Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

21/09/2018

Vì sao thông tin Trần Đại Quang qua đời được thông báo nhanh chóng ?

Tổng hợp

Ai sẽ lên thay Chủ tịch Trần Đại Quang ? (VOA, 21/09/2018)

Theo Hiến pháp Vit Nam, trong trường hp khuyết ch tch nước thì phó ch tch nước gi quyn ch tch đến khi Quc hi bu ra ch tch nước mi. Các nhà quan sát chính tr Vit Nam nói vi VOA rng người thay thế chc v ch tch nước ca ông Trn Đi Quang vừa qua đi vn còn là n s, nhưng không loi tr kh năng Tng bí thư Nguyn Phú Trng s đm nhn c chc ch tch nước sau Hi ngh Trung ương 8.

tdq1

Chủ tch Trn Đi Quang tiếp nhà lãnh đo Mynamar Aung San Suu Kyi hôm 13/9/2018.

Từ Hà Ni, Blogger Vũ Quc Ng nhn đnh :

"Theo luật pháp Vit Nam thì bà Đng Th Ngc Thnh s lên thay ông Quang cho đến khi Quc hi hp phiên sm nht vào khong tháng 10, 11 sp ti đây, theo đó s quyết đnh xem bà đó có tiếp tc hay bu người mi. Tôi nghĩ bà Đng Th Ngc Thnh lên gi chc ch tch nước là đương nhiên, nhưng thi gian bà gi chc này bao lâu mới là vn đ".

Điều 93 Hiến pháp Vit Nam năm 2013 quy đnh : "Trong trường hp khuyết Ch tch nước thì Phó Ch tch nước gi quyn Ch tch đến khi Quc hi bu ra Ch tch nước mi".

Phó chủ tch nước hin nay là bà Đng Th Ngc Thnh, người được bu vào chc v này t tháng 4/2016, nhưng bà chưa là y viên B Chính tr, mà ch là mt trong s 178 Ủy viên Trung ương.

tdq2

Phó Chủ tch Đng Th Ngc Thnh và Tng thng Hàn Quc Moon Jae-in, Hà Ni, 22/03/2018.

Sinh năm 1959, quê ở tnh Qung Nam, ngoài chc Phó Ch tch nước, bà Thnh hin kiêm nhim Đại biểu quốc hội tnh Vĩnh Long và là Phó Ch tch th nht Hi đng Thi đua khen thưởng Trung ương.

"Người ngay lp tc được nm quyn ch tch nước là Phó Ch tịch nước Đng Th Ngc Thnh, mt gương mt không thc s quen thuc vi công chúng", Lut sư Trnh Hu Long viết trên tp chí Lut khoa.

Trong khi đó, theo khoản 2 Điu 8 ca Lut T chc Quc hi 2014, Quc hi s bu ch tch nước trong s các Đại biểu quốc hội theo đ ngh ca y ban Thường v Quc hi.

Theo dự kiến, kỳ hp gn nht ca Quc hi sp ti là kỳ hp th 6, khai mc vào 22/10/2018. Tuy nhiên, Quc hi có th s hp bt thường theo đ ngh ca y ban Thường v Quc hi đ bu ra ch tch nước.

Theo nhận đnh ca Lut sư Trnh Hu Long, mc dù v lý thuyết, bt kỳ Đại biểu quốc hội nào cũng có cơ hi tr thành ch tch nước, nhưng xưa nay, v trí này luôn do mt u viên B Chính tr ca Đng cộng sản Vit Nam nm gi.

Từ Nha Trang, nhà báo đc lập Võ Văn To chia s các nhn t cng đng mng xã hi :

"Tin ông Trần Đi Quang chết được công b mt cách rt là đt ngt sáng nay làm cho cng đng mng ca Vit Nam có đn đoán ai là người thay thế ông. Mt s người cũng bàn ti kh năng ca ông Trn Quốc Vượng, Thường trc Ban Bí thư hoc là ông Nguyn Thin Nhân, Bí thư Thành y H Chí Minh, cu Ch tch Mt trn T quc Vit Nam. Đó là theo thông l h đoán là các thành viên trong t tr gm tng bí thư, th tướng, ch tch nước, ch tch Quc hi đu là các thành viên ca B Chính tr

tdq3

Từ trái sang, ông Nguyn Xuân Phúc, Nguyn Thin Nhân, Nguyn Phú Trng, Nguyn Th Kim Ngân, và ông Trn Đi Quang.

Tuy nhiên, cũng theo nhà báo Võ Văn Tạo, có mt luồng ý khác là chức ch tch nước không nht thiết phi là y viên Bộ Chính trị :

"Những ai đã quan sát lch s Đng cộng sản Vit Nam trong nhiu thp niên thì có nhng lúc không nht thiết ch tch nước là y viên B Chính tr vì chc v ch tch nước ch có tính chất tượng trưng thôi. Khi Ch tch Tôn Đc Thng qua đi thì Lut sư Nguyn Hu Th lên thay. Khi ông Th là quyn Ch tch nước thì ông y cũng không là y viên Trung ương Đng. Tôi cho rng ông nào lên thì cũng thế thôi vì l li làm vic lâu nay của Đng cộng sản là theo chế đ làm vic tp th, sau khi có ngh quyết ca đa s ri thì c thế mà chp hành".

Ông Nguyễn Lân Thắng, mt người theo dõi tình hình chính trường Hà Ni, nói vi VOA :

"Chiếc ghế ch tch nước hin nay đang là mt n s rt là ln, nhưng tôi nghĩ mt kh năng cao là ông Nguyn Phú Trng s tranh th cơ hi này đ ông y có th va nm chc tng Bí thư va nm chc ch tch nước như bên Trung Quc. Đây là mt kh năng rt có th xy ra".

Ông Vũ Quốc Ng cũng có cùng nhn đnh trên vi ông Thng. Ông Ng nói thêm :

"Cũng có khả năng như thế vì hin gi, Vit nam t xưa và mãi cho đến gn đây cũng áp dng mô hình qun lý ca Trung Quc. Rt có kh năng trong thi gian ti h s nht th hóa v trí tng Bí thư và v trí ch tch nước, ging như cơ cu ca nhà nước Trung Quốc".

Hồi năm ngoái, s vng mt ‘bí n’ ca ông Quang trong mt tháng - t tháng 7 năm 2017 - dn đến nhng tin đn v mt cuc đu đá ni b trong hàng ngũ lãnh đo hàng đu Vit Nam, gây s chú ý ca báo chí quc tế.

Trước Hi ngh Trung ương 7 vào tháng 5/2018, tác gi David Hutt dn mt bài viết ca ông Lê Hng Hip, mt nhà nghiên cu ti Vin Nghiên cu đông nam Á Yusof Ishak Singapore, cho biết ông Nguyn Thin Nhân, người đang gi chc Bí thư Thành y Thành phố Hồ Chí Minh sau cú rt đài ca ông Đinh La Thăng, được cho là s được ct nhc lên làm ch tch nước.

tdq4

Ông Nguyễn Thin Nhân.

Theo ông David, kiểu người ba phi như ông Nhân li "chính là tuýp người mà Tng bí thư Nguyn Phú Trng, thích". Đng cộng sản Vit Nam, dưới s lãnh đo ca ông Trng, đã "thay đi theo chiu hướng bo th hơn". Quyết sách ca Đng đã trở nên ‘tp trung hơn’ mc dù vn đi theo sng thun" da trên nguyên tc "dân ch tp trung".

Cố nhà báo Bùi Tín lý gii vi VOA vì sao dưới con mt ông Nguyn Phú Trng, ông Thin Nhân là ng viên sáng giá cho chc v này :

"Ông Nguyễn Phú Trng chọn ông Nguyn Thin Nhân là vì ông Nhân ni tiếng là con người rt là ‘hin lành, có th nói là mm yếu, người ít có ý kiến đc lp, chuyên môn nghe theo lãnh đo".

Blogger Phó Đức Hng tng nhn đnh trên trang web ca VOA : "Ông Nhân là mu người thích hợp vi vai trò ch tch nước-vai trò vn mang tính biu tượng".

Một ng viên khác được nhc đến như nhng ng viên có tim năng là ông Nguyn Văn Bình, cu Thng đc Ngân hàng Nhà nước - hin là Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

tdq5

Ông Đinh Thế Huynh và ông Trn Quc Vượng.

Trước Hi ngh Tung ương 7, nhiu bài báo trên các trang mng xã hi thm chí nói rng s nghip chính tr ca Ch tch Trn Đi Quang coi như đã được đnh đot, và vic ông sang Nht cha bnh ch là mt s ‘dàn xếp’ trước nhng thay đi nhân s s được công bố ti Hi ngh này. Tuy nhiên, dù sc din có thay đi, ông Quang vn ngi bên cnh ông Trng đ ch trì Hi ngh.

Ngày 18 và 19/9, tại Tr s Trung ương Đng, Tng Bí thư Nguyn Phú Trng đã ch trì cuc hp ca B Chính tr cho ý kiến v các đ án chuẩn b trình Hi ngh Trung ương 8, khóa XII.

Blogger Nguyễn Hưng Quc t Úc viết trên Facebook hôm 21/9 sau khi Hà Ni loan tin ông Quang chết vì ‘virus đc l’ : "Cái chết ca ông, mt trong "t tr triu đình", liu có dn đến s thay đi gì trong tình hình chính trị Vit Nam hay không ? Câu tr li hu như chc chn : Không. Vn đ Vit Nam nm trong b máy ch không phi tng cá nhân. Cá nhân này chết thì có cá nhân khác thay thế. Nhưng b máy thì vn tiếp tc chy. Không có gì đi khác cả".

https://youtu.be/_zKms_2n63Y

******************

Theo dõi nhân quyền quốc tế lên tiếng về Chủ tịch Trần Đại Quang (RFA, 21/09/2018)

Đại diện khu vực Châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở tại Mỹ, Ông Phil Robertson, ra tuyên bố nêu rõ di sản của ông Trần Đại Quang là tình trạng đàn áp nhiều năm trời đối với nhân quyền tại Việt Nam. Số tù chính trị dưới thời Ông Quang trong thời gian gần đây là nhiều hơn cả.

tdq6

Ông Phil Robertson. Indonesia, 2010. AFP

Theo tuyên bố của Phó Giám đốc Khu vực Châu Á của Human Rights Watch thì ông Trần Đại Quang, hơn ai hết, là người phải chịu trách nhiệm trong biện pháp cho Bộ Công an can thiệp vào mọi lĩnh vực cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam, gia tăng sự hiện diện của công an. Từ đó dẫn đến mọi vi phạm nhân quyền, tham nhũng, tống tiền.

Ông Phil Robertson nhấn mạnh rằng dưới sự lãnh đạo của ông Trần Đại Quang, Bộ Công an đã gia tăng quyền lực chưa từng thấy trong Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Kết luận của Human Rights Watch là với tất cả những thế lực như thế, ông Trần Đại Quang khó có thể là con người của nhân dân, và sự ra đi của ông chắc không thể được người dân Việt Nam bình thường tưởng nhớ.

***************

Việt Nam : Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần vì bạo bệnh (RFI, 21/09/2018)

Thông tấn xã Việt Nam và các phương tiện truyền thông trong nước loan tin, ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước Việt Nam, đã qua đời lúc 10 giờ sáng hôm nay, thứ Sáu 21/09/2018, tại Quân Y viện 108, Hà Nội, ở tuổi 62.

tdq7

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang duyệt đội quân danh dự tại phủ chủ tịch, Hà Nội, ngày 11/09/2018 Reuters

Chính quyền Việt Nam chỉ nói ngắn gọn là ông Trần Đại Quang bị "bệnh nghiêm trọng", trong khi từ nhiều tháng qua đã có tin đồn ông bị ung thư.

Là chủ tịch nước từ năm 2016, mặc dù có dấu hiệu mệt mỏi và gầy ốm, ông Trần Đại Quang tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũng như vai trò đại diện của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, cho đến những ngày cuối. Tuần qua, nhân diễn đàn kinh tế ASEAN, người ta thấy ông khá suy nhược đứng cạnh tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Nguyên bộ trưởng bộ Công An, mang hàm đại tướng, ông Trần Đại Quang là một trong tứ trụ quyền lực tại Việt Nam, chỉ đứng sau tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Hai nhân vật khác là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Cái chết của ông Trần Đại Quang sẽ không gây xáo trộn ở thượng tầng lãnh đạo bởi vì chế độ đã chuẩn bị tình huống này. Được AFP đặt câu hỏi, chuyên gia Đông Nam Á Carl Thayer cho rằng "một nhân vật khác trong Bộ Chính trị sẽ lên thay".

Theo AFP, ông Trần Đại Quang được coi là một nhân vật bảo thủ, chủ trương trấn áp hoạt động dân chủ. Trong hai năm nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông Trần Đại Quang, tổ chức Ân Xá Quốc Tế kiểm được một danh sách hơn 100 tù nhân chính trị tại Việt Nam.

Tú Anh

****************

Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần ‘vì virus hiếm’ (BBC, 21/09/2018)

Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang qua đời lúc 10 giờ 5 phút hôm 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, theo loan báo chính thức của Đảng cộng sản.

tdq8

Chủ tịch Trần Đại Quang dự hội nghị APEC ở Đà Nẵng ngày 11/11/2017

Virus 'hiếm'

Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương Nguyễn Quốc Triệu xác nhận với báo chí Việt Nam rằng ông Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7 năm 2017 và đi Nhật chữa trị.

Theo ông Triệu, ông Quang mắc loại bệnh 'virus hiếm và độc hại'.

"Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian", ông Triệu được VnExpress ngày 21/9 trích lời cho biết.

Ông Triệu cũng tiết lộ rằng từ tháng 7/2017, Chủ tịch nước đã trải qua 6 lần điều trị tại Nhật Bản.

Trong khi đó, báo Thanh Niên trao đổi với Giáo sư tiến sĩ Phạm Gia Khải, cố vấn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán trung ương, người cho biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang "được phát hiện mắc bệnh lý máu ác tính".

Cũng theo báo này, một bác sĩ khác, thành viên Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương, cũng cho biết, sau khi phát hiện mắc bệnh từ hơn 1 năm qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã được chữa bệnh tại nước ngoài, cũng như chăm sóc theo dõi bởi các chuyên gia đầu ngành về ung bướu trong nước, nhưng các nỗ lực chỉ có thể giữ bệnh ổn định.

"Lâu nay ghép tủy cũng là một trong những liệu pháp được điều trị bệnh máu ác tính và một số bệnh về máu lành tính, tuy nhiên, với máu ác tính thì không phải thể nào cũng có thể ghép tủy điều trị", bác sĩ này cho biết.

Thông tin chính thống nói Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang sinh năm 1956 và đi lên từ ngành công an.

Các tài liệu chính thức nói ông theo học trường Cảnh sát Nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) từ 1972 đến tháng 10/1975.

Quê ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, ông Trần Đại Quang có học vị Tiến sĩ Luật học, Đại học An ninh, trình độ ngoại ngữ cao học tiếng Trung.

Ông được bầu vào Bộ Chính trị Đảng cộng sản từ Đại hội Đảng XI năm 2011, phong hàm Đại tướng Công an năm 2012.

Quốc hội Việt Nam tháng Tư 2016 bầu ông làm Chủ tịch nước. Khi đó, ông là ứng viên duy nhất được giới thiệu cho chức vụ này.

Theo báo chí khi đó, kết quả bầu cho vị trí chủ tịch nước : với 483/494 đại biểu có mặt, ông Quang được 452 phiếu đồng ý, chiếm 91,5%, có 29 phiếu không đồng ý, chiếm 5,8%.

Trong những tháng qua, đã từng có lúc xảy ra đồn đoán về việc Chủ tịch Quang thôi chức vụ.

Sự nghiệp trong ngành công an

Sau khi tốt nghiệp ngành cảnh sát, ông về công tác ở Cục Bảo vệ chính trị, Bộ Nội vụ liên tục đến 1990.

Ông trở thành Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Nội vụ từ 1990 đến 1996.

Ông giữ chức Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh từ 1996 đến 2000, trước khi được thăng chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an năm 2000.

Năm 2006, ông trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng công an, được phong Trung tướng năm 2007.

Từ 2011, ông bắt đầu là một trong những chính khách quan trọng nhất của Việt Nam với việc trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, được phong Thượng tướng (2011), Đại tướng (2012).

Phản ứng

Sau khi tin Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9, nhiều bình luận được đưa lên mạng Facebook.

Đại sứ Việt Nam ở Nhật Bản, ông Nguyễn Quốc Cường viết : "Chủ tịch nước và phu nhân vừa có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản tháng 6 năm nay, không ngờ bệnh lại nặng nhanh đến như vậy. Các bác sĩ Nhật Bản và Việt Nam đã làm hết mình cũng không cứu chữa nổi căn bệnh hiểm nghèo".

Tân đại sứ Anh, ông Gareth Ward viết trên Facebook : "Tôi cảm thấy rất buồn khi nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời. Cách đây hơn một tháng, tôi đã có dịp được gặp ông. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình, người thân của ông và toàn thể người dân Việt Nam".

Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink cũng viết trên Facebook : " Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một người bạn của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam".

"Sự tiếp đón của ông trong chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Donald J. Trump tới Hà Nội vào tháng 11 năm 2017 đã giúp đưa mối Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lên tầm cao mới trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, có lợi ích chung và mong muốn chung nhằm thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam ở Singapore, nói với BBC ngày 21/9 :

"Ông Trần Đại Quang chỉ làm được nửa nhiệm kỳ thôi, thời gian là ông chống chọi với bệnh tật thì kéo dài khá nhiều.

Ông Quang chưa để lại nhiều dấu ấn mà bên cạnh đó có nhiều thông tin không có lợi cho uy tín của ông khi ông còn là Bộ trưởng Bộ Công an. Chính vì vậy mà nó phủ một bóng đen lên nhiệm kỳ của ông".

"Và do vị trí của ông mang hình thức lễ nghi là chính, nhưng không có nhiều thực quyền. Những công việc ông Quang đã làm chưa để lại được nhiều dấu ấn với người dân và quốc tế".

Trả lời BBC, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về chính trị Việt Nam từ Úc, nhận định :

"Sau khi ông Trần Đại Quang rời vị trí Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện các bước cắt giảm cơ cấu nặng nề của bộ".

"Rõ ràng là những quyền lợi đặc biệt mà Bộ này đã tận hưởng đang bị cắt giảm trong một nỗ lực để làm cho Bộ có trách nhiệm hơn".

"Những quyết định này được đưa ra trong khi ông Quang là thành viên của Bộ Chính trị. Chức năng cơ bản của Bộ Công an sẽ không thay đổi nhưng bây giờ bộ này sẽ chịu sự giám sát của các quan chức cấp cao hơn".

Hãng AFP ngày 21/9/2018 viết :

"Mặc dù ông giữ một trong bốn vị trí hàng đầu trong bộ máy lãnh đạo của Việt Nam, và chính thức giữ chức chủ tịch nước, vai trò của ông chỉ được xem là mang tính nghi lễ, chào mừng các nhà lãnh đạo đến thăm và tổ chức các sự kiện ngoại giao nhằm củng cố hình ảnh của Việt Nam trên thế giới".

"Ông Quang đã xuất hiện gầy và nhợt nhạt trước công chúng, chân đi không vững tuần trước, khi ông đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Hà Nội".

"Lần cuối cùng ông Quang xuất hiện trước truyền thông mới cách đây hai ngày, tại một cuộc gặp với các chính trị gia Trung Quốc và giới chức nước ngoài tại Hà Nội".

"Là một thành viên của Bộ Chính trị, ông Quang có tiếng là cứng rắn và có ảnh hưởng trong guồng máy của Đảng cộng sản, mặc dù thường xuất hiện với vẻ không thoải mái trong mắt công chúng và không được các đồng sự cao cấp của Đảng cộng sản tín nhiệm".

"Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào năm 2016 trước chuyến thăm của cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, ông Quang chỉ đọc một báo cáo đã được chuẩn bị sẵn và nhanh chóng được hộ tống rời khỏi phòng sau khi nhận được các câu hỏi không nằm trong kịch bản".

Quốc tang

Theo quy định của Việt Nam, Quốc tang hai ngày sẽ được tổ chức sau khi Chủ tịch nước qua đời.

Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

Hiến pháp 2013 nói : "Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới".

Theo đó, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ có thể tạm thời giữ quyền Chủ tịch nước Việt Nam.

Vào thời điểm ông Trần Đại Quang từ trần, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đang có mặt tại một diễn đàn về phụ nữ ở Liên bang Nga.

**************

Chủ tịch Trần Đại Quang qua đời vì nhiễm virut hiếm (RFA, 21/09/2018)

Ông Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang vừa qua đời vào sáng ngày 21 tháng 9 do mắc phải virus hiếm và độc hại, thọ 62 tuổi.

tdq2

Chủ tịch Trần Đại Quang. Hình chụp hôm 23/3/2018 tại Hà Nội - AFP

Thông tin trên được ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trng ương hé lộ với báo giới trong nước. Mạng báo VnExpress dẫn lời ông Triệu cho hay Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7 năm 2017 và đi Nhật chữa trị 6 lần trước khi qua đời, trùng với những khoảng thời gian vắng mặt của ông trên chính trường.

Cũng theo ông Nguyễn Quốc Triệu thì bệnh của ông Trần Đại Quang không có thuốc chữa trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian.

Thời gian gần đây, bệnh của ông Quang nặng hơn. Đến chiều 20/9, ông phải nhập viện Trung ương Quân đội 108. Các bác sĩ Việt Nam cùng chuyên gia người Nhật đã cùng hội chẩn để đưa ra phác đồ điều trị.

Đến khoảng 15h cùng ngày, ông bán hôn mê. Hai tiếng sau, Chủ tịch nước hôn mê hoàn toàn đến lúc qua đời vào 10g05 sáng nay.

Báo trong nước trưa ngày 21-9 đồng loạt loan tin cho hay, ông Trần Đại Quang - Chủ tịch nước Việt Nam vừa qua đời vào lúc 10h5 phút tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sau một thời gian mắc bệnh hiểm nghèo.

Theo truyền thông trong nước thì Ông Trần Đại Quang sinh năm 1956, quê quán ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Về năm sinh của người vừa qua đời từng bị nghi vấn có sửa chữa để ông có thể được tiếp tục

Ông nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam vào tháng 4 năm 2016 sau một thời gian dài công tác trong ngành công an.

Hôm 5-5-2018, ông Trần Đại Quang xin vắng mặt ở buổi tiếp xúc cử tri các quận ở TPHCM sau hơn 1 tháng vắng mặt ở chính trường Việt Nam.

Hồi năm 2017 ông cũng "mất tích" 1 tháng giữa tin đồn "đi Nhật chữa bệnh", khi xuất hiện trở lại người ta thấy ông gầy gò và hốc hác hơn trước.

Chính quyền Việt Nam thường không công khai về sức khỏe của các lãnh đạo Đảng cộng sản và nhà nước đương chức và nghỉ hưu. Người dân chỉ được biết chính xác khi những người này qua đời.

*****************

Bức thư cuối cùng Chủ tịch Trần Đại Quang gửi trước khi qua đời (VOA, 21/09/2018)

Chỉ không đy mt ngày trước khi thông tin Ch tch nước Trn Đi Quang qua đi được thông báo, đng lot báo chí trong nước đăng bức thư ông gi cho thiếu niên nhi đng c nước nhân dp Tết Trung Thu.

tdq10

Chủ tch nước Trn Đi Quang đánh trng khai ging năm hc mi ti trường Chu Văn An hôm 5/9/2018. (Hình chp màn hình Infonet)

Đây là bức thư cui cùng ca v ch tch nước 62 tui được công b trên truyn thông trước khi ông mt ti mt bnh vin Hà Ni.

Trong bản tin ca Thông Tn Xã Vit Nam (TTXVN) trên trang Thể Thao&Văn Hóa đăng ti lúc 8 :45 phút sáng ngày 21/9, ch hơn 1 tiếng trước khi người đng đu Nhà nước Vit Nam qua đi vì mt căn bnh him nghèo, Ch tch Quang đã gi các cháu thiếu niên, nhi đng trên c nước mt bc thư chúc Tết Trung thu. Theo TTXVN, bức thư được gi đi ngày 20/9.

Nguồn tin t Ban Bo v chăm sóc sc khe cán b Trung ương được Thông Tn Xã Vit Nam trích dn cho biết Ch tch Quang qua đi lúc 10 gi 5 phút ngày 21/9 ti Bnh vin Trung ương Quân đi 108.

Trưởng ban bo vệ, chăm sóc sức khe cán b Trung ương Nguyn Quc Triu được cho truyn thông trong nước biết rng Ch tch Quang được đưa vào vin chiu ngày 20/9 và rơi vào hôn mê lúc 3 gi chiu cùng ngày cho ti lúc qua đi.

Theo quan sát của chúng tôi, các trang mng trong nước đăng tin v bc thư này vào cui gi ngày 20/9 và sáng sm ngày 21/9.

Đón Tết Trung thu năm nay, bác thân ái gửi đến các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước, các cháu người Việt Nam ở nước ngoài và các cháu người nước ngoài ở Việt Nam tình cảm thân thương nhất.

Trn Đi Quang, Ch tch nước

Mở đu bc thư được truyn thông trong nước đăng toàn văn, Ch tch nước viết "Các cháu thiếu niên, nhi đng yêu quý ! Đón Tết Trung thu năm nay, bác thân ái gi đến các cháu thiếu niên, nhi đng c nước, các cháu người Vit Nam nước ngoài và các cháu người nước ngoài Vit Nam tình cm thân thương nht".

Ông động viên các cháu thiếu niên nhi đng tu dưỡng và phn đu là "con ngoan, trò gii, cháu ngoan Bác H", cũng như đm bo rng "Đng, Nhà nước, các thy giáo, cô giáo và các bc ph huynh luôn quan tâm, chăm lo đ các cháu được sng, hc tp, rèn luyn trong môi trường an toàn, lành mnh".

Cuối thư ông viết : "Bác gi đến các cháu nhiu cái hôn !"

Theo trưởng ban bo v chăm sóc sc khe Trung ương, ông Quang mc mt căn bnh virus hiếm gp và thế gii chưa có thuc cha, dù đã được cha tr ti Nht nhiều lần.

Trong thời gian có nhng thông tin rng ông Quang được đưa đi Nht cha bnh vào tháng 8/2017, truyn thông nhà nước Vit Nam đã đng lot đăng mt bài viết ca ông

v "tăng cường công tác bo đm an toàn, an ninh mng trong tình hình mi".

********************

Ban bảo vệ sức khỏe trung ương và sức khỏe lãnh đạo (RFA, 16/09/2018)

Tháng Tám năm 2017, trên các trang tin thời sự của báo chí trong nước, người ta thấy vắng bóng hai ông, Đinh Thế Huynh Trưởng Ban tuyên giáo trung ương, và ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước. Cả hai ông đều là Ủy viên Bộ chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam.

tdq11

Ông Đinh Thế Huynh (thứ nhất bên trái) đứng cạnh ông Trần Đại Quang, tại Đại hội đảng lần thứ 12, tháng Giêng, 2016. AFP

Có nhiều tin đồn rằng hai ông bị bệnh phải đi điều trị ở nước ngoài.

Tin đồn về sự đấu đá phe phái

Chuyện thông tin không rõ ràng về sức khỏe của các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam không phải là lần đầu tiên được nói đến qua trường hợp của hai ông Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang hiện nay. Vào năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh, lúc đó là Trưởng ban nội chính trung ương, bị bệnh, đi nước ngoài trị bệnh, nhưng thông tin không hề được công bố suốt nhiều tháng, làm dấy lên nhiều lời đồn đoán rằng ông bị bệnh hiểm nghèo, thậm chí đã chết vì bị ám sát.

Trường hợp ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng, mất vào năm 2005 cũng vậy, việc chậm trễ công bố thông tin đã làm dấy lên tin đồn là ông bị ám sát.

Nhận xét về những lời đồn đoán chung quanh sức khỏe của hai ông Đinh Thế Huynh, và Trần Đại Quang, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ nghiên cứu, thuộc Ban Dân vận trung ương nhận xét :

"Cái này chưa biết nó như thế nào, nên không thể nói theo dư luận hiện nay được, nhưng xung đột lợi ích giữa các nhóm là rõ, âm mưu tiêu diệt lẫn nhau là có thật, nhưng hai trường hợp này phải chờ thêm".

Sự nghi ngờ về việc ám hại nhau giữa các nhóm quyền lực khác nhau được quan sát thấy trên mạng xã hội trong thời gian hiện nay sau khi người ta thấy hai ông Đinh Thế Huynh và Trần Đại Quang vắng bóng, mà chỉ có một thông tin được báo chí nhà nước Việt Nam đưa ra vào đầu tháng Tám, nói ông Trần Quốc Vượng, một Ủy viên Bộ chính trị tạm thời đảm nhận công việc của ông Huynh ở bộ này.

Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam là Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, hiện sống ở Đà Lạt nói :

"Nó có uẩn khúc thì họ mới phải giấu, chứ ốm đau bình thường thì giấu làm gì. Có uẩn khúc họ hại nhau thế nào đó thì mới giấu. Tóm lại cái chính thể lừa dân, họ cứ nói đoàn kết chứ trong nội bộ họ phân ly kinh khủng".

Ban bảo vệ sức khỏe trung ương và đấu tranh nội bộ

Mặc dù các thông tin về sức khỏe của các vị lãnh đạo ít được công bố như vậy, nhưng Đảng cộng sản Việt Nam lại có cả một tổ chức gọi là Ban bảo vệ sức khỏe trung ương đảm trách việc chăm sóc sức khỏe cho các vị lãnh đạo.

Nhà báo Phạm Chí Dũng, sống ở Sài Gòn và từng làm việc nhiều năm trong guồng máy của đảng nói với chúng tôi về Ban bảo vệ sức khỏe này :

"Ban bảo vệ sức khỏe trung ương là một ban mềm, tôi dùng từ mềm trong ngoặc kép, của Bộ chính trị. Đây là Ban có chức năng nhiệm vụ chuyên chăm sóc sức khỏe cho các thành viên, và những người thuojc diện quản lý của Bộ chính trị, và Ban bí thư. Vai trò của họ giống như một Bộ y tế, giống như một Bộ y tế của Trung ương đảng, chuyên chữa trị cho Trung ương đảng thôi".

Ngoài ra ở các cấp đảng thấp hơn ở các tỉnh và thành phố lớn cũng có những ban bảo vệ sức khỏe như vậy.

Một bác sĩ giấu tên từng làm việc ở Ban bảo vệ sức khỏe trung ương, nói với chúng tôi rằng khi các cán bộ lãnh đạo bị bệnh và được Ban bảo vệ sức khỏe trung ương điều trị, thì họ không có quyền công bố bệnh tình của bệnh nhân mà phải có quyết định từ cấp lãnh đạo cao hơn. Theo bác sĩ này thì việc chẩn đoán bệnh tình của các cán bộ lãnh đạo là một trong những cách mà các phe phái khác nhau dùng để loại đối thủ chính trị của mình vì lý do sức khỏe. Thậm chí, ông nói rằng có những trường hợp bệnh nhân khám bệnh và nhận thuốc từ các bệnh viện bên ngoài, phải được sự cho phép của Ban bảo vệ sức khỏe trung ương mới được uống.

Theo nhà báo Phạm Chí Dũng và những người biết về hoạt động của Ban bảo vệ sức khỏe này của đảng thì hiện nay vai trò của ban này ngày càng mờ nhạt. Ông Dũng nói :

"Nhưng mà sau này với sự phát triển của các bệnh viện tư, rồi máy móc theo chiều sâu, mang tính chất chuyên sâu nhiều hơn, thì các Ban bảo vệ sức khỏe tỉnh ủy, thành ủy và trung ương phần lớn không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ. Vai trò lớn nhất của họ, theo tôi hình dung không phải là việc điều trị chữa bệnh một cách có kết quả như là các bệnh viện bên ngoài, mà là sự im lặng trong việc bảo mật những thông tin về sức khỏe của những cán bộ do Bộ chính trị, Ban bí thư quản lý".

Theo người bác sĩ từng làm việc ở Ban bảo vệ sức khỏe trung ương thì các lãnh đạo cao cấp sau này thường đi nước ngoài chữa trị.

Trong trường hợp của ông Nguyễn Bá Thanh, vào tháng giêng năm 2015, Ban bảo vệ sức khỏe trung ương lần đầu tiên ra thông báo về sức khỏe của ông, trong đó nói ông bị bệnh từ tháng Năm năm 2014, và đi Mỹ chữa trị, tức là bảy tháng trước đó. Ông Thanh mất một tháng sau khi bệnh tình của ông được công bố.

Vào năm 1969, ông Hồ Chí Minh, người thành lập nhà nước cộng sản Việt Nam mất vào ngày 2 tháng Chín, nhưng cái chết chỉ được công bố sau đó là ông mất vào ngày mùng ba tháng Chín, và ngày này được xem là ngày chính thức tổ chức kỷ niệm ngày ông Hồ mất trong một thời gian dài.

Ông Nguyễn Khắc Mai nói về trường hợp này :

"Trường hợp ông Hồ thì người ta nói là để cho dân ăn tết độc lập, vào ngày mùng hai tháng Chín, nên dời lại không làm hỏng ngày lễ độc lập. Cho nên họ hoãn lại việc tuyên bố, đó là thủ đoạn chính trị thôi. Nhưng mà rồi cái chết thì trước sau cũng chết, làm như thế cũng vô nghĩa".

Nhìn rộng ra trong thế giới các quốc gia cộng sản xưa và nay, chuyện giữ bí mật sức khỏe hay cái chết của các vị lãnh đạo là một chuyện rất phổ biến. Ông Hà Sĩ Phu nhận xét :

"Ngay từ thời xa xưa, thời Stalin và Lenin cũng đã có những việc như thế này. Bản thân chủ nghĩa cộng sản phi khoa học, đầy bất hợp lý ở bên trong, nên nếu họ mở ra công khai thì mọi thuẫn nó phơi bày ra, họ tan rã thôi".

Nhà báo Phạm Chí Dũng thì nói rằng khuynh hướng giữ kín thông tin về sức khỏe cũng như sự sống chết của các cán bộ lãnh đạo cộng sản cũng nằm trong khuynh hướng độc đoán của sự cai trị của những Đảng cộng sản mà thôi.

Kính Hòa

Nguồn : RFA, 21/09/2018

Quay lại trang chủ
Read 608 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)