Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

04/06/2018

Phản đối Luật đặc khu, cho thuê đất 99 năm là bán nước

Tổng hợp

Bùng nổ phản đối về luật đặc khu, Chính phủ ‘sẽ lắng nghe’ (VOA, 04/06/2018)

Thủ tướng Vit Nam hôm 4/6 nói vi báo chí trong nước rng "chính ph s lng nghe" ý kiến ca các chuyên gia và công chúng v điu khon cho người nước ngoài thuê đt gn mt thế k trong d lut v đc khu kinh tế.

dackhu1

Cảng Cái Rng, đo Vân Đn, tnh Qung Ninh - mt trong 3 đc khu d kiến của Việt Nam

Gần 2 tun qua, k t khi quc hi Vit Nam bt đu tho lun hôm 23/5 v d lut, nhiu chuyên gia và hàng nghìn người s dng mng xã hi đã bày t ý kiến, t hoài nghi cho đến phn đi d lut.

Có tên đầy đ là Lut Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đn, Bc Vân Phong, Phú Quc, d lut đang được quc hi xem xét trước khi b phiếu theo lch d kiến vào ngày 12/6.

Một khi được bt đèn xanh, chính ph Vit Nam sẽ lp 3 đc khu ti các tnh Qung Ninh min bc, Khánh Hòa min trung và Kiên Giang min nam nhm "thu hút đu tư nước ngoài, to đt phá v phát trin kinh tế".

Nhưng không lâu sau khi d lut được đem ra bàn tho, mt s đi biu quc hi, các chuyên gia, các nhà hoạt đng và dư lun nói h lo lng v thi hn cho thuê đt quá dài.

Một mt, h so sánh điu đó vi hình thc nhượng đa mà ch đt nước nào nghèo đói lc hu mi cn đến, mt khác h cnh báo nó có th b nước láng ging Trung Quc li dng đ di dân.

Thậm chí, trên trang Facebook cá nhân, tiến sĩ Võ Trí Ho, Phó trưởng khoa lut, Đi hc Kinh tế thành ph H Chí Minh, nêu ra nguy cơ đo Vân Đn có th b biến thành "Crimea th hai". Gi thuyết ca ông Ho đã nhn được s đng tình và chia sẻ rng rãi trên mng xã hi.

Bán đảo Crimea tng thuc v Ukraine, nhưng b Nga sáp nhp năm 2014 vi lý do đa s kiu dân Nga trên bán đo b phiếu thun trong cuc trưng cu dân ý v gii pháp tách ra khi Ukraine và mong mun được Nga bo v li ích.

dackhu2

Ba nhà hoạt đng Hà Ni phn đi d lut v đc khu kinh tế, tháng 6/2018

Trong vòng 4 ngày qua, hàng nghìn người s dng mng xã hi, t nhng cá nhân bình thường, công chc v hưu, cho đến các nhà báo, nhà hot đng vì dân ch hay người ni tiếng như MC truyn hình có tên Phan Anh, đã tham gia phong trào phn đi d lut trên mạng xã hi.

Họ đăng nh đi din hoc chia s hình đ ha mang ni dung như "Phn đi chính ph lp đc khu cho thuê 99 năm", "Phn đi cho Trung Quc thuê đt đc khu", hoc "Cho Trung Quc thuê đt 99 năm là mt nước".

Bên cạnh đó, nhiu người - đc biệt là giới đu tranh vì dân ch, nhân quyn - cũng lên tiếng cho rng quc hi Vit Nam "do đng c" nên không có quyn cho thuê đt 99 năm. H đòi hi vn đ này "phi trưng cu dân ý".

Song song với nhng din biến này, t ngày 1/6, đã xut hin trên mng một kiến ngh m, thu thp ch ký ca bt c ai phn đi d lut đ gi đến quc hi.

Bản kiến ngh nói d lut đc khu "đang n cha nhiu nguy cơ, him ha" và đưa ra li kêu gi "khn thiết" rng toàn th người Vit Nam trong và ngoài nước, cũng như quc hi hãy "phn đi, rút b" d lut.

Không có thông tin về t chc hay nhóm nào là tác gi ca bn kiến ngh. Danh sách nhng người ký đu tiên có nhng nhân sĩ, trí thc hay nhà hot đng nhiu nh hưởng như các ông Huỳnh Tn Mm, Huỳnh Kim Báu ; các giáo sư Tương Lai, Chu Ho ; linh mc Phaolô Nguyn Thái Hp ; các nhà văn Tô Nhun V và Nguyên Ngc, cũng như cu tù nhân lương tâm Lê Công Đnh.

Tính đến ti 4/6, đã có hơn 1100 người ký vào kiến ngh, trong đó có nhiu người Vit sng nước ngoài.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/6 xác nhn điu khon v cho thuê đt đc khu đến 99 năm "đã gây ra làn sóng khng khiếp", theo tường thut ca báo Người Lao Đng. Tin cho hay ông Phúc nói rng ông đã nhn được "nhiu ý kiến tâm tư, nhiu tin nhn, cuc gi và thư t" v vn đ này.

dackhu3

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc nói ông nhn được rt nhiu bình lun, góp ý v d lut đc khu kinh tế

Tuy nhiên, ông Phúc lưu ý rng điu khon này là dành cho "trường hp đc bit" hoc "cá bit", mà nếu cn thiết "quc hi có th không chp nhn phê duyt cho thuê đt", theo trích dn trên báo chí. Người đng đu chính ph nhn mnh thêm rng quc hi sẽ "xem xét, quyết đnh vn đ đó công khai, minh bch và thn trng".

Một mt khng đnh vi báo chí là chính ph "rt lng nghe ý kiến chuyên gia, nguyn vng ca nhân dân, ca đi biu quc hi", Th tướng Phúc cũng đưa ra quan đim cho rng thi gian cho thuê đất "không phi vn đ quyết đnh quá ln".

Từ Thành phố Hồ Chí Minh, trao đi vi VOA qua email, chuyên gia lut Lê Nguyn Duy Hu phân tích rng tuy cho thuê 99 năm là dài nhưng vic đó "không phi là ch du ca s nhượng đa, min là nó không cho thuê luôn c quyền tài phán và ch quyn vi vùng đt đó".

Người đã tt nghip thc sĩ lut Đc, chuyên ngành đu tư, ngân hàng, tài chính, ch ra rng k t thi ca Th tướng Nguyn Tn Dũng, giai đon 2006 đến 2016, nhng trường hp ngoi l là doanh nghip nước ngoài thuê đất lâu hơn 50 năm như trong lut đu tư không còn "quá hiếm".

Ông Hậu dn ra ví d là Marubeni ca Nht và Samsung ca Hàn Quc, được xem là hai d án siêu ln Vit Nam, hin đang được đc cách "không ghi thi hn trên giy phép đu tư". Điu này, theo ông, được hiu là thi hn "vĩnh vin", hay nói cách khác, đt mà h hin đang thuê s có th được gia hn thêm c 50 năm mt ln.

Cho VOA biết ông đã nghiên cu d lut v đc khu, ông Hu đưa ra đánh giá v điu khon liên quan đến b máy hành chính quản lý đc khu : "Không đâu và không quy đnh nào cho thy nhà đu tư, hay người thuê đt có quyn b nhim, hay có quyn áp đc lut l, hay có quyn s dng tin t riêng ca mình trên khu đt mình thuê".

Chuyên gia này khẳng đnh thêm :"Vn đ chủ quyền là khá rõ ràng. Đc khu vn s có hi đng nhân dân, vn s có ủy ban nhân dân. Vy thì, không th gi đc khu hành chính và kinh tế là tô gii được".

Ông Hậu ly đc khu Hong Kong và Macau ca Trung Quc đ đi chiếu và đưa ra quan đim : "Không ai gọi hai nơi đó là tô gii hay thuc đa c".

Mặc dù vy, ông Hu vn thn trng nói thêm rng cho thuê đt 99 năm "có th là mt quyết đnh kinh tế thiếu khôn ngoan" như mt chuyên gia kinh tế khác, bà Phm Chi Lan, đã ch ra mi đây.

Các báo hôm 24/5 đăng ý kiến ca bà Lan phn bin v d lut đc khu. Bà cho rng cơ chế ưu đãi thuế và cho thuê đt ti đa 99 năm "không thc s cn thiết".

Nữ chuyên gia cnh báo v nhng "lúng túng" mà nhà chc trách có th gp phi trong công tác qun lý khi mà "doanh nghip thuê đt 99 năm nhưng 10 năm đã phá sn và chuyn nhượng cho đi tác khác".

Ngoài ra, bà Lan nhận đnh d tho chính sách v cho thuê đất ti đa 99 năm "có bóng dáng ưu đãi cho nhng doanh nghip bt đng sn, du lch, ngh dưỡng".

Thay vì đặt trng tâm quá nhiu vào vn đ đt đai, chuyên gia Lê Nguyn Duy Hu hướng s quan tâm đến "quyn ca nhà đu tư chiến lược trong các d án đc khu".

Ông chỉ ra rng mt quy đnh ca d lut nói "nhà đu tư chiến lược được ‘hi ý kiến’ khi có quy hoch và được ‘ưu tiên’ chn thu".

Theo cách nhìn của ông, nêu ra trong email tr li phng vn ca VOA, "quy đnh v ‘nhà đu tư chiến lược’ cũng là mt quy định rt d. Vì nó mang màu sc tư bn thân hu (làm lut cho mt doanh nghip)".

Ông Hậu nói rt nhiu chuyên gia mà ông biết khi tư vn lut v đc khu "đã c gng b quy đnh này".

Trong quan điểm cá nhân, ông nhìn nhn "đây mi chính là vn đ cn phải bàn tho là có cn thiết phi có cái gi là nhà đu tư chiến lược hay không".

Trên truyền thông trong nước, gii hoch đnh chính sách Vit Nam nói vic lp 3 đc khu là mt bước "th nghim" các th chế, chính sách mi Vit Nam, vi kỳ vng thu hút hàng tỉ đôla t các nhà đu tư nước ngoài vào các ngành công ngh cao, nông nghip hu cơ, du lch, và kinh doanh sòng bc (casino).

Họ bày t hy vng rng các đc khu s có mc thnh vượng vượt tri nh các ưu đãi, t đó to "tác đng lan ta, tích cc" tới s phát trin kinh tế-xã hi ca Vit Nam nói chung, theo các báo.

Thủ tướng Vit Nam hôm 4/6 phát biu vi báo chí rng "thế gii đã làm đc khu thành công t trước và Vit Nam bt đu làm vào thi đim này là chm".

Tuy nhiên, hàng loạt chuyên gia tên tuổi như các tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Vũ Thành T Anh, chuyên gia Phm Chi Lan, lut sư Trương Thanh Đc, và nhiu đi biu quc hi trong gn hai tun qua liên tc nêu quan đim răng mô hình đc khu đã li thi, kh năng thành công s rt thp.

Họ cho rng để Vit Nam phát trin, thay vì lp đc khu, gii hoch đnh chính sách cn "tháo b mi rào cn bt hp lý".

*******************

Cho thuê đất đặc khu 99 năm gây ra "làn sóng khủng khiếp" (CaliToday, 04/06/2018)une 4, 2018

Đó là thừa nhận của ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng cộng sản Việt Nam bên lề Quốc hội vào sáng ngày 4/6. Ông Phúc cho biết, có rất nhiều ý kiến, tin nhắn, cuộc gọi, thừ gởi đến cho ông trong suốt thời gian qua.

dackhu4

3 đặc khu kinh tế : Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ cần đến 1,5 triệu tỷ đồng để xây dựng. Đây là số tiền quá lớn, đè nặng lên sức chịu đựng của người dân. Ảnh : Internet

Làn sóng phản đối không chỉ ở những người đối kháng với chính quyền cộng sản Việt Nam, mà ngay cả những quan chức chế độ cũng lên tiếng. Đáng chú ý trong số này có ông Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa là 2 phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.

Trước "làn sóng khủng khiếp" đó, Chính phủ cộng sản Việt Nam dường như đã cảm thấy có đôi chút e dè. Trong lần trả lời báo chí bên lề Quốc hội, ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Việt Nam làm đặc khu là chậm so với các nước trên thế giới. Việc cho thuê đất 99 năm không phải vấn đề mấu chốt, nhưng Chính phủ sẽ lắng nghe ý kiến của dân.

"Về vấn đề đất đai, chúng tôi lắng nghe ý kiến chuyên gia, nguyện vọng của nhân dân của Đại biểu Quốc hội".

Song, cũng chính ông Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 8/2017 đã yêu cầu Bộ Khoa học-Đầu tư phải chỉnh lý Luật đơn vị hành chính-Kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc) để làm sao tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất và đặc biệt là cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng đến 99 năm. Theo ông Phúc, Luật đất đai hiện tại chỉ cho phép giao, cho thuê đất tối đa là 70 năm, trong khi các đặc khu trên thế giới thời hạn là 99 năm. Ông Phúc muốn Việt Nam cũng giao, cho thuê đất và cho người nước ngoài sở hữu nhà ở với thời hạn lên 99 năm nhằm "phù hợp với tập quán quốc tế, xóa rào cản trong hoạt động đầu tư kinh doanh"

Thủ tướng Phúc cho biết là việc xây dựng đặc khu tại 3 điểm : Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc là "làm theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương Đảng khóa XII, ý kiến của ban ngành Trung ương và Quốc hội". Điều đó có nghĩa rằng, Chính phủ cũng chỉ thừa hành những chỉ thị những gì mà Trung ương đảng cộng sản Việt Nam đã bàn trong Đại hội đảng khóa XII mà thôi.

Tại Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 4 tổ chức của đảng cộng sản Việt Nam. Do đó, những quyết định từ Bộ Chính trị, Trung ương đảng là mệnh lệnh và được các tổ chức của đảng hợp thức hóa bằng các thủ tục hành chính. Cũng chính bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh : "Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật". Những lời nói này được bà Ngân thốt ra trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Trước sức ép từ phía dân chúng và các chuyên gia về các lo ngại Trung Quốc sẽ thâu tóm Việt Nam thông qua 3 đặc khu kinh tế trong suốt 99 năm, rất có thể chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ rút thời hạn cho thuê đất 99 năm, xuống còn 70 như Luật đất đai hiện hành.

Trước làn sóng phản đối từ phía dân chúng và các chuyên gia, "nhóm lợi ích" tức là những kẻ kiếm lợi nhiều nhất nếu việc cho thuê đất 99 năm tại các đặc khu được chấp thuận đã tung ra một nhóm dư luận viên chuyên viết những bài để ủng hộ Dự luật đặc khu. Không những vậy, "nhóm lợi ích" còn bung tiền ra cho một phái đoàn nhà báo, gồm những tay sừng sỏ trong giới dư luận viên, còn trên Facebook gọi là "Tổ ngàn like" (tức là mỗi bài viết của họ đều được hơn cả ngàn lượt like và chia sẽ) đi du hý sang Thẩm Quyến (Trung Quốc) để coi mô hình đặc khu ở đây. Từ đó khi về Việt Nam sẽ viết những bài nhằm ủng hộ việc cho thuê đất 99 năm của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Trong số đó có những tay dư luận viên sừng sỏ được biết rất nhiều, như : Nguyễn Hùng Sơn-phó Tổng biên tập báo Ngày Nay. Trên Facebook Nguyễn Hùng Sơn có nickname là "Nguyễn Thị Thao-Mượt" người chuyên tung ra các bài viết bóp méo, che đậy sự thật. Tất cả các bài viết của Hùng Sơn được cho là viết theo chỉ thị, bù lại là nhận được một số tiền và đãi ngộ kha khá. Đáng chú ý nhất là vào thời điểm xảy ra thảm họa Formosa tại miền Trung, dù sự thật rõ ràng biển đã bị đầu độc nhưng trong rất nhiều bài viết của mình Hùng Sơn đổ thừa là do hiện tượng tự nhiên và chửi dư luận là "đầu bò".

Đi cùng với Hùng Sơn còn có nhà báo Lê Kiên của báo Tuổi Trẻ và Trần Đại Thanh của báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh. Trên Facebook, Lê Kiên đã có bài viết ủng hộ dự thảo Luật Đặc khu và gọi những người phản đối là "đặc ngu". Tuy nhiên, sau khi bị phản đối quá dữ dội, Kiên đã xóa bài viết đó của mình. Trong thời gian tới đây sẽ có thêm nhiều bài viết nhằm định hướng, lèo lái dư luận sang hướng khác nhằm giúp chính quyền cộng sản Việt Nam đạt được mục đích của mình mà ít bị dân chúng phản đối nhất.

Người Quan Sát

*******************

Rầm rộ phản đối dự thảo điều luật cho Trung Quốc thuê đất 99 năm (CaliToday, 03/06/2018)

Cộng đồng sinh hoạt mạng xã hội và đặc biệt là giới hoạt động Việt Nam rầm rộ phản đối điều luật quy định cho đầu tư nước ngoài thuê đất đến 99 năm tại dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu) Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Cho rằng, đây là hình thức "nhượng địa" và là miếng mồi ngon cho tham vọng bành trướng Trung Quốc dễ ngoạm Việt Nam …

dackhu5

Linh mục Nguyễn Đình Thục và giáo dân giáo xứ Song Ngọc phản đối dự thảo cho Trung Quốc thuê đất 99 năm (ảnh Facebook Tin Mừng Cho Người Nghèo)

Như Cali Today thông tin ở bài viết "Cho thuê đất đầu tư 99 năm ở đặc khu, quá nhiều rủi ro cho Việt Nam" có nội dung nói đến kỳ họp thứ 5 Quốc hội Cộng sản Việt Nam (cộng sản Việt Nam) khóa XIV đang diễn ra từ ngày 21/5 đến 15/6/2018, tại kỳ họp này dự kiến sẽ dành 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác. Một trong 8 dự án luật được Quốc hội cộng sản Việt Nam khóa XIV xem xét, thông qua tại kỳ họp này có : Luật Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Tại dự án Luật này tâm điểm của dư luận Việt Nam là nhắm vào điều luật quy định ngoài việc các ưu đãi về thuế và cho thuê đất đầu tư tại các đặc khu theo đó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam xem xét chấp thuận cho thuê đất đầu tư tối đa 99 năm, kéo dài thêm khoảng thời gian so với thời hạn 70 năm như luật Đất đai hiện hành. Ngay lập tức, đề tài này đã làm "nóng" bên trong nghị trường lẫn bên ngoài hành lang Quốc hội cộng sản Việt Nam, một cuộc tranh luận gay gắt thu hút nhiều thành phần xã hội tham gia đã diễn ra tại Việt Nam trong suốt mấy ngày qua và giờ đây trở thành làn sóng dự luận phản đối rầm rộ.

Theo dõi qua cộng đồng sinh hoạt mạng xã hội và đặc biệt là giới hoạt động Việt Nam, Cali Today nhận thấy đại đa số ý kiến bày tỏ quan điểm chung là lo lắng cho hiện tình an nguy của Việt Nam, nếu ngày 15/6 sắp tới đây mà Quốc hội cộng sản Việt Nam bấm nút thông qua Dự thảo luật này thành văn bản luật chính thức, đem áp dụng vào thực tiễn mà không có sự chỉnh sửa nào khác thì đây được ví là một văn bản "nhượng địa" của Việt Nam nhượng các Đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc cho Trung Quốc. Cho rằng, đây là hình thức mở đường cho tham vọng bành trướng Trung Quốc dễ ngoạm Việt Nam nhanh hơn.

dackhu8

Các bạn trẻ Việt Nam tại Đài Loan phản đối dự luật đặc khu mà quốc hội sắp thông qua (ảnh_ Facebook Hồ Huy Khang- sưu tầm mạng)

Thực tế điều luật này trong dự thảo Luật Đặc khu không nói thẳng ra là chỉ cho Trung Quốc thuê đất đầu tư đến 99 năm tại các Đặc khu mà công dân và doanh nghiệp ở nước khác nếu đủ điều kiện quy định cũng có quyền đến những Đặc khu này thuê đất để đầu tư. Tuy nhiên, điểm nhấn của ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc hiện tập trung quá nhiều ở đây và trong hoàn cảnh hiện tại Trung Quốc chính là mối nguy muốn nuốt Việt Nam rõ ràng nhất với tham vọng bành trướng mà 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam vẫn còn đó. Thông qua những gì du khách Trung Quốc, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam môt mặt họ ra sức tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam mặt khác lại không từ thủ đoạn nào để phá hoại nền kinh tế Việt Nam. Tất cả điều này chứng tỏ Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa của Trung Quốc trong lịch sự hiện đại của nhân loại, mộng bành trướng này không chỉ có trong tư tưởng của những kẻ cầm quyền Bắc Kinh mà giờ đây nó còn ăn sâu vào tâm trí đại bộ phận người dân Trung Quốc.

Đặc khu Vân Đồn ở tỉnh Quảng Ninh cách biên giới Trung Quốc không hề xa và cách căn cứ quân sự đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 200 hải lý. Còn đặc khu Bắc Vân Phong ở tỉnh Khánh Hòa lại đối diện với quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang thỏa sức tung hoành sức mạnh quân sự và sự hung hăng ở Biển Đông, hung hăng vẽ đường biên giới lãnh hải bằng đường "lưỡi bò" bất chấp dư luận quốc tế phản đối vì tính phi pháp. Nếu điều luật quy định các ưu đãi về thuế và cho thuê đất đầu tư tại các đặc khu lên 99 năm trong dự thảo Luật Đặc khu được Quốc hội cộng sản Việt Nam thông qua từ đây đến ngày 15/6 thì Trung Quốc không dễ dàng gì bỏ qua cơ hội tiến sâu hơn vào công cuộc chiếm cứ đất đai, lãnh thổ của Việt Nam, là hiểm họa ngoại xâm, là mối nguy quá lớn và quá gần cho Việt Nam.

dackhu9

Một bạn trẻ xuống đường với tấm biểu ngữ có nội dung phản đối cho Trung Quốc thuê đất 99 năm (ảnh_Facebook Hồ Huy Khang-sưu tầm mạng)

Một kháng thư do các nhân sĩ, trí thức Việt Nam soạn thảo đăng tải lên mạng xã hội kêu gọi người dân Việt Nam ở khắp nơi đồng ký tên để gửi đến Quốc hội cộng sản Việt Nam nhằm phản đối dự thảo Luật Đặc khu. Kháng thư hiện đang thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận.

Tại giáo xứ Song Ngọc, thuộc giáo phận Vinh. Linh mục Nguyễn Đình Thục cùng giáo dân công khai đưa biểu ngữ phản đối Chính phủ Việt Nam cho Trung Quốc thuê đất lập đặc khu.

Ngoài ra, rất nhiều cá nhân, nhà hoạt động ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam đồng loạt đưa biểu ngữ bằng nhiều hình thức như thông qua mạng xã hội hoặc xuống đường để thể hiện quan điểm phản đối việc Quốc hội cộng sản Việt Nam nếu thông qua dự thảo Luật cho Trung Quốc thuê đất 99 năm ở các Đặc khu.

Quê Hương

************************

Đặc khu kinh tế : 'Cần tránh bị lợi dụng' (BBC, 04/06/2018)

Dự luật về Đặc khu kinh tế cần được đem ra trưng cầu dân ý rộng rãi trước khi thông qua, một nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói.

dackhu6

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng Quốc hội Việt Nam cần trưng cầu dân ý về Luật Đặc khu

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, nói với BBC hôm 4/6 vì đất đai là sở hữu toàn dân, việc ban hành một luật liên quan đến cho thuê đất đến 99 năm cần phải được trưng cầu dân ý.

"Hiến pháp Việt Nam quy định rõ là đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, thế thì khi mình ban hành một luật liên quan việc cho thuê đất đến 99 năm, việc này là việc rất lớn. Tốt nhất là chúng ta cần phải trưng cầu ý dân để xem người dân người ta có mong muốn hay không ?

"Tôi cho rằng đấy là một việc cần phải làm. Ý Đảng thì phải phù hợp với lòng dân", Giáo sư Thuyết nói.

Bài học từ Trung Quốc

Cho rằng thời hạn cho thuê 99 năm là một trong những điều cần thận trọng khi xem xét dự luật này, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết dẫn bài học về đặc khu của Trung Quốc.

"Nếu chúng ta so sánh với một nước ở ngay cạnh chúng ta là Trung Quốc, họ cũng đã từng cho thuê đất tới 99 năm ở Hong Kong và Macau. Nhưng tình thế lúc đó là Trung Quốc thua trận trước các nước phương Tây nên buộc phải cho thuê đất.

"Sau khi Hong Kong trở về với Trung Quốc chúng ta cũng thấy thực trạng nó như thế nào, cái tâm trạng của người dân ở vùng Hong Kong như thế nào, còn gắn bó với lục địa hay không. Đấy là một điều mà chúng ta phải rút kinh nghiệm.

"Các nước phương Tây mà người ta thuê Hong Kong hay Macau là ở rất xa Trung Quốc, còn chúng ta, nếu giả sử mở đặc khu kinh tế ở những vùng ngay sát biên giới của mình, mà cái người thuê ấy lại là Trung Quốc, thì sau 99 năm nữa, nó sẽ như thế nào ?

"Đây là điều mà tôi nghĩ ai cũng lo sợ khi nghĩ đến tương lai như vậy", ông bình luận.

Phát triển kinh tế hay an ninh quốc gia ?

Trả lời câu hỏi của Quốc Phương, BBC Tiếng Việt, rằng Việt Nam phải làm sao để hài hòa giữa nhu cầu phát triển kinh tế, thu hút vốn và công nghệ và đảm bảo vững chắc an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói :

"Cả hai nhu cầu này là quan trọng. Nhưng với tư cách là người dân cũng như là người quan tâm đến chính trị và từng hoạt động chính trị, tôi cho rằng chúng ta phải đặt nhu cầu đảm bảo an ninh và giữ vững chủ quyền quốc gia lên trên. Về kinh tế, chúng ta có thể thu hút đầu tư bằng nhiều chính sách khác nhau chứ không nhất thiết phải bằng các đặc khu.

"Nếu mình lập ra đặc khu mình cũng phải giới hạn những đối tượng được cho thuê đất là những đối tượng nào. Trước đây khi tôi còn đi họp quốc hội, tôi thấy bàn về chuyện người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Việt Nam là một câu chuyện hết sức là phức tạp.

"Lúc đầu, Quốc hội cũng chỉ đồng ý cho những người làm ăn sinh sống hẳn ở Việt Nam được mua các căn hộ, chứ không cho họ được mua đất và mua với diện tích rất là rộng. Thế bây giờ mình lại thay đổi đến mức mình cho thuê hẳn đến 99 năm thì có thể nói là một bước chuyển quá nhanh.

"Tôi nghĩ chuyện này hết sức phải thận trọng".

Hiệu quả đầu tư của các đối tác Trung Quốc ở Việt Nam

Được hỏi ông nghĩ gì về ý kiến nên rà soát lại hiệu quả đầu tư của các đối tác Trung Quốc ở Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trả lời :

"Tôi thấy ý kiến này quá đúng. Nếu chúng ta điểm lại quá trình đầu tư ở nước ngoài, ta thấy cũng có những nhà đầu tư đem lại khởi sắc cho nền kinh tế Việt Nam nhưng số đó không nhiều. Trong khi đó chúng ta lại phải đổi bằng đất đai, trong đó có đất đai nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến môi trường.

"Chuyện này chúng ta phải tính toán. Có phải mình đánh đổi một số chỉ tiêu phát triển GDP và hy sinh những quyền lợi của người dân, hy sinh môi trường hay không ?

"Riêng đối với các nhà đầu tư Trung Quốc, nhãn tiền chúng ta thấy có nhiều [dự án] đầu tư không đúng với cam kết ban đầu về vốn, về tiến độ để ảnh hưởng đến môi trường. Có những công trình có thể nói là đội vốn lên hàng bao nhiêu lần và không đảm bảo đến chất lượng.

"Chúng ta phải hết sức thận trọng, đặc biệt là khi chúng ta cho thuê đất tới 99 năm. Cần phải có đánh giá rất khách quan, rất là nghiêm túc về kêu gọi đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Trung Quốc để xem kết quả có đúng như lời hứa ban đầu hay không để chúng ta tính toán.

'Cần thận trọng để tránh bị lợi dụng'

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng cảnh báo nguy cơ bị lợi dụng trong những quyết định chính sách lớn như Luật về Đặc khu kinh tế.

"Cần thận trọng trước những chủ trương lớn như thế này để tránh bị lợi dụng, để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia cũng như để phát triển kinh tế bền vững.

"Chúng ta đã thấy có nhiều dự án, công trình có quy mô nhỏ hơn so với quy mô này nhưng đã bộc lộ ra nhiều chủ trương đã bị lợi dụng và các cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao bị xử lý.

"Tôi nghĩ là trách nhiệm của mỗi đại biểu Quốc hội nói riêng và của Quốc hội nói chung trước sự ủy quyền của người dân là hết sức lớn. Các đại biểu quốc hội phải hết sức lắng nghe ý kiến của người dân, phân tích thấu đáo tình hình trước khi bấm nút quyết định".

**********************

Luật Đặc khu kinh tế nên ra 'chậm mà chắc' (BBC, 04/06/2018)

Dự luật Đặc khu kinh tế của Việt Nam cần được 'thận trọng xem xét', 'tổ chức lấy ý kiến' của các tổ chức xã hội nghề nghiệp sâu rộng, một bức thư kiến nghị chính thức vừa được Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam gửi cho Tứ trụ lãnh đạo của nước này bao gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.

dackhu7

Theo dự kiến, Quốc hội Việt Nam sẽ 'bấm nút' về Dự luật Đặc khu kinh tế vào ngày 15/6/2018

Kiến nghị với phần nhận xét luật dài 11 trang từ Trung ương Hội Kinh tế đề ngày 03/6/2018 cho rằng việc thông qua Dự luật nên lùi lại một kỳ họp Quốc hội nữa để 'chậm mà chắc' trong lúc Việt Nam chờ đợi một Đặc khu kinh tế có 'tầm cỡ toàn cầu' hơn là mô hình và đề xuất như hiện nay với các đặc khu ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc trên ba miền.

"Có lẽ nên thận trọng xem xét, nhất là tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức xã hội nghề nghiệp sâu rộng, tránh tình trạng "dựa dẫm" ý kiến nhau ( ?), nhất là đã có ý kiến chỉ đạo của cấp cao, nên khó cho Luật và cả cho thi hành", phần nhận xét Dự luật trong bức thư gửi đi hôm Chủ Nhật viết.

"(Kinh nghiệm khi thông qua dự án đường sắt cao tốc, cấp cao đã dành quyền để các đại biểu cân nhắc, nên thực tiễn mấy năm qua cho thấy đó là quyết định hoàn toàn chính xác, trong khi quyết định về bô-xit Tây nguyên có gì cần rút kinh nghiệm không ?).

"Thậm chí có ý kiến nên xem xét đẩy mạnh cải cách toàn diện Việt Nam để tăng sức mạnh cạnh tranh quốc gia hơn là chỉ làm ba đặc khu".

Kiến nghị với các chuyên gia đứng tên như Phó Chủ tịch Hội, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phan Văn Tiệm, Phó Chủ tịch Hội, kiêm Tổng thư ký Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang Thái và nhiều người khác trong đó có Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, Giáo sư Viện sĩ Đặng Hữu, Nhà nghiên cứu Nguyễn Vi Khải, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Tiến sĩ Phạm sĩ Liêm, Phó Giáo sư Tiến sĩ khoa học Võ Đại Lược, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Tiến sĩ Hàn Mạnh Tiến, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Vũ Huy Từ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Xuân Bá, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Công Tiến, Tiến sĩ Bùi Trinh, v.v... nêu rõ :

"Kiến nghị nên lùi chậm một kỳ nữa (đến cuối năm) thì hay hơn. Như vậy, chậm mà chắc !

"Trong khi chờ đợi một Đặc khu kinh tế Việt Nam tầm cỡ toàn cầu, cần đẩy mạnh các quyết sách đã có của Đảng và Nhà nước về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững".

'Chưa đủ để phượng hoàng đẻ trứng'

Nhận xét về Dự luật Đặc khu trong thư kiến nghị gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, mở đầu, nêu nhận định :

"Đặc khu kinh tế" (gọi tắt của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt) có thể coi là kết quả học hỏi kinh nghiệm các nước, như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc...

"Nhưng ở các nước, người ta không làm tràn lan vì họ coi các Đặc khu là "phòng thí nghiệm" để từ kinh nghiệm có được (cả thành công và chưa thành công) về cơ chế, chính sách (gọi chung là thể chế) sẽ mở rộng ra toàn quốc, chứ không mở thêm nhiều đặc khu riêng lẻ sau thử nghiệm (Trung Quốc không mở rộng), khác với Ấn Độ mở hàng trăm đặc khu nên đạt hiệu quả ít, thậm chí thất bại..".

"Kinh nghiệm vận hành 17 Khu kinh tế ven biển cho đến nay cho thấy cần "tập trung hơn", vì 17 khu kinh tế ven biển này có diện tích khoảng 800 nghìn ha, gấp 10 lần tổng diện tích của hơn 300 khu công nghiệp, nên không đủ vốn triển khai...

"Do thiếu các nhà đầu tư chiến lược tầm cỡ toàn cầu, nên thiết kế các khu kinh tế chưa tương xứng yêu cầu có tầm cỡ để "xây ổ cho phượng hoàng đẻ trứng", thiết kế kém tầm nhìn xa, kém chất lượng, thiếu gắn kết... trong khi hội nhập cả nước đã đi vào bề sâu, với các Hiệp định FTA thế hệ mới mới, lại gần nền kinh tế khá thành công như Trung Quốc, Singapore và cạnh tranh gay gắt, dù có tham gia CPTPP".

"Quốc hội đang bàn dự thảo Luật đặc khu kinh tế nhắm đổi mới thể chế, nhưng nên theo phương châm "thà chậm mà chắc" còn hơn chỉ cố thông qua theo lịch trình đã có", Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam nhận định.

Trưng cầu dân ý và xem xét lại ?

Hôm Chủ Nhật, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam nói với BBC ông tin rằng Dự luật về Đặc khu kinh tế cần được đem ra trưng cầu dân ý rộng rãi trước khi thông qua, ban hành.

Ông nói : "Hiến pháp Việt Nam quy định rõ là đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, thế thì khi mình ban hành một luật liên quan việc cho thuê đất đến 99 năm, việc này là việc rất lớn. Tốt nhất là chúng ta cần phải trưng cầu ý dân để xem người dân người ta có mong muốn hay không ?

"Tôi cho rằng đấy là một việc cần phải làm. Ý Đảng thì phải phù hợp với lòng dân", nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy van Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam nói với BBC từ Hà Nội.

Cũng hôm 03/6, từ New York, Mỹ, Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc cho rằng nếu thấy có nhiều ý kiến băn khoăn, không đồng tình của nhiều người trong giới chuyên môn, trí thức, trong đó có các nhà kinh tế, thì nhà nước Việt Nam nên 'xem xét lại' dự luật :

"Có lẽ là sao khi được thảo luận rộng rãi, và có ý kiến của nhiều người, và tôi thấy dư luận - dư luận trí thức - hầu hết là chống, đặc biệt là những nhà kinh tế hầu hết là chống, thì Đảng cầm quyền và chính quyền cũng nên xem xét lại vấn đề này".

Từ Sài Gòn, cùng ngày, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nêu quan điểm :

"Qua các phiên thảo luận, tôi thấy không có gì lớn, chỉ có nổi trội nhất là [điều khoản giao đất với thời hạn] 99 năm. Phải giải quyết nội hàm của cái 99 năm đó để làm gì ? Khi đó mới có quy chế bằng văn bản để Quốc hội biết.

"Đó là câu chuyên phải sớm công bố công khai để mọi người yên tâm, người ta bảo 99 năm thì không phải một mình ông Thủ tướng [quy định] đâu, các bộ ban ngành, các ông lãnh đạo cấp trên cũng ngồi nghe để mà có ý kiến [đó].

"Tôi cho rằng nếu chặt chẽ như thế thì người ta yên tâm, nhưng nên chăng có văn bản cụ thể, chứ không nên nói bằng miệng", Luật sư Trần Quốc Thuận nói với BBC.

Quốc Phương

Quay lại trang chủ
Read 770 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)