Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

10/02/2017

Bắc Kinh gia tăng quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa

tổng hợp

Trung Quốc nâng cấp quân sự đảo tranh chấp Biển Đông (VOA, 10/02/2017)

nangcap1

Theo Trung tâm Sáng kiến ​​Minh bch Hàng hi Châu Á thuc CSIS, Bc Kinh đã tiến hành nâng cp đáng k cơ s h tng quân s qun đo Hoàng Sa.

Trung Quốc tiếp tc m rng hot đng xây dng trong nhóm đo th hai trong khu vc tranh chp Bin Đông, Trung tâm Nghiên cu Chiến lược Quc tế (CSIS) có tr s ti Washington cho biết hôm th Tư.

Theo báo cáo mới nht ca Trung tâm Sáng kiến Minh bch Hàng hải Châu Á thuc CSIS, Bc Kinh đã tiến hành nâng cp đáng k cơ s h tng quân s qun đo Hoàng Sa, trong đó có các công trình xây dng các bến cng, bãi đáp trc thăng và căn c trc thăng trên mt s đo trong chui đo Hoàng Sa.

Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa t tay Vit Nam sau cuc đng đ vi hi quân Vit Nam Cng Hòa vào năm 1974.

Các hình ảnh v tinh mi nht cho thy 5 trong s các đn trên đo ca Trung Quc có bãi đáp trc thăng, trong đó đo Quang Hòa có hn mt căn c trc thăng và các đảo Tri Tôn, Vĩnh Lc và Pattle mi đo có mt bãi đáp trc thăng thêm vào vi các cơ s máy bay trc thăng trên đo Phú Lâm.

Ngoài ra, các bến cng ln cũng đã được m rng hoc no vét ti đo Quang Hòa Tây, Quang Hòa và đo Cây. Các bến cng nh hơn đã tồn ti trên mt s hòn đo nh Hoàng Sa, vi mt s đã được xây dng ch trong vài năm qua. Vic no vét và xây dng trên mt s hòn đo khác trên qun đo Hoàng Sa quan sát được trên hình nh v tinh ca CSIS-AMTI cho thy Trung Quc không có ý đnh dừng li mà s tiếp tc xây dng thêm các cơ s nhm khng đnh ch quyn qun đo Hoàng Sa.

Căn cứ không quân và công trình đu tiên được Bc Kinh xây dng vào nhng năm 1990. K t đó, Trung Quc đã "tiến hành ci to đt đáng k đ m rng đo Phú Lâm và xây dựng các cơ s mi", theo CSIS-AMTI. Các công trình này bao gm mt căn c không quân vi 16 nhà cha máy bay nh dành cho chiến đu cơ cũng như 4 nhà cha máy bay ln hơn.

Việt Nam chưa có phn ng chính thc v s kin này. Tuy nhiên, trong buổi họp báo thường kỳ hôm 9/2, khi được hi v vic Trung Quc m chi nhánh ngân hàng ti thành ph "Tam Sa" trên đo Phú Lâm, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Hi Bình nói : "Chúng tôi đã nhiu ln khng đnh Vit Nam có ch quyn không th tranh cãi đối vi hai qun đo Trường Sa và Hoàng Sa. Mi vic làm ca nước ngoài trong khu vc này, không có s cho phép ca Vit Nam, đu không hp pháp và cũng không thay đi được thc tế Vit Nam có đy đ ch quyn đi vi khu vc này".

Nguồn : Defensenews.com, Breitbart, Bộ Ngoi giao Vit Nam.

********************

Trung Quốc ngang nhiên tăng cường quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa (Dân Trí, 09/02/2017)

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh do một viện nghiên cứu của Mỹ công bố mới đây cho thấy Trung Quốc đã ngang nhiên nâng cấp cơ sở hạ tầng quân sự tại khu vực phía bắc của Biển Đông, xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

hoangsa1

Ảnh vệ tinh chụp đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc được cho là đang xây dựng trái phép ở khu vực trong ô vuông. (Ảnh : CSIS)

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) của Mỹ ngày 8/2 cho biết Trung Quốc hiện chiếm đóng 20 tiền đồn tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đang tăng cường các hoạt động quân sự trên 8 hòn đảo, theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng.

"Ba trong số 8 đảo có các cảng được bảo vệ hiện nay có khả năng đón một số lượng lớn các tàu hải quân và tàu dân sự. Trong khi đó, 4 đảo khác có các cảng nhỏ hơn và một cảng nữa tiếp tục được xây dựng trên đảo Duy Mộng", AMTI cho hay.

"Có 5 đảo hiện chứa các bãi đáp trực thăng, trong đó đảo Quang Hòa có cả căn cứ trực thăng. Riêng đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa, còn được trang bị đường băng, nhà chứa máy bay và hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9", AMTI cho biết thêm.

Cũng theo cơ quan nghiên cứu của Mỹ, không phải tất cả các tiền đồn mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa đều có những cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng. Nhiều nơi chỉ có 1 hoặc 2 toà nhà… nhưng sự hiện diện của các tòa nhà nhỏ hoặc vật liệu xây dựng cho thấy Trung Quốc có thể đang chuẩn bị để mở rộng các thực thể này trong thời gian tới.

Trước đó, cũng dựa trên các hình ảnh vệ tinh, AMTI hồi tháng 12 năm ngoái cho biết Trung Quốc được cho là đã lắp đặt vũ khí, trong đó có các hệ thống phòng không, hệ thống chặn tên lửa trên toàn bộ 7 đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những động thái này cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa từ bỏ tham vọng quân sự hóa khu vực, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Mỹ từng nhiều lần chỉ trích các hoạt động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông - một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã lên tiếng chỉ trích việc Bắc Kinh phô diễn quân sự ở vùng biển này, đồng thời phát tín hiệu sẽ theo đuổi chính sách cứng rắn hơn so với chính quyền tiền nhiệm trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực.

Thành Đạt

Theo SCMP

****************

Trung Quốc nâng cấp các cơ sở quân sự ở Hoàng Sa (RFI, 09/02/2017)

hoangsa2

Ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm, Hoàng Sa ngày 28/01/2017

Các ảnh vệ tinh của Mỹ cho thấy là Trung Quốc đã nâng cấp các hạ tầng cơ sở quân sự ở khu vực phía bắc của Biển Đông, chung quanh quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington, hôm qua, 08/02/2017, cho biết là Trung Quốc hiện đang nắm 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.

Ba trong số 8 đảo đó hiện đã có những hải cảng lớn có thể tiếp nhận nhiều tàu hải quân và tàu dân sự. Bốn đảo kia có những hải cảng nhỏ hơn, còn một cảng thứ 5 đang được xây dựng trên đảo Duy Mộng (Drummond Island).

Cũng theo tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á, trên đảo lớn nhất của Hoàng Sa, đảo Phú Lâm, Trung Quốc hiện có một phi đạo, các nhà chứa máy bay, đồng thời đã triển khai các dàn tên lửa địa đối không HQ-9. AMTI dự đoán là Trung Quốc sẽ mở rộng hơn nữa các cơ sở quân sự ở Hoàng Sa và điều này sẽ giúp Bắc Kinh củng cố sự hiện diện ở Biển Đông, đồng thời gia tăng khả năng của Trung Quốc tung lực lượng ra ở vùng biển này.

Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn thường xuyên cam kết sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở Biển Đông, khẳng định rằng những vũ khí, thiết bị quân sự mà họ đặt trên các đảo này chỉ nhằm mục đích tự vệ.

Thanh Phương

*****************

Biển Đông : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ rất cứng rắn đối với Trung Quốc ? (RFI, 09/02/2017)

hoangsa3

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis tới văn phòng thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tokyo, ngày 03/02/2017 - REUTERS/Eugene Hoshiko/Pool

Nhân chuyến công du Nhật Bản vừa qua, trong các phát biểu công khai, tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã có những tuyên bố rất ôn hòa về Biển Đông, nhấn mạnh đến các phương pháp "ngoại giao", chống lại các "động thái quân sự rầm rộ", của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review ngày 08/02/2017, trong những cuộc tiếp xúc riêng với các quan chức Nhật Bản, bộ trưởng Quốc Phòng đã thể hiện những quan điểm cực kỳ cứng rắn đối với Trung Quốc.

Theo nguồn tin trên, ông James Mattis đã so sánh các hành vi quyết đoán của Trung Quốc hiện nay nhằm áp đặt quyền khống chế trong khu vực, với việc đế quốc Minh của Trung Hoa thời xưa, áp đặt ách thống trị đối với các láng giềng bị biến thành chư hầu.

Đối với ông Mattis, các hành động đó không thể chấp nhận được trong thời đại ngày nay.

Tân bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ dường như đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông nữa. Hoa Kỳ sẽ không chỉ đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ tự do hàng hải, mà lại còn tích cực hơn so với chính quyền Obama trước đây trong việc ngăn chặn đà quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực.

Một cách cụ thể, ông Mattis cho biết là với tân chính quyền Mỹ, tần số các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ gia tăng. Lời khẳng định này đã minh họa cho tuyên bố công khai của ông trong buổi họp báo chung với đồng nhiệm Nhật Bản Tomomi Inada tại Tokyo vào tuần trước, theo đó quyền tự do hàng hải mang tính tuyệt đối, và tàu thuyền Mỹ vẫn hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.

Trọng Nghĩa

Quay lại trang chủ
Read 732 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)