Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

22/08/2018

Chế độ cộng sản khắt khe với người bất đồng chính kiến

Tổng hợp

Lãnh đạo không đến dự những phiên xử bị dân kiện (RFA, 22/08/2018)

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam vào sáng 22 tháng 8 nêu vấn đề tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Tư pháp là tại sao cho đến nay không có lãnh đạo UBND nào tham gia các phiên tòa hành chính có liên quan đến chính quyền.

xu1

Phía trước Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. AFP

Cụ thể trong 3 năm 2015-2017, Tòa án nhân dân Hà Nội xét xử 189 vụ án nhưng chưa có vụ án nào Chủ tịch và phó chủ tịch uỷ ban tham gia tố tụng.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 có 260/260 vụ không tổ chức đối thoại được do chủ tịch và đại diện uỷ ban nhân dân vắng mặt tại tòa án thành phố.

Tại phiên họp, đoàn giám sát cho biết, tỷ lệ các lãnh đạo UBND và người đại diện không tham gia phiên tòa năm 2017 cao gấp 3 lần so với trước khi thực hiện luật tố tụng hành chính 2015.

Thường trực Ủy ban Tư pháp, bà Nguyễn Thị Thủy, cho hay sau khi Luật Tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực thi hành, có những địa phương, chủ tịch UBND làm văn bản ủy quyền thường xuyên cho phó chủ tịch tham gia tố tụng nhưng thực tế phó chủ tịch cũng chưa tham gia bất kỳ phiên đối thoại hoặc phiên tòa nào.

Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho rằng sở dĩ co những chuyện như trên vì có yếu tố ngại va chạm trong quá trình thực hiện việc kiểm sát, xét xử, thi hành án.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình đặt câu hỏi lãnh đạo UBND không tham gia đối thoại bất cứ một vụ nào, không tham gia phiên tòa, như vậy có tôn trọng luật của Quốc hội không ?

****************

Ninh Thuận xét xử thêm 6 người biểu tình (RFA, 22/08/2018)

Tòa án Nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận ngày 22 tháng 8 tuyên án 6 người tham gia biểu tình hôm 10 và 11 tháng 6 tại địa phương với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.

xu2

Sáu bị cáo tham gia biểu tình bị đưa ra xét xử với cáo buộc gây rối trật tự công cộng. Courtesy of News.zing.vn

Sáu người bị đưa ra xét xử gồm anh Nguyễn Văn Nghĩa 29 tuổi, chịu mức án cao nhất là 2 năm tù giam, bà Nguyễn Thị Lừng (40 tuổi) 1 năm tù, bà Nguyễn Thị Như Hòa (43 tuổi) 9 tháng tù giam, anh Nguyễn Hữu Thành (27 tuổi) 8 tháng tù giam, hai anh Nguyễn Đoàn Phước Mỹ và Trương Anh Kiệt chưa đủ 18 tuổi nên mỗi người 6 tháng tù treo.

Theo cáo trạng, vào tối ngày 10 tháng và sáng ngày 11 tháng 6, một nhóm người bị cho là quá khích đã kích động và hò hét trên Quốc lộ 1A đoạn đi qua thành phố Phan Rang- Tháp Chàm. Sau đó 6 người đã gia nhập và anh Nguyễn Văn Nghĩa được nói là đã chặn xe khách và cầm chai xăng và bật lửa dọa đốt.

Cáo trạng cũng nêu rằng 6 người còn ném đá vào trụ sở công an phường khi công an tới giải tán đám đông. Cáo trạng nêu thêm anh Nguyễn Hữu Thành đã la hét ngăn không cho cơ quan chức năng đưa một nhân viên công an đi cấp cứu.

Như vậy cho đến ngày 22 tháng 8 tỉnh Ninh Thuận đã đưa 23 người tham gia cuộc biểu tình 10 và 11 tháng 6 ra xét xử và tuyên án.

Ngày 10/6, trên cả nước diễn ra nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn nhằm phản đối luật đặc khu cho nước ngoài thuê đất 99 năm và dự luật an ninh mạng mà hiện nay đã được thông qua và chính thức được áp dụng từ sang năm. Người dân cho rằng luật đặc khu sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ của VN, trong khi luật an ninh mạng nhằm bóp nghẹt quyền tự do biểu đạt của họ.

Đây được nhận xét là cuộc biểu tình lớn nhất ở Việt Nam sau năm 1975.

****************

Giữ nguyên kỷ luật xóa tên Luật sư Phạm Công Út (RFA, 22/08/2018)

Luật sư Phạm Công Út, người từng lên tiếng tố cáo thẩm phán và chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, bị Ban Thường Vụ Liên Đoàn Luật sư giữ nguyên hình thức kỷ luật xóa tên khỏi danh sách luật sư đồng thời thu hồi thẻ luật sư do Liên Đoàn này cấp.

xu3

Luật sư Phạm Công Út - Courtesy of Facebook Luật sư Phạm Công Út

Ban Thường Vụ Liên Đoàn Luật sư Việt Nam cũng bàn giao cho Ban Chủ Nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục đề nghị Bộ Tư Pháp chính phủ Hà Nội thu hồi chứng chỉ hành nghề của luật sư Phạm Công Út.

Truyền thông trong nước loan tin ngày 22 tháng 8 như vừa nêu.

Vào tháng 3 vừa qua, luật sư Phạm Công Út bị Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh xóa tên khỏi đoàn luật sư thành phố. Lý do được đưa ra là Luật sư Phạm Công Út ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng và nhận 1 tỷ đồng, tiếp đến sẽ nhận 30% giá trị tài sản thu hồi được ; tuy nhiên Luật sư Phạm Công Út đã không thực hiện theo hợp đồng mà không hoàn lại tiền đã nhận cho người ký.

Tuy nhiên, sau đó Luật sư Phạm Công Út có đơn khiếu nại gửi đến Ban Thường Vụ Liên Đoàn Luật sư Việt Nam lập luận vụ việc chỉ là quan hệ dân sự vì vậy Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có trách nhiệm hòa giải chứ không có quyền kỷ luật bản thân ông. Biện pháp kỷ luật của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh là không đúng pháp luật, xâm phạm đến quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư Phạm Công Út.

Liên Đoàn Luật sư Việt Nam lại cho rằng quan hệ trong vụ việc thuộc quan hệ hành nghề luật sư và ông Phạm Công Út vi phạm quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp nên phải bị kỷ luật.

Luật sư Phạm Công Út là người tham gia bào chữa trong một số vụ án quan trọng tại Việt Nam. Vụ án oan Huỳnh Văn Nén là một trong những vụ được nhiều người biết đến có sự tham gia bào của luật sư Phạm Công Út.

Quay lại trang chủ
Read 546 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)