Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

02/10/2018

Cựu trưởng ban "đánh tư sản mại bản" miền Nam sau 1975 không còn nữa

Tổng hợp

Việt Nam : Nguyên tổng bí thư Đỗ Mười từ trần (RFI, 02/10/2018)

Theo tin từ Thông tấn xã Việt Nam và các phương tiện truyền thông khác trong nước, nguyên tổng bí thư Đỗ Mười đã qua đời, sau một thời gian lâm bệnh nặng, lúc 21 giờ 12 phút ngày thứ Hai 01/10/2018, tại Quân Y viện 108, Hà Nội, thọ 101 tuổi.

dm1

Đỗ Mười, nguyên tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tại Đại hội Đảng lần thứ 11 ở Hà Nội (12/01/2011). HOANG DINH Nam / AFP

Tên thật là Nguyễn Duy Cống, ông Đỗ Mười sinh ngày 02/02/1917, tại Thanh Trì, Hà Nội. Ông đã làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 06/1991 đến tháng 12/1997.

Theo hãng tin Pháp AFP, nguyên tổng bí thư Đỗ Mười nổi tiếng vì tư tưởng bảo thủ và lập trường chống tư bản. Trong cuốn sách "Chính sách kinh tế của Việt Nam từ năm 1975" của Võ Nhân Trí, mà AFP trích dẫn, ông Đỗ Mười từng phát biểu : "Các nhà tư bản giống như những con chuột cống, bất cứ khi nào thấy chúng xuất hiện, ta phải đập chúng đến chết !". Sau năm 1975, chính ông đã chỉ đạo chiến dịch đánh tư sản ở miền Nam.

Tổng bí thư Đỗ Mười cũng đã là người giám sát nỗ lực của chính phủ Việt Nam để bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995.

Tối hôm qua, Thông tấn xã Việt Nam cho biết thông tin về lễ quốc tang nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười sẽ được thông báo sau.

Thùy Dương

*******************

Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười qua đời ở tuổi 101 (VOA, 02/10/2018)

Đỗ Mười, nguyên lão kỳ cu nht ca Đng Cng sn Vit hin ti, va qua đi Hà Ni, hưởng th 101 tui, báo chí Nhà nước Vit Nam đng lot loan tin vào rng sáng th Ba ngày 2/10.

dm2

Ông Đỗ Mười phát biu sau khi được bu li làm Tng bí thư ti Đi hi Đng ln th 8 vào năm 1996

Theo báo chí Nhà nước thì ông Mười qua đi vào ti ngày 1/10 ti Bnh vin Quân đi 108 sau mt thi gian lâm bệnh nng.

Ông Mười đã kinh qua nhng v trí lãnh đo cao cp nht ca Vit Nam : cu Tng bí thư Đng Cng sn Vit Nam, cu Ch tch Hi đng B trưởng (tc Th tướng) và cu C vn Ban chp hành Trung ương Đng.

Ông hai lần được bu gi cương v người lãnh đạo cao nht ca Đng ti Đi hi Đng ln th 7 (1991) và th 8 (1996). Tuy nhiên, khi chưa đi được gia nhim kỳ hai thì vào hi ngh trung ương 4 (khóa 8) vào tháng 12 năm 1997, ông Mười t chc đ nhường cho ông Lê Kh Phiêu lên thay. Khi đó ông Mười được cho là ‘tình nguyn thoái lui’ đ to điu kin cho thế h lãnh đo tr hơn.

Sau đó, ông Mười được c làm C vn Ban chp hành Trung ương Đng, cùng thi vi hai C vn khác là các ông Lê Đc Anh (cu ch tch nước) và Võ Văn Kit (cu th tướng).

Tuy nhiên đến Đi hi 9 (2001), khi ông Lê Kh Phiêu b mt chc Tng bí thư mà nhiu lung tin tc chưa được xác nhn cho là do tác đng ca hai ông Đ Mười và Lê Đc Anh thì c ba v C vn Ban chp hành Trung ương, trong đó có ông Mười, đu b bãi chc.

Trước khi leo lên đến v trí cao nht ca Đng, ông Mười tng kinh qua các v trí Th trưởng ri B trưởng Ni thương, Ch nhim y ban Vt giá, Phó th tướng, Ch nhim y ban kiến thiết Cơ bn, B trưởng Xây dng, phó Ch tch ri Ch tch Hi đng B trưởng.

Đỗ Mười (tên tht là Nguyn Duy Cng) sinh năm 1917, nguyên quán xã Đông M, huyn Thanh Trì, Hà Ni. Ông hot đng cho Đng Cng sn t khi ông 19 tui, tham gia vào Mt trn Bình dân và gia nhp Đng Cng sn Đông Dương vào năm 1939. Ông tng bị thực dân Pháp bt và kết án 10 năm tù ti nhà tù Ha Lò nhưng sau đó bn năm ông vượt ngc thành công.

Trong những năm kháng Pháp, ông Mười ch yếu hot đng ti vùng đng bng Bc B và ln lượt làm bí thư các tnh Hà Nam, Nam Đnh, Ninh Bình và thành ph Hi Phòng.

Ông Mười là mt trong nhng tng bí thư ít hc nht ca Đng Cng sn Vit Nam. Theo tiu s chính thc do Đng công b thì ông xut thân trong gia đình trung nông, nhưng nhiu ngun tin không chính thc nói rng ông xut thân làm ngh thiến ln.

Ông thuộc thành phn bo th ca Đng Cng sn Vit Nam vi lp trường quyết lit trong vic đánh đ đế quc và xóa b bóc lt cũng như kiên đnh đi theo con đường ch nghĩa xã hi.

Sau khi quân đội min Bc tiến vào min Nam năm 1975, ông Mười khi đó là phó thủ tướng đã được b nhim là ‘Trưởng ban Ci to Công thương nghip xã hi ch nghĩa’. Do đó, ông đóng vai trò quan trng trong công cuc ‘đánh tư sn’ khiến cho nhiu gia đình tư sn và phú h min Nam mt hết tài sn và tan nát nhà ca.

Ông lên làm tổng bí thư kế nhim ông Nguyn Văn Linh trong giai đon đt nước có nhiu chuyn đi sâu sc sau khi Đng quyết đnh t b cơ chế tp trung quan liêu bao cp và tiến hành quá trình đi mi m ca cho kinh tế tư nhân trong nn kinh tế nhiu thành phn.

Thời gian đu sau khi v hưu, ông Mười vn xut hin ti nhng s kin ln ca Đng và Nhà nước. Nhưng trong nhng năm gn đây, ông hu như biến mt khi công chúng và ch xut hin khi ông được các lãnh đo đương nhim như Tng bí thư Nguyn Phú Trng hay cựu Th tướng Nguyn Tn Dũng đến thăm hi.

Ông Mười qua đi vào lúc Vit Nam va t chc quc tang cho ông Trn Đi Quang, ch tch nước mt khi đang đương nhim, cách đó vài ngày. Trước đó, sau khi ông Quang qua đi, trên mng xã hi cũng đã xôn xao tin tức v ông Mười cũng đã qua đi nhưng không cho công b. Tuy nhiên thông tin này sau đó đã b báo chí chính thng trong nước bác b.

Hiện chưa có chi tiết v tang l cho ông Mười, nhưng nhiu kh năng vi v trí và vai trò ca ông trong Đng, tang l ca ông sẽ được t chc vi nghi thc cao nht là quc tang. Nếu như thế thì Vit Nam s tri qua hai quc tang ch trong vòng có vài ngày.

Lúc ông Mười qua đi cũng là lúc các y viên trung ương ca Đng Cng sn Vit Nam đang nhóm hp Hà Ni chun b cho Hi ngh trung ương 8 s khai mc vào sáng th Ba ngày 8/10 vi công tác nhân s là mt trong nhng ni dung quan trng được đưa ra bàn tho.

Như vy, sau khi ông Mười ra đi thì Vit Nam ch còn hai v cu tng bí thư còn ti thế là các ông Lê Kh Phiêu và ông Nông Đức Mnh. Mt v nguyên lão khác là ông Lê Đc Anh (cu ch tch nước thi ông Mười làm tng bí thư và là cng s thân cn ca ông Mười) cũng đang được điu tr ti Bnh y Quân Y 108.

*****************

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười qua đời (BBC, 02/10/2018)

Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười vừa từ trần tối ngày 1/10, Thông Tấn xã Việt Nam cho hay.

dm3

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười xem duyệt binh tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/2005

"Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng... đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", thông báo của TTXVN tối thứ Hai viết.

"Thông tin về lễ tang đồng chí Đỗ Mười sẽ được thông báo sau".

Ông Đỗ Mười ra đi chỉ hơn mười ngày kể từ khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời. Tuy nhiên, thông báo này chưa nói rõ thể thức có phải là quốc tang và nếu có thì là bao nhiêu ngày cho ông Đỗ Mười.

Ông Đỗ Mười, tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2/2/1917, tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Ông là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thứ ba của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ tháng 6/1988 đến tháng 7/1991.

Trước đó, ông từng là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp xã hội chủ nghĩa tại miền Nam.

Ông làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 6/1991 đến tháng 12/1997.

Từ tháng 12/1997, ông làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trước đó, hôm 28/9, báo VietnamNet dẫn lời ông Phan Trọng Kính, trợ lý của ông Đỗ Mười khẳng định : "Cụ nằm ở bệnh viện 108 gần 6 tháng nay".

Từ một người nổi tiếng cứng rắn, bảo thủ ông lại gây ngạc nhiên khi ủng hộ cải cách tự do hóa kinh tế, theo một nhà quan sát từ Hoa Kỳ.

"Ông ấy đã tiếp nối được di sản tự do hóa kinh tế của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh", nhà nghiên cứu Murray Hiebert từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) từ Hoa Kỳ nói với BBC.

Ông Vũ Quang Minh, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia chia sẻ trên Facebook cá nhân :

"Thời gian ông làm Tổng bí thư là thời gian mà Việt Nam có những dấu mốc lịch sử có ý nghĩa chiến lược sống còn và những đột phá chưa từng có về đối ngoại : gia nhập ASEAN, ký Hiệp định Đối tác và Hợp tác Toàn diện với EU, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, bắt đầu đàm phán BTA…".

'Đánh tư sản mại bản'

Về di sản của cựu Tổng bí thư Đỗ Mười, trả lời BBC hồi cuối tháng Chín, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, cựu Vụ trưởng Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng, hiện sống ở Hà Nội, nói :

"Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản hay còn gọi là "cải tạo công thương nghiệp".

"Theo như tôi hiểu, ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao".

"Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc".

"Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa".

"Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả".

'Cầu thị'

Trong khi đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh, người từng làm thư ký kinh tế cho văn phòng của cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, bình luận với BBC hồi tuần trước :

"Theo như tôi hiểu, ông Đỗ Mười là Đảng viên thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Đảng".

"Chủ trương "cải tạo công thương" là của tập thể lãnh đạo, còn những người khác có chức vụ cao hơn ông ấy trong Đảng".

"Nếu những người này không đồng tình thì mình ông ấy không thể làm gì được".

"Sau khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1988, ông Đỗ Mười được ghi nhận gửi lời chúc doanh nghiệp làm ăn phát tài, thực hiện đầy đủ chính sách cải cách tiền tệ, chuyển đổi tỷ giá, phát triển kinh tế tư nhân...".

"Ông cũng là lãnh đạo đầu tiên đi Nam Hàn mời gọi đầu tư vào Việt Nam".

"Nói như vậy để thấy không nên quy trách nhiệm cá nhân cho ông Đỗ Mười vì đó là sai lầm của một thời kỳ".

****************

Nguyên Tổng bí thư cộng sản Việt Nam Đỗ Mười qua đời (CaliToday, 01/10/2018)

Nguyên Tổng bí thư cộng sản Việt Nam Đỗ Mười qua đời lúc 23g12 ngày 1/10, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

dm4

Ông Đỗ Mười (giữa) tại lễ tang Tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội hồi tháng 10/2013 - Ảnh VNE

Nguyên Tổng bí thư cộng sản Việt Nam Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống. Ông năm nay 101 tuổi, 78 tuổi Đảng, quê ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Một trong hai sự kiện nổi trội liên quan đến ông Đỗ Mười (cùng với việc dự Hội nghị Thành Đô) là chủ trương đánh tư sản hay còn gọi là "cải tạo công thương nghiệp".

" ông làm điều này rất hung hăng vì học vấn ít, và cuồng tín cao. Hệ lụy của việc cải tạo công thương nghiệp rất bi thảm, khốc liệt, để lại tai họa rất lớn cho dân tộc. Nhưng có vẻ là trong nhiều năm ông Đỗ Mười tự hào về mình đã làm được việc kinh thiên động địa. Đến lúc cuối đời, ông không có vẻ gì ăn năn, hối cải về sai lầm của mình cả.

Về việc đánh tư sản của Tổng bí thư Đỗ Mười, nhà báo Huy Đức viết trong cuốn Bên Thắng Cuộc :

"Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh" ở miền Nam, tiến hành từ sau 1975, đã cải tạo 3.560 cơ sở tư bản tư doanh công nghiệp, trong đó có 1.354 cơ sở của tư sản mại bản bị công hữu hóa, tịch thu, 498 cơ sở bị chuyển thành công tư hợp doanh ; chuyển 5.000 tư sản thương nghiệp sang sản xuất ; chuyển chín vạn tiểu thương sang sản xuất ; sử dụng 15.000 người vào mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa".

"Sau Cải tạo, dưới dạng kinh tế quốc doanh và công tư hợp doanh, Nhà nước nắm : 100% ngành năng lượng ; 45% ngành cơ khí ; 45% ngành xay xát lương thực ; 100% ngành bia, nước ngọt, bột ngọt, thuốc lá ; 45% trong các ngành chế biến đường, dầu thực vật ; 60% ngành dệt ; 100% ngành sản xuất giấy ; 80% ngành sản xuất bột giặt, xà phòng. Thương nghiệp quốc doanh nắm 80% nguồn hàng công nghiệp ; 92% số xã trên toàn miền Nam có hợp tác xã mua bán".

"Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận : "Lúc đầu, tôi cũng cứ tưởng cải tạo tư sản sẽ khác với cải cách ruộng đất, một sai lầm mà những người ở miền Nam chúng tôi nhắc nhau phải tránh. Nhưng, tiến hành rồi mới thấy, cách cải tạo tư sản thương nghiệp mà anh Đỗ Mười làm, cũng không khác gì đánh tư sản mại bản nhưng tràn lan hơn", nhà báo Huy Đức viết trong cuốn sách nêu trên.

Cũng trong một bài của nhà báo Huy Đức hồi năm 2013 đăng trên BBC viết :

"Dưới thời Tổng bí thư Đỗ Mười, có những câu chuyện làm nhân sự nghe cứ như giai thoại : Trước Đại hội VIII (1996), ông Đỗ Mười cho gọi một vị phó thủ tướng tới bảo : "Kỳ này tôi nghỉ anh thấy sao ?". Vị phó thủ tướng, vốn là một trí thức lịch lãm, chân thành hỏi lại : "Ai sẽ thay anh ?".

Kết quả, ông bị loại ra khỏi danh sách tái cử. Ông Đỗ Mười lại cho mời một nhà lý luận bảo thủ tới và khi ông vừa dứt lời thì nhà lý luận này liền đập tay xuống bàn : "Trời ơi, đất nước đang như thế này anh nghỉ làm sao được". Kết quả, nhà lý luận giữ được ghế ủy viên Bộ chính trị.

Ngày 19/06/1996, tại Hội nghị Trung ương 12 (Hội nghị trước khi Đại hội VIII bắt đầu), Tổng bí thư Đỗ Mười đã yêu cầu Trung ương đưa vào danh sách đề cử ủy viên Bộ chính trị hai nhân vật bị Hội nghị Trung ương 11 đưa ra và yêu cầu tái cử thêm hai ủy viên Bộ chính trị quá tuổi, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Bình.

Tuy bị ba ủy viên trung ương phản ứng, khi ông yêu cầu "giơ tay biểu quyết", đa số Trung ương phải "chấp hành" ý kiến của ông. Sau Đỗ Mười, không có tổng bí thư nào có khả năng thô bạo với Trung ương như thế".

Tổng hợp

Quay lại trang chủ
Read 775 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)