Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

13/06/2018

Bị chống đối, Luật an ninh mạng vẫn được thông qua

Tổng hợp

Mỹ chỉ trích Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng (VOA, 13/06/2018)

Hôm 12/6, Cục Dân ch, Nhân quyn và Lao đng ca B Ngoi giao Hoa Kỳ ra tuyên b bày t s tht vng v vic Quc hi Vit Nam va thông qua Lut An ninh Mng.

mang1

Bộ Ngoi giao Hoa Kỳ ra tuyên b bày t s tht vng v vic Quc hi Vit Nam va thông qua Lut An ninh Mng.

Tuyên bố ca B Ngoi giao Hoa Kỳ nói : "Chúng tôi tht vng về vic thông qua Lut An ninh mng mi ca Vit Nam, trong đó càng thu hp t do biu đt trên không gian mng và áp đt nhng hn chế gây phin toái đi vi các doanh nghip Hoa Kỳ và các doanh nghip nước ngoài khác".

Tuyên bố viết tiếp : "Chúng tôi thúc giục Vit Nam đm bo rng lut pháp ca Vit Nam to ra mt môi trường k thut s ci m và mang tính cnh tranh, nht quán vi các nghĩa v thương mi quc tế ca Vit Nam".

Trong một tuyên b hôm 8/6, Tòa Đi s Hoa Kỳ ti Hà Ni nói d tho lut an ninh mạng ca Vit Nam có th dn đến nhng tr ngi nghiêm trng đi vi tương lai ca an ninh mng và đi mi sáng to k thut s ca Vit Nam, và có th không nht quán vi các cam kết thương mi quc tế ca Vit Nam.

Tuyên bố đưa ra vài ngày trước khi dự lut được biu quyết, c Hoa Kỳ và Canada đu thúc gic Vit Nam hoãn d lut An ninh mng đ đm bo rng các quy đnh ca Vit Nam phù hp vi các chun mc quc tế.

Một nhóm gn 80 lut sư trong nước hôm 11/6 đã ký tên vào mt bn kiến ngh, yêu cu các đồng nghip ca mình trong Quc hi không "bm nút" thông qua lut này vì lý do đo lut có th "d b li dng đ xâm phm các quyn con người", "cn tr tiến b xã hi" và "kìm hãm phát trin kinh tế", "gây hi cho nhà nước pháp quyn" và "phá v nhiu cam kết quc tế ca Vit Nam".

Tuy nhiên, hôm 12/6 Hà Nội đã thông qua lut này vi hơn 86% đi biu tán thành.

************************

Bất chấp phản đối, Quốc hội cộng sản Việt Nam thông qua Luật An Ninh Mạng (Người Việt, 12/06/2018)

Bất chấp tất cả khuyến cáo và chống đối khắp nơi, Quốc hội cộng sản Việt Nam hôm Thứ Ba, 12 Tháng Sáu, 2018, đã thông qua Luật An Ninh Mạng với chủ đích khống chế hoàn toàn các thông tin "độc hại" cho chế độ.

mang2

Dân chống Luật An Ninh Mạng biểu tình ở Sài Gòn. (Hình : Dân Làm Báo)

Dù đã có nhiều luật, nghị định, và các văn bản dưới luật nhằm kiểm soát người dân sử dụng mạng lưới điện tử thông tin toàn cầu để trao đổi, chia sẻ, thông tin, từ chuyện cá nhân đến tin tức thời sự, Quốc hội "con dấu cao su" của chế độ đã thông qua "Luật An Ninh Mạng" với 7 chương, 43 điều, có hiệu lực thi hành từ 1 Tháng Giêng, 2019.

Luật An Ninh Mạng của chế độ Hà Nội được đặt trong cái khung "về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan".

Trong đó, công an cộng sản Việt Nam được giao cho cái quyền rất rộng để đòi xóa bỏ nội dung thông tin, dẹp bỏ trang cá nhân trên mạng xã hội qua các áp lực đối với các công ty kinh doanh kỹ thuật toàn cầu như Google, Facebook. Nghiêm trọng hơn, chế độ Hà Nội dùng luật để bỏ tù người dân với những định nghĩa tùy tiện về nói xấu chế độ và các lãnh đạo đảng viên từ trên xuống dưới.

Báo chí chính thống của chế độ khoe rằng Luật An Ninh Mạng đã được thông qua với 423 đại biểu (chiếm 86.86% tổng số đại biểu) tán thành, 15 đại biểu không tán thành (3,08%), 28 đại biểu không biểu quyết (5,75%), trên tổng số 466 "đại biểu tham gia biểu quyết".

"Đại biểu" Quốc hội cộng sản Việt Nam hầu hết đều là đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam được nhào nặn ra qua hình thức "đảng cử dân bầu", phần lớn nắm giữa các chức vụ chính yếu trong đảng và chính quyền từ trung ương tới địa phương. Vừa đánh trống vừa thổi còi nên các màn biểu quyết thông qua, đình hoãn các dự luật, nghị quyết, các "đại biểu nhân dân" chỉ đều làm theo lệnh.

Quốc hội cộng sản Việt Nam thông qua Luật An Ninh Mạng chỉ hai ngày sau khi hàng chục ngàn người dân tại Hà Nội, Sài Gòn, và một số tỉnh thị khác trên toàn quốc đã xuống đường chống "Luật Ðặc Khu Kinh Tế" buộc nhà cầm quyền đưa ra kế hoãn binh, tức dời việc thông qua vào kỳ họp tới, diễn ra trong Tháng Mười với vài sửa đổi thêm nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân.

Trong các cuộc biểu tình này, một số người cũng đã mang theo các biểu ngữ chống Luật An Ninh Mạng nhưng sự chống đối không đủ mạnh để áp lực được nhà cầm quyền vốn coi sự an nguy, tồn tại của chế độ lên hàng đầu.

Một ngày trước khi Quốc hội cộng sản Việt Nam bấm nút thông qua, gần 80 luật sư tại Việt Nam và 13 tổ chức hội đoàn về viễn thông và công nghệ thông tin tại Việt Nam đã gửi các bức thư kêu gọi Quốc hội hoãn thông qua Luật An Ninh Mạng. Nhóm luật sư vừa kể cho rằng đạo luật "dễ bị lợi dụng để xâm phạm các quyền con người", "cản trở tiến bộ xã hội" và "kìm hãm phát triển kinh tế", "gây hại cho nhà nước pháp quyền" và "phá vỡ nhiều cam kết quốc tế của Việt Nam".

mang3

Logo chống Luật An Ninh Mạng trên mạng xã hội. (Hình : Defense The Defenders)

Điều 16 của Luật An Ninh Mạng liệt kê những điều cấm đoán thông tin trên mạng "có nội dung tuyên truyền chống nhà nước" từng được quy định trong luật hình sự cộng sản Việt Nam và được giải thích tùy tiện để bỏ tù người dân. Trong điều này thấy kể ra như "tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ;

Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước ; Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm : a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân ; Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự".

Điều 26 của Luật An Ninh Mạng buộc "doanh nghiệp trong và ngoài nước" có trách nhiệm "xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số ; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng ; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công An khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng".

Đồng thời các doanh nghiệp trong và ngoài nước phải "ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công An hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông Tin và Truyền Thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của chính phủ".

Và "không cung cấp hoặc ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng cho tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của luật này khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công An hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Thông Tin và Truyền Thông".

Điều 26 cũng đòi "doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của chính phủ. Doanh nghiệp nước ngoài quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam".

Nhiều người đã tố cáo Luật An Ninh Mạng của cộng sản Việt Nam rập khuôn theo luật an ninh mạng của Trung Quốc. Luật lệ Trung Quốc siết cổ dân thế nào, cộng sản Việt Nam rập khuôn theo như thế.

Khoảng 60 triệu người tại Việt Nam sử dụng Internet qua điện thoại thông minh và hàng triệu người có tài khoản trên mạng xã hội facebook hay các trang mạng xã hội khác, chia sẻ thông tin cá nhân và trao đổi các tin tức, hình ảnh, video clip thời sự.

Nhờ những tin tức, hình ảnh, video clip trên Facebook, YouTube mà người ta trên thế giới được biết thật nhanh chóng các cuộc biểu tình và bạo động xảy ra tại Việt Nam mấy ngày qua. Trước đó là các cuộc biểu tình chống nhà máy luyện thép Formosa ở Hà Tĩnh đầu độc biển miền Trung cũng được phổ biến ngay trên Internet.

Những thứ thông tin "độc hại" "ngoài luồng" này đã bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ép các công ty Facebook, YouTube xóa bỏ nhưng không chặn hết nổi. Bây giờ, đưa thêm một luật mới về an ninh mạng với những điều khoản gắt gao hơn, bao trùm nhiều hơn, tổ chức Ân Xá Quốc Tế cáo buộc rằng người dân tại Việt Nam "không còn một nơi nào an toàn để có thể phát biểu tự do".

Năm ngoái, chế độ Hà Nội khoe rằng đã cho thành lập "Lực Lượng 47" với hơn 10 ngàn tay chân chỉ làm nhiệm vụ chống lại các thông tin "ngoài luồng" và "phản động" trên Internet. Trên các trang cá nhân của những người đòi hỏi dân chủ, người ta thấy chen vào đó có những lời bình luận tục tĩu, đe dọa.

Các chính phủ Mỹ, Canada, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đều lên tiếng khuyến cáo chế độ Hà Nội đừng thông qua Luật An Ninh Mạng, nhưng chẳng có tác dụng. Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí, tự do thông tin trên Internet toàn cầu, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới luôn luôn xếp hạng Việt Nam ở nhóm chót bảng bên cạnh những nước độc tài, đảng trị, tôn giáo cuồng tín hay quân phiệt như Uzbekistan, Cuba, Iran, Ethiopia, Syria, và Trung Quốc. (TN)

********************

Blogger : Bịt miệng dân qua Luật An Ninh Mạng (RFA, 12/06/2048)

Cấm… và cấm

Luật an ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua với tỷ lệ phiếu thuận cao, hơn 86% Đại biểu quốc hội đồng tình.

mang4

Các Đại biểu quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật an ninh mạng hôm 12/6/2018. AFP

Luật này gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng ; trách nhiệm của cơ quan chức năng.

Nhiều quy định được đưa ra trong luật bị nói là vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân. Ví dụ như điều 8 cấm hoạt động hay đào tạo người chống Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đoàn kết dân tộc,…

Luật an ninh mạng gây ra làn sóng phản đối từ phía người dân, đặc biệt những người thường xuyên nêu lên những mặt tiêu cực của xã hội. Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, ở Hà Nội, nói với RFA :

Ở một số điều trong bộ luật an ninh mạng, tôi thấy có điều phi lý nhất là tội phỉ báng lãnh tụ. Lãnh tụ ở Việt Nam là những con người mà thông qua tuyên truyền họ không còn là họ nữa, những thông tin về họ không còn là sự thật nữa. Mỗi khi có ai chỉ cần nhắc đến và nói đến những thông tin các nhà sử gia và nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra bằng chứng nhưng đi ngược lại với những điều được tuyên truyền, thì lập tức những người đó sẽ bị cho là phản động. Bây giờ có thêm luật an ninh mạng nữa thì tội này sẽ trở nên rất nặng.

Quy định cấm xúc phạm lãnh tụ mà nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng nhắc tới được đưa ra trong điều 16 của Luật an ninh mạng. Theo đó thì những thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước, kích động bạo loạn, gây rối an ninh,… không được phát tán trên mạng.

Trong đó, những thông tin tuyên truyền chống Nhà nước được quy định rõ : Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước ; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

Blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết về những nội dung trong bộ luật anh không tán thành :

Chẳng hạn như việc đặt máy chủ ở Việt Nam, hay mỗi người sử dụng mạng phải công khai danh tính. Rồi cấm này cấm khác. Tất nhiên những cấm đó nếu thi hành tốt thì cũng tốt thôi, nhưng nhân dân nói đúng có thể vẫn phải coi chừng. Trong khi đó phía nhà cầm quyền thoải mái nói, thoải mái tuyên truyền thông tin sai sự thật, bóp méo sự thật rất nhiều nhưng họ chẳng sao.

Trước khi luật an ninh mạng được thông qua, hơn 500 cá nhân và 7 tổ chức trong và ngoài nước đã gửi một bức thư tới bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam để phản đối dự thảo luật an ninh mạng. Bức thư cũng nhận được hơn 27.000 chữ ký đồng thuận trên mạng. Trong thư nêu rõ ba điều mà luật an ninh mạng có thể vi phạm. Thứ nhất là xâm phạm quyền riêng tư và quyền bí mật thư tín do nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xác thực thông tin người dùng, và cung cấp nó cho cơ quan chấp pháp khi có yêu cầu mà không thông qua tòa án. Thứ hai Cản trở quyền tự do ngôn luận khi nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xóa thông tin đăng tải trên mạng nếu thông tin bị xác định là "xấu", "độc" theo yêu cầu của cơ quan chấp pháp. Và thứ 3 là cắt dịch vụ internet nếu người dùng vi phạm.

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cho rằng Việt Nam học theo mô hình luật an ninh mạng của Trung Quốc đã được Bắc Kinh áp dụng lâu nay. Ông e ngại về hiểm họa trong tương lai từ thị trường Trung Quốc :

Các phần mềm, mạng xã hội từ bên Trung Quốc tôi nghĩ chỉ trong vòng một thời gian ngắn thôi sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam khi luật an ninh mạng ra đời. Đó là điều vô cùng nguy hiểm bởi vì bên Trung Quốc các nhà hoạt động phải đối mặt vô vàn khó khăn. Bức tường lửa cũng như các mạng xã hội của Trung Quốc bị quản lý rất nghiêm và kinh khủng. Bất cứ một bình luận trái chiều hay thông tin nào bất lợi thì ngay lập tức có hệ thống server cực mạnh phát hiện và thậm chí truy tìm ngay ra ai là người đưa thông tin đó. Nhiều nhà hoạt động đã phải vào tù vì cách

Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói rằng quốc gia nào cũng cần có luật an ninh mạng, nhưng ông quan ngại về luật an ninh mạng của Việt Nam :

Điều tôi quan tâm là khi ngăn cản người ta, nói là mất an ninh, thì họ có quyền khiếu nại và kiện ra tòa hay không. Phải mở ra một điều kiện như vậy, nếu không sẽ rất dễ tùy tiện.

Trong Bộ luật an ninh mạng mới được thông qua không hề nhắc tới việc người dân có thể khiếu nại nếu họ cho rằng bị chụp tội một cách oan sai.

Bịt miệng dân

Luật an ninh mạng được thông qua đã gây ra một làn sóng phản đối có thể nói là dữ dội từ phía dư luận. Các tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế Amnesty International đã ra thông cáo phản đối bộ luật, cho rằng nó hủy hoại quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Đây cũng là quan điểm của blogger Nguyễn Tường Thụy :

Có thể nói ngắn gọn đây là luật bịt miệng dân, tức là nó vi phạm quyền tự do tư tưởng và biểu đạt chính kiến của mình. Nói rộng hơn, nó vi phạm quyền con người mà Hiến pháp Việt Nam đã thừa nhận, và quyền dân sinh và chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký thừa nhận công ước đó.

Trên cả nước hiện đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối luật an ninh mạng, đặc biệt từ giới trẻ và công nhân. Họ truyền nhau khẩu hiệu "Không lên mạng được thì xuống đường !".

Luật an ninh mạng được thông qua chỉ một ngày sau khi hàng loạt cuộc biểu tình lớn xảy ra trên khắp cả nước để phản đối ý định cho Trung Quốc thuê đất 99 năm tại các đặc khu kinh tế, trong đó nhiều người tham gia biểu tình và chia sẻ thông tin trên Facebook đã bị bắt.

Quay lại trang chủ
Read 597 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)