Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

31/05/2018

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sang Nhật Bản làm gì ?

Tổng hợp

Lãnh đạo Việt - Nhật kêu gọi ‘phi quân sự hóa Biển Đông’ (VOA, 31/05/2018)

Lãnh đạo Vit Nam và Nht hôm 31/5 đng ý tăng cường hp tác v quc phòng và an toàn hàng hi, cũng như cùng bày t quan ngi v hành đng ca Trung Quc Bin Đông, theo AP.

tdq1

Thủ tướng Abe và phu nhân trong l tiếp đón Ch tch Vit Nam Trn Đi Quang hôm 30/5.

Trong chuyến thăm "x s mt tri mc", Ch tch Vit Nam Trn Đi Quang và Thủ tướng Shinzo Abe đng ý tăng cường hp tác quc phòng trong các lĩnh vc như hun luyn và cung cp thiết b quân s.

AP dẫn mt tuyên b chung sau cuc hi đàm gia hai nhà lãnh đo, theo đó kêu gi phi quân s hóa Bin Đông và cnh báo v bt kỳ hành động đơn phương nào nhm thay đi hin trng ca vùng bin tranh chp này.

Tin cho hay, Việt Nam "đc bit quan ngi" v n lc ca Trung Quc nhm thiết lp ch quyn đi vi các hòn đo Bin Đông.

tdq2

Ông Abe hội đàm vi Ch tch Quang trong chuyến thăm Vit Nam năm 2017.

Nhật Bn hin cũng có tranh chp lãnh hi vi Trung Quc nhưng là Bin Hoa Đông.

Hãng tin Kyodo nhận đnh rng vic cng c hp tác vi Vit Nam là bước đi quan trng trong bi cnh chính quyn ca ông Abe đang thúc đy "chiến lược v mt vùng n Đ Dương và Thái Bình Dương t do và rng m" nhm chng li nh hưởng v hàng hi ca Trung Quc trong khu vc.

Ông Quang và Thủ tướng Abe cũng đng ý tăng cường hp tác v kinh tế, thương mi và năng lượng.

Chủ tch Vit Nam công du ti Nht nhân dp hai nước k nim 45 năm ngày thiết lp quan h ngoi giao.

Hôm 30/5, Nhật Hoàng Akihito đã chào đón ông Quang trong bui yến tic có th là cui cùng trước khi ông thoái vị vào tháng Tư năm sau, theo Kyodo.

******************

Nhân quyền trong quan hệ Việt-Nhật (RFA, 29/05/2018)

Trước thềm chuyến thăm của ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang sang Nhật Bản, truyền thông trong nước đăng tải những bài viết về quan hệ hai nước. Nhìn chung đều nói là quan hệ hợp tác Việt- Nhật đang ở thời kỳ tốt đẹp. Báo chí Việt Nam cũng thừa nhận một trong những yếu tố thúc đẩy quan hệ chính trị giữa hai nước là nhờ phía Nhật không can thiệp vào nội bộ Việt Nam như chỉ trích nhân quyền hay tôn giáo,…, trái người hoàn toàn với Hoa Kỳ.

tdq3

Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Nhật Bản. Ảnh Tuổi Trẻ

Nhìn lại những năm gần đây, đặc biệt là năm ngoái, Nhật Bản và Việt Nam thường xuyên thực hiện các chuyến thăm qua lại, trong đó có cả cấp cao nhất như Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, hay của Thủ tướng Shinzo Abe.

Tuy nhiên, các buổi gặp gỡ kể cả là cao cấp nhất, vấn đề nhân quyền Việt Nam hiếm khi được phía Nhật nêu lên.

Trao đổi với RFA, ông Đỗ Thông Minh, một học giả quan tâm đến dân chủ nhân quyền của Việt Nam , đang sinh sống tại Tokyo, nhận định :

Nước Nhật có lẽ là từ thời Thế chiến II họ mạnh khá nhiều mặt và họ can dự vào tình hình của các nước lân cận. Nhưng từ khi thất trận thế chiến, họ quay về phát triển kinh tế. Mình có thể nói một cách đại để, họ hơi giống người Hoa, chú trọng làm ăn hơn là chú trọng chuyện nhân quyền.

Ông Đỗ Thông Minh cũng cho biết trong suốt hơn 40 năm qua, chỉ có một lần duy nhất Nhật nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam, nhưng cũng chỉ nói cho mang tính hình thức chứ không mấy mặn mà. Đài NHK của Nhật, trong chương trình tiếng Việt cũng chỉ nói đến văn hóa, giao lưu, kinh tế, hay phát triển, chứ hầu như không bao giờ nói đến những mặt trái của Việt Nam trong đó có nhân quyền, dân oan,…

Trước chuyến thăm Nhật lần này của ông Trần Đại Quang, tổ chức Theo dõi nhân quyền Human Rights Watch đã lên kêu gọi Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, cần phải áp lực Việt Nam chấm dứt ngay tình trạng đàn áp những nhà hoạt động ôn hòa và cải thiện thành tích nhân quyền đang suy thoái nghiêm trọng của chính phủ Hà Nội.

Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh tình hình nhân quyền ở Việt Nam được đánh giá là đi xuống một cách trầm trọng. Trong hơn 1 năm qua, Human Rights Watch ghi nhận gần 70 nhà hoạt động chính trị, tôn giáo bị Việt Nam cầm tù với mức án ngày càng cao. Human Rights Watch cho biết hiện có khoảng 140 tù nhân chính trị bị chính quyền Hà Nội giam cầm.

Học giả Đỗ Thông Minh cho rằng để tiếng nói của các tổ chức bảo vệ nhân quyền gây tác động đến Chính phủ Nhật Bản là rất khó :

Trước đây cũng có Hiệp hội người Việt tại đây. Mỗi lần 4 tứ trụ Việt Nam qua đây thì cũng hay có biểu tình. Mỗi lần biểu tình cũng không đông đâu, tầm 30 người và thường có đưa kiến nghị thư. Khi mình đưa bộ Ngoại giao họ nhận nhưng hầu như không có phản ứng gì. Từ xưa đến giờ mấy chục lần rồi.

Cuối năm ngoái, Việt Nam tặng thành phố Mimasaka của Nhật một bức tượng ông Hồ Chí Minh nhằm ca ngợi hình ảnh ông Hồ với quốc tế. Ông Đỗ Thông Minh cho rằng chính quyền thành phố Mimasaka nhận bức tượng này để lấy cảm tình từ Việt Nam nhằm đưa thêm người Việt Nam sang lao động. Vụ việc khiến hàng chục người Việt biểu tình phản đối, và hơn 8.000 cá nhân tổ chức ký phản đối. Tuy nhiên phía Nhật vẫn giữ lại bức tượng.

Ông cũng nói thêm rằng nhiều nhà nghiên cứu, học giả của Nhật biết khá rõ về tình hình nhân quyền Việt Nam nhưng né tránh không lên tiếng vì sợ sẽ bị cấm nhập cảnh.

Cũng đồng tình với quan điểm của ông Đỗ Thông Minh rằng Nhật chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, nhưng cựu đại tá Bùi Tín, một nhà quan sát chính trị, nhân quyền đang sống ở Pháp bổ sung thêm :

Nhật bây giờ cũng có nhu cầu ngăn chặn sự lớn mạnh của Trung Quốc, cho nên mấy năm nay Nhật bắt đầu kiếm tình thân bạn bè đối với các nước Đông Nam Á, và Việt Nam là một trong những nước Nhật Bản muốn có quan hệ khăng khít.

Hiện nay Việt Nam là nước Nhật viện trợ một cách vô tư và cao nhất. Đó là nhu cầu cả hai bên, Việt Nam thì tranh thủ sự giúp đỡ về kinh tế tài chính.

Nhật không đặt ra chuyện nhân quyền nhiều lắm đâu, mà họ đặt ra quyền lợi dân tộc và quyền lợi của khu vực lên hàng đầu.

Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam năm 1992, Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam, và cũng là một trong những nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất cho Chính phủ Hà Nội.

Về tình hình biển Đông, Nhật Bản cũng là quốc gia tích cực tham gia vào việc chống lại sự bành chướng của Bắc Kinh tại vùng biển này. Nhật được đánh giá rất mặn mà với chủ trương Tứ giác Kim cương của Mỹ ở biển Đông bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ để bảo vệ địa bàn trọng điểm Châu Á-Thái Bình Dương.

Truyền thông trong nước nói với đại ý rằng quan hệ Việt Nam và Nhật có đi có lại. Việt Nam thì bỏ qua chuyện quá khứ từ thời Chiến tranh thế giới thứ II như nạn đói năm Ất Dậu, vấn đề Nhật Bản thờ phụng những nhân vật bị phán quyết là tội phạm chiến tranh… Và đổi lại Nhật Bản không can thiệp chuyện nhân quyền, tôn giáo với Việt Nam và nhận định đây là mối quan hệ chính trị "đầy tin cậy".

Học giả Đỗ Thông Minh nhận định giờ chỉ còn trông cậy vào Mỹ và Châu Âu liên quan đến nhân quyền Việt Nam , chứ không thể trông hòng gì từ chính phủ Tokyo.

VN và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, nhưng từ năm 1979 đến đầu những năm 1990 Việt Nam đưa quân vào Campuchia và phải chịu cấm vận từ Mỹ, lúc đó Nhật đã ngưng viện trợ ODA cho Hà Nội. Sau đó, quan hệ hai nước được bình thường hóa đến ngày nay. Năm 2014, Việt Nam và Nhật bản thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á.

Quay lại trang chủ
Read 513 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)