Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

22/05/2018

Cưỡng chiếm đất đai, bất ổn xã hội gia tăng

Tổng hợp

Bị xâm chiếm đất đai, dân Thủy Nguyên kéo lên thành phố Hải Phòng biểu tình (CaliToday, 22/05/2018)

Người dân Bến Bính (xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) cho biết, từ khi dự án cầu Hoàng Văn Thụ triển khai chính quyền bắt buộc họ phải di dời. Tuy nhiên, phía chính quyền lại không chịu đền bù đất để cho người dân định cư.

dat1

Phối cảnh cầu Hoàng Văn Thụ. Ảnh : Internet

Ngày 22/5/2018, trên Youtube cho đăng tải đoạn clip ghi lại hình ảnh người dân xã Tân Dương tranh cải với cán bộ xã. Những người này sau đó đã kéo lên Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng để đòi quyền lợi.

Từ những tìm hiểu của chúng tôi cho biết, tháng 1/2017, dự án cầu Hoàng Văn Thụ được chính quyền bấm nút khởi công xây dựng. Cầu bắc qua sông Gấm, nối phường Minh Khai (quận Hồng Bàng) với xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên) có chiều dài lên đến 1,5km. Theo chính quyền thành phố Hải Phòng đây là công trình giao thông cấp đặc biệt nên tổng mức đầu tư lên đến gần 2,200 tỷ đồng.

Cầu Hoàng Văn Thụ không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông, mà còn nhằm mục đích cho việc mở rộng phát triển thành phố. Cây cầu là sự khởi đầu cho việc di chuyển trung tâm hành chính-chính trị của thành phố sang vị trí mới trong tương lai.

Chính vì vậy, việc xây dựng cây cầu được diễn ra hết sức cấp bách. Theo chủ dự án, cây cầu sẽ được hoàn thành trong vòng 24 tháng, nhưng sau đó rút xuống chỉ còn 18 tháng. Việc giải phóng mặt bằng, bố trí đất tái định cư cũng được xúc tiến trong thời gian đầu và mọi việc diễn ra vô cùng suông sẽ. Nếu không có gì thay đổi, khoảng cuối năm 2018 dự án cầu Hoàng Văn Thụ sẽ được đưa vào sử dụng.

Theo người dân xã Tân Dương, việc bóc thăm nhận đất định cư, tiền đền bù cho việc giải phóng mặt bằng chỉ là chiêu trò của chủ đầu tư và chính quyền thành phố. Vì cho đến thời điểm này, tiền đền bù không thỏa đáng lại không đưa đất tái định cư cho họ.

Người dân Tân Dương đã biểu tình từ ngày 21/5, đến tối thì bị chính quyền cho công an xã đến cho công an, xã hội đen đến giựt biểu ngữ, đánh đập họ. Quá bực tức với thái độ hành xử côn đồ, sáng ngày 22/5/2018, người dân kéo lên xã để biểu tình nhằm đòi hỏi quyền lợi. Vậy nhưng tại Ủy ban nhân dân xã Tân Dương chính quyền đã từ chối tiếp người dân. Tiếp đó, người dân kéo lên Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên để đòi quyền lợi nhưng chính quyền huyện cũng từ chối tiếp. Chính từ đó, dân Tân Dương chỉ còn cách kéo lên thành phố Hải Phòng để đòi quyền lợi cho mình.

Trong khi đó, tại khối Quảng Lăng 2, phường Điện Nam Trung (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cũng xảy ra một vụ phản đối cưỡng chế đất đai.

Dự án mở rộng tuyến đường ĐT 607 qua khối Quảng Lăng 2 làm ảnh hưởng trực tiếp đến 141 hộ dân ở nơi này. Thay vì đền bù cho dân theo luật đất đai được áp dụng từ năm 2013 (có giá 3 triệu đồng/m2), thì chính quyền thị xã Điện Bàn đền bù đất cho người dân theo giá hồi năm 2003 với giá chỉ có 720 ngàn đồng/m2.

Từ sự bất hợp lý đó đã kéo đến những khiếu kiện dài dẵng từ nhiều năm nay chưa được giải quyết.

Ngày 18/5/2018, trong lần trả lời phóng viên báo Công an Đà Nẵng, ông Nguyễn Đạt, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) cho biết, sắp tới đây cơ quan có trách nhiệm tại thị xã sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với hộ ông Võ Như Ái (trú khối Quảng Lăng 2, phường Điện Nam Trung) để bảo đảm cho nhà thầu thi công tuyến đường huyết mạch từ Đà Nẵng đến Hội An.

Tin tức từ chính quyền thị xã Điện Bàn cho hay, gia đình ông Võ Như Ái có tổng diện tích lên đến 1,290m2, trong đó 646m2 bị ảnh hưởng bởi đất dự án đường ĐT 607, 76,6m2 bị ảnh hưởng bởi dự án khu công viên cây xanh. Chính quyền cho rằng, hộ ông Võ Như Ái đã nhận đủ tiền bồi thường, hỗ trợ sau khi 2 lần thống ký bản cam kết nhận tiền thì sẽ giao mặt bằng cho đơn vị thi công công. Tuy nhiên cho đến nay vẫn không chịu tháo dỡ công trình cho đơn vị thi công.

Sáng ngày 22/5, khi lực lượng cưỡng chế đưa máy móc, xe ủi đến để phá dỡ nhà của ông Võ Như Ái nhưng không thành công. Hàng trăm người đã tề tựu hai bên đường phản đối việc cưỡng chế bất nhân. Vì bên trong già đình ông Ái có đến 30 người phụ nữ và trẻ em quyết chết để bảo vệ đất đai, tài sản của mình. Có đến 10 phụ nữ đã mua xích, tự xích vào chân mình để cố thủ trong nhà để giữ đất.

Trước phản ứng quá gay gắt từ phía người dân, lực lượng cưỡng chế không thể thực hiện được ý đồ của mình.

Người Quan Sát

**************

Phụ nữ xích chân vào nhau chống cưỡng chế (RFA, 22/05/2018)

Khoảng 10 phụ nữ đã cùng xích chân trong nhà phản đối chính quyền tỉnh Quảng Nam cưỡng chế đất đối với 14 hộ dân ở khối phố Quảng Lăng 2, thị xã Điện Bàn hôm 22/5 để thực hiện dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT 607 qua địa bàn.

dat2

Hình ảnh khoảng 10 người phụ nữ cùng xích chân phản đối cuộc cưỡng chế của chính quyền tỉnh Quảng Nam Facebook L.V

Lý do được các hộ dân đưa ra là người dân bị cưỡng chế thu hồi đất từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2015 nhưng giá đền bù lại áp dụng theo luật đất đai năm 2003 (720 ngàn đồng/m2) chứ không phải là luật đất đai năm 2013 (3 triệu đồng/m2).

Bên cạnh đó, việc thu hồi đất và tách đất của dân là từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2015 nhưng chính quyền ghi trong bìa đỏ là ngày 30/06/2014. Trong khi đó, Luật đất đai năm 2013 bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2014.

Hàng trăm người dân đã tập trung tại hiện trường để xem cưỡng chế. Theo người dân địa phương thì tại hiện trường, các lực lượng cảnh sát cơ động, công an… lên đến khoảng 200 người có mặt từ buổi sáng và xảy ra tranh cãi với người dân. Đến khoảng 14h cùng ngày thì xe múc bắt đầu múc đất.

Trả lời đài RFA vào lúc 3g20 phút chiều cùng ngày, Ông Đặng Quốc Minh, một trong 14 hộ dân bị cưỡng chế cho biết :

"Nói chung tình hình là người dân đang còn ngồi để chờ họ khống chế thôi. Đến giờ chót như vậy mà họ không dám khống chế. Lực lượng họ cỡ 200. Nói chung là nhiều phụ nữ họ đấu tranh như tù ngục vậy, họ tự xích tay xích chân vào nhau để chính quyền khỏi bắt. Mình không phản kháng mình chỉ đấu tranh cho quyền lợi chính đáng thôi".

Cũng theo ông Minh nguyện vọng của người dân là "yêu cầu chính quyền trả đủ số tiền theo luật đất đai năm 2013".

Trong khi đó, truyền thông trong nước dẫn lời ông Nguyễn Đạt- Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết biện pháp cưỡng chế đối với 14 hộ dâb nhằm đảm bảo cho nhà thầu thi công đường ĐT 607, là tuyến giao thông huyết mạch từ Thành phố Đà Nẵng đến Thành phố Hội An (Quảng Nam) nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Ngoài ra, các khiếu nại của những người dân này đã được UBND tỉnh Quảng Nam giải quyết tại quyết định số 435, ngày 10/02/2017.

Quay lại trang chủ
Read 867 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)