Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

04/05/2018

Ngoại giao : Việt Nam sa lầy trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Tổng hợp

VN-EU : Cần gỡ rối cho vụ Trịnh Xuân Thanh (BBC, 04/05/2018)

Khủng hoảng quan hệ giữa Việt Nam với Slovakia và Đức 'rất căng', nhưng có hướng giải quyết và Việt Nam cần chủ động và làm qua đường ngoại giao, theo một số ý kiến từ giới quan sát thời sự.

txt1

Thủ tướng Slovakia, Peter Pellegrini, và thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trong động thái chưa từng có của lịch sử ngoại giao Châu Âu đã cùng công khai nói với báo chí hôm 2/5/2018 về vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'

Trước hết, bình luận với BBC hôm 04/5/2018, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva và cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, hiện sống tại Thụy Sỹ nói :

"Như phía Slovakia đã nói, nếu thấy sự trả lời không thỏa đáng thì họ sẽ bảo lưu những biện pháp tiếp theo, câu trả lời đó rất ngoại giao và cũng rất là khẳng định, tức là rất là căng rồi".

Các ý kiến khác, từ Berlin và Hà Nội, cũng nói chính quyền Việt Nam cần hiểu tầm nghiêm trọng của vụ việc và có động thái thích ứng.

Cụ thể là có lời giải thích thành thật với chính quyền các nước Châu Âu và có động thái nhằm làm họ hiểu là Việt Nam tôn trọng quan hệ lâu dài với EU.

Hôm 03/5, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Slovakia, ông Peter Susko, cho BBC hay :

"Chúng tôi đã yêu cầu phía Việt Nam phải cung cấp cho chúng tôi thông tin liên quan tới các cáo buộc theo đó nói Slovakia có 'tham gia' là quốc gia trung chuyển trong quá trình bắt cóc một công dân Việt Nam từ Đức đưa về Việt Nam".

Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, ông Dương Trọng Minh, bị Bộ Ngoại giao nước chủ nhà triệu lên để giải thích quanh cáo buộc được báo chí Đức và Slovakia đề cập công khai trong thời gian gần đây.

Bratislava đòi ông Đại sứ Việt Nam đưa ra những "giải thích" liên quan tới "các cáo buộc nói rằng Slovakia có tham gia dưới bất kỳ hình thức nào vào những hành động - nếu được chứng minh là có - vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế".

Ông Susko nói :

"Nếu các cáo buộc đó được xác nhận, Slovakia sẽ coi đó là một vụ việc quốc tế nghiêm trọng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho quan hệ song phương giữa chúng tôi với Việt Nam".

Tuy nhiên, sau cuộc gặp, phía Slovakia nói họ chưa nhận được lời giải thích.

"Ngài Đại sứ đã hứa sẽ đưa ra câu trả lời sau khi liên hệ với Hà Nội", ông Susko cho BBC biết thêm.

"Chúng tôi nói với Ngài Đại sứ rằng nếu chúng tôi thấy lời giải thích của Việt Nam, một khi lời giải thích đó được trao cho chúng tôi, là không thỏa đáng, thì Bộ Ngoại giao và Cộng hòa Slovakia bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp tiếp theo, phù hợp với quy tắc ngoại giao".

Cần giải quyết thế nào cho ổn thỏa ?

Nay ông Đặng Xương Hùng nói :

"Cách mà ông Đại sứ Việt Nam trả lời là sẽ có câu trả lời sau khi liên hệ với Hà Nội, thì đó là một câu chuyện rất dễ hiểu của một ông Đại sứ Việt Nam ở tất cả các nơi và ở tất cả các câu chuyện tương tự như vậy.

"Nhưng câu trả lời của phía Slovakia nói chung là rất rõ ràng và khiến cho phía Bộ Ngoại giao và khiến cho phía Việt Nam cần phải suy nghĩ để có cách trả lời và phải kèm theo một phương án giải quyết nào đó".

Khi được hỏi giữa lúc dường như trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam và Đức, Slovakia đang có những 'khác biệt' khá sâu sắc, có lời khuyên nào để giải quyết vụ việc thấu tình, đạt lý và quan hệ các bên được cải thiện, ông Đặng Xương Hùng nói :

"Theo tôi phía Bộ Ngoại giao cần phải thành thực, làm một bản báo cáo thành thực về những gì phía Việt Nam gọi là "đạt được" rồi cân đo đong đếm với hậu quả ; mà phía Việt Nam cần ghi rõ ra thật nhiều những hậu quả tai hại đến dân tộc, người dân, đến nền kinh tế, đến uy tín, đến vị thế, hình ảnh của Việt Nam.

"Bộ Ngoại giao, trong lúc này, cần phải liệt kê ra hết để các bên liên quan nhìn lại vụ việc này một cách như thế nào đó để tìm giải pháp, chứ không phải để đối phó...

"Ví dụ, chẳng cần Hiệp định Thương mại Tự do với EU cũng là một cách để đối phó, nhưng nếu như đã đi vào đường tàu của văn minh nhân loại, thì Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong đó có rất nhiều người đã được đi đến các nước phương Tây, rất nhiều bộ óc, nhiều người về hưu bây giờ đã thấy cần phải cải tổ, có cách nghĩ khác cho Bộ Ngoại giao Việt Nam".

Theo ông Đặng Xương Hùng, cựu Vụ phó Bộ Ngoại giao này, nếu ông là lãnh đạo của Bộ này, ông sẽ lên đường thăm Đức, Slovakia để trực tiếp giải quyết và cần thiết thì cần có lời xin lỗi, nhận lỗi và giải quyết mọi việc qua kênh ngoại giao.

"Có thể nói với họ rằng đây là việc mà chúng tôi bất đắc dĩ" và "xin họ tha lỗi và thông cảm", ý kiến này nói.

Từ Hà Nội, tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao nói với thảo luận Bàn tròn 03/05 của BBC :

"Theo tôi có hai vấn đề các nhà lãnh đạo Việt Nam phải chú ý. Thứ nhất, đó là những vấn đề về pháp lý những vấn đề về tố tụng tại tòa án ở Đức. Việc đó không thể bằng quan hệ chính trị để can thiệp được, việc đó phải chấp nhận thôi. Tuy nhiên, mối quan hệ chính trị và ngoại giao đã ghi nhận được cho đến ngày này giữa Việt Nam và EU cũng như là giữa Việt Nam với Đức tôi tin là nước Đức cũng không sung sướng gì khi xử lý vụ việc này.

"Cho nên về mặt quan hệ ngoại giao cũng như chính trị thì chính phủ Việt Nam cũng nên chân thành, thẳng thắn và đặc biệt là chân thành để trao đổi đàm phán với các quốc gia ở Châu Âu, đặc biệt trước hết là với Đức để làm sao giảm thiểu hậu quả rất là nguy kịch đối với quan hệ giữa Việt Nam với Đức và các nước ở Châu Âu".

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu 'nhận lỗi' hay 'xin lỗi' được đưa ra, nếu các cáo buộc từ phía Đức và Slovakia là có cơ sở, thì liệu Việt Nam có quan ngại về vấn đề rắc rối luật pháp quốc tế hay không, chẳng hạn như có thể 'bị kiện', ông Đặng Xương Hùng đáp :

"Chính thế, cái đó thì Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng phải làm cho lãnh đạo Việt Nam biết rõ những điều đó và cái giá đó có lớn hơn việc không ký được Hiệp định Thương mại, có lớn hơn là... Việt Nam có thể [được xem] là coi thường tất cả những niềm tin của các nước khác ? Có lớn hơn không ?

"Nếu Bộ Ngoại giao có đủ năng lực chứng minh rằng cái đó, một lời xin lỗi, còn ít hơn cái kia, thì lúc ấy là lúc Bộ Ngoại giao đã trưởng thành", ông Đặng Xương Hùng từ Geneva nêu quan điểm riêng.

Cũng trong Thảo luận Bàn tròn hôm 03/05, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw, Ba Lan nêu ý kiến :

"Tôi không tin rằng phía Đức sẽ tìm được sự chân thành từ phía Việt Nam đâu vì tôi nghĩ cái đó là hơi khó nhưng sự nhún nhường thì có thể. Gần đây tôi có nhận được một số thông tin rằng một số nhà hoạt động trong nước nhận lại được hộ chiếu, được rút lại lệnh cấm xuất cảnh và nhận được visa. Có thể đó là tác động từ Đại Sứ quán Đức ở Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng để mà chân thành nhận lỗi để mà xin lỗi thì tôi không chờ đợi điều đấy nhưng tôi chờ đợi một sự nhún nhường từ phía Việt Nam. Một số nhún nhường như là một số nhà hoạt động trong nước nhận lại được hộ chiếu, cho phép một số nhà hoạt động xuất cảnh và có thể có thêm một số sự nhún nhường nữa như là giảm bản án hoặc phóng thích trước thời hạn cho một số tù nhân lương tâm. Có thể Việt Nam sẽ cần đổi chác qua những thứ như vậy".

Làm ẩu, manh động ?

Cũng hôm 04/5, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin ông nói với BBC News Tiếng Việt :

"Đây là một vụ theo tôi là có sự làm ẩu, chính vì vậy bây giờ việc trừng phạt nhau tôi cho rằng chẳng đem lại lợi ích gì cho cả hai quốc gia cả, mà tốt hơn hết nên có sự hợp tác để cùng giải quyết vấn đề này.

"Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức không chỉ dừng ở quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia mà còn ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của cả hai nước về lâu dài nữa. Thành ra, theo tôi nghĩ, chính phủ Việt Nam nên gạt bỏ 'những tự ái, những sĩ diện cá nhân', mà nhìn thẳng vào vấn đề và hãy chủ động bắt tay với phía Đức để giải quyết vụ này cho ổn thỏa.

"Tôi tin rằng phía Đức cũng sẵn sàng tiếp xúc, đàm phán để giải quyết với nhau theo con đường tốt nhất bằng con đường ngoại giao.

"Bởi vì sự việc xảy ra theo ý kiến riêng của tôi, đây cũng là sự thiếu tham vấn bên phía ngoại giao của Việt Nam, có vẻ như đây là một sự manh động của các sỹ quan an ninh, tình báo nào đó để chạy theo thành tích, có thể thế chăng ?

"Vì vậy, nên chăng tận dụng hiểu biết của giới ngoại giao trong vụ việc này và Việt Nam không thiếu các chuyên gia giỏi về Đức, họ rất hiểu về văn hóa, hiểu nước Đức ra sao, nên cần tham vấn họ, sau sự kiện Trịnh Xuân Thanh, tôi cũng đọc được nhiều bài báo rất hay phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề này giữa Việt Nam và Đức, thành ra tôi nghĩ cố gắng đi theo con đường đó thì sẽ đạt hiệu quả".

Theo nhà báo này, Việt Nam không nên nghĩ rằng sự việc cứ 'để lâu... sẽ hóa bùn' mà nên giải quyết,

Im lặng bí hiểm ?

Ông Lê Mạnh Hùng cũng nhắc đến một nhân vật nữ nữa là bà Đỗ Thị Minh Phương, được các cơ quan điều tra phía Đức cho rằng có trực tiếp liên quan tới vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' từ một công viên ở Berlin.

Nhà báo Lê Mạnh Hùng nói ngành ngoại giao và chính quyền Việt Nam, nếu thấy có sự hiểu lầm, thì cần mau sớm có giải thích, làm sáng tỏ về những gì xảy ra với nhân vật này để rộng đường dư luận và mọi việc sớm được sáng tỏ.

Image captionTrang Facebook của Thủ tướng Pellegrini đã chạy Live từ ngay cuộc họp báo chiều 02/05 ở Berlin của ông với người tương nhiệm Đức, bà Angela Merkel. Ông Pellegrini đã nhắc nhiều đến vụ Trịnh Xuân Thanh

Phiên tòa ở Berlin đang diễn ra đã nghe các nhân chứng nói họ thấy ông Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ bị một nhóm đàn ông bắt khỏi công viên Tiergarten ở Berlin cuối tháng 7/2017.

Cho đến nay, ngoài chuyện đưa tin ông Trịnh Xuân Thanh "về Việt Nam rồi đến cơ quan công an ra đầu thú", truyền thông do Đảng Cộng sản kiểm soát ở nước này không nhắc đến người phụ nữ này.

Báo chí Việt Nam cũng không nói ông Thanh về bằng cách nào, và bằng loại giấy tờ xuất nhập cảnh ra sao.

Giới chức Việt Nam có lẽ cũng chưa hình dung được sự nghiêm trọng của vụ việc khiến cho hai thủ tướng đương nhiệm của hai nước Châu Âu cùng họp báo nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh.

Thủ tướng Slovakia, Peter Pellegrini, và thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trong động thái chưa từng có của lịch sử ngoại giao Châu Âu đã cùng công khai nói với báo chí hôm 2/5/2018 về vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'.

Trước sự im lặng lâu dài này, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao đề nghị :

"Theo tôi cách ứng xử có lẽ là thông thái nhất, mặc dù nó đã chậm rồi, thì chính phủ Việt Nam, và các nhà lãnh đạo Việt Nam nên có những thông tin về vụ việc tòa án ở Đức đang xử Trịnh Xuân Thanh và cũng nên có những lời giải thích thỏa đáng đối với nhân dân.

Bởi lẽ nếu như chính phủ tiếp tục im lặng cũng như không có truyền thông về những nội dung này thì trong thời đại Internet cũng như truyền thông quảng bá hiện nay thì người dân đều biết cả.

"Trong việc này chính phủ Việt Nam mặc dù không phấn khởi gì lắm, phải đối mặt với sự thật. Sự thật dù khó khăn nhưng theo tôi phải đối mặt với sự thật đó và phải cho công luận, cho người dân Việt Nam biết được câu chuyện này và có những lời giải thích thỏa đáng trước nhân dân.

Bởi vì muốn hay không muốn thì đây là trách nhiệm của chính phủ đối với nhân dân Việt Nam".

*********************

Vụ Trịnh Xuân Thanh vẫn ‘gây rắc rối lớn’ cho Việt Nam (BBC, 04/05/2018)

Trong vụ việc 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' Việt Nam không chỉ gặp rắc rối lớn với Đức mà còn cả Czech, Slovakia và các nước EU, nhà báo Lê Trung Khoa - tổng biên tập trang thoibao.de từ Berlin nói trong cuộc thảo luận Bàn tròn thứ Năm của BBC hôm 3/5.

txt2

Hai nhà lãnh đạo của Slovakia và Đức trong buổi họp báo hôm 2/5/2018 đã nói về vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'

Ông cũng nói rằng thủ tướng Slovakia đã hứa cam kết hỗ trợ ở mức cao nhất chính phủ Đức để việc điều tra được diễn ra một cách tốt đẹp và đầy đủ.

Đức - Slovakia hợp tác điều tra

Truyền thông Đức trong những ngày gần đây nói rằng Slovakia 'có thể đã có dính líu' vào 'vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh' hồi tháng 7/2017 tại Berlin.

Trong cuộc họp báo chung tại Berlin chiều 2/5, thủ tướng hai nước Đức và Slovakia lần đầu tiên chính thức công bố đang điều tra vụ việc và hợp tác để làm rõ mọi vấn đề.

"Ngay từ đầu, thủ tướng Đức trong cuộc họp báo đã nói về việc Đức và Slovakia là những nước nằm trong Liên minh Châu Âu và họ có chung đường biên giới và họ có những trách nhiệm và nghĩa vụ để bảo vệ chủ quyền của họ", nhà báo Lê Trung Khoa nói.

Thực chất, thông tin về việc Slovakia bị nghi 'dính líu' vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã được Đức điều tra "khoảng 8 tháng nay rồi nhưng họ lẳng lặng họ làm, không công bố những thông tin này lên các phương tiện truyền thông", ông cho biết thêm.

Tác động đến Việt Nam và cộng đồng người Việt ở Châu Âu ?

Trong vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh chính phủ Việt Nam không chỉ "gặp rắc rối lớn với Đức" mà "khi sự việc liên quan đến cả Czech và Slovakia ở tầm cỡ chính phủ thì điều đó sẽ gây rắc rối rất lớn", ông Lê Trung Khoa nhận xét.

Việc lần đầu tiên thủ tướng Đức và Slovakia cùng công bố về vụ việc Trịnh Xuân Thanh trong cuộc họp báo, theo ông Khoa điều này "là rất nghiêm trọng".

"Lần này họ sẽ làm triệt để không phải chỉ ở Đức, ở Czech, ở Slovakia mà toàn bộ trên những nước ở Châu Âu này nơi mà có các đại sứ quán, cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc là những đối tượng mà Đức có thể nghi ngờ đấy là mật vụ của Việt Nam cài lại thì họ sẽ nhân dịp này bóc tách hệ thống này ra khỏi Châu Âu để tránh hậu họa về sau có thể xảy ra những vụ việc tương tự như vậy", ông Khoa nói.

Tòa án Đức đang xét xử một người, được nêu tên là Long N. H, bị cáo buộc có liên quan tới vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' và các hoạt động gián điệp.

Phiên tòa theo kế hoạch sẽ diễn ra trong 21 ngày không liên tục, từ 24/4 đến cuối tháng 8/2018.

"Vụ việc Trịnh Xuân Thanh xảy ra tháng 7/2017 nhưng bây giờ được đẩy lên một cấp độ phức tạp nghiêm trọng hơn nữa khi phía Đức quyết định đưa vụ án ra xét xử với những người có liên quan, đặc biệt là đối với những người không có thân phận ngoại giao", Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam) nói trong cùng buổi thảo luận hôm 3/5.

Ông cho rằng Việt Nam đã đánh giá thấp "về nhà nước pháp quyền Đức, cái kỷ cương pháp luật của nước Đức như một nhà nước pháp quyền tiên tiến" và về "uy tín của nước Đức".

Ông Hoàng Ngọc Giao nói : "Tôi cảm thấy buồn và cũng rất là thất vọng".

"Không chỉ quan hệ giữa Việt Nam với Đức mà còn quan hệ Việt Nam với EU chắc sẽ bị tổn hại rất lớn trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh".

Ông Lê Trung Khoa hiện đang sống và làm việc ở Đức nói trong buổi thảo luận :

"Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thực sự đã gây ra xáo trộn, gây ra những hậu quả rất lớn với kiều bào Việt Nam ở Đức, đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam tại Đức đang có mối quan hệ làm ăn và đang có đầu tư trong nước.

"Đem lại bất an cho những người Việt Nam ở đây, đặc biệt là những người đi trước năm 1975 bởi vì họ cũng rất lo ngại trường hợp bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh được thì người khác cũng có thể bị bắt cóc như ông ấy".

Trịnh Xuân Thanh tự thú có hợp logic ?

Cho rằng việc nhà nước Việt Nam đưa tin ông Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú là không hợp logic, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw, Ba Lan nói trong cùng buổi thảo luận hôm 3/5 :

"Về mặt logic thông thường có thể thấy rằng là một người đang sống sung sướng ở một quốc gia tự do lại đang có vợ con ở bên cạnh thì có ai mà có thể tự về Việt Nam để chịu án tù, hai án chung thân không".

Trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam bằng hộ chiếu của mình thì "dù ông ấy có xuất cảnh qua bất kỳ một cửa khẩu nào của EU thì ông ấy phải để dấu vết ở trên đó".

"Thứ nhất là trong hệ thống máy tính của EU ; thứ hai là hình ảnh của ông ấy người ta có thể tìm thấy được trên các camera", bà lập luận.

Do đó, nhà báo Mạc Việt Hồng cho rằng "điều này không hợp với logic của câu chuyện tự thú".

Ông Trịnh Xuân Thanh vào Đức và xin tị nạn chính trị ; do đó, hộ chiếu của ông được chính quyền Đức giữ lại để làm thủ tục, nhà báo Lê Trung Khoa giải thích.

"Khi ông Trịnh Xuân Thanh không có hộ chiếu Việt Nam trong tay thì như vậy không thể nói là ông về tự thú được mà ông phải đi bằng con đường nào đó mà tòa án Đức đang tìm và chứng minh việc đó là chuyện bắt cóc", ông nói.

**********************

Slovakia đòi Việt Nam giải thích các cáo giác trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (VOA, 04/05/2018)

Slovakia ngày 3/5 yêu cầu Vit Nam gii thích v tin nói các đip viên Vit Nam đã dùng mt máy bay ca chính ph Slovakia đ lén đưa ông Trnh Xuân Thanh b bt cóc t Đc v Vit Nam vào năm ngoái.

txt3

Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung ca Đc tun trước loan tin Vit Nam có th đã s dng máy bay của Slovakia đ vn chuyn cu lãnh đo du khí Trnh Xuân Thanh.

Tờ báo Đc Frankfurter Allgemeine Zeitung tun trước loan tin Vit Nam có th đã s dng máy bay ca Slovakia đ vn chuyn ông Trnh Xuân Thanh, cu lãnh đo du khí, người mà Đc nói là b bt cóc ti mt công viên Berlin hi tháng 7 năm ngoái.

Ông Thanh trước đó tìm cách xin bo h t nn chính tr ti Đc. Đu năm nay, ông b Vit Nam kết án tù chung thân vì vi phm các quy đnh ca nhà nước và tham ô.

Bộ Ngoi giao Slovakia hôm 3/5 cho biết đã triu đi s Vit Nam ti đ truyn đt các cht vn và quan ngại v v vic.

"Nếu nhng cáo buc này được xác nhn, chúng tôi s xem đó là mt v vic nghiêm trng vi mt tác đng tiêu cc đến quan h song phương ca hai nước", B cho biết trong mt thông cáo. "Chúng tôi mnh m bác b chuyn Slovakia có dính líu đến hành đng đó..".

Slovakia khuyến cáo có th có thêm hành đng ngoi giao nếu Vit Nam không đưa ra mt li gii thích kh tín.

Chính phủ Vit Nam chưa phn hi tc thì yêu cu bình lun ngoài gi làm vic, Reuters cho biết.

Hôm 2/5, Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini phủ nhn chính ph nước này đã giúp Vit Nam trong v bt cóc và không có bng chng cho thy ông Thanh có mt trên máy bay.

"Lời gii thích kh dĩ duy nht có th là lm dng s hiếu khách ca Slovakia, nhưng không có gì cho thy chuyn đó đã xy ra", ông Pellegrini nói vi các phóng viên trước khi ri đi đ gp g vi Th tướng Đc Angela Merkel.

Slovakia đã cho phái đoàn Việt Nam mượn mt chuyên cơ ca chính ph vào năm ngoái đ bay ti Moscow t Bratislava sau cuc gp gia B trưởng Nội v khi đó là Robert Kalinak và B trưởng Công an Vit Nam, Tô Lâm.

Ông Kalinak nói với website tin tc aktuality.sk rng phái đoàn Vit Nam theo lch trình l ra bay khi Vienna, cách Bratislava ch 45 km v hướng tây, nhưng yêu cu chiếc máy bay này sau khi hành trình thay đổi bt ng.

Theo báo Frankfurter Allgemeine Zeitung, chiếc xe được cho là đã được dùng cho v bt cóc đã đu trước khách sn chính ph nơi mt cuc hp ca Slovakia và Vit Nam được t chc ba ngày sau v bt cóc, theo d liu GPS.

Ông Thanh, cựu Ch tch Hi đng Qun tr Tng công ty Xây lp Du khí Vit Nam (PVC), b cáo buc c ý làm trái quy đnh ca Nhà nước v qun lý kinh tế gây hu qu nghiêm trng, và tham ô tài sn. Ông ta đã b tuyên hai bn án tù chung thân ti Vit Nam kể t khi b đưa v nước.

Một người đàn ông Vit Nam đã b đưa ra xét x Đc và b cáo buc tiếp tay trong v bt cóc.

******************

Slovakia : Việt Nam phải giải thích thỏa đáng vụ Trịnh Xuân Thanh' (BBC, 03/05/2018)

"Chúng tôi đã yêu cầu phía Việt Nam phải cung cấp cho chúng tôi thông tin liên quan tới các cáo buộc theo đó nói Slovakia có 'tham gia' là quốc gia trung chuyển trong quá trình bắt cóc một công dân Việt Nam từ Đức đưa về Việt Nam", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovakia Peter Susko nói với BBC hôm 3/5/2018.

txt4

Đại sứ Dương Trọng Minh (thứ hai, từ bên phải) bị Bộ Ngoại giao Slovakia triệu lên làm việc hôm 3/5/2018

Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, ông Dương Trọng Minh, bị Bộ Ngoại giao nước chủ nhà triệu lên để giải thích quanh cáo buộc được báo chí Đức và Slovakia đề cập công khai trong thời gian gần đây.

Quan chức Bộ Ngoại giao gặp Đại sứ Dương Trọng Minh hôm 3/5 là ông Marián Jakubócy, Vụ trưởng Vụ Chính trị.

Bratislava đòi ông đại sứ đưa ra những "giải thích" liên quan tới "các cáo buộc nói rằng Slovakia có tham gia dưới bất kỳ hình thức nào vào những hành động - nếu được chứng minh là có - vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế", ông Susko nói.

"Nếu các cáo buộc đó được xác nhận, Slovakia sẽ coi đó là một vụ việc quốc tế nghiêm trọng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho quan hệ song phương giữa chúng tôi với Việt Nam", ông Susko nói thêm.

Tuy nhiên, sau cuộc gặp, phía Slovakia nói họ chưa nhận được lời giải thích.

"Ngài Đại sứ đã hứa sẽ đưa ra câu trả lời sau khi liên hệ với Hà Nội", ông Susko cho BBC biết.

"Chúng tôi nói với Ngài Đại sứ rằng nếu chúng tôi thấy lời giải thích của Việt Nam, một khi lời giải thích đó được trao cho chúng tôi, là không thỏa đáng, thì Bộ Ngoại giao và Cộng hòa Slovakia bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp tiếp theo, phù hợp với quy tắc ngoại giao".

Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin chiều 2/5, Thủ tướng Slovakia xác nhận nước ông đã nhận được đầy đủ hồ sơ từ phía Đức và cam kết sẽ hợp tác với Đức trong quá trình điều tra.

"Slovakia sẽ tiếp tục cung cấp toàn bộ các hồ sơ, dữ liệu và thông tin mà phía Đức yêu cầu", ông Pellegrini nói trong chuyến công du một ngày tới Berlin.

Ông nói ông đã ngay lập tức có hành động khi biết được thông tin về vụ việc, vốn được truyền thông Đức và Slovakia đưa dồn dập trong những ngày gần đây.

Nhật báo Sme của Slovakia nói rằng giới chức Đức đã liên hệ với Slovakia từ chừng 9 tháng trước về nghi vấn Slovakia có liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Đức và đưa về Việt Nam vào cuối tháng 7/2017.

Theo báo chí Việt Nam và Slovakia, hồi tháng 1/2018, ông Dương Trọng Minh bắt đầu chính thức làm đại sứ Việt Nam tại Slovakia, sau khi bà Hồ Đắc Minh Nguyệt hết nhiệm kỳ.

Giải thích lý do Bộ Ngoại giao cho đến ngày 3/5 mới triệu tập Đại sứ Việt Nam lên thay vì phải làm sớm hơn, từ khi Đức mới liên hệ, phát ngôn viên Susko nói là bởi "Bộ Ngoại giao không phải là một bên tham gia vào các cuộc trao đổi trước đây giữa giới chức Đức và Bộ Nội vụ Slovakia".

"Chúng tôi cũng không được bất kỳ bên nào yêu cầu tham gia vào việc trao đổi thông tin qua lại đó, hoặc có bất kỳ bước đi nào liên quan tới vụ việc cho tới tận ngày hôm qua [2/5/2018], và chúng tôi đã hành động ngay lập tức, triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Slovakia lên làm việc", ông Susko nói.

***********************

Slovakia phủ nhận cho Việt Nam mượn máy bay trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh (VOA, 03/05/2018)

txt6

Đức cáo buc Vit Nam bt cóc Trnh Xuân Thanh khi ông này đang xin t nn Đc.

Nguyên Chủ tch Hội đồng quản trị ca Tng công ty c phn xây lp du khí PetroVietnam (PVC) đã b bt cóc trên đường ph Berlin hi tháng By, sau đó tái xut hin ti Vit Nam và bị tuyên 2 án tù chung thân vào đu năm nay vì ti tham ô.

Chính phủ Đc cáo buc tình báo Vit Nam đã thc hin v bt cóc ông Thanh. Nhưng phía Vit Nam tuyên b ông Thanh, người đang xin t nn Đc, đã t ra đu thú.

Nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung hôm 2/5 nói Slovakia đã cho các quan chức Vit Nam mượn mt chiếc máy bay ca chính ph đ bay t Bratislava đến Moscow vào tháng By năm ngoái. Nhưng không rõ nhng ai có mt trên máy bay.

Cũng trong ngày 3/5, Thủ tướng Merkel nói bà đã được Bratislava cam kết giúp đ trong v này.

Thủ tướng Đc còn thêm rng v này đã gây "nh hưởng nng n đến mi quan h Đc-Vit".

*******************

Vụ Trịnh Xuân Thanh : Slovakia yêu cầu đại sứ Việt Nam giải trình (RFI, 03/05/2018)

Berlin tiếp tục gây áp lực với Slovakia để làm sáng tỏ cáo buộc về việc công an Việt Nam sử dụng máy bay của chính phủ Slovakia để đưa ông Trịnh Xuân Thanh, người xin tị nạn tại Đức, rời Châu Âu hồi tháng 7/2017. Trong cuộc họp báo với thủ tướng Đức hôm qua, 02/05/2018, tại Berlin, thủ tướng Slovakia một mặt khẳng định chính quyền Bratislava không can dự vào vụ bắt cóc, mặt khác thông báo đã yêu cầu đại sứ Việt Nam giải trình về chuyến bay bị nghi ngờ.

txt7

Thủ tướng Đức Angela Merkel và đồng nhiệm Slovakia Peter Pellegrini trong cuộc họp báo ngày 02/05/2018. Reuters/Axel Schmidt

Báo chí Slovakia dẫn lại tin của hãng thông tấn Nhà nước Tasr, theo đó, thủ tướng Peter Pelligrini "bác bỏ cáo buộc chính quyền Slovakia đã tham gia bằng cách này hay cách khác vào việc chuyên chở công dân Việt Nam bị bắt cóc", đồng thời cho biết đã mời đại sứ Việt Nam tại Brastislava cung cấp thông tin chi tiết về chuyến bay đi Nga hồi tháng 7 năm ngoái, với chiếc phi cơ được Slovakia cho mượn. Theo thủ tướng Slovakia, đại diện ngoại giao Việt Nam có cuộc gặp với chính quyền Slovakia hôm nay, 03/05.

Báo Slovakia bằng Anh ngữ The Slovak Spectator cho hay, cũng trong cuộc họp báo nói trên, thủ tướng Slovakia thừa nhận ông Trịnh Xuân Thanh có thể đã bị đưa lên chuyến bay nói trên, và "lòng hiếu khách của Slovakia có thể đã bị (đối tác Việt Nam) lạm dụng", cho dù trong hiện tại chưa có bằng chứng xác thực nào.

Về phần mình, thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh là đồng nhiệm Slovakia đã hứa hẹn hợp tác trong việc điều tra.

Nghi ngờ hướng về chính phủ Slovakia gia tăng sau khi báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung, hồi tuần trước, nêu nghi vấn công an Việt Nam đã sử dụng một máy bay được chính phủ Slovakia cho mượn, để chở ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam, qua ngả Moskva.

Chuyến bay xuất hành ngay sau khi bộ trưởng Nội Vụ Slovakia vào thời điểm đó, ông Robert Kalinak, có buổi làm việc với bộ trưởng bộ Công An Việt Nam, tướng Tô Lâm. Vẫn theo báo Đức, chiếc xe hơi được dùng làm phương tiện bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã có mặt ngay tại địa điểm gần sát nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa lãnh đạo an ninh hai nước, ba hôm sau khi xảy ra vụ bắt cóc, căn cứ theo các tọa độ GPS được ghi lại.

Nghi án ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc về Việt Nam khiến quan hệ ngoại giao giữa Berlin và Hà Nội khủng hoảng trầm trọng kể từ mùa hè năm ngoái.

Trọng Thành

********************

Bà Angela Merkel nhấn mạnh tầm quan trọng của vụ bắt cóc Trinh Xuan Thanh với nước Đức và tỏ thái độ cứng rắn với Slovakia (CaliToday, 02/05/2018)

txt8

Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình Việt Nam sau khi vừa được từ Châu Âu về Việt Nam - Ảnh minh họa (Phalluat.net)

Hôm thứ tư, 02/05/2018, Thủ tướng Slovakia ông Peter Pellegrini đã đến Berlin trong chuyến công du lần đầu qua Cộng hòa liên bang Đức. Ông Pellegrini mới nhặm chức hôm 22/03/2018 sau khi chính phủ cũ phải từ chức vì bị cáo buộc liên hệ đến tình trạng tham nhũng trầm trọng ở Slovakia và vụ nhà báo Jan Kuciak bị ám sát vì đã viết những bài báo tố cáo tham nhũng.

Trong cuộc đàm thoại với bà Thủ tướng Angela Merkel và tại cuộc họp báo sau đó, ông Pellegrini đã phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa mà chính bà Merkel đã nói trước mặt các nhà báo Đức và ngoại quốc : chính phủ Slovakia đã đóng vai trò gì năm ngoái khi tình báo, mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thành ở thủ đô Berlin và đưa về Việt Nam ?

Chính phủ Slovakia đã thừa nhận rằng trong mùa hè tháng 7 năm ngoái họ đã cho phái đoàn chính phủ Việt Nam sử dụng một máy bay của chính phủ Slovakia bay về Việt Nam. Giới hữu trách Đức nghi ngờ là trong chuyến bay từ thủ đô Bratislava (Slovakia) đến Mạc Tư Khoa (Nga) Trịnh Xuân Thành có mặt trên máy bay. Cựu bộ trưởng nội vụ Slovakia Robert Kalinák phủ nhận đã biết điều này và nói rằng tên của Trinh Xuan Thanh không có trong danh sách hành khách.

Bị báo chỉ dồn dập hỏi, thủ tướng Pellegrini trả lời ông đã nói chuyện với bà Merkel về nhiều vấn đế chứ không chỉ về vụ bắt cóc Trinh Xuan Thanh. Tuy thế bà Merkle từ lúc đầu cuộc họp báo đã đề cập ngay đến vụ bắt cóc và bà nhấn mạnh tầm mức quan trọng của vụ này đối với chính phủ Đức. Bà Merkel chờ đợi Slovakia phải cung cấp cho Đức tất cả các thông tin Slovakia hiện có. Về phía Slovakia thủ tướng Pellegrini tuyên bố ông "sẽ tham gia tối đa" cuộc điều tra.

Tại thủ đô Bratislava, rất nhiều tin đồn đang được lưu hành về mức độ tham gia của Slovakia vào vụ bắt cóc Trinh Xuan Thanh. Nhiều chính trị gia Slovakia bị cáo buộc đã "ăn" hối lộ của cộng sản Việt Nam trong vụ này. So sánh với các nước khác trong Liên Hiệp Âu Châu (EU) Slovakia là quốc gia có mối quan hệ chính trị và kinh tế mật thiết nhất với Việt Nam.

Theo tờ báo độc lập "DenníkN" của Slovakia, những khám phá, tiết lộ trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thành đã kết hợp tạo thành một bức tranh thê thảm về chính sách của chính phủ Slovakia. Báo "DennikN" viết "Hoặc chúng ta là một nhóm làm ăn cẩu thả, hoặc thậm chí còn là đồng phạm của một tội phạm quốc tế".

Xin Quý vị và ACE mở link của đài TV Đức ZDF phía dưới tường thuật cuộc họp báo của bà Thủ tướng Đức và Thủ tướng Slovakia kéo dài 2 phút 38 giây, được phát đi trong chương trình Heute Journal lúc 21g45 ngày 02/05/2018. Trong đó có Video hình ảnh máy bay chính phủ Slovakia cho phái đoàn cộng sản Việt Nam mượn.

****************************

Quan hệ Việt Nam với EU sẽ ra sao sau khi Slovakia lên tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh ? (RFA, 01/05/2018)

Mượn máy bay thực hiện vụ bắt cóc ?

Bộ Nội vụ Slovakia vào hôm 29 tháng 4 vừa qua đã bày tỏ quan ngại về chuyến thăm của Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm sang nước này hồi năm ngoái vì nghi ngờ chuyến thăm có thể được sử dụng nhằm mục đích khác hơn là thăm hữu nghị.

txt9

Slovakia cho Bộ trưởng Tô Lâm mượn máy bay của Chính phủ để chở Trịnh Xuân Thanh.

Bộ Nội vụ Slovakia còn nói rằng một khi những thông tin này được xác minh, thì quốc gia Trung Âu này sẽ coi hành động của Việt Nam là không công bằng đối với đối tác của mình và lợi dụng lòng hiếu khách của họ cho mục đích khác thay vì tình hữu nghị, và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Bộ Nội vụ Slovakia ra thông báo này sau khi truyền thông Đức loan tin Việt Nam có thể đã sử dụng Slovakia cho mục đích bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu quan chức ngành dầu khí Việt Nam hồi cuối tháng 7 năm ngoái ngay trên đất Đức. Ông Thanh là người vừa bị chính quyền Việt Nam kết án tù chung thân vì các cáo buộc cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản.

Từ Đức, nhà báo Lê Trung Khoa, người theo dõi và cập nhật tin tức về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ những ngày đầu, cho RFA biết một số thông tin :

Tình hình hiện nay khá căng thẳng vì việc này không chỉ liên quan đến Séc như trước đây mà bây giờ đã lan cả sang Slovakia, nơi mà ông Tô Lâm ngày 26/7/2017 đã có một cuộc họp nhanh ở đó với chính phủ nước này, cụ thể là Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia.

Đi cùng đoàn ông Tô Lâm có 12 người tất cả, trong đó có những cán bộ rất cao cấp như Phó Tổng cục trưởng Cục Tình báo, Phó Tổng cục trưởng cục An ninh, ông Đường Minh Hưng mà phía Đức hiện nay cho rằng đã tổ chức vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trước đó chỉ có mấy ngày.

Cơ quan Công tố Đức luôn khẳng định vụ bắt cóc đã được thực hiện bởi các nhân viên mật vụ Việt Nam, các nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, và một số công dân Việt Nam sống tại Âu châu. Trong số này có một người mang tên Đường Minh Hưng, một quan chức an ninh cao cấp của Việt Nam. Ông Đường Minh Hưng bị cáo buộc đã ra lệnh thực hiện vụ bắt cóc trước khi trở về Việt Nam ngay sau đó. Ông Hưng còn bị nghi ngờ đã thực hiện hơn 100 cuộc nói chuyện và trao đổi tin nhắn trên điện thoại với nhóm bắt cóc, khi đang trú tại một khách sạn gần nơi vụ bắt cóc xảy ra.

Theo Bộ Nội vụ Slovakia, vào tháng 7 năm ngoái, Bộ trưởng công An Tô Lâm đã đến Slovakia và gặp Bộ trưởng Nội vụ Robert Kalinak tại khách sạn Borik ở Bratislava. Mục đích của chuyến thăm được nói vào lúc đó là để tăng cường quan hệ giữa hai nước.

Báo chí Đức viết rằng có thể cuộc gặp đã bị lợi dụng vì mục đích khác. Nhà báo Lê Trung Khoa cho biết :

Cuộc gặp rất ngắn, theo tôi biết chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ ở một khách sạn ở thủ đô của Slovakia. Nhưng có một đoàn rất hùng hậu của Việt Nam sang gặp. Ông Tô Lâm đã nhờ ông Bộ trưởng Nội vụ của Slovakia để mượn một chiếc máy bay của Chính phủ nước này để đi công du cho kịp thời. Hiện nay ông Bộ trưởng này đã từ chức và ông ấy cũng đã giải trình rằng ông ấy không biết danh sách người đi trên chiếc máy bay đó có ông Trịnh Xuân Thanh hay không. Nhưng ông ấy cũng nghi ngờ chiếc máy bay đó đã được sử dụng một cách bất hợp pháp vào một việc nào đó.

Báo chí Đức đưa tin vào thứ Sáu ngày 27 tháng 4 vừa qua, Bộ Ngoại giao Đức đã cho triệu tập Đại sứ Slovakia tại Đức để hỏi về vụ việc liên quan ông Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên nội dung cụ thể cuộc họp hiện chưa được thông báo.

Nhà báo Lê Trung Khoa còn cho biết thêm là vào thứ Tư ngày 2 tháng 5 tới đây, Thủ tướng Đức sẽ gặp gỡ với Thủ tướng Slovakia và sẽ công bố những thông tin quan trọng liên quan vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh bên lề buổi gặp này.

Thủ tướng Slovakia mới đây cũng nói rằng đã giao cho Bộ Nội vụ liên lạc với Việt Nam để điều tra xem trên chuyến bay đó có ai khác ngoài đoàn ngoại giao Việt Nam hay không.

Hiện phía Việt Nam chưa có phản hồi gì về những thông tin mới này. Việt Nam trước đó bác bỏ cáo buộc bắt cóc và nói Trịnh Xuân Thanh đã về nước đầu thú.

Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam - EU

Quan hệ Việt Nam và Đức được đánh giá là đi xuống kể từ khi xảy ra vụ ông Trịnh Xuân Thanh. Phía Đức thì cáo buộc Việt Nam không tôn trọng pháp luật Berlin khi bắt cóc người ngay trên lãnh thổ của họ. Sau vụ bắt cóc, Đức đã tuyên bố đóng băng quan hệ chiến lược với Việt Nam.

Cách đây vài ngày, phía Đức đã bắt đầu xét xử một số nghi can trực tiếp tham gia vụ bắt cóc này.

Trước những căng thẳng ngoại giao giữa hai phía, nhiều nhà quan sát nhận định rằng điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc ký kết Hiệp định Tự do Thương mại VN-EU vì Đức là một thành viên quan trọng của EU.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển Liên Hiệp Quốc cho biết Hiệp định Tự do Thương mại VN-EU có thể sẽ bị ảnh hưởng, khi có dính líu tới Slovakia :

Liên minh Châu Âu và Việt Nam có cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau, ít cạnh tranh với nhau và EU hiện chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của VN, tức là một trong những đối tác thương mại lớn nhất, quan trọng nhất của VN.

Vụ Trịnh Xuân Thanh hiện nay đang phủ một bóng đen đến việc thông qua hiệp định này. Tôi hi vọng bằng nỗ lực của cả hai phía, vì lợi ích lâu dài về kinh tế và lợi ích của những người lao động, thì cả hai cũng nỗ lực để cuối cùng sẽ thông qua và sẽ có thể đi vào thực hiện được.

Có điều bây giờ tôi thấy khả năng thông qua sớm là rất ít, và còn phải vượt qua khá nhiều trở ngại để khắc phục được.

Từ năm ngoái tới nay, Việt Nam liên tục thực hiện những chuyến thăm cấp cao tới các nước thành viên của EU để thúc đẩy EU thông qua hiệp định này. Điển hình như chuyến thăm cấp nhà nước của bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội đi Hungary, Cộng hòa Séc, và Thụy Điển vào tháng 4/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm Bỉ, Slovakia, Thụy sĩ vào tháng 9/2017. Ngoài ra còn có chuyến thăm nước Đức của ông Hoàng Bình Quân, Trưởng Ban đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam vào tháng 7/2017. Và gần đây nhất là vào cuối tháng 3 vừa qua, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Pháp.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, EU nhập khoảng 20% lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó, các mặt hàng điện tử, điện thoại chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Về đầu tư, EU cũng là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam với 1.809 dự án từ 24 quốc thành viên còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 23 tỷ USD, chiếm 8,7% số dự án và 8% tổng vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam.

Nếu Hiệp định này được thông qua, có thể hơn 99% số dòng thuế nhập khẩu sẽ được Việt Nam và EU xóa bỏ. Số còn lại sẽ được cắt giảm thuế một phần.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt, một kinh tế gia của Liên Hiệp Quốc lại có cái nhìn khác. Ông nhận định là vụ bắt cóc ông Thanh sẽ không ảnh hưởng đến việc thông qua Hiệp định này :

Thường thường các hiệp định thương mại họ không dựa vào vấn đề nhân quyền. Những người làm ăn buôn bán hay các chính phủ cho đến bây giờ đều nhìn nhận vấn đề như vậy. Nó có thể ảnh hưởng một thời gian nào đó nhưng sau rồi sẽ trở lại như cũ. Chẳng hạn như những hiệp định với Trung Quốc hay cả với Việt Nam cũng có nhiều vấn đề nhân quyền nhưng TPP họ vẫn thông qua như thường, đâu có đặt vấn đề nhân quyền, thì các hiệp định khác cũng vậy thôi.

Còn nhà báo Lê Trung Khoa dự đoán rằng Hiệp định Tự do Thương mại VN-EU sẽ vẫn được thông qua nhưng Việt Nam sẽ gặp nhiều trở ngại khi phía EU có thể đặt ra nhiều điều kiện về tôn trọng pháp luật đòi hỏi chính phủ Hà Nội phải cam kết tuân theo.

Mới đây nhất vào ngày 19/2, Đại sứ Bruno Angelet, Trưởng Phái đoàn Liên minh EU tại Việt nam cho tờ VnEconomy biết hiệp định dự kiến sẽ được ký kết vào trước mùa hè năm 2018 và sau đó sẽ được nghị viên Châu Âu và Quốc hội Việt Nam phê chuẩn.

Quay lại trang chủ
Read 627 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)