Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

25/09/2018

Sau Trần Đại Quang, Đảng cộng sản sẽ nhất thể hay không nhất thể ?

Tổng hợp

Việt Nam có nhất thể hóa Tổng bí thư và Chủ tịch nước ? (BBC, 26/09/2018)

Sự ra đi của Chủ tịch Trần Đại Quang "là điều kiện chín muồi" để hợp nhất hai chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước, theo một ý kiến từ Hà Nội.

nhat1

Đang có bàn luận trong dư luận và các giới về việc có nên hợp nhất hai chức vụ Tổng bí thư Đảng cộng sản và Chủ tịch nước hay không, sau khi Chủ tịch nước ông Trần Đại Quang qua đời

Việt Nam đã 'nhận thấy từ lâu' nhu cầu hợp nhất hai chức danh Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch nước nhưng 'do nhiều lý do' việc này chưa xảy ra, tiến sĩ Vũ Cao Phan cho BBC biết hôm 25/9/2018.

Trước đó, hôm 24/9, tại một Bàn tròn đặc biệt từ London, khách mời tọa đàm cũng nêu ý kiến bình luận về phương án này.

tịch, Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt - Trung nêu nhận định về cố Chủ tịch Quang :

"Ông Trần Đại Quang ở cương vị Chủ tịch nước chưa được nửa nhiệm kỳ - ít hơn nhiều so với những người tiền nhiệm - nhưng không thể không thừa nhận di sản để lại của ông là những dấu ấn rõ nét, riêng biệt trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

"Thành công nổi bật của Diễn đàn APEC 2017 có công của Trần Đại Quang là người chủ trì và đưa ra những sáng kiến phối hợp. Mặc dù biết mình không còn nhiều thời gian - và cũng chính vì biết rõ điều đó - Trần Đại Quang đã tích cực trong nhiều chuyến viếng thăm nước ngoài để bày tỏ lập trường, để khẳng định lập trường nguyên tắc trong những vấn đề liên quan đến an ninh khu vực và quốc tế".

"Chủ tịch Trần Đại Quang có lẽ là lãnh đạo Việt Nam duy nhất cho đến nay đã đề cập đến một khu vực rộng mở mà ông gọi là Ấn Độ - Châu Á Thái Bình Dương trong dịp đến thăm Ấn Độ tháng Ba năm nay, được báo chí nước này đồng loạt đăng lại. Tổng thống Mỹ D. Trump trong lời chia buồn đã đánh giá cao "tiếng nói của ông cho một Việt Nam đầy tự hào và độc lập trên trường quốc tế".

'Không nên để chậm trễ'

Về phương án hợp nhất hai chức vụ cao cấp trong 'tứ trụ' ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Cao Phan, người hiện đang làm việc tại Viện Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Đại học Bình Dương, bình luận :

"Việt Nam đã nhận thấy từ lâu sự cần thiết không nên để tách rời hai chức danh Tổng bí thư Đảng và Chủ tịch nước trong cấu trúc lãnh đạo chính trị. Từ thời ông Lê Khả Phiêu đã muốn như vậy. Nhưng bởi nhiều lý do những chức danh này vẫn chưa được kết hợp làm một.

"Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng bày tỏ e ngại sự kết hợp có thể dẫn đến độc tài. Tôi không cho là như vậy. Độc tài hay không trước hết là tư tưởng. Trong các nước xã hội chủ nghĩa chỉ còn Việt Nam vẫn tách biệt hai chức danh này. Sự ra đi của ông Trần Đại Quang là điều kiện chín muồi. Không nên hoặc không thể chậm trễ hơn nữa. Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay, ông Nguyễn Phú Trọng là thích hợp cho cương vị Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước".

Hôm thứ Hai, tại Bàn tròn đặc biệt của BBC Tiếng Việt, nhà báo Mạc Việt Hồng, Chủ biên tờ báo mạng Đàn Chim Việt Online từ Warsaw, Ba Lan, nêu quan điểm :

"Tôi cũng đồng ý với ý kiến cho rằng chức vụ Chủ tịch nước chỉ mang tính ma chay, hiếu hỉ nhiều hơn là chức vụ Thủ tướng hay là chức vụ Tổng bí thư ở Việt Nam. Tôi cho rằng đây là một cơ hội Việt Nam nên hợp nhất chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản kiêm luôn Chủ tịch nước.

"Bởi vì chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản khi đi ngoại giao quốc tế theo tôi khá là 'vô duyên', ví dụ như ông Nguyễn Phú Trọng khi ông đi sang các nước, nhiều khi chức vụ Tổng bí thư Đảng Cộng sản thì chỉ Bí thư Đảng Cộng sản tiếp thôi, chứ nó không phải là một chức vụ để Tổng thống các quốc gia tiếp.

"Tất nhiên chúng ta cũng thấy ông Obama có tiếp ông Nguyễn Phú Trọng trong Nhà Trắng, nhưng mà trước đó đã có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như là ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang Pháp mà không có sự tiếp đón, chỉ có Đảng Cộng sản Pháp tiếp thôi, còn chính quyền không tiếp.

"Cho nên tôi nghĩ rằng đây cũng là một cơ hội hợp nhất hai chức vụ này với nhau, nó làm gọn nhẹ hơn một chút bộ máy - không hẳn là bộ máy của nhà nước, nhưng nó cũng bớt đi một cái ghế và có thể nó cũng hợp lý hơn".

'Một cơ hội đẹp ?'

Cũng tại Bàn tròn hôm thứ Hai 24/9, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng cho rằng hiện nay việc hợp nhất hai chức vụ đảng và chính quyền này mới đang thí điểm ở các cấp dưới và chỉ tại một số địa phương, một số cấp được thí điểm, mà chưa có chủ trương ở cấp cao nhất.

Tuy nhiên ông cho rằng đây có thể là một thời điểm để ban lãnh đạo của Việt Nam xem xét phương hán hợp nhất cấp cao, ông Trương Duy Nhất nói :

"Nhân cái chết của ông Trần Đại Quang, tôi cho rằng đây là một cơ hội đẹp để tiến tới nhất thể hóa, chứ còn để như cũ vai trò của Chủ tịch nước để mang một giá trị biểu trưng để đi đối ngoại ra với thế giới với đại đồng thì như có ý kiến nói, không thể tìm ra được một nhân vật nào biểu trưng lớn như ông Nguyễn Hữu Thọ, ông Lê Quang Đạo, như bà Nguyễn Thị Bình, bây giờ không có.

"Như thế thì tại sao chúng ta [Việt Nam] không nhất thể hóa Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch nước ?", ông Nhất nêu quan điểm.

Cũng trong ngày 25/9, từ Hà Nội, một nhà quan sát Hà Hoàng Hợp cho BBC biết bên ngoài Thảo luận Hàng tuần ý kiến sau :

"Theo tôi, chắc Việt Nam chưa làm ngay ở Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 đâu, lúc ông Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư, thì đã có nhu cầu và điều kiện, kể cả từ thời ông Nông Đức Mạnh cũng đặt ra, nhưng chưa xảy ra".

Trước câu hỏi, liệu việc hợp nhất nếu có phương án này, sẽ cần ít nhất hai động thái là sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Điều lệ Đảng hay không, ông Hà Hoàng Hợp cho biết :

"Thực ra, có rất nhiều việc có thể làm rồi mới cần sửa Hiến pháp, kể cả việc hợp nhất này, bởi vì, khi cần sáp nhập, mà không làm ngay, thì có thể có thay đổi, mà chờ sửa Hiến pháp thì cũng có thể phải mất 6 tháng, còn nếu hợp nhất thì thì chức Tổng bí thư sẽ nhập vào chức Chủ tịch nước như mô hình chính trị tại Trung Quốc".

Phát biểu tại cuộc thảo luận trong studio ở London hôm 24/09, nhà báo Nguyễn Giang của BBC cho hay theo đánh giá của ông, vị trí quyền Chủ tịch nước của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là có tính biểu tượng, rất tốt cho hình ảnh Việt Nam ở thời đại thế giới đề cao nữ quyền.

Không đồng ý với quan điểm này, nhà báo Trương Duy Nhất từ Đà Nẵng nói chức Chủ tịch nước ở Việt Nam chỉ mang tính hình thức, không có thực quyền.

Thời gian qua, giới quan sát cũng ghi nhận những thành công của việc cải cách hành chính thí điểm ở Quảng Ninh mà ông Phạm Minh Chính thực hiện, và việc nhất thể hóa chức vụ Đảng và chính quyền nếu làm từ trên xuống như vậy thì cần làm cho mọi cấp, nhà báo Nguyễn Giang cho hay.

Hôm thứ Hai, tại Bàn tròn của BBC Tiếng Việt, có ý kiến của khán giả đặt vấn đề có cần tính toán hết hệ lụy, hay rủi ro, hay tính hiệu quả thực tế của việc hợp nhất các chức danh trên hay không.

*******************

Hai chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước sẽ vào tay ông Tổng Trọng ? (RFA, 24/09/2018)

Vô nguyên tắc và không đúng Hiến pháp

Tranh cãi về việc có nên hợp nhất hai chức vụ Tổng bí thư và Chủ tịch nước hay không vốn đã diễn ra trong dư luận từ lâu. Tuy nhiên, điều này chỉ thật sự gây chú ý cho người dân trong nước, nhất là những nhà quan sát theo dõi chính sự Việt Nam kể từ khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đắc cử nhiệm kỳ thứ 2, khoá XII.

nhat2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp cựu TT Hoa Kỳ Barack Obama trong chuyến viếng thăm Nhà Trằng năm 2015. AFP

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội chia sẻ với RFA rằng tuy Hiến pháp Việt Nam 2013 có sự phân định rất rạch ròi về chức vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của Tổng bí thư và Chủ tịch nước, tuy nhiên trên thực tế thì "nói một đằng, làm một nẻo".

"Ông Tổng bí thư ông ấy lấn quyền sang, thật sự ông ấy là một người Đảng trưởng, chỉ có vai trò trong Đảng của ông ấy mà thôi nhưng thật sự ông ấy hành xử như một nguyên thủ quốc gia, chỉ đạo đủ mọi thứ, lấn sang cả chức năng ngoại giao của ông Chủ tịch nước".

Gần đây nhất, sáng 5 tháng 9, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm chính thức Liên bang Nga. Sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam công du chính thức Cộng hòa Hungary từ ngày 8 đến 11 tháng 9.

Và cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng, tháng 7 năm 2015, là vị Tổng bí thư đầu tiên của Việt Nam có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ.

Một nguồn tin chưa kiểm chứng mà chúng tôi có được cho biết từ đây đến cuối năm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa sẽ có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ.

nhat3

Một người dân trong nước đang xem bảng tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần AFP

Theo chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, các thời Tổng bí thư trước mà ông có nhắc đến như ông Nông Đức Mạnh, ông cho rằng "các vị ấy không dám lấn sân như vậy".

"Bao giờ ông Tổng bí thư ở chế độ độc Đảng này thì vẫn là người có hành xử cao nhất. Nhưng ông ấy (Nguyễn Phú Trọng) đã lấn sân một cách vô lối như bây giờ là hiện tượng mới xảy ra. Và hiện tượng đó là hiện tượng không nên cho phép

Xu hướng tập trung quyền lực quá cao như thế là không tốt gì cả. Nó từ thái cực này đến thái cực kia. Nhiệm kỳ đầu tiên thì ông ấy không làm được gì lắm vì có một ông hành pháp như ông Nguyễn Tấn Dũng là một người mạnh. Bây giờ ông Trọng cũng cố quyền lực thì ông ấy lấn. Điều ấy là điều sẽ có hại cho đất nước".

Nói về sự "thâu tóm quyền lực trong tay" của đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cũng tỏ rõ ý kiến không đồng tình và ông gọi là "vô nguyên tắc".

"Vô nguyên tắc, không có pháp luật, một hành vi vô chính phủ. Trong Hiến pháp người ta chỉ nói là Đảng lãnh đạo thôi, không nói người nào trong Đảng sẽ tham gia chức trách nhà nước. Luật hiện nay Đảng chọn ra những người giới thiệu với Quốc hội, mà Quốc hội là của Đảng rồi nên bầu chỉ có hình thức. Nên chức vị như Chủ tịch nước cũng có sự hài hước của nó, vô tích sự và hình thức".

Theo tài liệu từ cổng thông tin Chính phủ, Đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị và Tổng bí thư. Tổng bí thư là chức vụ cao nhất trong Đảng (trước đây có tên là Chủ tịch Đảng), do Trung ương bầu ra trong số ủy viên Bộ Chính trị.

Ba chức danh cao nhất đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội là ba chức danh đứng đầu Nhà nước, do Quốc hội bầu. Do đặc thù chức năng, nhiệm vụ luật định, Quy định 90 của Bộ Chính trị đặt ra một số tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh.

Trong một bài phóng sự trước đây, RFA có trích dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, làm việc tại Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách Việt Nam ở Đại học quốc gia Hà Nội, trên tạp chí chính trị Châu Á Diplomat rằng "ông Nguyễn Phú Trọng đã trở thành nhân vật chính trị nhiều quyền lực nhất trong lịch sử chính trị Việt Nam đương đại, nắm việc kiểm soát cả ba bộ phân có thực quyền nhất đất nước là Đảng Cộng sản, công an, và quân đội".

Không nên hợp nhất !

Chính từ những động thái được cho là "lấn sân" hoặc "thâu tóm quyền lực" như đề cập ở trên, dư luận trong nước từ lâu râm ran những ý kiến cho rằng nên hợp nhất hai chức vụ cao nhất của Đảng và của nhà nước vào một.

Như lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì không nên như thế. Theo ông, nếu như Việt Nam có một chế độ đa đảng và Đảng Cộng sản Việt Nam được nhiều phiếu nhất, thì việc Đảng trưởng của đảng thắng cử phải nắm quyền hành pháp, tức là chức Thủ tướng thì nó hợp lý hơn. Nhưng ở qui định của Việt Nam thì khác, đó là chỉ có một đảng thôi.

"Và theo qui định hiện hành thì tôi nghĩ không nên hợp nhất chuyện ấy lại. Bởi vì chí ít về mặt chức năng nó có một sự phân biệt, nghĩa là nó có sự cạnh tranh nội bộ bên trong ấy, còn hơn là tập trung quyền lực vào.

Nếu nó có sự cạnh tranh giữa các đảng với nhau thì việc hợp nhất chức Thủ tướng với Chủ tịch Đảng là hợp lý. Nhưng vì đây là chế độ độc Đảng nên người ta qui định như bây giờ tôi nghĩ là hợp hơn, để đừng tập trung quyền lực quá đáng vào tay một người như bên Trung Quốc tập trung vào tay Tập Cận Bình".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhấn mạnh thêm, chế độ của nhà nước Việt Nam đã là chế độ tập quyền cao độ rồi, nếu ủng hộ thêm một chút nữa thì chỉ có hại cho đất nước, cho nhân dân.

Về phía ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, ông không bài trừ, cũng không ủng hộ. Điều ông cho là quan trọng nhất là "phải xây dựng luật cho đàng hoàng".

"Hiện nay nhiều người đang muốn đặt ra, ngay trong nhóm lãnh đạo Đảng, bắt chước mô hình của Tàu. Nhưng Việt Nam chưa có đạo luật nào nói về việc này, một nghị định cũng chưa có. Muốn làm thì phải bổ sung sửa điều lệ của Đảng đi.

Ít ra thì phải có một nguyên tắc. Hiện nay không có nguyên tắc gì cả. Hiến pháp cũng không nói vấn đề này. Cho nên nếu làm là làm một cách phi pháp, bất chấp luật lệ".

Hợp nhất hay không hợp nhất là đề tài đang được bàn tán và những người quan tâm đang chờ quyết định chính thức được đưa ra tại Hội Nghị Trung Ương 8 được cho biết sẽ diễn ra vào tháng 10 tới đây trước khi Quốc hội Khóa 14 nhóm kỳ họp thứ 6 sau thời điểm đó.

Cát Linh

*****************

Nhất thể hóa chức tổng bí thư và chủ tịch sau khi ông Quang qua đời ? (VOA, 24/09/2018)

Chính phủ Vit Nam hôm 23/9 thông báo tang lễ ca Ch tch Trn Đi Quang s din ra trong hai ngày 26 và 27/9 theo nghi thc quc tang.

nhat4

Có nhiều phng đoán v vic Tổng bí thư Nguyn Phú Trng s nm c chc ch tch nước trong thi gian ti

Cũng hôm 23/9, một thông báo ca quc hi gi ra nói người phó ca ông Quang, bà Đng Th Ngc Thnh, chính thc gi quyn ch tch nước cho đến khi quc hội bu ch tch nước mi.

Thực tế nn chính tr Vit Nam, nơi ch có Đng Cng sn nm quyn lãnh đo, cho thy người gi chc v ch tch nước trong nhiu nhim kỳ gn đây thường là mt y viên B Chính tr, nhóm 19 quan chc có quyn quyết đnh ln nhất trong đảng.

Chức ch tch nước được xem là ch yếu mang tính l nghi, không có nhiu thc quyn điu hành đt nước.

Việc bu chn ch tch nước, cũng như các v trí quan trng khác trong chính quyn, din ra trong mt hi ngh ca đng, trước khi được phê chuẩn ti quc hi cho đ th tc theo hiến pháp.

Quyền Ch tch nước, bà Đng Th Ngc Thnh, hin không phi là y viên B Chính tr.

nhat5

Các nhà sư cu siêu cho Ch tch Trn Đi Quang ti mt chùa Thành phố Hồ Chí Minh, 23/9/2018

Giới phân tích và nghiên cu nhng ngày này đưa ra nhng d đoán khác nhau về người s kế nhim ông Quang. Ba y viên B Chính tr được xem là ng c viên sáng giá gm có ông Trn Quc Vượng, Thường trc Ban Bí thư ; bà Tòng Th Phóng, Phó Ch tch thường trc Quc hi ; và ông Nguyn Thin Nhân, Bí thư Thành y thành phố H Chí Minh.

Một kh năng cũng được xem là rt có th din ra là Tng bí thư Đng Nguyn Phú Trng s nm c chc ch tch nước, theo mt s nhà quan sát, nhà phân tích, hay nói cách khác, vic nht th hóa hai chc v lãnh đo hàng đu Vit Nam có th s din ra sm.

Nguyên Phó Chủ nhim Văn phòng Quc hi Trn Quc Thun đưa ra nhn đnh vi VOA :

"Theo suy đoán của tôi, người có kh năng thay vào ch đó tt nht là Tổng bí thư Nguyn Phú Trng. Vì trong thi gian va qua, Tổng bí thư Nguyn Phú Trng đã thay mt đng, nhà nước Vit Nam đã thăm các nước, đc bit là các cường quc. Và trong các cuc hi ngh gn đây, ông xuất hin v trí rt quan trng".

Luật sư Thun cho rng ông Trng đã th hin tt vai trò là người lãnh đo hàng đu Vit Nam trong các cuc gp g song phương hoc hi ngh quc tế M, Trung Quc, các nước Châu Âu và ASEAN.

Song ông Thuận nói rng quan trọng hơn so vi các hình nh đi ngoi là vic Tổng bí thư Nguyn Phú Trng nhm đến cng c kim soát quyn lc, chun b cho Đi hi Đng ln th 13 vào đu năm 2021.

Mỗi kỳ đi hi là dp đng quyết đnh v các nhân s lãnh đo ch cht và các chính sách lớn ca đt nước trong 5 năm tiếp theo.

Ông Thuận phân tích rng trong bi cnh như vy, kết hp vi cuc đu tranh chng tham nhũng do ông Trng đng đu đang được đy mnh, người s là ch tch nước tiếp theo không còn mang tính hình thc na mà s "cực kỳ quan trng".

Ông nói thêm :

"Theo những ngun mà tôi tiếp cn, quen biết và cm nhn được, rõ ràng người ta đã thy đã đến lúc hp nht hai chc đó li, cũng như cp đa phương đã hp nht chc bí thư kiêm ch tch hi đng nhân dân, hay có nơi bí thư kiêm luôn ch tch y ban nhân dân".

Trong một email gi đến VOA, Lut sư Vũ Đc Khanh, mt nhà nghiên cu v Vit Nam hin cư trú và làm vic Canada, đưa ra ý kiến rng vic ông Trn Đi Quang t trn cũng là thi đim thích hp đ Tổng bí thư Nguyn Phú Trng có th "hin thc hóa" ch trương ca mt s người trong đng v vic "nht th hóa" hai chc danh tng bí thư đng và ch tch nước.

Nhà nghiên cứu này lp lun rng trong bi cnh tình hình chính tr c trong ln ngoài nước hin nay "khá ri rm", gii pháp "cn thn" nht là "không có quá nhiều thay đi ln".

Ông Khanh loại tr các ng c viên Nguyn Xuân Phúc, hin là th tướng ; và Tòng Th Phóng, hin gi chc phó ch tch thường trc ca quc hi, vì cho rng h "không có tham vng".

Về ng c viên Nguyn Thin Nhân, đương kim bí thư ca Thành phố Hồ Chí Minh, ông tiên liu rng ông Nhân s không kế nhim ông Trn Đi Quang "vì như thế s rt ht hng cho mt v thế đu tàu kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà chưa đy 3 năm đã có 3 đi Bí thư !"

Nhận đnh v y viên B Chính tr Trn Quc Vượng, lut sư Khanh cho rằng người gi v trí Thường trc Ban Bí thư mi là y viên B Chính tr ca khóa 12 hin nay, nên "cn phi có thi gian đ cng c ch ngi".

Tuy nhiên, tiến sĩ Lê Hng Hip, nhà nghiên cu ti Vin Nghiên cu Đông Nam Á Yusof Ishak ở Singapore, nói vi VOA rng ông không nghĩ vic nht th hóa s sm din ra.

Tiến sĩ Hip nói rng cn tr đu tiên là tui tác ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng. tui 74, ông Trng s còn nm gi chc v hin nay trong hơn 2 năm na, cho đến Đi hội Đng tiếp theo. Nếu ông Trng nm c hai chc v trong thi gian còn li khá ngn như vy, s không bo đm tính kế tha, theo ông Hip.

Một lý do khác, theo nhà nghiên cu, là bn thân v tng bí thư có th mun tránh nhng đánh giá "không hay" v uy tín của mình. Ông Hip nói thêm :

"Nhiều người s nói ông tp trung quyn lc, tham quyn c v. Hoc là người ta s suy din cuc chiến chng tham nhũng lâu nay ca ông là giúp ông phc v mc đích thâu tóm quyn lc chng hn. Chính vì vy, tôi nghĩ kh năng ông Trọng lên hp nht hai chc danh ngay sau l tang ca ông Quang là kh năng thp".

Xu hướng v cơ cu lãnh đo cp cao nht ca Vit Nam s đi theo hướng nào, s được xác đnh khi Hi ngh Trung ương 8 ca đng hp vào tháng 10 ti, theo các ông Trn Quc Thun và Lê Hng Hip.

Tiến sĩ Hip nói vi VOA rng ông nghiêng v kh năng ông Trn Quc Vượng s được bu làm ch tch nước tiếp theo, điu đã được mt s nhà phân tích khác cũng cho là mt kh năng cao.

Nhà nghiên cứu này cho rng nếu ông Vượng trở thành ch tch nước cui năm nay, điu đó đt ra vn đ là sau Đi hi 13 vào năm 2021 ai s lên làm tng bí thư, kế nhim ông Trng, trong khi hin nay ông Vượng cũng là ng c viên hàng đu cho v trí tng bí thư trong tương lai.

Một din biến như nêu trên sẽ là ch du cho thy vic nht th hóa s din ra ti đi hi đng năm 2021, vi vic ông Vượng s được bu đ nm c hai chc v tng bí thư đng ln ch tch nước, theo tiến sĩ Hip.

Ngược li, nếu mt trong các ng c viên như ông Nguyn Thin Nhân hay bà Tòng Thị Phóng được bu làm ch tch nước trong nhng tháng ti, điu đó cho thy cơ cu "t tr" ca Vit Nam, s vn được duy trì n đnh, k c sau năm 2021, nhà nghiên cu Singapore nói.

Quay lại trang chủ
Read 481 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)