"Tôi coi mạng Internet như là một dạng báo chí, báo chí là một công cụ, mà báo chí cần tự do thì Internet cũng phải cần tự do. Tức là cần phải mở ra hơn nữa để cho chính quyền, để cho nhân dân, tất cả tự do ngôn luận ở đây, để cho người ta tranh luận và qua tranh luận ấy thì sẽ thấy rõ cái gì đúng, cái gì sai. Tôi coi luật tự do Internet như luật tự do báo chí. Tự do chúng ta ứng xử với báo chí như thế nào, thì chúng ta ứng xử với Internet như vậy".
Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân ở Hà Nội, đã bình luận như vậy trong một trao đổi với BBC tiếng Việt ngày 11/6/2018.
"Tôi coi luật tự do Internet như luật tự do báo chí. Tự do chúng ta ứng xử với báo chí như thế nào, thì chúng ta ứng xử với Internet như vậy".
Theo khoản 1 Điều 2 của Luật An ninh mạng quy định : "An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân".
Như vậy về lý thuyết có thể thấy Luật An ninh mạng trực tiếp bảo vệ 05 quyền con người sau đây :
1) Quyền sống, quyền tự do cá nhân ; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ ;
2) Quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín ;
3) Quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân ;
4) Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân ;
5) Quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân.
Việc bảo vệ các quyền kể trên được thể hiện trong các điều luật của Luật An ninh mạng như sau :
Điều 8 Luật An ninh mạng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong an ninh mạng như :
1) Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ; Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; Xuyên tạc lịch sử ; thông tin sai sự thật… ;
2) Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng ; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia… ;
3) Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin,… ;
4) Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng ; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng ;
5) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân để trục lợi.
Thế nhưng trong một góc nhìn khác cho thấy có ít nhất là những băn khoăn như sau : Luật An ninh mạng này xâm phạm quyền tự do ngôn luận, khi nó buộc nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xoá thông tin đăng tải trên mạng, những thông tin mà cơ quan chấp xác định là xấu và phải xoá đi trên tài khoản người dùng, theo yêu cầu của họ, nhưng cùng một lúc lại phải đưa các thông tin đó cho công an.
Trong khi đó thì các thông tin bị cho là xấu này được liệt kê rất mơ hồ. Ở tại Việt Nam này, những tội gọi là phản động, là chống lại chính quyền đều là rất mơ hồ, để nhà cầm quyền muốn diễn giải sao cũng được cả.
Tiếp nữa, Luật An ninh mạng này xâm phạm, hay nói đúng hơn cướp đi quyền sử dụng internet của người dân. Khi mà nhà cung cấp dịch vụ mạng phải không được cung cấp hay phải ngừng cung cấp dịch vụ internet cho những cá nhân đăng tải lên mạng những thông tin mà nhà chức trách cho là thông tin xấu theo luật. Như vậy thì sao ? Chỉ cần nhà chức trách cho là một cá nhân hay một tổ chức đăng những tin xấu tin độc thì họ sẽ bị mất quyền sử dụng internet.
Cả hai băn khoăn ở trên còn được củng cố khi với những gì đang diễn ra cho thấy dường chừng nhà cầm quyền khi soạn Luật An ninh mạng là chủ yếu nhằm để ‘trảm’ những ý kiến phản biện nghịch với ý chỉ của Đảng.
Dẫn chứng, giới nghệ sĩ Việt suốt nửa năm qua đang bị ảnh hưởng nặng nề từ "cơn bão mạng". Những đấu tố lời qua tiếng lại, những lùm xùm chuyện quảng cáo sản phẩm dỏm, rồi biết bao nhiêu việc làm từ thiện của nghệ sĩ bị bươi móc.
Đến hiện tại, chưa có một kết luận từ cơ quan điều tra tuyên bố nghệ sĩ nào đó ăn chặn tiền từ thiện hay sử dụng sai mục đích, thế nhưng những cuộc "phong sát" vẫn tiếp tục diễn ra, từ soi mói chuyện riêng tư đến mạt sát nghệ sĩ bất chấp đúng sai.
Và khó hiểu hơn là Luật An ninh mạng đã ‘làm lơ’…
Chẳng đặng đừng, sáng 25/10/2021 ca sĩ Vy Oanh đã nộp đơn lên Công an Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nữ doanh nhân đã dùng hàng loạt từ ngữ vu khống, nhục mạ cô như đẻ thuê, làm gái bao, giật chồng…
Vy Oanh chia sẻ, thời điểm đó là những tháng cuối cô sắp sinh con mà mỗi ngày phải chịu đựng các cuộc tổng tấn công từ Zalo, Viber, số điện thoại cá nhân tới Facebook, fanpage… với những lời nguyền rủa ác nghiệt, nặng nề.
Họ nói tôi là sẽ chết trên bàn mổ, con mày sinh ra không có não. Quả thật, trong cuộc đời làm nghệ thuật tôi cũng có một vài lần gặp sự cố nhưng chưa lần nào như lần này, với những chửi bới dồn dập đay nghiến, nặng nề mà mình không thể tin là những lời của khán giả thật ! – Vy Oanh nói.
Một nữ nghệ sĩ gạo cội từ trước 1975 chia sẻ :
"Thời trước, cũng có những tờ báo lá cải khủng khiếp lắm. Họ dựng chuyện, thêu dệt đủ thứ. Họ lấy hình khỏa thân của một cô Tây, ghép đầu nữ nghệ sĩ nổi tiếng vào đăng bìa để giật gân, rồi chủ động gọi nghệ sĩ bảo để tui đăng bán báo vài ngày rồi tui đính chính.
Cứ nghệ sĩ nào nổi tiếng là họ dựng chuyện. Họ không viết tên thật, nhưng viết những chi tiết liên quan nên ai đọc cũng biết họ ám chỉ nghệ sĩ nào. Họ ám chỉ tôi mỗi đêm không có đàn ông thì không ngủ được, họ kể như ở gầm giường nhà tôi rồi bảo tôi dâm dục ra sao. Hồi mới vô nghề, đụng mấy chuyện này, tôi đã tính tự tử mấy lần".
Bà nói thêm : "Thời đó, mạng miếc chưa phát triển. Khán giả có nghe đồn thì cũng nói sau lưng mình thôi nên ráng gồng mình chịu trận rồi cũng sẽ qua. Không như bây giờ, người ta có thể làm clip cho cả triệu triệu người nghe nên mức độ ảnh hưởng thật sự là rất khủng khiếp !".
…Vậy đó, thật khó hiểu khi Luật An ninh mạng lại không được thực thi cho điều chỉnh những hành vi như kể trên của bà doanh nhân xứ miền Đông Nam bộ.
Trần Dzạ Dzũng
Nguồn : VNTB, 05/11/2021
Huawei : thử nhìn ngược lại Luật an ninh mạng Việt Nam
An Viên, VNTB, 26/05/2019
Chiếc bánh Trung Quốc từng bị xâu xé bởi các cường quốc vào thế kỷ XIX, nay lại tái lặp vào thế kỷ XXI qua cuộc chiến tranh thương mại. Và Việt Nam sẽ sớm cũng phải trả giá trong tương lai, nếu tiếp tục nương theo hoặc theo đuổi cách ứng xử giống như Trung Quốc đã làm trong thời gian qua, trong đó có cả thi hành Luật an ninh mạng.
Huawei tiếp tục hứng chịu những tác dụng phụ của lệnh cấm từ Mỹ, khi mới đây nhất, doanh nghiệp này tiếp tục bị gạch tên ra khỏi Android Enterprise (danh sách thiết bị bảo mật cho doanh nghiệp).
Huawei - một tập đoàn tư nhân, nhưng là sân sau của đế chế công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Sự kết hợp giữa "quân sự - dân sự" được coi là chiến lược cấp quốc gia của Tập Cận Bình nhằm hiện đại hóa quân đội theo hướng tinh gọn, tiến tới hoàn thành "cơ bản việc hiện đại hóa quân đội vào năm 2035" như tuyên bố của Tập Cận Bình tại Đại hội XIX của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Huawei bị "đánh" toàn diện trên các mặt trận, gián tiếp tác động đến chiến lược của nhà lãnh đạo họ Tập.
Trong cuộc chiến lần này, theo một báo cáo mới nhất từ Reuters, 3/4 trong tổng số 250 doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc dự định sẽ rời nước này để chuyển hướng hoạt động sang Mexico và các nước Đông Nam Á, trong số đó có không ít doanh nghiệp công nghệ.
Mặc dù, trong một tweeter trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Trung Quốc đang chết dần vì bị đánh thuế và các doanh nghiệp sẽ rời sản xuất sang Việt Nam và các quốc gia Châu Á khác. Nhưng Việt Nam vẫn là một trong số nhiều lựa chọn được đặt ra, không phải là duy nhất.
Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc chiến, tuy nhiên, nếu cơ chế của Việt Nam đủ để hấp dẫn các doanh nghiệp Mỹ.
Một trong những đối tác lắp ráp sản phẩm lớn của Apple, Pegatron sẽ dời dây chuyền sản xuất sang Indonesia, thay vì Việt Nam. Câu chuyện nhân công, hạ tầng cơ sở được cho là trở ngại lớn trong việc lựa chọn Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất - công nghệ. Tuy nhiên, nếu thuần về công nghệ, thì trở ngại lớn nhất lại đến từ… Luật an ninh mạng.
Không phải ngẫu nhiên, các doanh nghiệp công nghệ lớn bao gồm Google, Facebook và Twitter đã bày tỏ mối quan ngại lớn sau khi chính phủ Việt Nam thông qua một đạo luật hứa hẹn sẽ đưa ra những hạn chế chặt chẽ hơn đối với quyền tự do ngôn luận.
Các quy định về nội địa hóa dữ liệu, kiểm soát nội dung ảnh hưởng đến tự do ngôn luận và các yêu cầu đặt văn phòng nội địa đã được cho là cản trở tham vọng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của quốc gia nhằm đạt được tăng trưởng GDP và công việc. Nói đúng hơn, những điều khoản mà nhiều chuyên gia đã chỉ ra trong thời điểm còn là dự luật an ninh mạng được cho là sẽ đưa đến những hạn chế nghiêm trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm môi trường đầu tư nước ngoài và làm tổn thương cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển trong và ngoài Việt Nam.
Giới "tinh hoa Việt Nam" đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo, kể cả cảnh báo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, khi bày tỏ luật này sẽ gây tổn hại kinh tế vì không phù hợp với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam và kìm hãm quyền con người.
Giới "tinh hoa Việt Nam" cũng bỏ qua cả lời cảnh báo của Hiệp hội truyền thông kỹ thuật số Việt Nam (VCDA) khi tổ chức này nhấn mạnh, Luật an ninh mạng sẽ làm giảm 1,7% tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam và xóa sạch 3,1% đầu tư nước ngoài nếu nó có hiệu lực.
Giới "tinh hoa Việt Nam" nhấn mạnh : bảo vệ chế độ, và chính giới tinh hoa Việt Nam dường như sai lầm khi nghĩ rằng, Mỹ sẽ giống như thời kỳ Obama, thời kỳ mà Trung Quốc đã loại bỏ Cisco, Apple, IBM ra khỏi doanh sách mua sắm chính phủ, cấm các phần mềm của Mỹ như Symantec, Windows XP, McAfee, Micron,…
"Trà Trung Quốc ngon hơn Trà Việt Nam", và Việt Nam đã tìm cách học hỏi cách pha trà của Trung Quốc, bằng cách bắt chước ra Luật an ninh mạng trong đó tìm cách ngăn chặn tiếng nói bất đồng chính kiến trên internet và "quản lý chặt" doanh nghiệp công nghệ.
Việt Nam đang phải trả giá vì điều này. Khi những doanh nghiệp công nghệ Mỹ đã không tìm đến Việt Nam trong cuộc di tản khỏi Trung Quốc vì cuộc chiến thương mại.
Tại Ấn Độ, các doanh nghiệp công nghệ Mỹ (Facebook, Paypal, Microsoft, Google) cũng đang tìm cách rời bỏ quốc gia này khi mà một dự luật tương tự như Việt Nam và Trung Quốc có khả năng tác động tiêu cực đến dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Việt Nam, Trung Quốc, hay Ấn Độ ảo tưởng rằng, một thị trường nội địa đủ lớn sẽ đủ hấp dẫn các công ty công nghệ, buộc họ phải tuân thủ thay vì bỏ đi. Nhưng câu chuyện Huawei và sự thiết lập trật tự Mỹ trong thương mại của Tổng thống Donald Trump đã chứng minh ngược lại, bất kỳ một quốc gia gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ đều phải trả giá.
Huawei đang cho thấy điều đó, và bản thân Trung Quốc cũng cho thấy, đang trở thành nạn nhân của chính những gì mà quốc gia này (dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình) ảo tưởng có thể khống chế, đe dọa, và chèn ép doanh nghiệp Mỹ.
Chiếc bánh Trung Quốc từng bị xâu xé bởi các cường quốc vào thế kỷ XIX, nay lại tái lặp vào thế kỷ XXI qua cuộc chiến tranh thương mại. Và Việt Nam sẽ sớm cũng phải trả giá trong tương lai, nếu tiếp tục nương theo hoặc theo đuổi cách ứng xử giống như Trung Quốc đã làm trong thời gian qua, trong đó có cả thi hành Luật an ninh mạng.
An Viên
Nguồn : VNTB, 26/05/2019
*****************
Lệnh cấm từ Google : Chuyện tình Huawei- Viettel sẽ đi về đâu ?
Kiều Phong, VNTB, 26/05/2019
Viettel-tập đoàn viễn thông quân đội được biết là đối tác lớn nhất của Huawei ở Việt Nam. Huawei sập tiệm ở toàn thế giới, chỉ còn hai đất sống là ở Trung Quốc và Việt Nam, cho nên tập đoàn "búa, liềm" của người Hoa bằng mọi cách sẽ ve vãn cho được đối tác Việt đừng từ bỏ mình.
Viettel không lộ liễu nhập các thiết bị di động Huawei. Hình ảnh điện thoại Huawei bị tẩy chay khắp thế giới, Thế giới di động tê liệt với Huawei còn Viettel thì chưa. Viettel không chú trọng kinh doanh điện thoại smartphone, nhưng Viettel đã ưu ái Huawei với các đơn đặt hàng thiết bị 5G của hãng này. Một nước như Mỹ có bảo Huawei xấu thì không sao, khi mọi nước đều nghe theo nước Mỹ bảo Huawei xấu thì vấn đề đã là rất khác. Do tính liên đới giữa các sản phẩm của cùng một hãng, Viettel không thể tránh được tiếng xấu là đi chơi với kẻ xấu.
Vietnamnet vừa có bài, Mỹ sẽ trừng phạt thêm 5 công ty Trung Quốc. Trung Quốc đã cấm hàng tá công ty công nghệ Mỹ lâu nay. Trong một thời gian dài, các nhà chính trị Mỹ không lên tiếng thì Trung Quốc tưởng Mỹ không để ý, cứ tiếp tục làm tới. Trung cộng tự thể hiện bản chất dã man nhất thế giới, đòi làm đại ca của thế giới, hàng thì hàng dỏm, các thứ điều dỏm cái gì cũng nhái. Đại ca hàng giả là Trung Quốc, bất kỳ hãng liu-riu nào chơi với đại ca ấy thì cũng lây các chứng bệnh của đại ca, trong đó có Viettel của Việt Nam.
Biết nó xấu rồi mà sao vẫn chơi với nó, vẫn hợp đồng với nó ? Vì thấy cái lời trước mắt. Những người như Võ Kim Cự hay các quan cấp cao thừa biết Formosa là Trung Quốc đội lốt Đài Loan, họ cũng thừa biết Formosa cố tình xả thải để giết hại môi sinh con người và biển cả, tại sao vẫn rước vào Hà Tĩnh ? Do được cái lời trước mắt. Hoàn toàn tương tự, Viettel thừa biết Huawei là đồ gián điệp, nhưng vì lợi nhuận cao quá, nên đành nhắm mắt rước Huawei về nhà mình. Nói đúng hơn là rước nó vào nước mình, bởi nước của toàn dân chứ không phải của riêng gì nhà Viettel.
Nối gót Google, cả Qualcomm, Intel cũng nghỉ chơi với Huawei, nghỉ chơi với hầu hết các hãng Trung Quốc. Amazon cũng có App store, Microsoft, Blackberry cũng có hệ điều hành OS riêng nhưng đều rớt đài với IOS của Apple , Android của Google... Tàu vẫn rất mạnh công nghệ, nhưng đột ngột thay đổi như vậy chỉ có từ ngáp tới ngủm. Thị trường Việt Nam quá bé không đủ sức để cứu Trung Quốc, Viettel cũng không thể giúp được Huawei. Bản thân Viettel cũng không vá nổi những ổ gà do mình gây ra trên đường Bắc tiến công nghệ. Chạy đua công nghệ, tiền bạc thuộc về chỉ một tỉ lệ nhỏ trùm công nghệ, danh tiếng thuộc về chỉ một số ít quan chức, còn nghèo đói và bất công xã hội thì dành cho phần lớn những người dân không theo được cuộc đua. Sao lại lấy ngân khố để bù lỗ cho Viettel mà không lấy ngân khố để trợ giá nông sản ? Tại vì những người nông dân học ít hơn các kỹ sư Viettel nên phải ưu tiên tiền vét tiền người học ít để nuôi người học nhiều ? Bất công xã hội do chạy đua kỹ thuật càng ngày càng lớn, dù biện minh kiểu gì thì cũng lòi ra đó.
Trong cuộc đi đêm với Huawei, tập đoàn Viettel không tránh khỏi đánh mất bản sắc người lính. Để chạy đua kinh tế, chạy đua công nghệ, Viettel đã mắc tai tiếng không gì gột rửa được. Việc cơ quan công quyền Hà Nội đánh gẫy xương đùi của cụ Lê Đình Kình để dâng đất cho Viettel chỉ là một ví dụ. Công nghệ máy móc đánh gãy cây lúa, và do đó là công nghệ đã đánh gẫy nguồn sống của người nông dân. Đến đây, đã có những gia đình người miền Bắc sống khá giả phải thốt lên rằng : "Việt Nam chỉ nên làm nông nghiệp, thiếu ti-vi thì bán lúa để mua ti-vi chứ đừng học đòi sản xuất ti-vi".
Các quan lớn hô hào phát triển kinh tế, phát triển kỹ thuật, thử hỏi thực tế có ngành nào làm mũi nhọn và làm nên bản sắc của Việt Nam để không lẫn lộn với các nước ? Thưa rằng không hề. Sân chơi nào Việt Nam cũng ghi danh tham gia nhưng không làm ông lớn được ở bất cứ một sân chơi cụ thể nào. Tốt nhất, theo lời những người già, đó là trở về với truyền thống lúa nước và nông nghiệp, chăm chút cho thế mạnh duy nhất đó cho đến khi nào đủ tiền đề để nhảy sang các lĩnh vực khác.
Tin cho biết, các ký giả quốc tế, Châu Âu và Hoa Kỳ đang điều tra các vi phạm lao động của Huawei. Bằng chứng về cưỡng bức lao động của tù nhân để tạo ra sản phẩm giá rẻ như điện thoại Huawei, thiết bị Huawei đang được thu thập càng ngày càng dày. Các nước mua thiết bị Huawei rồi cũng bị điều tra, các quan chức ký giấy tờ nhập khẩu đồ Huawei sớm muộn sẽ ra ánh sáng công luận. Viettel mua hàng của Huawei mà không thúc đẩy cải tiến quyền lợi cho người lao động Tàu là tiếp tay cho Huawei bóc lột người dân Tàu.
Nếu nghỉ giao thương với Huawei, liệu Viettel có thể tự lực về công nghệ được không ? Có lẽ là không, trong bối cảnh chương trình đào tạo sinh viên ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam vẫn chú trọng lượng hơn phẩm. Viettel hay tìm người đã tốt nghiệp sẵn từ các trường công nghệ thông tin bên ngoài rồi mua vào làm trong doanh trại. Nói cách khác là Viettel chưa đào tạo từ gốc được nhân viên kỹ thuật, họ chỉ có kinh doanh phần ngọn. Về triết lý kinh doanh, Viettel chưa có triết lý kinh doanh nội khởi của mình, còn cái hiện tại của hai ông rậm râu bên Nga hay bên Đức nào đó thì không phải triết lý kinh doanh.
Kiều Phong
Nguồn : 26/05/2019
********************
Huawei đe dọa an ninh nước Anh
John Hemmings, VNTB, 26/05/2019
Huawei trong vùng nguy hiểm : Công ty viễn thông Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia của Anh
Huawei bị ràng buộc, chịu ảnh hưởng và sự chỉ đạo của Đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc theo nhiều những cách thức khác nhau.
Tin tức về việc Hoa Kỳ đưa Huawei vào Danh sách đen được đưa ra khi Hiệp hội Henry Jackson công bố báo cáo về triển vọng đưa Huawei vào công cuộc xây dựng hệ thống mạng 5G của Vương quốc Anh. Tôi là đồng tác giả báo cáo này cùng với Thành viên Nghị viện Bob Seely và Giáo sư Peter Varnish. Công việc của tôi là xem xét các khiếu nại xung quanh vị thế của Huawei trong chiến lược chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Tất cả chúng ta đều đã được thấy những tuyên bố xung quanh nó là quá gần gũi với PLA (Quân giải phóng nhân dân Trung quốc) và các cơ quan an ninh của nhà nước Trung Quốc, nhưng chúng có thực sự đúng như thế không ? Có phải những tuyên bố này chỉ là việc một nước Mỹ theo chủ nghĩa bảo hộ quá mức đang tìm cách để làm mất uy tín của một đối thủ công nghệ Trung Quốc thành công trong công cuộc cạnh tranh với Apple và Thung lũng Silicon ? Toàn bộ cuộc thảo luận này diễn ra sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Anh vào cuối tháng 4, trong thời gian Hội đồng đã quyết định rằng Huawei có thể tham gia vào một phần hạn chế trong mạng 5G của Vương quốc Anh.
Những phát hiện của chúng tôi hoàn toàn rõ ràng : Huawei bị ràng buộc, chịu ảnh hưởng và sự chỉ đạo của Đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc theo nhiều những cách thức khác nhau.
Sự chỉ đạo về kinh tế
Cũng giống như tất cả các công ty công nghệ của Trung Quốc, Huawei chịu áp lực phải tuân thủ chặt chẽ Kế hoạch 5 năm và các văn kiện chiến lược kinh tế khác như "Chế tạo tại Trung Quốc : 2025" và một văn kiện khác kế thừa của nó, đó là "Sách xanh về đổi mới và công nghệ trong các lĩnh vực chính của (văn kiện) Chế tạo tại Trung Quốc : 2025". Nhờ tuân thủ chặt chẽ các mục tiêu đổi mới do nhà nước Trung Quốc đặt ra như trí thông minh nhân tạo, điện toán lượng tử và viễn thông, Huawei đã có thể hưởng lợi từ các khoản tài trợ lớn từ các cơ quan tài trợ nghiên cứu của nhà nước Trung Quốc.
Sự hỗ trợ về kinh tế
Huawei cũng đã đi đầu trong chính sách "tiến ra biển lớn" (ý nói là chinh phục toàn cầu – người dịch) của Trung Quốc đối với các công ty quốc gia của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao. Từ năm 2010, nhịp độ tăng trưởng thị trường tuyệt vời của nó ở Châu Á đã tăng từ 3% lên đến tới 46%, và ở Châu Âu đã tăng từ 17% lên đến 30% là sản phẩm kết hợp của chiến lược thương mại kết hợp với sự hỗ trợ và tài trợ của nhà nước mà Trung Quốc sử dụng như một mũi nhọn trong chiến lược Con đường tơ lụa kỹ thuật số. Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng hạn mức tín dụng (được tài trợ) của Huawei là 77 tỷ bảng Anh.
Sự chỉ đạo về quân sự
Cũng giống như tất cả mọi công ty công nghệ khác của Trung Quốc, Huawei sẽ ngày càng chịu áp lực phải hợp tác chặt chẽ với tổ hợp công nghiệp quân sự Trung Quốc vì chính sách Hợp nhất Dân sự-Quân sự, do Tổng - Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu. Chính sách này thúc đẩy các công ty công nghệ hợp tác với với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong việc phát triển các công nghệ quân sự và các công nghệ lưỡng dụng.
Sự hỗ trợ từ giới quân sự
Vì người sáng lập Huawei, Nhậm Chính Phi từng là một kỹ sư của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không có gì ngạc nhiên khi Huawei là công cụ xây dựng mạng lưới quân sự ở Trung Quốc trong những năm 1990. Điều này đã tạo cho công ty này có mối liên kết trực tiếp với giới lãnh đạo quân đội trong việc cho phép công ty này duy trì vị thế đặc biệt trong hoạt động mua sắm, một điều vốn rất bất thường đối với một công ty tư nhân ở Trung Quốc.
Sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc
Có hai con đường để Đảng cộng sản Trung Quốc áp đặt ảnh hưởng đến ban lãnh đạo của Huawei. Con đường rõ ràng nhất là việc ông Nhậm và nhiều lãnh đạo khác của công ty tất cả đều là các thành viên của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng mặt khác, con đường thứ hai chính là vì các chi bộ đảng được thành lập trong công ty. Theo ASPI, là những tác giả đã có những đóng góp cho báo cáo của HJS, thì, tính đến năm 2007, có đến mười hai ngàn đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc với ba trăm chi bộ đảng đã được thành lập trong công ty Huawei.
Sự hỗ trợ của Đảng cộng sản Trung Quốc
Trong khi Huawei tuyên bố rằng nó là một công ty tư nhân, nó có một danh sách các cổ đông, điều mà một số người nói rằng chính điều đó khiến cho nó thuộc sở hữu của các nhân viên của công ty. Tuy nhiên, quyền sở hữu thực tế dường như được nắm giữ bởi một công ty nhỏ hơn có tên là Công ty cổ phần tập trung và đầu tư Hoa Vi (Huawei Investment and Holding). Điều này, đến lượt nó, lại thuộc sở hữu của Ủy ban Công đoàn của Công ty cổ phần tập trung và đầu tư Hoa Vi (Huawei Investment and Holding Company Trade Union Committee). Cũng giống như tất cả các loại hình công đoàn khác ở Trung Quốc, ủy ban này tuân thủ các nguyên tắc kỷ luật của Đảng cộng sản Trung Quốc, với việc các quan chức công đoàn được nhà nước bổ nhiệm vào các chức vụ của họ, được hưởng các mức lương bổng theo các ngạch bậc của chính quyền (Đảng cộng sản Trung Quốc) từ kho bạc Nhà nước Trung Quốc.
Với tất cả các điểm dữ liệu này, điều rõ ràng đối với chúng tôi là rằng quyết định của chính quyền cho phép Cty Huawei tiếp cận cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cực kỳ quan yếu của Vương quốc Anh được thực hiện trong một biên độ hẹp, trên một hệ thống đánh giá rủi ro kỹ thuật hạn hẹp, nói một cách đơn giản là đã không suy xét kỹ về những rủi ro trên một tầm mức rộng lớn hơn. Ngay cả khi gã khổng lồ công nghệ Huawei muốn độc lập khỏi Nhà nước Trung Quốc hoặc muốn bỏ qua Luật về tình báo của nhà nước Trung Quốc, một đạo luật đòi hỏi Công ty này phải hợp tác, hoặc là ngay cả khi họ không muốn hợp tác chặt chẽ với tổ hợp công nghiệp quân sự của Trung Quốc, thì cũng không thể nào tránh né được một số phận như vậy.
Do đó, câu hỏi phải được đặt ra cho Thủ tướng Theresa May một lần nữa là : Liệu chúng ta có mong muốn một thực thể mà vốn gần gũi với một đối thủ chiến lược tiềm năng (ý nói nhà nước cộng sản Trung Quốc) trong hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật số nhạy cảm của chúng ta hay không ?
Câu trả lời của chúng tôi là không. Chúng tôi không mong muốn điều đó.
John Hemmings
Mai Hưng dịch
Nguồn : VNTB, 26/05/2019
Tiến sĩ John Hemmings là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Châu Á thuộc Hiệp hội Henry Jackson và là thành viên phụ tá tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế. Ông hiện sinh sống tại London.
4 người dân bị xử phạt vì "xúc phạm lãnh đạo đảng, nhà nước" trên Facebook (RFA, 19/05/2019)
Hôm 18/5/2019, 4 người dân ở huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa bị công an huyện xử phạt vi hạm hành chính tổng số tiền 30 triệu đồng vì bị cho là có hành vi "bình luận, nói xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm ảnh hưởng uy tín đến các lãnh đạo đảng, Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân trên mạng xã hội Facebook".
4 người dân ở Thanh Hóa bị xử phạt vì đăng bài chỉ trích lãnh đạo trên Facebook - Courtesy of Zing, RFA edit
Bốn người bị xử phạt gồm : anh Lê Quang Cường (40 tuổi), ở xã Hải Yến ; chị Nguyễn Thị Loan (28 tuổi), ở xã Trúc Lâm ; anh Lê Khắc Linh (37 tuổi), ở xã Phú Lâm và anh Đặng Nguyên Tùng (25 tuổi), ở xã Nguyên Bình.
Cũng theo Công an Thanh Hóa, những người này đã sử dụng trang Facebook cá nhân của mình để "đăng tải, chia sẻ, bình luận với những lời lẽ lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước và lực lượng công an huyện Tĩnh Gia khi tham gia công tác cưỡng chế, giải phóng mặt bằng".
Không rõ những người này đã "xúc phạm" lãnh đạo nào và nói những gì khi có vụ cưỡng chế xảy ra.
Luật An ninh mạng mới của Việt Nam áp dụng từ đầu năm 2019 đến nay, dẫn đến nhiều người bị cơ quan chức năng xử phạt hay bắt giam chỉ vì các bài đăng trên Facebook.
Luật này khi mới soạn thảo và bắt đầu áp dụng đã vấp phải nhiều chỉ trích của các tổ chức quốc tế và người dân Việt Nam. Những người phản đối luật cho rằng những điều khoản của Luật mới vi phạm quyền riêng tư của người dùng Internet.
Mới đây, Ân xá Quốc tế công bố danh sách 128 tù nhân lương tâm người Việt, trong đó có 10% những người bị bỏ tù là do đăng bình luận trên các mạng xã hội như Facebook.
******************
Bộ Công thương kiến nghị xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc về việc tăng giá điện (RFA, 19/05/2019)
Hôm 19/5/2019, báo chí nhà nước dẫn văn bản của Bộ Công thương gửi Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ký, kiến nghị giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý những ai cố tình xuyên tạc về đợt "điều chỉnh giá điện" vừa qua.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Hình minh họa - Photo : RFA
Bộ Công thương hồi tháng 3 vừa qua đã quyết định điều chỉnh giá điện tăng 8,36% và áp dụng mức giá luỹ tiến. Tuy nhiên nhiều người dân trong nước đã lên tiếng phản đối vì cho rằng việc tăng giá điện vào thời kỳ nắng nóng không hợp lý và khiến giá hóa đơn tiền điện tháng 4 của họ tăng lên gấp nhiều lần chứ không phải mức hơn 8% như thông báo của bộ.
"Vì vậy, Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về chủ trường đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc điều chỉnh giá điện ; phản ánh chính xác, khách quan, không đưa thông tin trái chiều về giá điện.
Đồng thời có các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý những cá nhân cố tình xuyên tạc, đưa thông tin không đầy đủ, khách quan về đợt điều chỉnh giá điện vừa qua nhằm kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội"- văn bản của Bộ Công Thương nêu rõ.
Theo bộ này, có 3 nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện sinh hoạt trong tháng 4/2019 của người dân tăng cao là do : sản lượng điện tiêu thụ của khách hàng tăng do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao ; do tác động của việc điều chỉnh tăng giá điện 8,36% vào ngày 20/3 và kỳ ghi chỉ số công-tơ của tháng 4 cũng nhiều hơn 3 ngày so với tháng 3.
Người dùng Facebook vẫn bị dư luận viên sách nhiễu đe dọa
Thanh Trúc, RFA, 01/05/2019
Các facebookers trong nước cho rằng thủ phạm khác là đội ngũ dư luận viên đông đảo, chuyên phản bác những quan điểm bị cho là độc hại về sự bất công sai trái trong xã hội cũng như trên chính trường trong nước.
Biểu tượng của mạng xã hội Facebook - AFP
Gần đây nhất, hôm 24 tháng Tư vừa qua, là trường hợp Fecebooker Bạch Cúc với trang mạng Bạch Cúc Homestay quảng bá ngôi nhà nghỉ dưỡng cho thuê của cô bị chiếu cố và bị mất định vị trên Google. Trao đổi với đài Á Châu Tự Do, facebooker Bạch Cúc cho biết :
Mình kinh doanh nhà nghỉ Bạch Cúc Homestay cũng mấy năm rồi, và thật sự mấy năm trời mình đều có những bài viết, nói chung cũng lên tiếng mạnh mẽ trên mạng. Thời gian đầu lúc mới về đây thì họ có nhắc nhở cảnh cáo là đừng làm gì nữa, đừng lên tiếng nữa. Nhưng vì mình viết về chính trị xã hội quen rồi, cứ thấy sự việc bất công hay cái gì bức xúc thì mình thường xuyên đăng bài, cũng không có vấn đề gì cả.
Mọi chuyện bắt đầu từ lúc bài viết của facebooker Bạch Cúc về cái chết hôm 22 tháng Tư của đại tướng kiêm cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh mà đảng cộng sản Việt Nam dự định cử hành quốc tang ngày 3 tháng Năm này. Facebooker Bạch Cúc tin rằng vì bài viết và bức hình đại tướng Lê Đức Anh mà cô đính kèm bài viết đó mà cô trở thành đối tượng bị chiếu cố của AK47 là lực lượng các dư luận viên chuyên săn lùng những thông tin tiêu cực trên mạng :
Vừa đăng lên facebook nguyên trong ngày thì tấm ảnh đó được chia sẻ cho tất cả các lực lượng AK47, lực lượng dư luận viên và lực lượng chống 'phản động', Họ báo với Facebook là mình vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, Facebook báo lại cho mình, chỉ nói cho biết "bài viết này của bạn vi phạm cộng đồng", cho mình một cơ hội gởi cho họ "xin hãy xem xét". Nhưng nếu lực lượng báo cáo quá đông thì Facebook khóa luôn.
Đến ngày 28 tháng Tư thì trang tin của facebooker Bạch Cúc đã được mở lại, nhưng Bạch Cúc cho biết trang thông của nhà nghỉ Bạch Cúc vẫn tiếp tục bị báo cáo liên tục lên Facebook và Google.
Áp phích Phản đối Luật An Ninh Mạng Courtesy : Amnesty International
Chuyện như vậy cũng xảy ra với nhiều facebookers khác, nhà báo tự do Đỗ Cao Cường, thường có những bài viết chỉ trích chính quyền.
Em thường xuyên bị tấn công… Việc tấn công này xảy ra thường xuyên, đặc biệt với những người thường xuyên lên tiếng chống những bất công trong xã hội.
Tháng Mười Hai năm 2017, báo Tuổi Trẻ của Việt Nam loan tin về hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 ở thành phố Hồ Chí Minh, tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, nói rằng quân đội đã thành lập một lực lương hơn 10.000 người có tên là Lực Lượng 47. Ông nói đây là những hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, có trình độ và kỹ năng về công nghệ cao để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh và bảo vệ đất nước.
Anh Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động xã hội, cho biết đội quân an ninh mạng và dư luận viên này chừng như càng ngày càng đông và càng ngày càng hung hãn, nhất là đối với những facebookers thường lên tiếng trên mạng xã hội mà lại có hoạt động kinh doanh có iên quan nhiều đến kênh bán hàng thông qua mạng xã hội :
Cách đây khoảng một tháng tôi có tình cờ ngồi nói chuyện với một bạn là bác sĩ ở Bệnh Viện Quân Y 108, thì bạn ấy kể ngay trong đơn vị 108, từng phòng ban một, từng bộ phận một, đều có một nhóm và nhóm ấy đề nghị các bác sĩ trong quân y viện phải tham gia gọi là đấu tranh phản bác những luận điệu tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lực lượng đấy chỉ riêng Bệnh Viện 108 đã đông cả hàng ngàn người. Ngoài ra lực lượng 47, mà tiền thân nó là lực lượng thông tin ở Hải Phòng, thì nó lan tỏa khắp nước.
Chính vì vậy nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng nói tiếp anh không ngạc nhiên khi nghe tin về fabooker Bạch Cúc và mạng kinh doanh Bạch Cúc Homesay :
Họ tấn công mạnh đến mức độ làm mất luôn cả địa điểm để khách hàng định vị nhà nghỉ Homestay của bạn ấy trên Google Map. Bạch Cúc không phải trường hợp đầu tiên mà còn nhiều trường hợp khác nữa, nhưng đây là lần tấn công ồ ạt, khốc liệt và hiệu quả nhất của lực lượng này. Thực ra phản biện trên mạng xã hội thì chỉ vì bức xúc mà phải lên tiếng thôi, chứ họ còn có công ăn việc làm, phải kiếm tiền mưu sinh. Trong thời đại này Internet là công cụ hỗ trợ kinh doanh rất lớn, chính vì thế Bạch Cúc không phải là trường hợp cuối cùng mà sẽ còn nhiều người khác nữa.
Số liệu từ Tổng Cục Thống Kê hiện Việt Nam có khoảng 54 triệu người dùng facebook. Theo thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, công bố cuối tháng Mười Hai 2018, tính đến giữa tháng 12 năm 2018, Facebook đã gỡ bỏ khoảng 159 tài khoản được cho là có nội dung nói xấu chính phủ và lãnh đạo.
Cùng thời điểm này, Bộ Thông tin Truyền thông còn cho hay Facebook đã đồng ý thiết lập một kênh riêng để làm việc với Bộ.
Mặt khác, theo báo cáo minh bạch hồi năm ngoái của Google, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Google gỡ bỏ trên 6.700 nội dung từ năm 2009 đến giờ, phần lớn có ý chỉ trích chính phủ, và Google đã gỡ bỏ hơn 3.000 video như vậy.
Hồi đầu năm nay, Luật An Ninh Mạng của Việt Nam cũng đã bắt đầu đi vào hiệu lực. Đây là bộ luật đã bị quốc tế chỉ trích vì cho rằng luật sẽ góp phần bóp nghẹt quyền tự do biểu đạt của người dân.
Đã có những quan ngại rằng luật An ninh mạng mới sẽ bắt buộc các hãng nước ngoài như Facebook và Google hợp tác với chính phủ Việt Nam, liên quan đến quy định về nội địa hóa dữ liệu và trao các dữ liệu người dùng cho chính phủ.
Ông Cory Gardner, Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, từng bày tỏ quan ngại về khả năng Facebook và Google tuân thủ những qui định về nội địa hóa dữ liệu tại Việt Nam :
Sẽ rất là đáng ngại nếu Google hay bất cứ công ty nào tuân theo nỗ lực nhằm nội địa hóa dữ liệu mà có thể dung để chống lại xã hội dân sự, các nhà hoạt động dân sự, và có thể bị chính phủ sử dụng để vi phạm các quyền riêng tư của người dân. Đây là điều rất đáng lo ngại và tôi nghĩ là bất cứ ai phải chịu quy định nội địa hóa dữ liệu này phải suy nghĩ rất kỹ trước khi họ đầu tư"
Trong chuyến thăm Việt Nam hôm 10/12,/2018, Phó Chủ tịch Google, ông Ken Walker, được truyền thông trong nước trích lời cho biết Google đang xem xét các bước cần thiết để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Đại diện của Facebook trong một lần điều trần trước Quốc hội Mỹ vào năm ngoái nói rằng hãng này không bao giờ cung cấp thông tin người dùng cho chính phủ Việt Nam, đồng thời khẳng định hãng này chỉ hoạt động ở những quốc gia đảm bảo rằng duy trì các giá trị mà công ty theo đuổi.
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 01/05/2019
Các tổ chức báo chí quốc tế, trong vài năm trở lại đây, xếp hạng Việt Nam là một trong những quốc gia đứng cuối bảng về tự do báo chí và cầm tù nhiều nhà báo nhất.
Một sạp báo vỉa hè Hà Nội. Hình chụp ngày 26/6/2012. AFP
Nhân Ngày Tự do Báo chí Toàn cầu năm 2019, Đài RFA sơ lược tình hình báo chí tại Việt Nam trong những năm vừa qua.
Trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn đứng trong những thứ hạng thấp về tự do báo chí theo báo cáo của các tổ chức phi chính phủ về tự do báo chí.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam ở thứ hạng 176/180 trong Báo cáo về chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2019.
Việt Nam vào năm ngoái bị RSF xếp tụt một bậc hạng so với vị trí 175/180, qua đánh giá không có tiến bộ về tự do báo chí suốt 4 năm liền trước đó. Nguyên nhân đánh giá tụt hạng mà RSF đưa ra là truyền thông ở Việt Nam phải tuân theo mệnh lệnh của Đảng Cộng sản lãnh đạo ; song song với việc gia tăng sách nhiễu, khủng bố, bắt bớ các nhà báo công dân ở mức độ kinh hoàng trong hai năm 2017 và năm 2018, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hồi năm 2011.
Hồi năm 2014, RSF xếp Việt Nam đứng thứ 174/180 quốc gia theo đuổi chính sách kiểm duyệt báo chí và cấm đoán internet một cách gắt gao. Tại thời điểm đó, đại diện của RSF, bà Delphine Halgand lên tiếng với RFA về cảnh báo mức độ nguy hiểm mà người viết blog ở Việt Nam gặp phải đối với Chính quyền Hà Nội.
"Tháng 9 năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng mức độ kiểm duyệt lên một tầm cao hơn khi công bố Nghị Định 72 với qui định cấm sử dụng các trang blog cũng như những trang mạng xã hội dân sự để thông tin, trao đổi về những sự kiện đang xảy ra trong nước. Hành động này chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn lựa một phương cách mới nhằm trấn áp cả một thế hệ trẻ vốn có kiến thức, có sự hiểu biết mà có thể gây phương hại đến nền báo chí chính thống do nhà nước kiểm soát".
RSF và các tổ chức báo chí quốc tế như Freedom House hay Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) cho rằng không chỉ dựa theo Nghị định 72, mà Việt Nam còn dùng các điều khoản 79 "lật đổ chính quyền nhân dân", 88 "tuyên truyền chống nhà nước", 258 "lợi dụng quyền tự do dân chủ" trong Bộ luật Hình sự để can thiệp vào truyền thông mạng xã hội và bỏ tù các nhà báo cùng blogger.
Theo số liệu thống kê của RSF hiện Việt Nam giam tù ít nhất 30 nhà báo và blogger. Trong khi đó, CPJ ghi nhận Hà Nội tuyên án tù 11 nhà báo trong năm 2018, cho thấy Việt Nam nằm trong số các quốc gia kết án tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới.
Sau khi Luật An ninh mạng của Việt nam đi vào hiệu lực từ ngày 1/1/2019, các thông tin trên truyền thông trong nước cho thấy người dân thường xuyên bị triệu tập, bị bắt giữ và bị khởi tố vì đưa tin trên mạng xã hội mà Công an Việt Nam cho là các thông tin đó sai sự thật hoặc nhằm mục đích chống Đảng và Nhà nước. Trường hợp điển hình là Facebooker Huỳnh Trương Ca, vào cuối tháng 12 năm 2018 bị Tòa án ở Đồng Tháp tuyên 5 năm 6 tháng tù giam, với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo điều 117 Bộ luật Hình sự.
Một trong những người bị bắt mới nhất là bà Nguyễn Thị Huệ, ở Gia Lai. Bà Huệ bị công an bắt tạm giam hồi trung tuần tháng 2 năm 2019 với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật Hình sự. Lý do là bà Huệ đã chia sẻ trên Facebook về việc khiếu kiện nhiều lần của gia đình ở Hà Nội.
Đại diện của CPJ đặc trách khu vực Đông Nam Á, ông Shawn Crispin nhận định về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam bị tác động ra sao bởi các luật định của nước này :
"CPJ quan ngại sâu sắc rằng Việt Nam sẽ sử dụng các điều khoản quy định trong Luật An ninh mạng để sách nhiễu các nhà báo và làm suy giảm tự do báo chí. Chính phủ Việt Nam đã lạm dụng nhiều điều luật chống nhà nước mơ hồ để tống giam các nhà báo chỉ vì họ thực hiện công việc của mình. Luật An ninh mạng mới ban hành là thêm một vũ khí nữa cho Chính phủ Việt Nam sử dụng để chống lại các nhà báo độc lập".
Đánh giá của RSF về Việt Nam trong báo cáo chỉ số tự do báo chí thể giới 2019. Courtesy : Ảnh chụp màn hình rsf.org
Mặc dù Hiến pháp Việt Nam 2013 ghi rõ rằng công dân có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định tôn trọng và đảm bảo quyền tự do báo chí của người dân, tuy nhiên Freedom House ghi nhận Việt Nam liên tục bị xếp trong danh sách nhóm các quốc gia không có tự do báo chí trong nhiều năm. Thống kê của Freedom House cho thấy trong số 40 nước ở Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ được xếp trên 3 quốc gia Lào, Trung Quốc và Bắc Hàn về tự do báo chí.
Ông Shawn Crispin của CPJ nhấn mạnh rằng :
"Hiến pháp Việt Nam trên danh nghĩa bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên thực tế là các nhà báo thường xuyên bị sách nhiễu và bỏ tù theo các điều luật hà khắc khi họ đưa tin nghiêm túc về Chính phủ. Có rất nhiều blogger và nhà báo độc lập dũng cảm ở Việt Nam đã thúc đẩy tự do báo chí thông qua những bài báo trung thực của họ. Nhưng thật không may, Chính phủ thường nhắm vào những nhà báo nàyđể trả thù".
Đại diện phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, ông Benjamin Ismail hồi năm 2016 cũng từng đưa ra nhận định với Đài Á Châu Tự Do rằng :
"Thông tin độc lập cũng như thông tin tự do là những thứ không thể có trong một xã hội nằm dưới sự kiểm soát của một Đảng Cộng sản như Việt Nam".
Nhà báo độc lập Đỗ Cao Cường, một nhà báo được cộng đồng biết đến qua những phóng sự trung thực về ô nhiễm môi trường tại Việt Nam mà anh bất chấp hiểm nguy để đưa tin, cho RFA biết các nhà báo độc lập luôn đối mặt với rất nhiều rủi ro :
"Từ các nhóm lợi ích cho đến chính quyền đều bịt miệng các nhà báo độc lập bằng cách bắt bớ, đe dọa cả những người thân và gia đình của các nhà báo độc lập. Những nhà báo tự do không có cơ hội để tiếp cận và phản biện với chính quyền, cũng như không thể kiện chính quyền. Do đó, tôi nghĩ rằng tương lai rất nguy hiểm cho các nhà báo độc lập tại Việt Nam".
Trong năm 2018, báo chí chính thống của Việt Nam cũng gặp phải tình trạng bị phạt hành chính và đình bản do bị quy cho là đưa thông tin sai sự thật, không đúng tôn chỉ và mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí. Đơn cử, Bộ Thông Tin-Truyền Thông, vào ngày 16/7/2018 ra quyết định xử phạt Báo Tuổi Trẻ 220 triệu đồng và đình bản báo Tuổi Trẻ Online trong thời gian ba tháng, buộc phải xin lỗi và cải chính thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong bài viết có tựa "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật Biểu tình" đăng tải trên báo vào ngày 19/6/2018, và thông tin gây mất đoàn kết dân tộc trong phần bình luận của bài viết "Sao trong quy hoạch chưa thấy cao tốc cho miền Tây ?" hôm 26/5/2017.
Vào tháng 9 năm 2018, có thêm hai cơ quan báo chí bị phạt hành chính tổng cộng 40 triệu đồng bao gồm Báo Pháp luật - Xã hội và Tạp chí điện tử Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo. Mới đây vào tháng 2 năm 2019, Báo mạng Người Tiêu Dùng bị kỷ luật tạm ngưng hoạt động và đóng phạt 65 triệu đồng do đăng bài liên quan đến lãnh đạo trong sai phạm ở Dự án Đô thị mới Thủ Thiêm. Tạp chí Luật Khoa còn ghi nhận trong năm 2017, Bộ Truyền Thông-Thông Tin đã xử phạt 55 cơ quan báo chí với hơn một tỷ đồng.
Một số nhà báo ở Việt Nam Đài RFA tiếp xúc chia sẻ rằng không chỉ nhà báo độc lập, mà cả các nhà báo và các báo thuộc truyền thông lề phải ở Việt Nam trong thời gian tới cũng sẽ phải đối mặt với nhiều cam go hơn nữa dưới sự kiểm duyệt ngày càng gắt gao hơn của Chính phủ qua Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Quy hoạch khẳng định chủ trương báo chí là công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước.
Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, diễn ra ngày 28/12/18, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, ông Lê Mạnh Hùng cho biết tính đến cuối tháng 11 năm 2018, Việt Nam có 19 ngàn nhà báo được cấp thẻ và gần 24 ngàn hội viên Hội Nhà báo cùng 844 cơ quan báo chí in, với 184 báo in, 660 tạp chí, 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập và 67 đài phát thanh, truyền hình. Tất cả các cơ quan báo chí này đều phải chịu sự kiểm soát thông tin của Nhà nước mà cụ thể là theo đường hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương.
Blogger Nguyễn Ngọc Già nêu lên quan điểm của ông về tình hình báo chí Việt Nam :
"Tôi nghĩ đang rất là tồi tệ và sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu cái gọi là ‘quy hoạch báo chí’ khai triển. Ngay ý nghĩa ‘quy hoạch’ dùng cho báo chí đã là một khái niệm mất tự do rồi. Phải xem báo chí là sản phẩm thị trường như các quốc gia dân chủ thì mới gọi là có tự do báo chí. Cho đến nay không có kinh tế thị trường ở Việt Nam, thì nhất định không có tự do báo chí và không có các loại tự do khác, bởi kinh tế là quyết định. Nhà nước Việt Nam rất mâu thuẫn trong quản lý báo chí nói riêng và điều hành cả xã hội nói chung. Tôi ví kinh tế và chính trị như một đôi chân, Chính phủ Việt Nam muốn nhích ‘chân kinh tế’, có thể thấy qua việc Việt Nam vẫn tiếp tục xin Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường trong chuyến đi mới nhất của ông Nguyễn Văn Bình đến Mỹ hồi trung tuần tháng 4, mà trong khi ‘chân chính trị’ cứ dậm tại chỗ. Hình ảnh đó cho thấy họ không thật tâm muốn tự do báo chí".
Trong khi các tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế như RSF vận động chính phủ các nước Châu Âu và Hoa Kỳ cần thúc đẩy Việt Nam cải thiện nhân quyền, trong đó có quyền tự do thông tin và tự do báo chí thì tại Việt Nam, các nhà báo công dân và những blogger vẫn kiên trì công việc của họ với quyết tâm như nhà báo độc lập Đỗ Cao Cường từng tuyên bố "Giết tôi đi rồi hãy bắt tôi im lặng".
Hòa Ái
Nguồn : RFA, 30/04/2019
Luật An ninh mạng của Việt Nam đã có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019, thế nhưng cho tới nay, các văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn chưa được ban hành. Lý do có thể là vì luật này tiếp tục bị chỉ trích là vi phạm quyền tự do ngôn luận trên Internet và gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực Internet.
Biểu tình phản đối dự luật An ninh mạng và dự luật Đặc khu tại Việt Nam.
Các văn bản, gồm hai nghị định và quyết định của thủ tướng ban hành danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, lẽ ra phải được Bộ Công an trình chính phủ trước ngày 01/10/2018, thế nhưng tiến trình này đã gặp nhiều chậm trễ.
Ngày 22/03 vừa qua, khi làm việc với Tổ công tác của thủ tướng Việt Nam, ông Lê Quý Vương, thứ trưởng Bộ Công an, đã giải thích sự chậm trễ này là do "gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, vì đây là lĩnh vực mới, đối tượng chịu điều chỉnh của các quy định gồm nhiều bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nên việc xin ý kiến phải thực hiện nhiều lần, nhiều địa chỉ". Ông Lê Quý Vương thú nhận là "cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau" giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin và truyền thông, "nên cần có thời gian trao đổi kỹ", nhưng thứ trưởng Công an không nói cụ thể là bất đồng về những điểm gì.
Đó là những lý do chính thức. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 11/04, luật sư Hoàng Cao Sang, Văn phòng Luật sư Hoàng Việt, Sài Gòn, đưa ra phỏng đoán về sự chậm trễ này :
"Thứ nhất là sau khi ban hành Luật An ninh mạng, đã có rất nhiều phản ứng, quan điểm trái chiều về các điều luật quy định về sự thể hiện quan điểm của cá nhân, tổ chức, về các vấn đề liên quan đến an ninh, chính trị của nhà nước Việt Nam, cũng như về trách nhiệm của các công ty cung cấp dịch vụ trên không gian mạng. Tôi cho rằng luật này cũng sẽ ảnh hưởng đến đầu tư, kinh doanh, cũng như đến sự hội nhập của Việt Nam.
Cho nên, khi luật an ninh mạng ra đời, các nghị định hướng dẫn thi hành luật này vẫn chưa thể thông qua được. Chưa có ai nói lý do cụ thể về việc tại sao chưa thông qua, nhưng theo tôi phỏng đoán, với những thông tin đang có, do có quá nhiều ý kiến trái chiều về nhiều vấn đề của luật này, cho nên họ chưa thể ban hành các nghị định hướng dẫn một cách cụ thể để thực hiện Luật An ninh mạng".
Luật sư Hoàng Cao Sang nêu lên những quy định bị xem là trái với quyền tự do ngôn luận trên Internet của công dân :
"Chẳng hạn như về vấn đề nói xấu các lãnh đạo, các anh hùng, các danh nhân. Tôi cho rằng việc nói xấu các thành phần đó được định nghĩa rất mơ hồ. Như thế nào là nói xấu ? Anh có thể dùng cụm từ "nói xấu" để bắt người khác, khi người khác bày tỏ quan điểm về một nhân vật nào đấy. Chẳng như nói một ông bí thư hoặc một ông chủ tịch tỉnh có bồ nhí, rồi còn thăng cấp bồ nhí của mình một cách bất thường, thì có thể bị xem là nói xấu cán bộ, người tố cáo có thể bị bắt. Tôi cho rằng điều ấy là không ổn.
Trước khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, tôi thấy có rất nhiều người dân cho rằng luật này giống như là một bóng ma đè bẹp sự bày tỏ quan điểm của mình, đè bẹp việc chống tham nhũng, tiêu cực của người dân".
Riêng giới doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực Internet, hiện đang sốt ruột chờ xem chi tiết của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng của Việt Nam, vì luật này sẽ không chỉ buộc các công ty như Google hay Facebook phải gỡ bỏ những nội dung chỉ trích chính phủ, mà còn phải lưu trữ các dữ liệu ở Việt Nam. Hơn nữa, các công ty này sẽ buộc phải lập văn phòng đại diện ở Việt Nam, điều mà các công ty nói trên không muốn làm, vì sợ nhân viên của họ ở bị áp lực chính trị, thậm chí bị bắt giữ.
Luật sư Hoàng Cao Sang nêu lên những khó khăn của các doanh nghiệp nếu Luật An ninh mạng được áp dụng :
"Đối với các doanh nghiệp không liên quan đến vấn đề cung cấp dịch vụ mạng, họ không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Luật An ninh mạng chủ yếu là tác động trực tiếp đến những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng như Facebook, Google… ảnh hưởng đến trách nhiệm của những công ty này.
Chẳng hạn điều 44 của Luật An ninh mạng quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng là phải cảnh báo khả năng mất an ninh mạng trong việc sử dụng dịch vụ và cung cấp những hướng dẫn phòng ngừa, hoặc xây dựng phương án, giải pháp phản ứng nhanh với sự cố an ninh mạng, hoặc xử lý ngay điểm yếu, lỗ hổng, mã độc tấn công mạng. Họ rất khó áp dụng những phương án này.
Đặc biệt, điều 26 của Luật An ninh mạng có quy định các doanh nghiệp phải có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh ở Việt Nam. Tôi cho đó là một điều bất cập và không khả thi. Nhất là quy định về việc các doanh nghiệp này phải đặt hệ thống lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam lại càng bất khả thi. Trên thế giới có hơn 250 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quốc gia nào, vùng lãnh thổ nào cũng quy định như Việt Nam, thì làm sao mà các doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu như vậy ?
Thực tế là hiện nay, chẳng hạn như Facebook, họ có khoảng 11 trung tâm lưu trữ dữ liệu, trong đó có đến 6 trung tâm là nằm ở Mỹ, 2 nằm ở Singapore, Hồng Kông, một số trung tâm khác nằm ở Châu Âu, được sử dụng cho toàn bộ các quốc gia và hoạt động rất là tốt. Bây giờ yêu cầu họ đặt trung tâm dữ liệu ở từng quốc gia là điều bất khả thi".
Tờ Washhington Post ngày 16/03 trích lời tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore, người đã cố vấn cho chính phủ Việt Nam về an ninh mạng :
"Thay vì xây dựng một hệ thống luật pháp vững chắc cần thiết cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua công nghệ, chính phủ chỉ quan tâm đến các vấn đề tin giả và bất cứ những gì có thể gây phương hại cho ổn định chính trị".
Theo tờ nhật báo Mỹ, đối tượng chính của luật an ninh mạng của Việt Nam là Google và Facebook. Tờ báo trích lời nữ ca sĩ Mai Khôi và cũng là một nhà hoạt động chính trị ở Việt Nam, nhận định :
"Luật an ninh là một mưu toan của chính phủ nhằm kiểm soát không gian duy nhất mà trong đó người dân có thể tự do phát biểu".
Luật sư Hoàng Cao Sang cũng có ý kiến tương tự :
"Thực hiện Luật An ninh mạng sẽ rất là khó khăn, ví dụ như yêu cầu họ đặt trung tâm lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam là không thể được, mà nếu không đặt trung tâm dữ liệu, thì họ không được hoạt động ở Việt Nam, có nghĩa là người dân sẽ không sử dụng được các dịch vụ như Facebook, Google hoặc Yahoo. Những dịch vụ đó đang làm thay đổi toàn bộ xã hội Việt Nam : thay đổi về nhận thức, về thương mại và về quyền con người. Nếu chặn những cái đó, tôi không biết xã hội sẽ đi về đâu".
Bên cạnh những ý kiến trái chiều của các nhà hoạt động và các doanh nghiệp, quốc tế cũng tiếp tục chỉ trích Luật An ninh mạng của Việt Nam. Trong bản kết luận, công bố ngày 28/03/2019, về Báo cáo quốc gia về tình hình nhân quyền của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ ba, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã xem Luật An ninh mạng của Việt Nam là một luật xâm phạm quyền tự do ngôn luận trên mạng, vì luật này cấm việc sử dụng Internet để phổ biến những thông tin chống hoặc chỉ trích nhà nước.
Trong bản thông cáo đưa ra ngày 04/03/2019, nhân cuộc đối thoại nhân quyền Liên Hiệp Châu Âu –Việt Nam, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch, cũng nhấn mạnh rằng Luật An ninh mạng của Việt Nam "đe dọa quyền về cuộc sống riêng tư và có thể tạo điều kiện cho việc đàn áp mạnh hơn nữa các hành vi bất đồng chính kiến hoặc vận động trên mạng".
Cho dù chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, nhưng chính quyền Hà Nội đã bắt đầu mạnh tay với các tập đoàn Internet quốc tế. Chỉ vài ngày sau khi luật này có hiệu lực, mạng xã hội Facebook đã bị cáo buộc tội Vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức. Cụ thể, Facebook bị xem là "không đáp ứng tốt" việc bóc gỡ các trang có những hoạt động "kích động chống phá Nhà nước", theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Facebook còn bị cáo buộc thêm hai tội là Cho phép quảng cáo bất hợp pháp và trốn thuế.
Đáp lại những cáo buộc đó, công ty Facebook ngày 09/01/2019 cho biết họ đã hạn chế nội dung bất hợp pháp và đang thảo luận với chính phủ Việt Nam.
Thanh Phương
Nguồn : RFI, 15/04/2019
Mỹ : ‘Việt Nam có thể mua thêm nhiều vũ khí Mỹ… nhưng kèm theo nhân quyền’ (VOA, 22/03/2019)
Ông Patrick Murphy, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, hôm 22/3 cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng cường năng lực hàng hải cho Việt Nam, đồng thời thúc đẩy vấn đề nhân quyền với Hà Nội.
Ông Patrick Murphy, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương.
Ông Murphy nói với các phóng viên : "Chúng tôi sẽ tiếp tục các nỗ lực tăng cường năng lực hàng hải của Việt Nam. Điều này quan trọng đối với Việt Nam và với khu vực. Cảnh sát biển Việt Nam có thể đóng góp nhiều cho khu vực".
Trả lời một phóng viên trong nước hỏi về việc Mỹ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, ông Murphy nói : "Kể từ khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Việt Nam đã có thể tự do cân nhắc việc mua vũ khí của Mỹ... Chúng tôi thấy cơ hội hợp tác với Việt Nam trong mảng này".
Ông nói với phóng viên Việt Nam qua điện thoại : "Hiện nay Việt Nam có thể tự to đặt mua thêm nhiều đơn hàng (vũ khí) hơn từ Mỹ, nhưng còn về kế hoạch mua và nhu cầu mua vũ khí thì xin anh nên đặt câu hỏi này với chính phủ Việt Nam".
Tuy nhiên, ông nói thêm : "Chúng tôi cũng xem xét các cơ hội mua bán này khi chúng tôi tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong nhiều vấn đề tổng thể và trao đổi với nhau một cách thẳng thắn về các khác biệt giữa hai nước chúng ta, bao gồm cả vấn đề nhân quyền".
"Chúng tôi sắp có một cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam. Và chúng tôi sẽ nêu các khác biệt này trong suốt cuộc đối thoại này".
Khi được hỏi về vấn đề Biển Đông, nhà ngoại giao Hoa Kỳ nói : "Về các hoạt động tự do hàng hải, Hoa Kỳ đã thực hiện gần 30 cuộc tuần tra vào năm ngoái. Và theo chính sách này, chúng tôi sẽ tiếp tục cho tàu, máy bay đi tuần tra, ở bất cứ khu vực nào mà luật quốc tế cho phép".
*****************
Ban Tôn giáo chính phủ xác định chùa Ba Vàng vi phạm pháp luật (RFA, 22/03/2019)
Ban Tôn giáo chính phủ hôm 22/3 đã lên tiếng về những hoạt động trục vong, gọi hồn ở chùa Ba Vàng, tỉnh Quảng Ninh là vi phạm luật tín ngưỡng, tôn giáo, không phù hợp với truyền thống và phải loại bỏ khỏi các cơ sở Phật giáo.
Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh, về đêm - Courtesy of chuabavang.com
Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền những video clip rao giảng vong báo oán của bà Phạm Thị Yến, chùa Ba Vàng. Báo lao Động cũng có một phóng sự điều tra về vụ này với video clip kèm theo.
Truyền thông trong nước hôm 22/3 cho hay UBND TP Uông Bí yêu cầu công an thành phố dựa trên các video, clip để xác minh những người xuất hiện trong video, và bà Yến dự kiến sẽ bị công an triệu tập.
Báo Mới dẫn lời ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí nhận định việc rao giảng của chùa Ba Vàng là việc làm huyễn hoặc tâm linh. Đây là cơ hội để làm trong sạch lại hoạt động tại chùa Ba Vàng.
Hôm 21/3, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng tổ chức buổi nói chuyện trước hàng trăm phật tử, phát trực tiếp trên Facebook, thừa nhận việc tổ chức lễ oan gia trái chủ ở chùa là có thật. Việc các phật tử tham gia là tự nguyện và việc úng tiền khi lễ cúng oan gia trái chủ không phải do nhà chùa yêu cầu mà do phật tử tự nguyện cúng dường Tam Bảo và theo yêu cầu của vong.
Ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng việc nhà chùa thu tiền bằng cách gọi đó là "theo yêu cầu của vong" hay cúng dường Tam Bảo, tiền bỏ vào hòm công đức chứ nhà chùa không trực tiếp nhận là hành vi rất tinh vi, khó buộc tội.
*******************
Bộ Công an : Chậm hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng vì ‘phát sinh nhiều khó khăn’ (VOA, 22/03/2019)
Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, hôm 22/3 nói việc xây dựng dự thảo hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng bị chậm trễ vì "phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc", trong đó "có nhiều ý kiến khác nhau" giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Thông tin Truyền thông.
Luật An ninh mạng Việt Nam gặp nhiều chỉ trích vì bị cho là "vi phạm quyền riêng tư" của người sử dụng mạng.
Giải thích của Thứ trưởng Bộ Công an được đưa ra trong buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng vào chiều 22/3, theo tường thuật của VnExpress.
Văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng là một trong ba văn bản mà Bộ Công an được phân công chủ trì xây dựng và phải trình chính phủ trước ngày 1/10/2018. Tuy nhiên theo ông Vương, quá trình triển khai xây dựng văn bản này đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc vì đây là lĩnh vực mới liên quan đến nhiều bộ, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân… nên phải xin ý kiến nhiều lần và với "nhiều địa chỉ".
"Hướng dẫn Luật có vấn đề liên quan đến chức năng các Bộ liên quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin Truyền thông… nên trong quá trình soạn thảo gặp khó khăn về thống nhất quan điểm, dẫn đến chậm trễ", VnExpress dẫn lời Thượng tướng Vương nói.
Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12/6/2018 với gần 87% số phiếu ủng hộ và bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm nay.
Tuy nhiên, đạo Luật gây tranh cãi này đã vấp phải nhiều chỉ trích và phản đối dữ dội từ phía công chúng và các chính phủ, tổ chức quốc tế về một số điều khoản bị cho là "vi phạm quyền riêng tư" của người sử dụng mạng.
Cùng với những vấn đề về nhân quyền, Luật An ninh mạng hiện đang là một trong những trở ngại cho mối quan hệ của Việt Nam với quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.
Trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế hay các phiên điều trần tại Liên Hiệp Quốc, chính phủ Việt Nam không ít lần bị truy vấn về khả năng sẽ sử dụng Luật này để kiểm soát thông tin và đàn áp những người bất đồng chính kiến. Tuy nhiên, phía Việt Nam luôn khẳng định Luật là để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng và không kiểm soát hay làm lộ thông tin của người sử dụng.
https://youtu.be/qVgR3vk60Ig?list=PL231429C17BE39E34
Họ không sợ và thậm chí không thèm để ý đến cái gọi là "luật an ninh mạng". Họ vẫn nói, vẫn viết như đã nói và viết vào ngày 31 tháng 12 năm ngoái.
Trần Trung Đạo
"Các vị gặp vận hạn về xe biển xanh có vẻ như tên đều có vần ‘anh’.
FB Pháp Vân ghi nhận rằng "các vị gặp vận hạn về xe biển xanh có vẻ như tên đều có vần ‘anh’. Đầu tiên là Trịnh Xuân Thanh, đi cái Lexus ‘mượn’ của người tài xế, gắn biển xanh vào để tiện đi công tác. Kế đến là Nguyễn Xuân Anh, đi cái xe được doanh nghiệp biếu, và mấy hôm nay đang rộ lên về xe biển xanh đi đón phu nhân bộ trưởng Trần Tuấn Anh".
Nếu đúng vậy thì rõ ràng là Luật An Ninh Mạng, có hiệu lực từ ngày đầu năm 2019, hoàn toàn và tuyệt đối chả ảnh hưởng gì ráo trọi đến "vận hạn" của các vị lãnh đạo ấp cao ở Việt Nam cả. Bốn hôm sau, sau khi Bộ Công Thương gặp "nạn" vì đã dùng xe công vào chuyện tư, trên trang fb của Hoàng Huy Vũ xuất hiện một stt ngăn ngắn (nguyên văn) như sau :
Hai vợ chồng quan nằm với nhau.
- Quan bà tỉ tê : Tưởng có chồng làm quan thì được nhờ, ai ngờ điều cái xe đi đón vợ thôi mà thiên hạ nó chửi cho mục cả mả. Biết vậy gọi Grab cho nó lành.
- Quan ông phân bua : Anh cũng đâu ngờ. Tại lão Lú nó bảo áp dụng luật Animal là bọn dân đen đố đứa nào dám mở miệng.
- Quan bà chì chiết : Ăn cái gì mà ngu thế không biết. Làm đến chức bộ trưởng rồi mà còn tin vào cái mồm thằng Lú.
- Quan ông nổi cáu : Bà bớt cái mồm đi có được không, nhức hết cả đầu. Sáng mai bà gọi điện hỏi thăm mẹ một câu, mẹ mới nhập viện rồi đấy.
- Quan bà : Mẹ cũng buồn cười thật đấy, già rồi sinh ra lẩm cẩm. Thiên hạ nó nói gì kệ mẹ chúng nó, hơi đâu suy nghĩ lẩn thẩn làm gì cho phát bệnh. Nói bao nhiêu nhiêu lần rồi chả nghe, chỉ giỏi làm khổ con khổ cháu.
- Quan ông : Bệnh tật gì đâu. Bọn dân cư mạng mấy hôm nay chúng nó địt khiếp quá, cụ tuổi cao sức yếu dùng cả chục tuýp gel bôi trơn mà vẫn rát nên huyết áp tăng vọt. Cũng may nhập viện kịp thời nên chưa đột quỵ đấy.
Chả riêng gì Hoàng Huy Vũ, mọi người đều phớt lờ Luật An Ninh Mạng (mới toanh) của nhà nước hiện hành. Tất cả đều đồng lòng coi như nó chả có gram nào hết :
- Đình Ấm Nguyễn : Tội thằng Vũ Huy Hoàng 100 thì thằng Anh phải 80, bố con nhà Trần này cũng dạng vô học dù có bằng nọ kia.
- Trương Duy Nhất : Không thể để một bộ máy văn phòng tiền hô hậu ủng quanh năm rồng rắn đi hầu hạ vợ con những thằng Bộ trưởng chướng tai gai mắt thế.
- Vũ Quốc Ngữ : Thằng Tuấn này chỉ là thái tử đảng thôi chứ chính khách gì nó ! Nó có tranh cử và được bầu trong một cuộc bầu cử công bằng đâu !
- Pham Vanthanh : Chính xác. Một bọn vô liêm sỉ !
- Nguyễn Tường Thụy : Một lũ vô học : thằng sắp xếp đón, thằng đi đón, thằng dẹp đường, thằng chấp nhận đón và con được đón. Nhưng thằng chồng mới là đứa đáng phỉ nhổ trước hết.
- Nguyễn Dương : Từ chức hoặc ăn cứt, Trần Tuấn Anh có thể chọn 1 trong 2 hoặc cả 2 càng tốt.
Ảnh : VOA
Thiệt là họa vô đơn chí. Trong lúc Ủy Viên Trung Ương Đảng Trần Tuấn Anh bị công luận ép buộc từ chức hay ăn cứt vì hành động thiếu khôn ngoan của mình thì cả Bộ Chính Trị cũng hành sử ngu xuẩn không kém ("Tăng Vốn Đầu Tư Cho Hai Tuyến Metro Sài Gòn) khiến FB Nguyễn Anh Tuấn đùng đùng nổi giận, hỏi : "Bộ Chính Trị là cái đéo gì ?"
FB JB Nguyễn Hữu Vinh trả lời ngay :
- Bộ Chính Trị là một khối u ác tính !
Tất nhiên, đây không phải là hai nhân vật lẻ loi bầy tỏ phẫn nộ về sự lạm quyền trắng trợn của Đảng cộng sản Việt Nam. Xin ghi thêm năm/bẩy tên tuổi nữa, theo stt của FB Lê Nguyễn Hương Trà :
Luật sư Trần Vũ Hải : "Hoan hô Bộ chính trị 16 người đã làm thay việc của 490 đại biểu Quốc hội duyệt tăng vốn cho dự án Metro tại Tp.HCM. Theo tiền lệ này, sắp tới nước ta không cần cơ quan dân cử nữa nhỉ ? Cám ơn Bộ chính trị rất tài, đã tiết kiệm tiền dân !"
Anh Phạm Ngọc Hưng : "Đọc tin Bộ Chính trị phê duyệt 95K tỷ cho 2 tuyến metro SG, tôi lại nhớ đến Bá Kiến "đập bàn đòi cho được năm đồng, rồi thì lại vất trả lại năm hào vì thương anh túng quá".
- Luật sư Lê Công Định : ‘Ủng hộ Bộ Chính trị ngồi xổm lên Quốc hội, tè vào Hiến pháp thế này. Vậy mới là chuyên chính vô sản !"
- Tiên Lê : "Oái oăm ! Hiện thực bất logic. Qua bài báo này mới biết : Bộ Chính trị Việt Nam... mạnh dzữ, chơi đẹp thiệt. Tôi kỳ vọng Bộ Chính trị điều chỉnh tăng lương cho cán bộ công nhân viên thiệt đẹp và giải quyết các món nợ nần trong ngoài liên quan đến tài chánh. Nói chung, Bộ Chính trị kiêm luôn Bộ Tài Chánh, Bộ Công thương, quản lý ngân khố quốc gia... hết luôn nha".
- Lê Trung Thu : "Bộ chính trị là cái mèo gì mà thò tay vô Metro, đá lấn sân quốc hội rồi mấy cụ ơi".
- Đoàn Trọng Huy : "Thật tài tình, 500 anh em vào hội trường chỉ việc ngồi ngủ và bú nước suông".
- Vu Van Toan : "Thực tế là bộ chính trị vẫn quyết tất cả mọi thứ, chẳng qua lần này báo chí ghi rõ như vậy thôi".
Ảnh : FB Đinh Tấn Lực
Thế mới thấy là FB Đoan Trang tiên đoán hoàn toàn đúng : "Những người nào vốn sợ tà quyền thì đã sợ rồi. Suy cho cùng, chưa có luật An minh mạng thì an ninh cũng đã bắt bỏ tù hàng trăm blogger kia mà. Còn những người nào vốn đã không sợ thì càng chẳng có lý do gì để sợ những kẻ họ đã quá khinh bỉ".
Và khi mà thiên hạ không còn ai sợ hại nữa thì báo chí của nhà nước lặng lẽ gỡ bài ("Bộ chính trị đồng ý tăng vốn cho hai tuyến metro") còn Trần Tuấn Anh và gia đình ân cần "gửi thư xin lỗi tới toàn thể quý vị hành khách có mặt trên chuyến bay VN262 tối ngày 4/1/2019. Đặc biệt, tôi xin gửi lời xin lỗi đến Nhân dân, đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đồng nghiệp trong ngành Công Thương. Tôi coi đây là một bài học sâu sắc cho cá nhân, gia đình và Bộ Công Thương".
Bài học này "sâu sắc" hơn thế nhiều, ông Bộ Trưởng ạ. Không chỉ riêng chi Bộ Công Thương mà cả Bộ Chính Trị phải hiểu ra rằng cái thời cả vú lấp miệng em, lấy thịt đè người, và lấy thúng úp voi vĩnh viễn đã qua rồi. Chả có luật lệ nào có thể đi ngược lại với cuộc sống cả.
Thế luật lệ đặt ra để làm gì ? Để ghẹo cho chúng chửi !
Tưởng Năng Tiến
Nguồn : RFA, 16/01/2019 (tuongnangtien's blog)
Hà Nội bỏ qua những lời khuyến cáo của các chuyên gia, tập đoàn công nghệ,... để cho ra đời Luật về an ninh mạng, và Hà Nội sẽ phải trả giá đắt trong tương lai.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải tăng tốc mở cửa nền kinh tế để làm hài lòng sự lạc quan của nhà đầu tư. © Reuters
Vào đầu năm 2019, trong buổi đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, ông Đinh Tiến Dũng đề ra 5 nhóm giải pháp, trong đó có giải pháp thức năm nhằm thúc đẩy triển khai biện pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng cận biên lên hạng thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, những gì mà báo giới quốc tế nhìn vào chứng khoán Việt Nam là ‘cơ hội’ nhưng ‘đầy thách thức, mà trọng tâm thách thức vẫn là sự can thiệp của nhà nước vẫn tiềm ẩn rủi ro.
William Pesek, cây viết của Nikkei trong bài ngày 14.01 cho hay, Việt Nam là điểm đến ưa thích của Nhật Bản, một thị trường kinh doanh số 1 theo kết quả khảo sát tháng 12 của NNA News, với 36%.
Với 7% trong tăng trưởng GDP, một thị trường rộng lớn, Việt Nam được đánh giá như một ‘sự thay thế cho Trung Quốc’. Và nhiều người kỳ vọng, cổ phiếu Tp. Hồ Chí Minh sẽ tăng gần 20% trong năm nay.
Điều gì có thể sai ? - William Pesek đặt câu hỏi.
Đầu tiên, thuế quan của Donald Trump với 250 tỷ USD áp vào hàng hóa đại lục đang làm hỏng động cơ xuất khẩu của Bắc Kinh. Mặc dù chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình dự báo tăng trưởng 6,3% trong năm 2019, nhưng hầu như không ai tin rằng nó có thể đạt được điều đó.
Khi doanh nghiệp đến từ Nhật, Mỹ, Hàn tìm kiếm một giải pháp thay thế, thì một chính phủ Cộng sản như Việt Nam, cởi mở với các ngành công nghiệp khói, có tốc độ đô thị hóa nhanh và dân số 97 triệu người có thể trở thành địa điểm thay thế Trung Quốc. Tuy nhiên, mối đe dọa áp thuế 25% đối với nhập khẩu oto và phụ tùng oto sẽ phá chuỗi cung ứng mà Trung Quốc lẫn Hàn Quốc dựa vào, và đây cũng là 2 thị trường lớn của Hà Nội.
Thứ hai, gần đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi Bộ Tài chính đẩy nhanh cải cách, tập trung vào các chính sách thuế hiệu quả hơn, thủ tục hải quan đơn giản hơn, tăng thu ngân sách và quản trị doanh nghiệp chặt chẽ hơn. Các nhà đầu tư có thể trải qua cảm giác này, bởi 1 năm trước, những người theo dõi thị trường đã dự báo cổ phiếu Việt Nam tăng 20% trong sự kỳ vọng rằng, nội các của ông Phúc sẽ hoàn thành phần lớn những gì ông đã chỉ đạo. Tuy nhiên, tốc độ cải cách chậm hơn so với hy vọng đã giúp giải thích tại sao cổ phiếu mất 9,3% trong năm 2018.
Để xác thực sự lạc quan của các nhà đầu tư, Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phải đẩy nhanh các bước để mở cửa nền kinh tế cho các nhà đầu tư tài chính và tư nhân hóa hàng trăm doanh nghiệp nhà nước (cũng vốn trễ hơn so với dự định). Với dân số trẻ ở Việt Nam - khoảng 25% (phần lớn dưới 15 tuổi) - thị trường sẽ cổ vũ bất kỳ tiến bộ nào trong việc tăng giới hạn sở hữu nước ngoài trong các công ty niêm yết lên trên quy định sở hữu hiện nay (49%), điều mà Thủ tướng Phúc đã đề xuất. Tuy nhiên, những nỗ lực tăng cường hệ thống tài chính đã làm tụt lại tham vọng này. Trong một báo cáo ngày 4/12, Fitch xếp hạng tiến trình xây dựng thị trường tiêu dùng cho thấy, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư công nghiệp do nhà nước chỉ đạo để tăng trưởng. Nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam thiên về kích thích hơn là tăng trưởng hữu cơ, một mẫu phát triển có vẻ quen thuộc với các nhà đầu tư Trung Quốc. Do đó, Fitch cảnh báo, vốn ngân hàng ‘vẫn chịu áp lực’ nhờ tín dụng quá mức.
Cuối cùng, đổi mới tại Việt Nam đang trở nên không hoàn hảo. Khi Hà Nội cố gắng học theo Trung Quốc một cách mù quáng. Luật An ninh mạng mới của Hà Nội là một trường hợp điển hình. Daniel Bastard của tổ chức Phóng viên không biên giới, nhóm vận động hành lang tự do truyền thông, đã tuyên bố, ngày 1.1, là thời điểm bắt đầu một ‘mô hình kiểm soát thông tin toàn trị".
Ngay sau khi luật có hiệu lực, Hà Nội đã chỉ đạo một cuộc chiến chống lại mạng xã hội lớn nhất thế giới. Hà Nội cáo buộc Facebook cho phép đăng tải ‘nội dung vu khống, tình cảm chống chính phủ và bôi nhọ và phỉ báng cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nước’.
Facebook đã đáp trả lại cáo buộc này, và tất nhiên, sự tranh cãi này có thể khiến các nhà đầu tư, nhiều người ở Nhật Bản từng tin rằng Việt Nam có định mệnh trở thành một cường quốc đổi mới phải… nghi ngờ.
Làm thế nào Hà Nội nuôi dưỡng giá trị ‘Thung lũng Silicon’ tại Việt Nam khi thực thi những chính sách thắt chặt thông tin và gây cản lực cho những thành tựu phát triển internet của mình ?. Một đại gia công nghệ là Google cũng đang từ chối các yêu cầu về việc phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, vì sợ chính phủ có thể truy cập trái phép.
Tất cả đã khiến Việt Nam ‘không phải là thị trường đầu tư cho những người yếu tim’, Control Risks cho biết, đó là ‘mạng lưới bảo trợ chính trị phức tạp, tham nhũng tràn lan, cơ sở hạ tầng 'kém phát triển', mức độ minh bạch thấp và các sáng kiến chính sách thất thường.’ Và đây là những thách thức lớn để kinh doanh thành công tại Việt Nam. "
Cách nhanh nhất để cải thiện điều này là cần phải ‘đồng minh’ với các công ty internet toàn cầu. Bởi tại Trung Quốc, Tập Cận Bình đang tự mâu thuẫn khi ngày càng tăng cường kiểm duyệt, trong khi lại tìm cách thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc như một nhà lãnh đạo công nghệ. Việt Nam liệu có nên phạm sai lầm tương tự như thế ?.
Một đất nước đầy tham vọng như Việt Nam có lẽ cẩn thận để tránh làm cho đời sống kinh tế - chính trị trở nên khó khăn hơn. Bởi Hà Nội sẽ rất dễ dàng khiến các nhà đầu tư nản lòng khi họ đặt cược vào một nền kinh tế hiện đại hóa, và điều đó sẽ khiến Hà Nội phải trả giá đắt trong tương lai không xa.
Ánh Liên
Nguồn : VNTB, 16/01/2019
Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ các tổ chức nhân quyền và các nhóm vận động trực tuyến kể từ khi được Quốc hội thông qua vào mùa hè năm ngoái ; trong đó yêu cầu các công ty như Facebook và Google mở văn phòng tại Việt Nam, lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam và bàn giao thông tin cá nhân nếu chính phủ yêu cầu. Luật cũng sẽ yêu cầu các công ty truyền thông xã hội loại bỏ bất kỳ nội dung nào bị coi là xúc phạm hoặc "độc hại".
Mô hình toàn trị
Chính phủ Việt Nam nói rằng Luật An ninh mạng là cần thiết nhằm chống lại tội phạm mạng như gián điệp mạng và ngăn chặn khủng bố mạngvì họ tin "luật An ninh mạng đưa Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế khi muốn bảo vệ thông tin người dùng trong nước cũng như phù hợp với khả năng doanh nghiệp".
"Luật này nghe giống như một mô hình kiểm soát thông tin toàn trị", Daniel Bastard, người đứng đầu bộ phận châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên không biên giới, nói với CNN .
"Thực tế là bất kỳ nội dung nào được cho là trái ngược với ý thức hệ Đảng Cộng sản sẽ bị đàn áp và hầu hết các tác giả của các nội dung này sẽ bị coi là kẻ thù của nhà nước, giống như là một mô hình Stalin".
Luật này đã được mở để tham khảo ý kiến công chúng kể từ khi nó được thông qua vào năm ngoái, nhưng Bastard cho rằng luật này hiện thậm chí còn hà khắc hơn kể từ lần đầu tiên được soạn thảo.
Không còn quyền riêng tư, hợp pháp hoá cấm tự do biểu lộ
Hồi tháng Sáu năm 2018 khi quốc hội Việt Nam thông qua dự thảo Luật An ninh mạng, Giám đốc điều hành toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế Clare Algar đã tuyên bố :
"Quyết định này có nguy cơ gây nguy hại lớn cho tự do ngôn luận ở Việt Nam. Trong bầu không khí tự do phát biểu bị kìm nén chặt chẽ, không gian mạng là nơi mọi người có thể chia sẻ ý kiến mà ít lo ngại về sự kiểm duyệt của chính quyền".
"Luật cho phép chính phủ quyền hạn bao trùm để giám sát hoạt động trên mạng của người dân, luật này được thông qua có nghĩa là hiện nay ở Việt Nam không còn chỗ nào an toàn để người dân tự do nói chuyện".
Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Tổ chức Nhân quyền của Châu Á, cho biết luật này là một cái búa pháp lý để đập tan các nhà phê bình trực tuyến, với các điều khoản quá rộng có thể dễ dàng được sử dụng để xếp loại hầu hết mọi bình luận chỉ trích là phạm pháp.
Phil Robertson nói với the Guardian : "Trong khi đó các nhà hoạt động lên tiếng chỉ trích chính phủ trước đây có khả năng sẽ bị nhắm vào trước tiên, kế hoạch dài hạn của chính phủ là đưa internet vào vòng kiểm soát hà khắc như đã làm với báo giấy, đài truyền hình và đài phát thanh. Quà tặng năm mới của chính phủ đối với công dân Việt nam là nỗi sợ hãi lớn lao về những gì họ có thể nói trên mạng, và sự không chắc chắn về những vấn đề và tuyên bố sẽ khơi ngòi các vụ bắt giữ và truy tố".
Luật này chỉ có thể có tác dụng nếu các công ty công nghệ hợp tác với yêu cầu bàn giao dữ liệu cá nhân của chính phủ. Các công ty này phải không tham gia các vi phạm nhân quyền và chúng tôi kêu gọi họ sử dụng quyền lực đáng kể mà họ có để thách thức chính phủ Việt Nam về luật tụt hậu này.
Theo luật, các nhà cung cấp dịch vụ internet phải "lưu trữ dữ liệu cục bộ, 'xác minh thông tin người dùng và tiết lộ dữ liệu người dùng cho chính quyền mà không cần phải có lệnh của tòa án". Điều đó có nghĩa là chẳng ai còn có quyền riêng tư ở Việt Nam khi thông tin cá nhân của họ có thể bị lưu giữ và chia sẻ mà không có quyền phản đối hay đồng ý.
Lợi ích kinh doanh không thể luôn trên hết ?
Luật An ninh mạng của Việt Nam có lẽ là thách thức lớn nhất đối với các công ty công nghệ vốn đang phải đối mặt với các chính phủ đang ngày càng cảnh giác với sức mạnh mà các công ty Internet lớn sở hữu. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã điều tra kỹ lưỡng Facebook và Google về việc xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng và đặc biệt là các quốc gia châu Âu đã yêu cầu các công ty truyền thông xã hội giúp trấn áp "ngôn từ thù địch".
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ thậm chí đã đề nghị Facebook và Google không tuân thủ luật an ninh mạng. Google và Facebook đã không bình luận gì về những dự định của họ đối với luật an ninh mạng. Tuy nhiên theo VOA., đầu tháng này, Facebook cho biết họ "vẫn cam kết với cộng đồng tại Việt Nam và giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong và ngoài nước".
Bà Penelope Faulkner, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Paris nói : "Trước đây, chúng ta nhận thấy ở Châu Âu và Hoa Kỳ có nhiều luật hơn về an ninh mạng nhằm bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu". Còn ở Việt Nam thì lại hoàn toàn ngược lại.
"Luật An ninh Mạng này thực sự tạo thêm quyền hạn cho chính phủ và cho chính quyền Cộng sản để kiểm soát luồng thông tin qua internet.
Bà Faulkner hy vọng rằng các chính phủ châu Âu - và đặc biệt là Paris - sẽ gây áp lực lên Hà Nội để thay đổi luật này, nhưng bà không lạc quan lắm.
"Cho đến nay, chúng ta đã thất vọng về chính sách của Pháp đối với Việt Nam, nơi cần tập trung vào nhân quyền. Nhưng lợi ích kinh doanh luôn luôn đi đầu tiên.
"Tôi nghĩ rằng nước Pháp có một vai trò quan trọng trong vấn đề này, với tư cách là người đảm bảo nhân quyền và là một biểu tượng, và tôi nghĩ điều thực sự quan trọng là châu Âu có lập trường và thực sự gây ấn tượng với Việt Nam rằng họ sẽ không chỉ kinh doanh vì lợi nhuận.
Ảnh hưởng môi trường kinh doanh
Những người phản đối luật nói rằng điều đó có thể làm tổn hại đến triển vọng kinh tế của Việt Nam và cho phép chính phủ Cộng sản độc đảng tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến và tự do ngôn luận hơn nữa.
Tập đoàn công nghiệp Châu Á Internet Liên minh (AIC) nói với Reuters rằng luật này sẽ làm tổn thương tham vọng của Việt Nam đối với tăng trưởng GDP và việc làm.
"Những điều khoản này sẽ dẫn đến những hạn chế nghiêm trọng đối với nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm môi trường đầu tư nước ngoài và làm tổn thương cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và việc phát triển trong và ngoài Việt Nam [đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ]", Giám đốc điều hành AIC Jeff Paine nói. Cả thương mại và đầu tư nước ngoài đều là những thành phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Cách tiếp cận "rộng rãi "đối với các yêu cầu nội địa hóa dữ liệu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho tăng trưởng kinh tế, niềm tin của nhà đầu tư và cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước.
Bất chấp tất cả
Bất chấp mọi chỉ trích trong và ngoài nước, chính quyền độc đảng Việt Nam vẫn quyết định thực thi Luật An ninh Mạng. Trong tháng 12 báo chí Việt Nam đã nhanh mồm loan báo tin Google đang tìm hiểu để mở văn phòng tại Việt Nam nhưng sau đó bộ phận truyền thông của Google châu Á Thái Bình Dương phụ trách thị trường Việt Nam cho biết sẽ chưa mở văn phòng đại diện của Google tại Việt Nam vì họ còn phải "cân nhắc rất nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định mở văn phòng đại diện và hiện nay chưa có thông tin để công bố về việc này".
Việc loan báo Google dự tính mở văn phòng tại Việt Nam được đưa ra rầm rộ, nhưng lại không có mấy bài đưa thông tin đính chính của Google.
Một số báo cũng đã chạy tiêu đề "Từ hôm nay, Google, Facebook phải lưu dữ liệu người dùng tại Việt Nam", tức là từ ngày 1/1/2019. Trong khi theo luật chính phủ cho phép hai công ty công nghệ lớn này thời hạn 12 tháng để thực hiện yêu cầu lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam.
Những động thái này nhằm có vẻ như nhằm mục đích định hướng dư luận trong nước, với những người chỉ đọc báo lề phải, rằng đảng đã quyết và Google hay Facebook gì cũng phải làm theo. Vì vậy dân chúng từ đây phải biết giữ mồm giữ miệng kẻo bị vạ lúc nào không biết.
Phương Thảo
Nguồn : VNTB, 04/01/2019
Luật An ninh mạng Việt Nam vừa có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2019, trong bối cảnh bị chỉ trích gay gắt. Dư luận trong những ngày qua về đạo luật này như thế nào ?
Luật An ninh mạng - Ảnh minh họa - RFA
Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, bất chấp phản đối của nhiều người dân tại Việt Nam cũng như sự lên án đạo luật này của các tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận, tổ chức nhân quyền...
Ngay khi vừa có hiệu lực thi hành, báo chí nước ngoài lại một lần nữa đồng loạt lên tiếng chỉ trích đạo luật này.
NPR hôm 1/1 ghi nhận ý kiến của những người phản đối đạo luật này nói rằng, Luật An ninh mạng có thể làm tổn hại đến triển vọng kinh tế của Việt Nam và cho phép chính phủ cộng sản độc đảng này tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và đàn áp tự do ngôn luận.
Còn Tập đoàn công nghiệp Asia Internet Coalition khi trả lời Reuters cho rằng, Luật An ninh mạng sẽ làm tổn thương tham vọng của Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Cũng trả lời NPR hôm 1/1, ông Jeff Paine, giám đốc điều hành công AIC cho rằng, những điều khoản trong Luật An ninh mạng sẽ hạn chế nghiêm trọng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam, làm giảm môi trường đầu tư nước ngoài và làm tổn thương cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp nước ngoài.
Còn tờ Straitstimes thì ghi nhận ý kiến những người phản đối hôm 2/1 cho rằng, Luật An ninh mạng bắt chước sự kiểm duyệt đàn áp của Trung Quốc đối với internet. Luật này yêu cầu các công ty internet loại bỏ nội dung mà chính phủ coi là "độc hại". Những gã khổng lồ công nghệ như Facebook và Google khi mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, cũng sẽ phải bàn giao dữ liệu người dùng nếu được chính phủ yêu cầu.
Trong khi đó, ngược lại với sự chỉ trích lên án của báo chí nước ngoài, trong những ngày qua, nhiều tờ báo trong nước lên lên tiếng hù dọa về việc có thể vi phạm pháp luật khi phát biểu trên mạng kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến một số facebooker, các nhà bất đồng chính kiến về Luật An ninh mạng sau hai ngày có hiệu lực :
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng IDS tổ chức đã tự giải thể, nhận định :
"Đối với các nhà hoạt động thì họ chẳng lo ngại gì cả, bởi vì họ khinh cái Luật An ninh mạng này. Cái Luật An ninh mạng người ta dùng đề bịt miệng người dân, ngoại trừ những vấn đề chống tin tặc thì mình không nói đến làm gì. Còn những điều nó vi phạm nhân quyền, nó tìm cách để hành hạ các nhà hoạt động thì cho dù không có những cái như Luật An ninh mạng thì nó cũng đã đàn áp rồi. Tôi nghĩ họ không sợ cái gì cả, ít ra là hai hôm nay mạng xã hội vẫn như cũ, không khác gì".
Hình minh họa. Màn hình vi tính với một nội dung về Luật An ninh mạng của Việt Nam Photo : RFA
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, người dân thì chắc chắn có người lo ngại, vì hệ thống cảnh sát tư tưởng, báo chí ở Việt Nam hô hào, hù dọa. Nhưng theo ông, đối với những người sợ thì từ trước khi có Luật An ninh mạng họ cũng đã sợ rồi, nên cũng không ảnh hưởng gì. Ông chỉ lo ngại luật này sẽ là công cụ để công an họ thích hành ai thì họ sẽ vin vào cớ nầy để họ hành.
Tuy nhiên chị Cấn Thị Thêu, một dân oan từng bị bắt đi tù chỉ vì đòi hỏi công bằng cho gia đình và những người cùng cảnh ngộ thì cho rằng chị sẽ không nhụt chí trước các bộ luật mà chính quyền đưa ra. Chị nói :
"Chúng tôi cũng chẳng nhụt chí trước các bộ luật mà họ đưa ra. Chúng tôi vẫn tiếp tục bày tỏ quan điểm của chúng tôi, và chúng tôi bất tuân cái Luật An ninh mạng. Chúng tôi vẫn nói lên sự thật, chúng tôi phản ánh sự thật. Đấy là quan điểm của gia đình tôi, của những người dân oan chúng tôi".
Nhà báo Võ Văn Tạo, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 2/1/2019, cho biết, trước ngày Luật An ninh mạng có hiệu lực thì một tỷ lệ nào đó trong giới cộng đồng mạng cũng có bàn tán, lo ngại đối phó Luật An ninh mạng, một số cũng có tâm trạng lo lắng nhất định. Nhưng ông cho rằng, đối với những người trí thức có bề dầy tranh đấu, hoặc những người hoạt động xã hội mà có bề dầy tranh đấu, thì hầu như luật đó không tác dụng gì. Ông nói tiếp :
"Tôi nghĩ như thế này, nhà nước Việt Nam rất là khắt khe với các hoạt động mang tính chất tập thể, liên kết với nhau, họ rất sợ cái đó. Đặc biệt chuyện biểu tình kêu gọi, hô hào nhau là họ tìm cách họ triệt phá. Trước kia nhà nước đã chú trọng để đàn áp rồi, bây giờ có Luật An ninh mạng cũng thế thôi, cái đó không quan trọng. Mà quan trọng là chính sách của nhà nước có phù hợp lòng dân hay không ?".
Facebooker Nguyễn Peng nhận định :
"Nói về Luật An ninh mạng có hiệu lực thì những facebookers cũng có lo ngại, nhưng trong hai ngày kề từ khi có hiệu lực 1/1/2019, thì không thấy vấn đề gì xảy ra hết. Em nghĩ Luật An ninh mạng có hiệu lực thì những người facebookers, những nhà hoạt động phải chấp nhận thôi, vẫn đấu tranh, vẫn cất lên tiếng nói cho dù Luật An ninh mạng có như thế nào đi chăng nữa".
Trước thông tin nhiều chiều, không rõ ràng về đạo luật này, gây lo ngại cho nhiều dân, nhất là những người chưa có bề dầy tranh đấu. Vào những ngày trước khi Luật An ninh mạng có hiệu lực. Một nhóm hoạt động có tên SAVENET đã cho xuất bản trên mạng internet cuốn cẩm nang "Luật An ninh mạng : Những điều cần biết" mà theo người đại diện nhóm này cho biết là để người dân "không còn cảm thấy sợ hãi nữa".
Khi trả lời RFA, cô Nguyễn Vi Yên, đại diện nhóm SAVENET cho biết, những đồn đoán gần đây cho rằng "bất cứ ai lên tiếng chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội khi có Luật An ninh mạng đều dễ dàng bị bắt bớ và xét xử" là không có căn cứ. Cô cho rằng khi luật có hiệu lực thì người dân phải sẵn sàng tâm thế để biết được mình nên làm gì. Cô nói tiếp :
"Bây giờ nhiều người cứ đồn đoán rằng, luật có hiệu lực rồi thì lên tiếng trên Facebook sẽ bị bắt hoặc là Facebook sẽ rút khỏi Việt Nam. Đôi khi họ có những cái đồn đoán không rõ ràng và nó tạo nên một sự sợ hãi vô hình thì mình nghĩ đó là điều không nên.Tuy nhiên, làm sao để chống lại sự sợ hãi đó thì chỉ có tri thức mới giúp cho người dân biết được là luật đó nó như thế nào, quy định những gì, đối chiếu với luật pháp các nước ra sao, rồi bản thân mình sẽ bị tác động thế nào ?"
Cô Nguyễn Vi Yên cho rằng, khi nắm được tri thức rồi, sẽ không còn cảm thấy sợ hãi nữa và người dân sẽ biết có những giải pháp nào phù hợp cho bản thân khi lên tiếng trên mạng xã hội nhất là lên tiếng trước bất công về chính trị xã hội.
Trung Khang
Nguồn : RFA, 02/01/2019