Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

24/08/2018

Việt Nam bị lên án vì vi phạm nhân quyền và bản quyền

Tổng hợp

EU : Vit Nam vi phm nghĩa v quc tế vi bn án 20 năm tù cho Lê Đình Lượng (VOA, 24/08/2018)

Liên Hiệp Châu Âu va lên tiếng phn đi vic Vit Nam kết án nhà hot đng Lê Đình Lượng 20 năm tù hi tun trước và cho rng Hà Ni đã vi phm nghĩa v quc tế ca mình khi đưa ra bn án này.

nq1

Liên Hiệp Châu Âu vừa lên tiếng về bản bán 20 năm tù giam mà chính quyền Việt Nam đưa ra đối với nhà hoạt động Lê Đình Lượng. Các đại sứ Châu Âu ở Việt Nam kêu gọi Hà Nội thả tù nhân lương tâm này ngay lập tức.

Trong mt tuyên b ra ngày 20/8, Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu (EU) Vit Nam nói vic ông Lượng b kết án 20 năm tù giam và 5 năm qun chế sau khi th án - da trên các điu khon ca B lut Hình s - "tiếp tc xu hướng tiêu cc trong vic đàn áp các nhà hot đng ôn hòa ti Vit Nam".

Phái đoàn EU ti Vit Nam đưa ra tuyên b này sau khi đt được s đng thun ca các Đi s ca các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu ti Vit Nam.

Các đi s EU cho rng ông Lê Đình Lượng hu thun mt cách ôn hòa n lc thúc đy và bo v nhân quyn như đã được bo đm trong Hiến pháp Vit Nam, trong Tuyên ngôn Nhân quyn Quc tế và các công ước quc tế khác mà Vit Nam đã ký kết, trong đó có Công ước Quc tế v các Quyn Dân s và Chính tr.

Bn tuyên b đăng trên trang web ca phái đoàn EU ti Vit Nam viết : "Xét bn án này là mt s vi phm trc tiếp đi vi các nghĩa v quc tế ca Vit Nam, Liên Hiệp Châu Âu mong mun các cơ quan thm quyn Vit Nam hãy tr t do ngay lp tc cho ông Lê Đình Lượng cũng như cho tt c các blogger và nhà hot đng nhân quyn khác đang b pht tù vì đã biu đt quan đim ca mình mt cách ôn hòa".

Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu nói h "ly làm tiếc v quyết đnh ca các cơ quan thm quyn Vit Nam không cho phép các đi din ca Phái đoàn EU và đi s quán các nước thành viên EU ti chng kiến phiên xét x, bi vì làm như vy s khiến dư lun đt ra nhng nghi vn v tính minh bch ca quá trình xét x".

nq2

Tuyên bố của Phái đoàn EU ở Việt Nam kêu gọi chính quyền Hà Nội thả ngay lập tức nhà hoạt động Lê Đình Lượng và các tù nhân lương tâm khác đang bị giam giữ. (EU Delegation to Vietnam)

Ngay sau phiên tòa x nhà hot đng vì môi trường din ra ti Ngh An hôm 16/8, Lut sư Đng Đình Mnh nói vi VOA rng Vin kim sát đã đưa ra các chng c mơ h đ buc ti ông Lượng. Lut sư Mnh cho rng bn án là rt nng so vi các v án cùng ti danh gn đây.

Truyn thông trong nước miêu t ông Lượng là mt i tượng phn đng đc bit nguy him" thuc "t chc khng b Vit Tân" có tr s ti Hoa K, các bn tin này t cáo ông Lượng là "đã lôi kéo, d d" người khác tham gia vào t chc này, "nhm mc đích chng li chính quyn nhân dân, xóa b chính th Nhà nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam".

V ông Lượng, bà Nguyn Th Quý, nói vi VOA rng chng bà tng biu tình và ký tên vào thnh nguyn thư đòi ngng khai thác Bôxit Tây Nguyên, ông cũng tham gia cùng người dân phn đi Trung Quc xâm chiếm lãnh hi ca Vit Nam.

Chính ph M tun trước đã lên tiếng kêu gi chính ph Vit Nam hãy th nhà bt đng chính kiến này ngay lp tc. M cũng bày t lo ngi v xu hướng gia tăng các v bt b và các bn án khc nghit đi vi nhng hot đng tranh đu ôn hòa Vit Nam.

Liên Hiệp Châu Âu nói s tiếp tc theo sát và hp tác vi các cơ quan thm quyn và tt c các bên hu quan nhm ci thin tình hình nhân quyn ti Vit Nam.

**************************

Việt Nam quen vi phạm bản quyền (RFA, 24/08/2018)

Tôn trọng bản quyền hay tác quyền cho đến nay dường như chưa trở nên hành xử bình thường tại Việt Nam. Gần đây lại có chuyện chiếu công khai các trận thi đấu giải bóng đá nam ASIAD 18 khi chưa mua bản quyền truyền hình ; thế rồi một phim truyền hình của Trung Quốc bị phát lậu tại khắp các trang mạng tại Việt Nam.

nq3

Người hâm mộ Việt Nam đang cổ vũ đội tuyển bóng đã nam trong trận chung kết với Uzbekistan.(Ảnh minh họa) - AFP

Vi phạm bản quyền công khai

Một số người hâm mộ bóng đá Việt Nam được xem các trận đấu ASIAD 18 qua kênh ‘Xôi Lạc TV’ khi mà Việt Nam chưa có bản quyền chính thức. Một số trang mạng lớn trong nước cũng có thông báo sẽ phát trực tiếp toàn bộ các trận đấu bóng đá của đội tuyển Việt Nam và những môn thi đấu khác bất chấp vấn đề bản quyền.

Anh Phan Lâm hiện đang làm việc tại một công ty về truyền thông tại Sài Gòn cho chúng tôi biết do vạn bất đắc dĩ phải tìm đến với những kênh phát lậu như thế.

"Vấn đề tại ASIAN Cup là mình không còn đường kiếm nó để coi nên mình bắt buộc phải tìm đường để coi vì lòng hâm mộ của người dân Vn với đội tuyển bóng đá rất là cao nên giờ đài không có thì tìm đường lậu mà coi thôi".

Anh còn thừa nhận thực tế một số quán nước tại các khu vực đông người qua lại còn mang cả máy chiếu lớn chương trình phát lậu để mọi người cùng xem.

Sự việc phát lộ lên khi môt trang chiếu phim khá nổi tiếng tại Việt Nam bắt buộc người xem phải trả lời bốn câu hỏi xác nhận để được vào xem, trong đó có câu "Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc nước nào ?" nhưng đáp áp không có Trung Quốc.Không chỉ riêng bản quyền truyền hình ASIAD 18, một vụ việc không chỉ giới hạn trong nước mà còn lan sang nước ngoài. Đó là cư dân mạng Trung Quốc một phen tá hỏa khi bộ phim truyền hình đang được ưa chuộng là "Diên Hy Công Lực" chỉ mới phát đến tập 50 và phải trả phí mới được xem ; thế nhưng tại Việt Nam không cần trả một đồng nào khán giả vẫn được xem trước gần cả chục tập.

Cư dân mạng Trung Quốc đã đưa thông tin lên truyền thông thể hiện sự bức xúc về điều này. Anh Phan Lâm cho chúng tôi biết thêm :

"Về vấn đề phim thì không biết tụi nó kiếm đâu ra được 10 tập để chiếu trước Trung Quốc nên bị kiện là phải rồi, còn dữ hơn là không những chiếu lậu mà còn phụ đề tiếng việt nữa. Anh nghĩ là do đồng tiền thôi, nó đẩy lên trước người ta thì trang nó hot hơn, về vụ phim anh nghĩ là do tiền thôi".

nq4

Một trang mạng tại Việt Nam yêu cầu phải trả lời các câu hỏi mới được vào xem phim. Reuters

Chúng tôi có liên lạc với một bạn trưởng nhóm chuyên làm phụ đề tại Sài Gòn để hỏi thêm thông tin về vụ việc và được bạn chia sẻ qua email rằng :

"Một khi có một bộ phim truyền hình nào lên sóng thì nhóm phụ đề sẽ chia ra làm ba phần, dịch thuật, canh chỉnh thời gian cho phụ đề và liên hệ với các trang web để đăng tải phim. Phần phụ đề được chia làm ba phần cho ba người mỗi người đảm nhận dịch 15’, nhờ cách này khi phim lên sóng tại nước sở tại thì ngay lập tức sẽ có ngay sau vài tiếng tại Việt Nam".

Sau khi sự việc xảy ra đơn vị sở hữu bản quyền Trung Quốc đã yêu cầu ba kênh phát sóng trên internet là FPT play, Zing.tv và Kênh Youtube TKL gỡ bỏ hoàn toàn các tập phim cũng như các trang phim lậu cũng phải gỡ bỏ khỏi website và chỉ còn duy nhất đài truyền HTV vẫn được chiếu mỗi ngày nhưng phát sau Trung Quốc 3 tuần.

Vấn đề sai phạm

Một số luật sư mà chúng tôi liên lạc đều khẳng định rằng, tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam hiện nay ở mức báo động rất nghiêm trọng và nó làm xấu đi hình ảnh về thực thi pháp luật bản quyền của Việt Nam.

Luật sự Đặng Đình Mạnh từ Sài Sòn cho Đài Á Châu Tự Do biết :

"Tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam hiện nay hết sức là phổ biến, đến mức là hầu như người ta không biết là mình đang vi phạm và sử dụng việc vi phạm rất là tự nhiên".

Luật sư Mạnh còn cho rằng cần phải xem xét lại tình trạng này, bởi vì Việt Nam đang muốn hội nhập với quốc tế thì nên tôn trọng luật pháp quốc tế.

Một vị Luật sư từ Sài Gòn xin được giấu tên cho chúng tôi biết đối với tình trạng vi phạm bản quyền truyền hình là các trang mạng cho phép xem phim miễn phí để thu được tiền từ việc chạy quảng cáo cũng như nếu lượng người xem cao sẽ thu hut được nhiều nhà tài trợ. Còn đối với các nhà đài đã mua bản quyền phát sóng nhưng hiện tượng cư dân mạng có thể phát trực tiếp trên trang cá nhân của mình thì đơn vị bản quyền có thể cắt sóng bất cứ lúc nào dù đã mua bản quyền.

Theo luật sở hữu trí tuệ các hành vi xâm phạm quyền như nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hình sự và dân sự.

Vị luật sự từ Sài Gòn cho chúng tôi biết thêm việc vi phạm bản quyền bị xử phạt hành chính theo điều 211 luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó người vi phạm có thể bị cảnh cáo, phạt tiền hay đình chỉ trang mạng vi phạm.

"Luật của chúng ta có thêm biện pháp hành chính, thế nhưng chúng ta phải chấp nhận dùng biện pháp hành chính là dùng quyền lực của cơ quan nhà nước để bảo vệ quyền dân sự thì những bảo vệ ấy cũng đã được luật hóa trong luật sở hữu trí tuệ và trong luật vi phạm hành chính. Đối với các tổ chức có thể phạm đến 500 triệu, còn đối với cá nhân có thể là 250 triệu đồng, tùy vào hành vi có thể xử lý".

Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là một trong những điều khoản được nêu ra trong nhiều thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Và cũng như nhiều thỏa thuận, thậm chí công ước được Hà Nội phê chuẩn, vấn đề tôn trọng bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa được thực thi như đề ra.

Quay lại trang chủ
Read 602 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)