Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

13/06/2018

Nguyễn Văn Đài ở Đức, buôn ma túy ở Czech, dự án đội vốn, Sài Gòn ngập mưa, rác Trung Quốc

Tổng hợp

Luật sư Đài tới Berlin nhận giải nhân quyền (BBC, 13/06/2018)

Luật sư Nguyễn Văn Đài được trao Giải thưởng Nhân quyền 2017 của Liên đoàn Thẩm phán Đức.

vn1

Ông Jens Grisa, Chủ tịch Liên Đoàn Thẩm phán Đức, và bà Gyde Jensen, Chủ tịch Ủy ban Quyền con người của Quốc hội Đức trao giải cho ông Nguyễn Văn Đài (thứ hai từ phải sang)

Lễ trao giải diễn ra tại Berlin vào ngày 13/6/2018.

Giải được trao hai năm một lần nhằm tôn vinh các thẩm phán, công tố viên, luật sư trên toàn thế giới, những người hành nghề luật trong hoàn cảnh chính trị khó khăn, thách thức đàn áp và có những đóng góp trong việc thực thi quyền con người.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Đài được ông Jens Grisa, Chủ tịch Liên Đoàn Thẩm phán Đức, và bà Gyde Jensen, Chủ tịch Ủy ban Quyền con người của Quốc hội Đức trao giải.

Ông Đài là người Việt Nam đầu tiên được giải này.

"Cách đây 29 năm, tôi đã đến Đức để mưu cầu cuộc sống. Với 11 tháng ở Đức, tôi không chỉ tìm thấy cuộc sống của mình mà còn cả ý tưởng về cuộc sống", ông Đài phát biểu.

"Lúc đó, với chính sách của Đức, tôi có thể ở lại và có cơ hội trở thành công dân Đức".

"Tuy nhiên, với lý tưởng tự do, cao đẹp về nhân quyền học được từ Đức, tôi đã trở về Việt Nam".

"Tôi đã vào học trường luật, trở thành luật sư, dấn thân vì lý tưởng".

Nói về lần này tới Đức sau khi ra khỏi nhà tù, ông Đài cho biết :

"Tôi đến đây không phải để yêu cầu cuộc sống riêng cho bản thân mình mà là tìm kiếm cơ hội để đấu tranh cho những người bạn tôi, những người như tôi còn bị giam giữ trong nhà tù và đang chạy trốn trên khắp đất nước tôi"…

vn2

Luật sư Nguyễn Văn Đài là người Việt Nam đầu tiên được Giải thưởng Nhân quyền của Liên đoàn Thẩm phán Đức

Giải thưởng cho năm 2017 được công bố hồi tháng Tư năm ngoái, khi ông Đài vẫn đang bị tạm giam và bị khởi tố với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".

Ông bị bắt tháng 12/2015.

Trong phiên tòa sơ thẩm xử ông cùng cộng sự Lê Thu Hà và bốn người nữa, hôm 5/4/2018, ông bị kết án 15 năm tù, 5 năm quản chế. Bà Lê Thu Hà bị án 9 năm tù, 2 năm quản chế.

Ông Đài và cộng sự Lê Thu Hà không kháng cáo, chấp nhận mức án sơ thẩm.

Bốn người còn lại không được giảm án trong phiên tòa phúc thẩm diễn ra hôm 4/06.

Được thả sớm và sang Đức

Đêm 7/06, ông Đài và bà Lê Thu Hà được đưa khỏi nhà tù, tới sân bay quốc tế Nội Bài rời Việt Nam.

Cùng đi với hai tù nhân vừa được thả là vợ luật sư Đài, bà Vũ Thị Minh Khánh.

Ba người đáp xuống phi trường Frankfurt vào đầu giờ sáng thứ Sáu, 8/06.

vn3

Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà khi đang thụ án về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" bất ngờ được đưa khỏi nhà tù ra sân bay, rời Việt Nam sang Đức đêm 7/06

Ông Đài cho biết trước đó, đã có nhiều dấu hiệu trong nhà tù khiến ông cảm thấy hy vọng là mình sẽ được trả tự do.

Tuy nhiên, ông chỉ chính thức biết tin này "vào lúc 15 giờ chiều hôm 7/06", và ông đã được "đưa thẳng từ nhà tù ra máy bay".

"Vợ tôi là người thông báo cho tôi chứ không phải là giới chức", ông nói.

Về dự định trong tương lai, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói ông sẽ cần thời gian để suy nghĩ và tìm hiểu sau hai năm rưỡi ngồi tù và nay đột ngột "có cuộc sống thay đổi hoàn toàn".

Tuy nhiên, ông khẳng định sẽ tiếp tục con đường đấu tranh nhân quyền.

"Việc cộng tác với các tổ chức nhân quyền để đấu tranh cho tình hình nhân quyền ở Việt Nam là sự nghiệp xuyên suốt cuộc đời của tôi", ông nói.

Ông ngỏ lời cảm ơn các cơ quan, tổ chức Đức đã vận động để ông được trả tự do, và nói ông hy vọng sẽ tiếp tục được nhận sự giúp đỡ.

********************

Cảnh sát Czech truy tố nhóm buôn ma túy của người Việt (VOA, 13/06/2048)

Cảnh sát Cng hòa Czech va truy t 60 người ti buôn ma túy sau khi đt kích mt nhóm buôn lu cocaine và heroin vào Úc qua M và Thái Lan.

vn4

nh minh ha : Cnh sát Cộng hòa Czech đã trit phá và truy t 1 đường dây buôn bán ma tuy xuyên quc gia do 3 người Vit cm đu. Nhóm này b nghi đã vn chuyn hơn 700kg ma túy vào Úc.

"Nhóm này do 3 người Vit Nam cm đu, mt trong s đó hot đng Cng hòa Czech và 2 người còn li các nước khác", theo người phát ngôn ca Trung tâm Chng Ma túy Quc gia ca Czech, Barbora Kudlackova.

AFP trích lời bà Kudlackova cho biết rng nhng người cm đu đường dây buôn bán này thuê hu hết các công dân Czech nghèo kh và đang n nn làm người chuyn đ.

Những người này đi thành tng cp. H đt vé ngh dưỡng Úc và ti đó bng cách bay qua M và Thái Lan vi 4 vali. Nhng vali này được trao đi trong các chng dng chân.

"Ma túy được du trong hành lý khéo đến ni chúng không b phát hiện khi qua máy quét X-quang hay chó đánh hơi ca cnh sát", theo li người phát ngôn Trung tâm Chng Ma túy Quc gia.

Mỗi hành lý cha 5kg ma túy – có nghĩa là mi chuyến đi đến Úc, h vn chuyn được 20kg cocaine hoc heroin.

Nhóm của nhng người Việt cầm đu b nghi là đã vn chuyn được hơn 700kg ma túy vào Úc.

Theo AFP, cảnh sát Czech nói h đã truy t 60 người ch riêng Czech cho ti thi đim này và cho biết mt người cm đu đang b giam gi.

Những người này đi din vi các mc án t 10-18 năm tù nếu b chng minh có ti.

Người Vit nhp cư Czech b coi là th phm chính buôn bán ma túy đá xuyên biên gii gia Czech và Đc đang ngày càng tăng, theo South China Morning Post (SCMP).

Có khoảng 100.000 người Vit đang sinh sng Czech và là cng đng người thiu s ln th 3 quc gia trung Âu này, ch sau người gốc Ukraine và người gc Slovakia.

Làn sóng người Vit ti Czech ban đu đ làm công nhân và sau đó li sau khi ch nghĩa cng sn sp đi Đông Âu vào cui nhng năm 1980 và đu nhng năm 1990. H b vic ti các doanh nghip nhà nước và chuyn sang làm việc trong các nhà hàng ăn ung và bán hàng trên ph. C hai ngành ngh này đu có liên quan ti các ti phm có t chc, theo t báo có tr s ti Hong Kong, SCMP.

Nhiều người Vit trước đây cũng tng b bt gi Czech do liên quan đến buôn bán ma túy.

Tháng 1/2016, cảnh sát Czech đã bt gi 6 người Vit trong 1 đường dây được cho là sn xut ma túy đá đ bán bt hp pháp Tây Âu.

*********************

Ninh Bình và những dự án đội vốn khủng (RFA, 12/06/2018)

Trong giai đoạn từ 2006 - 2011, tỉnh Ninh Bình xây dựng và triển khai 62 dự án, với tổng mức đầu tư lên tới gần 60 ngàn tỷ đồng. Kết quả thanh tra chính phủ hồi tháng 5 vừa qua cho thấy, riêng 10/62 dự án được thanh tra đã có mức đội vốn khủng lên đến cả chục ngàn tỷ đồng.

vn5

Dự án nạo vét sông Sào Khê đội vốn 1800 tỷ đồng ngân sách - Zing

Cụ thể :

- Dự án cải tạo nâng cấp QL 10 đoạn Ninh Phúc – cầu Điền Hộ đội vốn từ 825 tỷ đồng lên 1.680 tỷ đồng ; Dự án xây dựng đường tránh bão, cứu nạn (Tuy Lộc – Bình Minh) từ 435 tỷ đồng tăng lên thành 699 tỷ đồng ; Dự án xây dựng nâng cấp đường 477B và cầu Trường Yên tăng từ 196 tỷ lên 1.308 tỷ đồng ;

- Dự án nâng cấp Đê hữu sông Hoàng Long và sông Đáy từ Bái Đính đi Kim Sơn tăng từ 1.650 tỷ đồng lên 3.806 tỷ đồng ; Dự án nâng cấp tuyến đê hữu Hoàng Long, đê Đức Long, Gia Tường, Lạc Vân tăng từ 519 tỷ lên 1.082 tỷ đồng ; Dự án nạo vét lòng dẫn tuyến thoát lũ sông Hoàng Long tăng từ 955 tỷ lên 1.389 tỷ ;

- Dự án nạo vét sông Đáy, từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến nhánh qua sông Đáy từ 2.078 tỷ tăng lên thành 9.720 tỷ đồng ; Dự án Sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi 5 xã Bắc sông Rịa từ 98 tỷ tăng lên 168 tỷ đồng ; Dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá sông Đáy từ 88 tỷ tăng lên 105 tỷ đồng ; Dự án xây dựng hệ thống giao thông đường bao hào nước vùng bảo vệ đặc biệt cố đô Hoa Lư tăng từ 137 tỷ lên 202 tỷ đồng.

Đặc biệt, riêng Dự án nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy đã đội vốn hơn 7.000 tỷ đồng, bằng tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu của cả 10 dự án cộng lại. Điều đáng nói là phần lớn trong số các dự án này được thông qua theo hình thức chỉ định thầu với sự tự thỏa thuận về giá giữa chủ đầu tư và nhà thầu thay vì đấu thầu một cách công khai và minh bạch. Trong khi đó, những dự án về xây dựng thủy lợi, bồi đắp, nạo vét kênh rạch lại là lĩnh vực dễ phát sinh đội vốn nhiều nhất. Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng nói về điều này :

"Những cái chuyện như đào đất, nạo vét ai mà biết cho chính xác được, mà cũng chẳng ai đi canh cái chuyện đó lắm cho nên là dễ khai gian lắm, khai gian từng chút một thì chưa thấy gì nhưng mà đến khi cộng lại mới thấy kinh khủng. Giá cả có nhiều cái người ta nói đúng nhưng có nhiều cái cũng dễ bị khai khống nhất là số lượng đào đắp, rồi lại còn lèn vào nữa nên cuối cùng cũng chẳng ai mà đi đo mà kiểm tra được cho nên các nhà thầu hay gian lận trong khâu ấy, rồi chưa nói đến khâu vận tải. Ví dụ trong dự toán người ra bảo là khâu vận tải đi đổ đất khoảng nửa cây số nó khai là 2-3 cây số"

Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm cũng cho rằng đã có một sự liên kết giữa các bên liên quan để đẩy giá thành của dự án lên tới mức như thực tế được công bố. Ông nói tiếp :

"Ban quản lý dự án thì chi phí của nó được tính vào phân trăm cái mức đầu tư. Mức đầu tư tăng lên thì phần trăm tăng lên, thì đó là cái hợp pháp cái đã chưa nói gì đến là cái không hợp pháp. Thế rồi tất nhiên là giữa các vị chủ đầu tư và nhà thầu, thậm chí cả tư vấn giám sát thông đồng với nhau để nâng giá nâng số lượng và phần thu được tất nhiên là họ phải chia nhau. Và trong bối cảnh hiện nay thì tình trạng tham nhũng, không minh bạch và lợi ích nhóm có thể xảy ra ở các dự án công một cách tương đối phổ biến".

Chia sẻ với đài RFA về vấn đề vì sao Ninh Bình lại được chính phủ "ưu tiên" và liên tục "rót" hàng chục nghìn tỷ vốn ngân sách vào các dự án đội vốn và chậm tiến độ mà điển hình là dự án nạo vét sông Sào Khê với mức đội vốn 36 lần từ 72 tỷ đồng lên tới hơn 2500 tỷ đồng trong vòng 17 năm qua, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho biết đây không phải là hiện tượng mới mẻ. Ông cũng tán thành quan điểm cho rằng thời điểm Ninh Bình được rót vốn ngân sách cũng trùng thời điểm mà các doanh nghiệp tư nhân của Ninh Bình như Xuân Trường, Xuân Thành… xây dựng một số các dự án về du lịch tâm linh. Tiến sĩ A giải thích :

"Khi mà đã muốn tuồn tiền của nhà nước cho doanh nghiệp sân sau hay doanh nghiệp cánh hẩu của mình thì người ta vống cái giá lên rồi đội vốn. Và cái công ty tư nhân hay doanh nghiệp quốc doanh được chia cái phần nó ăn lợi bất chính đó nó dùng làm cái gì thì tôi nghĩ cái đó nó muôn hình vạn trạng. Chuyện cái thời đó mà đầu tư đi xây dựng chùa Bái Đính hay làm cái gì đấy nhân danh tâm linh, du lịch tâm linh hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi vì chùa đấy thì người ta đã đồn, mà tin đồn thì thường có lý gì đó trong người dân, là đấy là chùa của các "ông" ấy, tức là những ông rất là to và nhờ có sự bật đèn xanh của các ông ấy và cả cơ chế đội vốn lên để làm những việc như vậy".

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long lại cho rằng đây là một hiện tượng hoàn toàn bất bình thường và cần phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa cũng như những nhân tố đã tác động đến thực trạng này :

"Ninh Bình là một tỉnh đặc thù và tại sao lại khác với các tỉnh khác và được nhiều dự án… thì đây là một vấn đề cần thanh kiểm tra và đi đến kết luận một cách minh bạch để cho công chúng người ta biết được. Mà nó có một có biểu hiện không bình thường như vậy thì thanh tra phải vào cuộc và thanh tra phải hoàn toàn khách quan".

Vấn đề phát sinh đội vốn "khủng" tại các dự án công tại Ninh Bình cũng đã được đem ra mổ xẻ và bàn luận về nguyên nhân cùng các biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong phiên họp quốc hội khóa 14 vào cuối tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng thực tế tại các dự án đội vốn nói chung và của tỉnh Ninh bình nói riêng có tác động ngày càng tiêu cực đến niềm tin của người dân đối với chính phủ. Và nếu như có một chế tài đủ nghiêm khắc và kiên quyết đối với các hành vi tham nhũng thì chắc chắc sẽ không còn một quan chức hay doanh nghiệp nào có thể tồn tại và cấu kết với chính quyền tham nhũng tài sản và ngân sách của nhà nước như hiện nay.

************************

Sài Gòn lại ngập khi mưa (RFA, 12/06/2018)

Mùa mưa lại đến và dân chúng Sài Gòn tiếp tục phải chịu cảnh sống chung với nước bẩn tràn ngập phố phường. Trước tình trạng ‘cứ mưa là ngập’, chính truyền thông Nhà nước cũng phải nêu thắc mắc tại sao thành phố đã đầu tư những chương trình chống ngập quy mô nhưng ngày càng có nhiều điểm ngập sâu, nhiều khu vực "tụ nước". Đây là từ mà giới chức địa phương mới đưa ra gần đây để chỉ tình trạng ngập nước tại Thành phố Hồ Chí Minh.

vn6

Ô tô và xe máy trên đường bị ngập do triều cường và mưa ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 10 năm 2014. AFP

‘Mưa là ngập.’ Nguyên nhân vì sao ?

Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18 tháng 5 đã tổ chức hội nghi báo cáo sơ kết hai năm rưỡi thực hiện ‘Chương trình giảm ngập nước’ giai đoạn 2016 – 2020. Theo như nhận định ban đầu tại hội nghị này, dù đầu tư rất nhiều tiền trong nhiều năm qua nhưng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng ngập, ngập sâu hơn, diện rộng hơn.

Theo báo cáo, ở quận 9 có 40% tổng số tuyến đường trên địa bàn chưa có hệ thống thoát nước. Một số tuyến đường như Phạm Văn Đồng, Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh cũng bị ngập sâu với trận mưa hôm 19 tháng 5.

Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 40 tuyến đường bị ngập nước. Trong đó, 14 tuyến đường thường xuyên bị ngập khi mưa lớn và có nhiều khu vực bị ngập do triều cường.

Một bạn trẻ sinh sống ở Sài Gòn nhận xét về tình trạng ngập nước tại thành phố gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

"Khoảng từ năm 2010 trở về sau thì từ từ ngập nhiều. Đặc biệt những năm gần đây là nhiều hơn nữa".

Kiến trúc sư Trần Đình Nam, giảng viên Đại học Kiến Trúc Sài Gòn nhận định nguyên nhân xảy ra tình trạng ngập nước trong thành phố hiện nay là do tình trạng kênh rạch bị xả rác và san lấp.

"Các con kênh thoát nước thì xả rác, mặt khác thì lại lấp kênh. Trong khi những nước mưa nhiều như mình, ngày xưa khi người ta xây dựng thì phải mở rộng các con kênh. Bởi vì khi xây nhà, nước thấm vô đất bị giảm bớt nên phải mở rộng kênh giống như các lăng tẩm ở Huế có các hồ đào rất lớn. Lăng tẩm Huế là một, kinh thành Huế là hai. Từ các con kênh nhỏ đào ra các hồ lớn. Đây là nơi chứa nước khi mưa nhiều và sẽ thấm dần xuống đất. Còn hiện nay, xây khu dân cư mới thì tiếc đất nên cứ lấp kênh thôi".

Trước đó, Thông Tấn Xã Việt Nam vào hôm 10 tháng 5 xác nhận hiện trên địa bàn thành phố còn 22 vị trí ảnh hưởng nặng nề khi mưa lớn do thi công dự án, 62 vị trí kênh rạch bị lấn chiếm, 84 tuyến cống bị lấn chiếm, 76 vị trí lấn chiếm hầm ga và 50 vị trí lấn chiếm cửa xả. Đây được xem là những nguyên nhân khiến tình trạng ngập nước trong mùa mưa trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn trẻ ở Sài Gòn nhận định một trong những nguyên nhân khiến ngập nước là vì biến đổi khí hậu với những con mưa lớn, kéo dài bất thường.

Chẳng hạn như tòa nhà Bitexco mới đầu xây đâu có gì đâu. Tự nhiên mấy năm gần đây, mưa rồi nước tràn cả vào trong nhà không thoát nước kịp. Năm ngoái có một trận mưa khiến ngập hết các hầm để xe của các chung cư lớn".

Ngoài ra, bạn cho rằng chất lượng thi công cống thoát nước cũng là một nguyên nhân khiến ngập nước.

"Trước và sau năm 2010, thành phố có nhiều lô cốt là để người ta làm cống. Nhưng sau khi làm xong thì chẳng giải quyết được vấn đề gì cả".

Giải pháp nào ?

Để giải quyết vấn đề ngập nước theo hướng lâu dài, Giáo sư - Tiến sĩ Lê Huy Bá từng lên tiếng với báo chí rằng thành phố nên quy hoạch và xây dựng những hồ điều tiết nước tự nhiên tại chỗ và ở khu vực gần nội đô cũng như ngoại ô để chứa nước khi triều dâng.

Có cùng quan điểm với Giáo sư - Tiến sĩ Lê Huy Bá, Kiến trúc sư Trần Đình Nam cho rằng việc đào các hồ trữ nước là cần thiết để giải quyết tình trạng ngập nước. Ngoài ra, ông nhấn mạnh việc nạo vét kênh rạch phải được xem xét ưu tiên.

"Ở mỗi khu đất, mỗi vùng đất, nước tự nhiên sẽ tụ xuống phần thấp nhất là các kênh, rạch. Những chỗ đó phải được khai thông, mở rộng ra. Còn không thì nước sẽ tự trào ngược trở lại. Các lòng kênh phải được nạo vét để mực nước thấp xuống".

Khi được hỏi về giải pháp cho tình trạng ngập nước tại Sài Gòn, bạn trẻ ở Sài Gòn nhận xét.

"Tôi nghĩ mình đã làm sai ngay từ đầu. Quy hoạch ban đầu của thành phố không dành cho số dân đông và mật độ xây dựng nhiều như bây giờ. Kể cả việc mở rộng thành phố về phía Thủ Thiêm và Phú Mỹ Hưng thì đã sai và đã đang làm rồi. Nếu bây giờ nói để giải quyết những cái sai từ gốc thì sẽ rất khó".

Công tác chống ngập của thành phố có hiệu quả ?

Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm chống ngập, tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 là hơn 96.300 tỉ đồng. Trong đó, vốn thực hiện các dự án thuộc Quy hoạch tổng thể thoát nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Quy hoạch 752) là gần 53.000 tỉ đồng.

Vốn thực hiện các dự án thuộc Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho Thành phố Hồ Chí Minh (Quy hoạch 1547) là hơn 20.000 tỉ đồng.

Dự kiến trong giai đoạn 2015-2020, bình quân mỗi năm Thành phố Hồ Chí Minh phải bố trí khoảng 4.250 tỉ đồng để trả nợ gốc và lãi vay mà Thành phố Hồ Chí Minh đã chi vào các dự án chống ngập.

Kỹ sư Vũ Hải, người có hơn 50 năm công tác trong lĩnh vực cấp thoát nước từng lên tiếng cho rằng số tiền chi như trên là quá lớn. Mặt khác, ông cho rằng nếu không thay đổi cách làm thì sẽ tiếp tục tốn kém mà Thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ tiếp tục ngập. Kỹ sư Vũ Hải cũng đề xuất nên đấu thầu rộng rãi để tư nhân tham gia thực hiện các dự án chống ngập thay vì chỉ giao cho các đơn vị nhà nước thực hiện. Theo ông, với cách làm như hiện nay là chỉ giao cho các đơn vị nhà nước, một khi dự án không hiệu quả thì không biết ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm.

Số liệu của Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vào mùa mưa 2018, thành phố đã tiến hành tu sửa, nạo vét hệ thống thoát nước, ưu tiên các vị trí thường xuyên bị ngập, đến nay đã nạo vét được hơn 300 km lòng cống thoát nước, nạo vét 10 tuyến kênh, rạch và cửa xả, sửa chữa 886 hầm ga, thay 368 cống bị xuống cấp.

Ngoài ra, thành phố cho biết đang tính toán ký thuê máy bơm để giải quyết ngập nước tại đường Nguyễn Hữu Cảnh.

Liệu những biện pháp của cơ quan chức năng nhằm giải quyết tình trạng ngập lụt mỗi lúc một nặng thêm đến khi nào mới phát huy hiệu quả ? Và đề xuất của giới chuyên gia khi nào mới được lắng nghe ?

*********************

Việt Nam trở thành ‘bãi rác’ cho các công ty Trung Quốc (Người Việt, 12/06/2018)

Gần 8.000 container rác thải và phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bị Trung Quốc "cấm cửa", đã tuồn vào Sài Gòn đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý ở Việt Nam.

vn7

Một trong những lô hàng phế liệu cấm nhập cảng được đưa từ nước ngoài về Việt Nam. (Hình : Báo Dân Trí)

Tại hội thảo ở Sài Gòn do Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương (CIEM) và Dự Án GIG của Cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID), tổ chức hôm 11 Tháng Sáu, ông Nguyễn Năng Toản, giám đốc Trung Tâm Logistics – Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết một trong những nguyên nhân gây ách tắc giao thông ở cảng Cát Lái, quận 2, và gần đây bị người dân phản ứng là do cảng Cát Lái đang để ứ đọng 8,000 container chứa giấy rác và nhựa phế liệu. Báo Người Lao Động dẫn tin.

"Nguyên nhân là do Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu phế liệu lớn nhất thế giới và một số nước thay đổi chính sách, không còn cho phép nhập phế liệu nên một số lô hàng từ Mỹ, Châu Âu từ cảng chuyển tiếp đã chuyển cảng đích về Việt Nam. Đối với Việt Nam, do chính sách về quản lý môi trường còn hạn chế nên có nguy cơ trở thành bãi thải của thế giới", ông Toản cho biết.

Ông Toản thông tin thêm : "…để xử lý các container tồn này, Việt Nam phải tốn rất nhiều chi phí. Vấn đề trên doanh nghiệp không thể tự giải quyết mà cần chính sách quốc gia để Việt Nam không trở thành bãi rác của các nước".

Trong khi đó, báo Thanh Niên dẫn thông tin từ Hiệp Hội Giấy và Bột Giấy cho biết, từ sau khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có sản xuất giấy, thì từ cuối năm 2017 đến nay, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã sang Việt Nam tìm cách liên doanh sản xuất bột giấy tái chế tại Việt Nam. Lượng bột giấy "sạch" sau sản xuất sẽ cuộn, ép xuất cảng về Trung Quốc.

Liên quan đến hoạt động nhập cảng phế liệu, mới đây nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa yêu cầu 4 bộ là Tài Chính, Tài Nguyên-Môi Trường, Công Thương và Giao Thông-Vận Tải "khẩn trương rà soát, siết chặt hoạt động nhập cảng phế liệu vào Việt Nam sau khi Trung Quốc cấm nhập mặt hàng này, khiến nguy cơ phế liệu sẽ nhập ồ ạt vào Việt Nam". (Tr.N)

Quay lại trang chủ
Read 577 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)