theo danh sách của BPSOS, Việt Nam hiện có khoảng 170 tù nhân lương tâm, đa phần là tù nhân tôn giáo. Xin xem tài liệu về chiến dịch NOW ! của BPSOS đặt ở bàn thông tin.

Các tù nhân tôn giáo và chính trị bị đối xử tệ hơn tù hình sự : thường xuyên bị biệt giam, thực phẩm rất kém ; nước uống có vôi, phèn ; không được chăm sóc y tế ; không được viết thư cho gia đình ; không được ra ngoài sinh hoạt tập thể ; và nhiều hạn chế khác. Nhiều người sau khi ra khỏi tù 6 tháng hoặc vài năm đã chết vì bệnh. Số tù nhân lương tâm bị tra tấn hoặc bị đầu độc đến chết từ năm 2000 đến nay là khoảng 127 người, nhiều nhất là người Thượng Tây Nguyên, Hmong Tây Bắc và Khmer Krom Tây Nam Bộ.

Chính phủ Hoa kỳ cần tăng áp lực ngoại giao, và áp dụng các biện pháp chỉ định CPC và chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu để thúc đẩy Hà Nội phóng thích tất cả tù nhân lương tâm. Đồng thời, tôi kêu gọi các dân biểu Hoa kỳ nhận bảo trợ họ, để bảo vệ tính mạng ; ngăn chặn các biện pháp tra tấn, nhục hình ; và để gia đình họ có quyền thăm nuôi và chuyển thông tin ra ngoài".

Nguồn : http://machsongmedia.com, 18/04/2018

Quay lại trang chủ
Read 707 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)