Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

29/08/2018

Có hay không có biểu tình trong Ngày Quốc khánh 2/9 ?

Tổng hợp

Việt Nam và vấn đề 'ngăn tụ tập đông người' ngày 2/9 (BBC, 29/08/2018)

Có ý kiến rằng việc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu ngăn 'tụ tập đông người' hôm 2/9 là 'vi hiến', và rằng Hiến pháp chỉ đề cập 'biểu tình' chứ không có 'tụ tập'.

bieutinh1

Một cuộc biểu tình phản đối Formosa ở Hà Nội năm 2016

Ngăn chặn'tụ tập đông người'

Ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu lực lượng công an nắm bắt tình hình, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, quá khích dịp lễ Quốc khánh, theo truyền thông Việt Nam.

"Công an cần chủ động nắm tình hình, quản lý tốt đối tượng, có giải pháp tuyên truyền, phòng ngừa, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, hành vi quá khích trên địa bàn thành phố trong dịp cao điểm này", ông Nguyễn Đức Chung nói trong cuộc họp của UBND Thành phố Hà Nội hôm 27/8.

Theo hãng tin Reuters cùng ngày từ Hà Nội thì chính quyền Hà Nội không nói rõ các vấn đề được cho là có thể dẫn tới biểu tình là gì.

"Quyền tự do hội họp là hợp pháp ở quốc gia cộng sản này, nhưng bất chấp những cải cách sâu rộng, Việt Nam ít khoan nhượng người bất đồng chính kiến. Người biểu tình và nhà hoạt động thường xuyên bị ngăn chặn nhóm họp hoặc bị kết tội "gây rối trật tự công cộng", bản tin Reuters viết.

Không chỉ Hà Nội, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có những hoạt động tuyên truyền để ngăn chặn biểu tình hôm 2/9, theo thông tin từ một nhà hoạt động.

"Các tổ dân phố đã phát tờ rơi, tuyên truyền qua loa, hoặc đến tận nhà kêu gọi người dân 'cảnh giác với các thế lực thù địch' dịp 2/9", ông Dương Đại Triều Lâm, thành viên của mạng lưới Bloggers Việt Nam nói với BBC hôm 28/8.

'Vi hiến'

"Căn cứ vào Hiến pháp Việt Nam, điều ông chủ tịch Chung nói là vi hiến", nhà báo tự do Lê Trọng Hùng, người được biết đến với các livestream trên mạng xã hội phổ biến về pháp luật, nói với BBC hôm 28/8.

"Trong Hiến pháp Việt Nam không có từ nào là 'tụ tập đông người', chỉ có từ 'biểu tình'.

Theo nhà báo Lê Trọng Hùng, việc ông Chung đưa ra lời kêu gọi như vậy đặc biệt trái với điều 25 Hiến pháp Việt Nam, trong đó quy định người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình.

"Mệnh đề hai của điều 25 nói 'việc thực hiện những quyền này do pháp luật quy định' là mâu thuẫn. Vì Hiến pháp là bộ luật tối cao rồi. Các bộ luật chỉ là hiện thực hóa Hiến pháp thôi chứ không có quyền quy định lại Hiến pháp".

"Chính vì điều mơ hồ này nên người dân không dám đi biểu tình. Trong khi đã được hiến định rõ ràng thế này rồi thì không cần chờ luật nào hết. Nếu có luật biểu tình thì chỉ là để Nhà nước đảm bảo quyền lợi cho người biểu tình mà thôi".

"Việc người dân đi biểu tình, nếu có, là họ đang thực hiện quyền lực nhà nước trực tiếp. Nếu ông Chung tìm cách ngăn cản là ông Chung vi hiến", ông Hùng nói với BBC từ Hà Nội.

Ông Hùng cũng nói ông không ủng hộ chuyện quá khích, nhưng cần phân biệt biểu tình với các hoạt động quá khích khác.

"Ví dụ lạng lách, đánh võng, các cô gái thoát y mừng U23 Việt Nam thắng tối 27/8 thì ông Chung ở đâu ? Đó có phải là tụ tập quá khích không ?"

"Ông Chung cần xem lại Hiến pháp và thượng tôn pháp luật", nhà báo tự do nói với BBC.

'Chính quyền có lý do phản ứng'

Còn nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm nói với BBC rằng 'không bất ngờ với phát biểu của ông Chung' vì nhà cầm quyền thường thắt chặt an ninh vào những dịp lễ lớn.

"Những nhà hoạt động xã hội dân sự cũng thường bị canh giữ ở nhà hay giám sát gắt gao vào các dịp này. Thêm nữa, có một số kêu gọi mang tính chất "bạo lực, khủng bố" ở trên mạng nên chính quyền lập tức dựa vào điều này để tăng cường lực lượng".

Ông Lâm cũng nói những lời kêu gọi biểu tình dịp 2/9 lan tràn trên mạng xã hội chủ yếu xuất phát từ hải ngoại. Tuy nhiên không thấy rõ mục đích 'xuống đường' được kêu gọi là gì.

"Biểu tình, ví dụ hôm 10/6, có mục đích rất rõ ràng, là phản đối luật an ninh mạng và đặc khu. Một số cuộc xuống đường của giới hoạt động dân sự trước đây cũng nêu rõ mục đích vì an sinh, môi trường hoặc nhân quyền".

"Trong khi đó, lại xuất hiện một số lời kêu gọi có tính chất 'bạo lực', như đốt đồn công an. Cộng thêm một số vụ việc gần đây như vụ ném bom xăng vào đồn công an quận 12, hay vụ việc của nhóm ông Đào Minh Quân ở Mỹ bị cáo buộc âm mưu tấn công bằng bom nhân các ngày lễ lớn... khiến chính quyền có lý do để phản ứng, đưa ra lời kêu gọi như vậy".

"Vì thế, các bạn trẻ trước khi xuống đường, hay biểu tình, cần biết mình làm vì mục đích gì, và những rắc rối mà mình có thể phải gặp phải sau này",, ông Lâm nói với BBC từ Sài Gòn hôm 28/8.

Giới chức Việt Nam mới đây cũng bỏ tù hai người Mỹ gốc Việt được cho là trung thành với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, cho rằng họ có âm mưu đánh bom.

Ngăn chặn 'biểu tình lật đổ'

Một số tờ báo của nhà nước Việt Nam hôm 28/8 cũng đăng những bài viết về liên quan đến 'biểu tình' và 'ngăn chặn biểu tình' dịp 2/9.

Chẳng hạn, báo Quân đội Nhân Dân có bài "Biểu tình lật đổ, những kịch bản ảo tưởng, dối lừa", đề cập đến 'các thế lực thù địch', 'phản động', kêu gọi 'tổng biểu tình' qua mạng xã hội.

"Không chỉ lợi dụng mạng xã hội để hô hào, các thế lực này còn "tuyên bố" sẽ liên tiếp phát động biểu tình đến khi nào lật đổ được chế độ cộng sản ở Việt Nam mới thôi", bài báo trên Quân Đội Nhân Dân hôm 28/8 viết.

Cũng trên website của báo này còn có video với tiêu đề "Mọi "kịch bản" biểu tình phi pháp đều thất bại trước khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam".

Trước đó, lãnh đạo ngành Công an Việt Nam, Thượng tướng Tô Lâm nói "nhiều đối tượng nhiễm ma túy, HIV và sống 'ảo' được thuê để đi biểu tình" trong phiên đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công An hôm 13/8, theo website của Bộ Công An.

Quyền biểu đạt và khủng hoảng niềm tin

Ở Việt Nam, chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo thường lo ngại về các cuộc xuống đường đông đảo mà cuộc phản đối Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng là ví dụ mới đây nhất.

bieutinh2

Một cuộc biểu tình ở Bình Dương, Việt Nam năm 2014. Dù cuộc biểu tình có nội dung ban đầu là kinh tế tại một khu chế xuất, vấn đề nhanh chóng bị coi là chính trị và phản ứng của chính quyền là dùng cảnh sát ngăn chặn

Một mặt là nhãn quan "nhìn đâu cũng thấy kẻ thù", không có cơ chế mở rộng không gian thảo luận các vấn đề quan trọng khiến nhiều vụ việc chỉ mang tính kinh tế, xã hội như tranh chấp đất, môi trường nhanh chóng bị chính trị hóa, kể cả từ phía các cơ quan chính quyền.

Mặt khác, quyền biểu đạt tự nhiên của người dân Việt Nam thường pha trộn với cảm xúc chống Trung Quốc lâu đời mà giới quan sát nước ngoài cho là dễ "bùng nổ", khiến chính quyền không kiểm soát được.

Tình hình, như các vụ biểu tình chống Luật Đặc khu gần đây, "cho thấy có đủ các dấu hiệu của khủng hoảng niềm tin", theo một đánh giá hồi tháng 6/2018 của Viện Lowy tại Úc.

"Đa số công chúng tin rằng tham nhũng trong bộ máy công quyền là kinh niên ở Việt Nam. Dù chiến dịch chống tham nhũng được ủng hộ rộng rãi, điều này khó tạm thu hút niềm tin trong công chúng về các chính sách mới nhất".

Cùng lúc, bùng nổ của mạng xã hội và kết nối trong ngoài nước khiến các giới vận động dễ dàng liên lạc, và tổ chức các hoạt động đề cao tiếng nói của họ, khiến giới chức tỏ ra bất lực và dễ đi tới chỗ dùng biện pháp mạnh không cần thiết.

Luật biểu tình đã bị trì hoãn nhiều lần trong Quốc hội Việt Nam dù được ghi trong Hiến pháp, và điều này đang là điểm gây tranh cãi giữa chính quyền và giới vận động.

******************

Hà Nội chuẩn bị chống biểu tình ngày 2 tháng Chín (Người Việt, 27/08/2018)

Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội ra lệnh cho cả các lực lượng công an và quân đội tại địa phương chuẩn bị đối phó với các cuộc biểu tình có thể diễn ra vào ngày 2 tháng Chín.

bieutinh3

Dân Hà Nội biểu tình chống "Luật Đặc Khu" và "Luật An Ninh Mạng" ngày 10 tháng Sáu, 2018. (Hình : AFP/Getty Images)

Bản tin đăng tải trên trang mạng của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội tường thuật cuộc họp ngày 27 tháng Tám, 2018 của các chức sắc đứng dầu thành phố. Ông chủ tịch UBND thành phố thúc giục : "Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, làm tốt công tác phòng chống, phòng ngừa, không để tình trạng tụ tập đông người, biểu tình diễn ra trên địa bàn thành phố" khi chế độ kỷ niệm ngày Quốc Khánh 2 tháng Chín hàng năm.

Người ta không thấy nhà cầm quyền thành phố Hà Nội nêu lý do gì cụ thể và nghiêm trọng buộc phải chuẩn bị đối phó một cách quy mô chống biểu tình.

Tuy nhiên, trên một số trang mạng xã hội và cả YouTube, từ đầu tháng Tám, người ta thấy có những lời kêu gọi "tổng biểu tình" trên cả nước Việt Nam khi chế độ Hà Nội tổ chức ăn mừng 2 tháng Chín với mục đích rõ ràng "được đại đa số đồng ý là truất phế, hay giải thể đảng Cộng Sản khỏi quyền hành mà họ đang nắm giữ, đòi trưng cầu dân ý và tổng tuyển cử toàn dân cho một thể chế mới, thậm chí người dân còn tỏ quyết tâm là nếu chưa đạt mục đích của mình thì chưa về, phải chiến đấu cho tới khi đạt thành mong ước".

Ngày 10 và 11 tháng Sáu, 2018, hàng chục ngàn người đã biểu tình tại Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh thị khác chống luật "Đặc Khu Kinh Tế" và luật "An Ninh Mạng". Hàng trăm người đã bị công an cộng sản Việt Nam bắt giữ, đánh đập dã man. Để được thả, công an bắt người biểu tình phải ký giấy không đi biểu tình nữa và tự vu khống mình là đã nhận tiền của các thế lực "phản động" ở nước ngoài để đi biểu tình.

Trong một cuộc họp ở Sài Gòn ngày 24 tháng Bảy, 2018, ông bí thư Thành ủy Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân tiết lộ, nhà cầm quyền đã "phát hiện khoảng 700 người nòng cốt của các vụ tụ tập gây rối". Người dân biểu tình chống chính sách, chủ trương thất nhân tâm, đi ngược với ý nguyện của người dân thì bị gọi là "tụ tập gây rối".

Người ta tin rằng không chỉ riêng thành phố Hà Nội mà tất cả các tỉnh thị khác đều nhận được chỉ thị từ trung ương, gia tăng đối phó với các cuộc biểu tình có thể diễn ra khắp nơi.

Về mặt tuyên truyền, một số báo điện tử đăng tải lại bài viết trên mục "Chống diễn biến hòa bình" của tờ Quân Ðội Nhân Dân (cơ quan tuyên truyền của Bộ Quốc Phòng cộng sản Việt Nam) có tựa đề "Chiêu trò kêu gọi ‘tổng biểu tình’ – đừng kéo mây đen về giữa trời quang!"

Bài báo vừa kể viết : "Chúng hô hào, vu cáo rằng Luật An Ninh Mạng, Luật Đặc Khu và nhiều đạo luật là ‘hành dân’, ‘hại nước’… nên cần phải có một đợt ‘tổng biểu tình’ để lật đổ chế độ ‘độc tài đảng trị’. Chúng kêu gọi ‘ngày 2/9, cả nước xuống đường’ và hướng dẫn các thủ đoạn như làm kẹt xe, tạo sự tê liệt toàn thành phố, thậm chí chặt cầu, chiếm công sở, đốt xe cộ, quốc kỳ, dùng gạch đá, bom xăng,… Chúng đưa ra những mỹ từ như yêu nước, tự do, nhân quyền, hạnh phúc để kêu gọi người dân làm những việc như : Viết bài nói xấu đảng, nhà nước trên mạng xã hội; chia sẻ hình ảnh, clip sau khi tham gia…".

Bài viết tuyên truyền của tờ QĐND cũng kể ra một trong những cách người ta vận động đi biểu tình như viết khẩu hiệu trên những đồng tiền mệnh giá thấp "để tán phát, lan truyền thông tin tới cả những người không dùng mạng xã hội".

Hàng chục người đi biểu tình ở Đồng Nai, Bình Thuận các ngày 10 và 11 tháng Sáu vừa qua đã bị chế độ Hà Nội kết án tù.

"Chế độ sẽ không tự nhiên giãy chết mà không có đấu tranh. Đấu tranh sẽ không dẫn đến ngày tàn của chế độ nếu chỉ có những lên án và chống đối bằng lời", một lời thúc giục đi biểu tình thấy trên trang mạng Dân Làm Báo ngày 16 tháng Tám, 2018. (TN)

*******************

Việt Nam sẵn sàng chặn đứng biểu tình Ngày Quốc khánh (VOA, 27/08/2018)

Việt Nam ra lnh cho công an và quân đi ti th đô Hà Ni phi sn sàng ngăn chn các cuc t tp đông người hoc biu tình trong dp Quốc khánh 2/9, theo thông báo của y ban Thành ph Hà Ni hôm 27/8.

bieutinh1

Đặc công, b đi, công binh, cnh sát... tham gia buổi din tp quy mô ln v chng khng b, cu con tin và ngăn chn biu tình, bo lon. (nh chp t trang web ca Tui Tr).

Tự do hi hp là quyn hiến đnh Vit Nam, nhưng bt chp nhiu nhiu ci cách sâu rng, chế đ cng sn ti đây vn không nương tay vi nhng người bt đng chính kiến. Nhng người biu tình và các nhà hoạt đng thường b ngăn không cho t tp, hoc b quy ti "gây ri trt t công cng".

Nói trong một thông báo trên cng đin t ca y ban Thành phố Hà Ni, Ch tch Nguyn Đc Chung yêu cu các ban ngành "làm tt công tác phòng chng, phòng nga, không để tình trng t tp đông người, biu tình din ra trên đa bàn thành ph".

Người đng đu thành ph Hà Ni ch đo Công an Thành ph và các đơn v liên quan tăng cường an ninh đ đm bo trt t ti các đim vui chơi gii trí trong thi gian trước, trong và sau dịp ngh l Quc khánh.

y ban Thành phố Hà Ni không cho biết các vn đ nào có th dn ti biu tình.

Vào tháng 6, cảnh sát đã bt gi hàng trăm người trong thi gian din ra các cuc biu tình và bo đng phn đi d lut đc khu vì người dân cho rằng các nhà đu tư Trung Quc s thng lĩnh các đc khu kinh tế đó.

Việc biu quyết thông qua d lut này đã vài ln b trì hoãn. Ln gn đây nht là vào tun trước khi Quc hi Vit Nam thông báo rng cơ quan này chưa xem xét lut đc khu ti kỳ hp th 6 vào tháng 10 như đã d đnh.

Nhiều cuc biu tình cũng đã din ra trong nhng năm qua đ phn đi vic gây ô nhim môi trường, đc bit là vic thi đc ra bin ca công ty Formosa, và cái mà người dân cho là nhng v cưỡng chế đt bt công ca chính quyền.

Tuần trước, mt tòa án Thành phố H Chí Minh, kết án 14 năm tù đi vi hai công dân M gc Vit v ti "hot đng chng phá chính quyn nhân dân". Hai người này b cáo buc là thành viên ca t chc "Chính ph quc gia Vit Nam lâm thi" M và tham gia tổ chc ít nht ba v tn công, trong đó có v đánh bom ti sân bay Quc tế Tân Sơn Nht Thành phố HCM vào dp 30/4 năm ngoái.

Hà Nội cũng s là thành ph ch nhà tiếp đón các nguyên th quc gia trong khu vc đến d mt hi ngh ca Din đàn Kinh tế Thế gii v Hip hi các Quc gia Ðông Nam Á (ASEAN) vào ngày 11-13/9. Đây s là s kin ngoi giao ln nht ca Vit Nam trong năm nay.

***********************

Việt Nam phản ứng trước kêu gọi tổng biểu tình vào ngày Quốc khánh (RFA, 27/08/2018)

Thủ đô Hà Nội phải chủ động phòng, chống các hoạt động tập trung đông người, tuần hành, biểu tình trái pháp luật gây mất an ninh, trật tự trong dịp lễ Quốc khánh ngày 2 tháng 9 vào cuối tuần này.

bieutinh2

Hình ảnh người biểu tình ở Sài Gòn sáng ngày 10/6/2018. Courtesy : Facebook Nguyen Peng

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung lên tiếng cảnh báo như vừa nêu, tại cuộc họp giao ban diễn ra vào sáng ngày 27 tháng 8, và được truyền thông trong nước loan đi trong cùng ngày.

Tại buổi họp giao ban, ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh cần phải tuyên truyền, phòng ngừa, không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người, có hành vi quá khích trong thành phố.

Chỉ thị của Chủ tịch thành phố Hà Nội được ban hành trong bối cảnh trên mạng xã hội tại Việt Nam xuất hiện lời kêu gọi tổng biểu tình nhân dịp lễ Quốc khánh và kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng 8.

Mạng báo Quân Đội Nhân Dân từ ngày 19 tháng 8 có bài viết về kêu gọi biểu tình được loan đi trên mạng như vừa nêu. Theo Mạng báo Quân Đội Nhân Dân, các tổ chức phản động kích động người dân biểu tình trong dịp lễ Quốc khánh dưới danh nghĩa "thể hiện lòng yêu nước". Báo này đồng thời cảnh báo đã có nhiều người tham gia đợt biểu tình hồi tháng 6 vừa qua đã bị tuyên án tù với tội danh "gây rối trật tự công cộng".

Vào ngày 10 tháng 6, tại nhiều tỉnh, thành khắp Việt Nam nổ ra đợt biểu tình chống hai dự luật đặc khu và an ninh mạng với sự tham gia của đông đảo người dân. Tại thị trấn Phan Rí Cửa cuộc biểu tình trở thành bạo động.

Đợt biểu tình vào ngày 10 tháng 6 được cho là lớn nhất tại Việt Nam kể từ sau năm 1975 khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt.

Quay lại trang chủ
Read 720 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)