Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

14/06/2018

Chính quyền cộng sản tiếp tục trù dập công dân, giáo dục bế tắc

Tổng hợp

Linh mục Nguyễn Duy Tân : ‘Công an trả thù tôi’ (VOA, 14/06/2018)

Linh mục Nguyn Duy Tân thuc giáo x Th Hòa, tnh Đng Nai, hôm 14/6 nói vi VOA rng công an Vit Nam đã tr thù bng cách cm ông xut cnh sau khi ông gp các nhà ngoi giao Châu Âu vào tháng trước.

vn1

Linh mục Nguyn Duy Tân, nh Facebook Tân Nguyn

"Tôi nghi ngờ rng bài phát phiu biu ca tôi trong Hi đng Liên tôn vi Liên Hiệp Châu Âu vào ngày 16/5 chùa Giác Hoa, do tôi nói s tht quá nên có khi mt lòng cng sn cho nên h tr thù tôi bng cách là cm tôi xut cnh".

Linh mục Nguyn Duy Tân b cm xut cnh ngày 11/6 khi tháp tùng 24 linh mc khác trong mt tour du lch sang Malaysia, ông b nhân viên an ninh ca khẩu sân bây Tân Sơn Nht chn li và câu lưu trong hai gi vi lý do "chưa được phép xut cnh".

"Họ nói là tôi chưa được phép xut cnh. H mi tôi vào mt văn phòng và ch hai tiếng và h cho mt cái biên bn, lý do là ‘chưa được xut cnh vì theo yêu cu ca công an Đng Nai".

VOA đã tìm cách liên lạc vi Công an xut nhp cnh sân bay và Công an tnh Đng nai nhưng chưa được phn hi.

Cho rằng chính quyn Vit Nam vi phm quyn t do đi li ca mình, linh mc Nguyn Duy Tân thông báo vic ông b cm xut cnh cho các nhà ngoi phương Tây.

"Sau sự kin tôi phát biu vi phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu ri b tr thù như vy là không hay. Hôm y viên chc đi s quán Đc có nói là ‘t nay các linh mc, các thy s không b hch sách sau cuc nói chuyn này và nếu có b hch sách thì báo cho chúng tôi.’ Tôi cũng có làm đơn tường trình cho Đi s quán Đc, Đi s quán Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Cao y Nhân quyn Liên Hiệp Quốc ti Thái Lan".

*******************

Giáo dục có thoát bế tắc khi nhập giáo trình ngoại ? (RFA, 14/06/2018)

Luật giáo dục đại học sửa đổi tới đây sẽ đề cập đến việc nhập giáo trình đào tạo từ nước ngoài về áp dụng tại mô hình đào tạo của Việt Nam.

vn2

Sinh viên Việt Nam cầm cờ đón chào Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam. Ảnh chụp ngày 12/10/2017. AFP

Tại phiên chất vấn và trả lời trước Quốc hội vào sáng 6 tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Giáo dục và đào tào Phùng Xuân Nhạ cho biết đã tham mưu cho Chính phủ thu hút đầu tư vào giáo dục chất lượng cao. Theo đó, ngoài thu hút đầu tư cơ sở vật chất, còn nhập các chương trình, giáo trình đào tạo của các nước tiên tiến để sinh viên có thể tiếp cận chương trình học theo tiêu chuẩn quốc tế ngay trong nước, mà không phải đi du học. Ông Nhạ nói rằng cụ thể việc này sẽ được bàn trong luật Giáo dục Đại học sửa đổi tới đây.

Nhận định về chủ trương này của Bộ Giáo dục, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một chuyên giao giáo dục, nguyên giáo sư đại học Liège, hiện đang sống ở Việt Nam nói với RFA :

Đây rõ ràng là sự bất lực, một sự thất bại. Hành động này chứng tỏ rằng sau 33 năm hòa bình lập lại, nền giáo dục Việt Nam đã đi đến chỗ bế tắc, và họ loay hoay thoát ra khỏi bế tắc đó bằng cách đi vòng vo.

Đây là sự thú nhận nền giáo dục Việt Nam đã đưa ra từ những chính sách trước đây khi ở miền Bắc và sau này ở miền Nam sau 1975 tới giờ, tất cả các chính sách đó đã đi đến chỗ thất bại. Bây giờ họ tìm cách cải cách, đổi mới, cải tạo nhưng tôi thấy nó chỉ mang tính trình diễn chứ không thực chất.

Trả lời câu hỏi vì sao chủ trương này chỉ mang tính hình thức, chứ không đem lại hiệu quả thực sự, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng phân tích :

Thứ nhất không phải là nội dung của giáo trình từ trung học đến đại học. Giáo trình lấy từ Phần Lan, Mỹ, hay Hàn Quốc về, đâu có cần nhập đâu, có khi trên mạng cũng có. Nhưng vấn đề là các giáo sư Việt Nam, nhất là những người bằng dởm học dởm, đọc có hiểu không mà dạy. Phải có nghiên cứu khoa học, có một quá trình dày mới có thể giải thích, giảng giải khoa học một cách sâu sắc và đủ đem lại hứng khởi cho người sinh viên. Không phải cứ lấy giáo trình về rồi đọc cho học sinh chép.

Theo Giáo sư Hưng, vấn đề thứ hai là ngay cả khi những giáo sư giỏi ở Việt Nam hiểu được giáo trình, nhưng cốt lõi là nền giáo dục Việt Nam không được xây dựng trên cơ sở nền giáo dục vì dân, vì con người, vì sinh viên. Nó thiếu tính nhân bản và triết lý giáo dục để xây dựng con người tự do, giúp con em phát triển và có óc sáng tạo.

Điều ông cho rằng phải làm ngay, mà làm không tốn một đồng xu nào đó là ngưng hết những quan điểm hơn 70 năm nay đó là coi học đường là chỗ để tuyên truyền chính trị. Ông cho rằng Việt Nam đang đặt lợi ích của một nhóm người lên cao hơn lợi ích của cả dân tộc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều năm nay liên tục đề cập đến chuyện đi nhập chương trình giáo dục của các nước phát triển như Hàn Quốc hay Phần Lan. Ý tưởng này không được các chuyên gia ủng hộ vì họ cho rằng gốc rễ vấn đề không phải nằm ở chương trình đào tạo.

Trước đây Việt Nam cũng từng áp dụng dự án cải cách giáo dục tiểu học có tên VNEN. Theo chương trình này thì các lớp học được tổ chức theo kiểu học sinh tự quản, học sinh tham gia nhiều hơn vào các hoạt động có tính chất định hướng nghề nghiệp, giảm bớt gánh nặng bài tập của học sinh. Chương trình theo kiểu như vậy lần đầu tiên được tổ chức tại vùng nông thôn Colombia ở Nam Mỹ và được cho là thành công. Tuy nhiên tại Việt Nam, các chuyên gia cho biết chương trình này đã thất bại và gặp phải sự phản đối mạnh từ phía phụ huynh và giáo viên.

Cựu Đại biểu quốc hội, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, hiện là Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia và Phát triển Nhân lực, nhận định với RFA về chủ trương nhập giáo trình nước ngoài :

Theo tôi, hiện nay tất cả các giáo trình đại học đều đã có ở Việt Nam, nhưng cuộc cách mạng công nghệ 4.0 có nhiều thay đổi, tiến bộ, nên chắc nhập thêm để tham khảo thôi, chứ nhập để thay thế thì không đúng. Nhập để đặc biệt cho đào tạo tiến sĩ. Theo tôi nghĩ chắc để đào tạo trên đại học. Chứ hiện nay trường đại học nhiều như thế làm sao nhập về được.

Thứ hai là đã Việt hóa rồi. Trường đại học Việt Nam là dạy bằng tiếng Việt, chứ không dạy bằng tiếng nước ngoài. Cho nên chỉ là tài liệu tham khảo thôi.

Vào cuối năm ngoái, Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam đã đưa ra dự thảo chi 12.000 tỷ đồng để đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ cho đến năm 2025. Dự thảo vấp phải sự phản đối từ phía dư luận và cả chuyên gia. Họ cho rằng Việt Nam hiện tại đã có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ mà chất lượng "chẳng ra sao".

Đáp lại câu hỏi rằng liệu nhập giáo trình nước ngoài có giúp giảm số lượng du học sinh của Việt Nam như những gì ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói hay không, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng phản bác :

Người ta đi du học vì không còn tin tưởng nên giáo dục Việt Nam nữa. Tất cả phụ huynh có điều kiện đều muốn gửi con đi, vì họ biết ở trường đang bị đầu độc, bị nhồi nhét. Các giáo chức thì tìm cách dạy thêm, dùng trường học thành chỗ kiếm tiền. Tôi không vơ đũa cả nắm, không nói ai cũng như thế, nhưng không khí chung nó như vậy nên phụ huynh họ ngán ngẩm.

Rồi con em đi học về thì kể chuyện ở trường bao nhiêu chuyện xảy ra, học sinh đánh nhau, văng tục chửi thề. Làm sao phụ huynh yên tâm được được ?

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 130.000 du học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài (tại gần 50 quốc gia) tăng hơn gấp đôi so với con số này vào năm 2009. Trong đó khoảng 10% đi học bằng tiền ngân sách nhà nước, học bổng của chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và du học tự túc chiếm đến 90%.

Tuy nhiên vấn đề lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt liên quan đến du học sinh đó là tình trạng chảy máu chất xám, được hiểu là đi du học nhưng không trở về nước làm việc. Một số liệu khảo sát cách đây vài năm của ngành Giáo dục cho thấy có tới 60% đến 70% số du học sinh Việt Nam ở lại nước ngoài sau khi học xong để học tiếp, hoặc tìm việc ở nước sở tại.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nêu ra một nghịch lý đó là chính giới lãnh đạo Việt Nam lại là những người không tin tưởng nền giáo dục trong nước nhất, bởi vì phần đông trong số họ gửi con ra nước ngoài học tập.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng đồng tình rằng không phải cứ nhập giáo trình về thì số lượng du học sinh sẽ giảm :

Việc tăng cường đào tạo trong nước sẽ không làm giảm đi việc đi học nước ngoài, mà giúp những người không có học bổng và gia đình không có điều kiện đi nước ngoài thì đào tạo trong nước là một phương thức giúp ích.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng để sinh viên không phải du học thì điều đầu tiên phải làm là thay đổi tinh thần và môi trường giảng dạy, học thuật để lấy lại niềm tin của cả phụ huynh và học sinh. Chứ không phải chỉ nhập giáo trình nước ngoài là giải quyết được mọi chuyện.

**********************

Đắk Lắk : Hơn 100 hộ dân mâu thuẫn quyền lợi đất đai với một doanh nghiệp nhà nước (VNTB, 15/06/2018)

Khoảng gần 100 người dân xúm lại đấu tranh để bảo vệ cho một công dân đang sắp sửa bị lực lượng công an áp giải về trụ sở làm việc, trước ngày dự kiến gia đình sẽ bị cưỡng chế đất. Vụ việc xảy ra tại hộ gia đình ông Phan Xuân Lương (cư trú tại thôn 1 xã, Ea kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đak Lak) vào sáng ngày 12/6/2018…

vn3

Người dân tập trung bảo vệ ông Phan Xuân Lương (trái) và ông Phan Xuân Lương - nhân vật bài viết (phải). Ảnh : FB Phan Xuân Lương

Việt Nam Thời Báo (VNTB) liên lạc với ông Phan Xuân Lương, tức là người được khoảng gần 100 người dân bảo vệ khi đang sắp sửa bị lực lượng công an áp giải về trụ sở làm việc để tìm hiểu thông tin thì được ông Lương chia sẻ rằng ; cách đây khoảng hơn 1 năm, hơn 100 hộ dân cùng ông Lương đấu tranh đòi hỏi quyền lợi về đất đai với một công ty nhà nước nằm trên địa bàn huyện tên là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (gọi tắt là Công ty Buôn Ja Wầm). Phía công an đã triệu tập đến 6 lần và vừa rồi có thêm giấy triệu tập nhưng ông Lương không đi nữa. ông Lương chia sẻ tiếp :

"Không rõ vì nguyên do gì nhưng theo tôi nghĩ có thể vì nguyên nhân đến ngày 15/6 tới đây họ cưỡng chế đất của tôi. Hôm nay họ đến nhà lập biên bản để áp giải tôi ra đồn công an. Người dân biết chuyện nên kéo đến đông, họ ngăn cản công an lại. Và tôi cũng nghĩ, có thể đợt này do vấn đề nhạy cảm ở mấy tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Sài Gòn vừa rồi nên họ lo ngại người dân biểu tình hoặc vấn đề gì đó".

Được biết, bản thân ông Lương là người rất nhiệt tình trong việc cùng các hộ dân đấu tranh đòi quyền lợi đất đai. Trước sự bảo vệ của người dân, phía công an sau đó không áp giải ông Lương về trụ sở mà tự động ra về. Ông Lương khẳng định với VNTB động cơ phía công an hôm 12/6/2018 đến nhà làm việc với ông chủ yếu là do mâu thuẫn lợi ích giữa gia đình ông cùng hơn 100 hộ dân ở xung quanh với công ty Buôn Ja Wầm, mâu thuẫn về vấn đề đất đai.

Báo Nhân Dân số ra thứ Tư ngày 29/11/2017 có đăng bài liên quan đến Công ty Buôn Ja Wầm theo đó vào năm 1996, công ty Buôn Ja Wầm lập dự án trồng và sản xuất, kinh doanh cà-phê trên diện tích 400 ha. Công ty này đã ký kết hợp đồng kinh tế giao khoán với 460 hộ dân trên địa bàn nhận chăm sóc, thu hoạch và đóng sản lượng cho công ty. Đến năm 2003, toàn bộ diện tích 400 ha cà-phê này được Ủy ban tỉnh Đác Lắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các số W866995, W866980, W866982.

Vườn cây cà-phê do công ty tự đầu tư vốn hoàn toàn trong bốn năm đầu tiên, trong đó một năm trồng mới và ba năm chăm sóc, sau khi nhận khoán các hộ dân chăm sóc, thu hoạch và đóng sản lượng cho công ty hàng năm là 2.832kg/năm cà-phê tươi. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay các hộ nhận khoán yêu cầu công ty giảm sản lượng cũng như yêu cầu công ty chuyển giao toàn bộ số diện tích đất giao khoán giữa công ty với người dân cho Ủy ban huyện để huyện cấp đất cho người dân vì số đất này được các hộ dân phát dọn từ năm 1995 và mua bán mà có.

Cuối năm 2016, Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm đã làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Cư M’gar 13 trường hợp các hộ nhận khoán vườn cây không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết. Kết quả, Tòa án nhân dân huyện Cư M’gar đã xét xử công ty thắng kiện buộc các hộ dân phải trả sản lượng cà-phê cho công ty. Riêng gia đình ông Phan Xuân Lương, vào ngày 2/10/2017, Tòa án nhân dân huyện Cư M’gar buộc hộ gia đình ông Lương chấm dứt hợp đồng giao khoán với Công ty Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm, trả lại cho công ty diện tích 0,6 ha, ngoài ra hộ ông Lương còn phải trả số tiền đầu tư cho công ty là 45 triệu đồng và 9.494 kg cà-phê quả tươi...

Về phía người dân, ông Lương là trong những người đại diện chia sẻ thông tin với VNTB rằng : vùng đất này có rất nhiều buôn làng mà cư dân bản địa là đồng bào dân tộc người Ê Đê, Gia rai sinh sống từ trước năm 1975 và đồng bào phía Bắc với rất nhiều tỉnh thành di cư theo diện kinh tế mới từ năm 1987. Ngoài số ít hộ dân được cấp một diện tích đất để làm nhà ở thì đại đa số thì đều tự phát hoang đất rừng hoặc dọn đất trống đồi trọc để trồng lúa, hoa màu và các loại cây công công nghiệp phù hợp với đất đai thổ nhưỡng trong vùng trong đó có cây cà phê. 

Khi cuộc sống của những hộ dân đang ổn định thì Công ty Buôn Ja Wầm dựa "dự án " trồng và sản xuất, kinh doanh cà-phê nói trên, đặc biệt lợi dụng sự hiểu biết có hạn của người dân nghèo ít học, họ đã tiến hành cho lực lượng dùng vũ lực và nhiều thủ đoạn khác để bắt ép những người dân đã và đang canh tác ổn định trên địa bàn ký vào cái gọi là hợp đồng giao khoán mà họ nói là liên doanh. Nếu người nào vì thấy vô lý và bất công không chịu ký nhận hợp đồng đó thì họ dùng lực lượng để " cưỡng chế ", phá hoa màu, đánh đập, phá nhà. Đơn cử như trường hợp của hộ dân Hồ Công Thức chỗ ở hiện nay tại thôn 9 bị phá nhà trong lúc vợ chồng đi làm rẩy, con nhỏ ở nhà. 

Ngoài ra, đến mùa thu hoạch thì cán bộ nhân viên Công ty Buôn Ja Wầm đến từng nhà để "thúc thuế", "cưỡng chế" thu hái tại vườn cây gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại cho dân. Người dân phải tự chống chịu với rất nhiều khó khăn như hạn hán, dịch bệnh. Người nào do đau xót mà chống lại thì bị đánh đập, bắt trói điển hình như trường hợp bà Nguyễn Thị Hạnh ở thôn 1 bị đánh gây thương tích đến 30% ,tố cáo ra cơ quan chức năng thì được trả lời gây thương tích trong lúc thi hành công vụ nên không khởi tố. Bản thân ông Lương cũng cho biết, công ty này đã từng dựng chuyện 2 người đồng bào không biết chữ tố cáo ông về tội lừa đảo. Sau này khi công an làm việc với ông Lương và bản thân ông Lương đã gặp 2 người đồng bào để trao đổi, làm rõ thông tin vụ tố cáo. Hai người đồng bào đã rút đơn tố cáo ông Lương kèm theo lời thừa nhận trong đơn là ông Lương không có lừa đảo gì cả... Rất nhiều trường hợp đau xót. Ông Lương chia sẻ :

"Thời điểm năm 1996-1997, do người dân thiếu hiểu biết nên đã ký vào những hợp đồng và công ty có đầu tư cho một ít vật tư, vật liệu, tiền bạc từ năm 1996 và trong thời gian 3 năm với số lượng theo tôi là ít ỏi. Từ năm 1999 đến bây giờ, người dân phải tự làm trên mảnh đất đó và phải nộp sản lượng cho công ty, một năm một hecta tính theo giá tiền khoảng chừng gần 20 triệu đồng. Người dân đề nghị cơ quan chức năng xem xét lại cái hợp đồng đó và trả quyền lợi sử dụng đất lại cho người dân".

Ông Lương cho biết ông cùng hơn 100 hộ dân đã rất nhiều lần gửi đơn lên Ủy ban tỉnh Đak Lak, Chủ tịch tỉnh Đak Lak,thông qua đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh để gửi đơn lên các cơ quan Trung ương và qua ban tiếp dân tỉnh để xin gặp trực tiếp lãnh đạo tỉnh nhưng đều vì nhiều lý do mà bị từ chối. Đơn thư thì chuyển về cho Công ty Buôn Ja Wầm giải quyết ,trong khi Công ty này đang là chủ thể có mâu thuẫn lợi ích với những người dân .

Khi tranh chấp xảy ra, Công ty Buôn Ja Wầm trưng ra" giấy chứng nhận quyền sử dụng đất " với tổng diện tích hơn 400 héc ta nằm trên ba tiểu khu là 552 ,557 ,558 được cấp ngày 31/12 /2003 . Người dân hoặc người có đất kế cận hoàn toàn không biết gì về "giấy chứng nhận quyền sử dụng đất "này có phần nằm chồng lên diện tích đất của người dân do mình khai phá. Và hậu quả : Công ty kiện dân ra tòa và qua hai cấp tòa dân đều thua.

"Người dân vùng chúng tôi từ thời năm 1996 còn chưa có điện cho nên trình độ dân trí hạn chế nên đã ký một hợp đồng với công ty rất là bất lợi, đến bây giờ người dân mới nhận ra vấn đề rất là thiệt thòi. Đất là do dân khai hoang nhưng đến khi tranh chấp đôi bên xảy ra thì phía công ty đưa ra giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất thì người dân mới biết là đất của mình đang ở và đang canh tác là thành đất của công ty cho nên người dân mới đấu tranh đòi lại quyền sử dụng đất để khỏi phải nộp sản lượng cho bên công ty".- Lời của ông Lương.

Ông Lương mong muốn chính quyền các cấp ngoài tinh thần thượng tôn Pháp luật cũng phải xét sao cho thấu tình đạt lý, cho người dân con đường sống. VNTB sẽ tiếp tục thông tin vụ việc một vài trường hợp người dân bị hành hung thô bạo có liên quan đến Công ty Buôn Ja Wầm.

Minh Hải

*************************

Bình Định : Bí thư thôn lộng hành, bán cả đất nghĩa trang (Người Việt, 13/06/2018)

Không chỉ lấy đất có chủ quyền của người dân cấp cho người khác, ông cựu bí thư thôn Ngọc Sơn Nam, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, còn thu tiền giữ chỗ chôn cất tại nghĩa trang địa phương cho người còn đang sống.

vn4

Nhiều lô đất ông Súng giao cho người dân trái pháp luật đã được xây nhà. (Hình : Người Lao Động)

Ngày 13 Tháng Sáu, xác nhận với báo Người Lao Động, ông Cao Thanh Thương, chủ tịch huyện Hoài Nhơn, cho biết vừa ký kết luận thanh tra về công tác quản lý, sử dụng đất đai của ủy ban xã Hoài Thanh Tây.

Theo đó, từ năm 2013, ông Trần Văn Súng, bí thư thôn Ngọc Sơn Nam thời điểm này "đã có hành vi xét, giao đất tại thửa đất có tục danh Bàu Đá cho người dân địa phương trái pháp luật".

Cụ thể, ông Súng đã tự ý lấy gần 4,800 mét vuông đất ở thôn, trong đó có 2 lô đất của người dân địa phương (đã được ủy ban huyện Hoài Nhơn cấp "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" – sổ đỏ), để giao cho 18 hộ dân trong thôn, rồi thu tiền "quỹ thôn", mỗi trường hợp được giao đất từ 2 đến 3,5 triệu đồng, gom về tổng số tiền 50 triệu đồng.

Sau khi giao đất, ông Súng còn thu tiền "san lấp mặt bằng" của 14/18 hộ trên với số tiền hơn 340 triệu đồng.

vn5

Nghĩa trang Cây Cầy, nơi ông Súng thu tiền "mộ hiệp táng chờ" của nhiều người còn sống. (Hình : Người Lao Động)

Điều đáng nói, ông Nguyễn Lực, trưởng thôn Ngọc Sơn Nam, là người trực tiếp thu số tiền trên, nhưng chỉ vài trường hợp ông Lực viết giấy nhận tiền, còn lại hầu hết đều không có giấy tờ hóa đơn gì về việc đã nộp tiền.

Không chỉ vậy, ông Súng còn tự ý thu tiền nhiều người dân để bán chỗ chôn cất và giữ chỗ chôn cất gọi là "mộ hiệp táng chờ" tại nghĩa trang Cây Cầy trong thôn.

Cụ thể, từ Tháng Giêng, 2016 đến Tháng Tám, 2017, ông Súng trực tiếp thu tiền của nhiều người tổng cộng 88 triệu đồng, trong đó thu "mộ hiệp táng chờ" là 60 triệu đồng của 11 người. Đây được hiểu là số tiền đóng vào, để ghi danh một phần diện tích đất, sau khi gia đình nào có thân nhân chết sẽ được chôn ở phần diện tích này.

Theo ủy ban huyện Hoài Nhơn, việc giao đất trái pháp luật để thu tiền của ông Súng : "Có tính chất tái phạm những vi phạm xảy ra vào năm 2007, đã được huyện Hoài Nhơn thời điểm này kết luận. Qua đó, ủy ban huyện Hoài Nhơn yêu cầu ông Súng trả lại tiền đã thu đối với các hộ được ông giao đất trái pháp luật và các trường hợp ‘mộ hiệp táng chờ’" (Tr.N)

Quay lại trang chủ
Read 603 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)