Ngày 2/11/2018, ông Ngô Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng công đoàn lao động Việt Nam, nói trước Quốc hội rằng ông lo ngại 2 điều khi Việt Nam gia nhập Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm 11 nước (CPTPP), mà Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký đề nghị Quốc hội phê chuẩn. Hai điều đó là sẽ có những tổ chức mà ông gọi là "công đoàn vàng" xuất hiện, và điều thứ hai là những tổ chức của công nhân sẽ hoạt động chính trị, chống phá nhà nước.
Công nhân một nhà máy ở Đà Nẵng biểu tình tháng 1/2008. AFP
Sở dĩ như vậy là vì khi Việt Nam gia nhập CPTPP, và có thể là cả hiệp định thương mại tự do với Châu Âu sau này, Việt Nam sẽ phải cho phép các nghiệp đoàn độc lập của công nhân hoạt động, thay vì chỉ có công đoàn của nhà nước như hiện nay.
Vậy "công đoàn vàng" là ai ? Và công đoàn có hoạt động chính trị hay không ?
Khái niệm công đoàn vàng bắt đầu từ nước Pháp để chỉ những tổ chức công đoàn do giới chủ nhân thành lập nhằm cản trở công nhân đình công đòi quyền lợi của họ. Theo một số tài liệu thì việc này bắt đầu từ cuộc đình công của thợ mỏ ở Pháp vào ngày 8/11/1899, sau khi nhóm nghiệp đoàn do giới chủ thành lập cản trở cuộc đình công, họ đã bị công nhân tấn công, ném đá, khi đang nhóm họp trong một quán cà phê. Cửa kính của quán này sau đó được sửa chữa bằng những tờ giấy dầu màu vàng. Tên gọi công đoàn vàng bắt đầu từ đó, để chỉ những nghiệp đoàn mạo danh của giới chủ.
Nhưng các nhà hoạt động xã hội, bất đồng chính kiến tại Việt Nam thì lại gọi tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay là công đoàn vàng với lý do là họ chẳng những không giúp công nhân đòi quyền lợi mà còn cản trở những cuộc đình công của họ. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, đứng đầu tổ chức Hội nhà báo độc lập nói :
Theo tôi công đoàn vàng với công đoàn của nhà nước là một. Vì họ chẳng tổ chức được cuộc đình công nào cho công nhân mà còn có khi đàn áp, ngăn cản họ, đứng về phía giới chủ.
Chúng tôi có liên lạc với ông Ngô Duy Hiểu để bình luận về cáo buộc này, nhưng ông nại cớ bận việc nên không trả lời được.
Theo ông Phạm Chí Dũng, tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay nhận 2% quĩ lương từ các công ty xí nghiệp, tức là họ trên thực tế lãnh lương của giới chủ.
Trên trang báo Người Lao Động của nhà nước Việt Nam, số ra ngày 8/12/2014, có trích dẫn Luật Công đoàn của Việt Nam, ghi rõ là các doanh nghiệp phải nộp 2% quĩ lương của mình cho công đoàn của nhà nước.
Đầu năm 2017, trong một lần trao đổi với RFA, chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói về quan hệ giữa giới chủ đầu tư và công đoàn nhà nước như sau :
Giới chủ đầu tư trả lương cho những người đại diện công đoàn, cho nên khi những người này đấu tranh cho quyền lợi công nhân liền bị sa thải.
Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi Việt Nam cho phép nghiệp đoàn độc lập hoạt động ?
Sau buổi điều trần ở Nghị viện Châu Âu về nhân quyền Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang A có trả lời RFA rằng không loại trừ việc Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức những công đoàn do họ điều khiển.
Những người hoạt động công đoàn độc lập hiện nay tại Việt Nam không lo ngại việc xuất hiện công đoàn vàng.
Ông Đoàn Huy Chương, của tổ chức Phong trào lao động Việt cho chúng tôi biết :
Lo ngại đó cũng chính đáng nhưng tôi cho là công nhân hiện nay hiểu biết nhiều, họ sẽ biết ai là đại diện cho họ.
Bà Trần Thị Thuận, của tổ chức Liên đoàn lao động Việt tự do nói về phát biểu của ông Ngô Duy Hiển :
Nhà cầm quyền cộng sản lo ngại quá xa, vì họ có mục đích gì đấy thôi. Cả thế giới đều phát triển được công đoàn một cách mạnh mẽ thì tại sao Việt Nam phải lo ngại ?
Một nhà quan sát khác là ông Nguyễn Thiện Nhân ở Bình Dương cho rằng chuyện thành lập công đoàn vàng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nhưng không có gì đáng ngại cả.
Ông Nhân là người quan sát những hoạt động đình công của công nhân ở Bình Dương bấy lâu nay.
Bình luận về sự lo ngại về hoạt động chính trị của tổ chức công nhân, ông nói :
Chính trị là phạm vi rất rộng. Quyền hoạt động chính trị cũng là của công nhân, miễn họ không làm trái pháp luật.
Theo Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, sự lo ngại của các giới chức Việt Nam về hoạt động chính trị của các tổ chức công nhân độc lập, là sự ám ảnh về hoạt động của Công đoàn đoàn kết ở Ba Lan vào những năm cuối của chế độ cộng sản ở nước này.
Bà Trần Thị Thuận nói rằng chuyện chính trị hay được những người cộng sản Việt Nam đem ra làm cái cớ để đàn áp.
"Trong cương lĩnh của Liên đoàn lao động Việt tư do có ghi rằng chúng tôi không hoạt động chính trị, mà chỉ tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Thế nhưng Liên đoàn lao động Việt tự do luôn bị cáo buộc là một tổ chức chính trị phản động".
Bà nói thêm là ngay trong những qui định điều lệ, của tổ chức công đoàn của nhà nước hiện nay đều có ghi rằng Tổng công đoàn của nhà nước hiện nay là một tổ chức chính trị.
Và đúng như vậy, chúng tôi vào trang web Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam thì thấy ghi rằng Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân Việt Nam.
Kính Hòa
Nguồn : RFA, 05/11/2018
Phải mất tròn một con giáp kể từ tháng Mười Một năm 2006 khi nhà hoạt động nhân quyền Đoàn Huy Chương cùng một số người khác thành lập Hội Đoàn kết công nông để đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và nông dân (1), nhưng ông Chương đã bị bắt chỉ vài ngày sau đó và liên tục bị cầm tù suốt nhiều năm.
Đoàn Huy Chương (bên trái) nhận hoa chúc mừng từ Đỗ Thị Minh Hạnh, đại diện Phong Trào Lao động Việt, ngày 15/2/2017. (Facebook Phong Trào Lao động Việt) - Ảnh minh họa
Tháng Mười Một năm 2018 mới đi vào lịch sử của phong trào Công đoàn độc lập ở Việt Nam bằng thái độ buộc phải thừa nhận và chấp nhận định chế công đoàn tự do này, nhưng không phải bằng chỉ bằng miệng lưỡi mà trên cơ sở một khuôn khổ pháp lý mang tính quốc tế hóa rất cao theo cách không còn lựa chọn nào khác - của chính thể độc đảng ở Việt Nam.
Lịch sử đó vừa hiện ra, ứng với sự kiện "Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)".
Vào buổi sáng 2/11/2018, nhân vật vừa được gắn thêm chức danh ‘tân chủ tịch nước’ Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn CPTPP.
Theo một tính toán của Bộ Kế hoạch & đầu tư, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035. Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8% nhưng do thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi.
"Việc tham gia và sớm phê chuẩn CPTPP giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng ; khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, cũng như Châu Á - Thái Bình Dương"
và
"Với những cam kết đã đủ rõ, đủ chi tiết và có thể áp dụng trực tiếp theo quy định của Luật Điều ước quốc tế, Chính phủ kiến nghị áp dụng trực tiếp hiệp định này", ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng ‘chỉ đạo’ Quốc hội.
Gần như chắc chắn rằng kỳ họp quốc hội tháng 10-11 năm 2018 sẽ thông qua CPTPP, để cùng với việc 6 quốc gia đã thông qua hiệp định này, CPTPP - hay còn gọi là TPP - 11 khi không còn Mỹ tham gia - sẽ có hiệu lực triển khai ngay vào đầu năm 2019 như một món ăn ngay và nhanh dành cho Việt Nam, trong bối cảnh chế độ này đang sa chân vào đêm đen kinh tế với nhiều tử huyệt về nợ công quốc gia, nợ xấu ngân hàng, khủng hoảng ngân sách, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và cũng cạn kiệt luôn các nguồn ngoại viện từ viện trợ ODA ưu đãi và kiều hối gửi về nước từ ‘khúc ruột ngàn dặm’…
Những nhà hoạt động nhân quyền tiền thân của Công đoàn độc lập, những con người đầu tiên dấn thân đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam - Đoàn Huy Chương, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Trương Minh Đức… đang có thể mỉm cười rạng rỡ. Công sức và quá nhiều năm tháng tù đày của họ đã không hề uổng phí. Mục tiêu của cuộc đời họ đã được cộng đồng quốc tế công nhân và khẳng định, bất chấp chính quyền độc trị ở Việt Nam luôn quay quắt trong phản ứng sắc máu và đê tiện.
Trong rất nhiều năm trời, chính quyền Việt Nam đã chỉ trích Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ trước, gán ghép Công đoàn độc lập ở Việt Nam với Công đoàn Đoàn kết và coi đó là "một thủ đoạn nguy hiểm của Diễn biến hòa bình", đồng thời cấm tiệt tất cả các cuộc đình công chính đáng và phù hợp hiến pháp của công nhân Việt Nam
Trong khi đó, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam - tổ chức được xem là ‘cánh tay nối dài của đảng’ - đã chỉ hiện hình như một cơ chế trung gian ‘ăn’ 3% và quá vô tích sự, nếu không nói là đã ‘phản động’ đến mức đi ngược lại quyền lợi của hàng chục triệu công nhân.
Trong rất nhiều năm qua, bằng một quy định tài chính tự đặt ra, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam đã nghiễm nhiên hưởng thụ ít nhất 3% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp (gồm 2% do doanh nghiệp phải ‘đóng góp’ và 1% từ thu nhập của người lao động), nhưng lại chưa bao giờ đồng thuận, càng không hề lãnh đạo, tổ chức bất kỳ vụ đình công nào với bất kỳ yêu cầu biểu thị chính đáng nào của công nhân trong gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm.
Nhiều nguồn tin còn khẳng định rằng nhiều lãnh đạo công đoàn nhà nước đã được trả lương cao để phục vụ cho giới chủ đầu tư và bảo vệ lợi ích của đảng cầm quyền, thay vì bảo vệ người lao động. Ngay cả một số nhà nghiên cứu thuộc chính quyền cũng không che giấu rằng không phải là điều bất thường khi các nhà quản lý trở thành lãnh đạo công đoàn và sử dụng công cụ này để thao túng các cuộc bầu cử công đoàn. Rất nhiều ví dụ trong thực tế đã cho thấy giới lãnh đạo công đoàn ở nhiều địa phương đã thỏa hiệp và toa rập với giới chủ và công an địa phương để theo dõi công nhân, chỉ điểm những người đứng đầu phong trào đình công để công an truy xét, sách nhiễu và bắt bớ họ.
Thực trạng độc trị khốn quẫn trên là một trong những nguồn cơn chính yếu dẫn đến nhu cầu phải có công đoàn độc lập mà không thể và không bao giờ có thể dựa vào Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam.
Quyền được tự thành lập một tổ chức công đoàn độc lập của công nhân càng trở nên bức bách trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bị các nhóm lợi ích tham tàn ở đất nước này đẩy vào tình thế suy thoái và khủng hoảng trong suốt hàng chục qua. Không những không được cải thiện, mức thu nhập bình quân của công nhân còn bị giảm tương đối 25-30% trong khi mặt bằng giá cả tăng vọt từ 2-3 lần từ ít nhất năm 2011 đến nay. Tại nhiều nhà máy và xí nghiệp, công nhân phải làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày một tuần, nhưng chỉ kiếm được trung bình khoảng 70 USD/tháng.
Điều kiện sống eo hẹp đã dẫn đến tình cảnh quá khó khăn của công nhân ở rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Ngược lại, những điều kiện sử dụng lao động lại ngày càng hà khắc, không chỉ biểu tả cho một "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" mà còn thêu dệt cho bức tranh thời kỳ đầu của "chủ nghĩa tư bản dã man" tại quốc gia đang quá sức nhập nhoạng và như thể đang chen lấn lao xuống địa ngục trong cơn khủng hoảng về ý thức hệ này.
Tình trạng thảm thương đó vẫn tiếp tục tăng tiến cứ sau mỗi năm và khiến hố phân hóa giữa 5% số người có thu nhập cao nhất với 5% người nghèo nhất ước tính lên đến ít nhất hàng trăm lần…
Ngay giờ đây, ở Việt Nam đã có mặt hai tổ chức về Công đoàn độc lập : Phong trào Lao động Việt và Liên đoàn Lao động Việt tự do. Theo quy định của CPTPP, Việt Nam sẽ phải chấp nhận cho phép tổ chức cộng đoàn độc lập của người lao động liên kết với nhau theo ngành hoặc theo vùng, trong một khu vực hay cả nước để thành lập tổ chức của ngành hoặc vùng.
Phạm Chí Dũng
Nguồn : VNTB, 03/11/2018
********************
(1) Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông Việt Nam công khai tuyên bố thành lập (RFA, 06/11/2006)
Sau sự ra đời của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam, mới đây vào ngày (30/10) một Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông Việt Nam công khai tuyên bố thành lập. Ông Nguyễn Tấn Hoành và bà Nguyễn Thị Lê Hồng, đại diện công nhân va nông dân của Hiệp hội đã dành cho Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do cuộc trao đổi. Cuộc phỏng vấn do Việt Hùng thực hiện.
Anh Nguyễn Tấn Hoành. Hình do Nguyễn Công Bằng cung cấp
Việt Hùng : Thưa ông Nguyễn Tấn Hoành, ông có thể cho biết lý do nào mà các ông lại quyết định công khái hóa Hiệp Hội Đoàn kết Công-Nông Việt Nam ?
Nguyễn Tấn Hoành : Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông Việt Nam đấu tranh đòi quyền lợi thiết thực cho công nhân và nông dân, đòi nhà nước Việt Nam phải có bộ luật rõ ràng và luật đó phải được hướng dẫn quyền thành lập Hiệp hội độc lập không có sự kiểm soát của nhà nước.
Chúng tôi có quyền đình công, bãi bõ và lãn công mà không nói đó là gây rối trật tự an ninh. Chúng tôi đòi hỏi những quyền lợi thiết thực, chúng tôi không bạo động. Những ngày sắp tới chúng tôi sẽ đòi trả lại đất đai nhà cửa, ruộng vườn lại cho người công nhân và nông dân.
Việt Hùng : Qua mục đích tôn chỉ của Hiệp hội mà ông vừa trình bày, dựa trên căn bản nào để các ông đấu tranh trong khi nhà nước Việt Nam thì không công nhận ?
Nguyễn Tấn Hoành : Dựa trên căn bản công nhân và nông dân và tầng lớp bị áp bức bóc lột, bằng chứng là chúng tôi đã phát động những cuộc đình công của công nhân cũng như khiếu kiện tập thể của nông dân từ Ðồng Nai, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội để khiếu kiện đòi lại đất đai dựa trên lực lượng công-nông.
Việt Hùng : Trong danh sách mà Hiệp hội công khai hóa thì ông là đại diện cho công nhân. Người công nhân có thể dựa vào đâu để nói là các ông đấu tranh cho quyền lợi của họ ?
Dựa trên căn bản công nhân và nông dân và tầng lớp bị áp bức bóc lột, bằng chứng là chúng tôi đã phát động những cuộc đình công của công nhân cũng như khiếu kiện tập thể của nông dân từ Ðồng Nai, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội để khiếu kiện đòi lại đất đai dựa trên lực lượng công-nông.
Nguyễn Tấn Hoành : Chúng tôi đem hết nghị lực và nhân lực sẵn có, tận dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng, phát động sự đấu tranh trên tinh thần ý chí. Sẵn sàng tiên phong đi đầu trong mọi tình huống, sẵn sàng chấp nhận bắt bớ đàn áp...
Chính sự quyết tâm của chúng tôi đã tạo cho giới công nhân và nông dân tin tưởng và ủng hộ Hiệp hội của chúng tôi.
Việt Hùng : Ông nói, các ông đấu tranh cho quyền lợi của người công nhân, nhưng mà các ông sẽ làm gì để họ có thể tin tưởng các ông làm vì quyền lợi của họ ?
Nguyễn Tấn Hoành : Việc đấu tranh của Hiệp hội là dựa vào sức mạnh đoàn kết của công nhân và nông dân, chúng tôi sẽ tập hợp công nhân trong tinh thần ôn hòa, phát động trong bình diện khắp cả nước với mục tiêu đòi nhà nước Việt Nam chấp nhận những yêu cầu mà chúng tôi đã đề ra trước đây của giới công nhân.
Về phía nông dân, chúng tôi kết hợp đòi lại những gì đã mất, chặt đứng bất công sẽ xảy ra sau này.
Vừa rồi là ông Nguyễn Tấn Hoành, đại diện khối Công nhân thuộc Hiệp hội Công đoàn Công-Nông Việt Nam, người từng lên tiếng với dư luận trong và ngoài nước về những cuộc đình công của hàng chục ngàn công nhân vào cuối năm 2005 và đầu năm 2006 tại Việt Nam.
Tiếp lời ông Nguyễn Tấn Hoành, bà Nguyễn Thị Lê Hồng, đại diện khối Nông dân của Hiệp hội :
Nguyễn Thị Lê Hồng : Thưa quý đài, dựa trên căn bản thực tế của chúng tôi là người nông dân trong những tầng lớp bị áp bức bóc lột trắng trợn. Tôi cũng là một trong số nông dân ấy, tôi sẵn sàng đứng dậy mà chúng tôi đã phát động những cuộc đình công của công nhân lúc trước và những khiếu kiện tập thể của nông dân.
Việt Hùng : Bà cũng như ông Nguyễn Tấn Hoành có nói, Hiệp hội chống bất công đòi lại nhà cửa ruộng vườn... của nông dân bị chiếm dụng, bà nói như vậy, đấu tranh là đấu tranh là đấu tranh như thế nào?
Sự đấu tranh của Hiệp hội là dựa vào sự đoàn kết của công nhân và nông dân của chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm những gì mà nhà nước không cấm và luật nhân quyền quốc tế cho phép. Chúng tôi sẽ tập hợp công-nông trong tinh thần bất bạo động, ôn hòa, phát động trong phạm vi cả nước đòi lại những yêu cầu mà chúng tôi đã đề ra trước đây của giới công nhân cũng như nông dân kết hợp thành một quần thể chặn đứng những bất công, đàn áp có thể xảy ra sau này còn hơn thế nữa...
Nguyễn Thị Lê Hồng : Sự đấu tranh của Hiệp hội là dựa vào sự đoàn kết của công nhân và nông dân của chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm những gì mà nhà nước không cấm và luật nhân quyền quốc tế cho phép. Chúng tôi sẽ tập hợp công-nông trong tinh thần bất bạo động, ôn hòa, phát động trong phạm vi cả nước đòi lại những yêu cầu mà chúng tôi đã đề ra trước đây của giới công nhân cũng như nông dân kết hợp thành một quần thể chặn đứng những bất công, đàn áp có thể xảy ra sau này còn hơn thế nữa...
Việt Hùng : Nhưng mà hẳn ở tại Việt Nam bà cũng biết rằng những cuộc đình công của người công nhân cũng như những vụ khiếu kiện của người nông dân trong phại vi cả nước... ở đâu đó nhà nước Việt Nam vẫn nói có những thế lực thù nghịch đứng đằng sau, trước những điều như vậy quí vị sẽ nói điề gì ?
Nguyễn Thị Lê Hồng : Chúng tôi làm là theo tinh thần ý chí chứ không có thế lực gì đằng sau hết. Nói thẳng ra chúng tôi đứng lên đấu tranh là chỉ mong giành được quyền lợi cho người công nhân và nông dân của chúng tôi để lỡ tình trạng xấu xảy ra thì cũng nhờ các đài và các nước lên tiếng và ủng hộ thế thôi chứ chúng tôi không đòi hỏi ở một tính cách nào khác hết.
Việt Hùng : Nhưng mà bà nói trong thời gian vừa qua Hiệp hội đã vận động người công nhân và nông dân đi khiếu kiện, quí vị có nghĩ đó là những việc đang đi ngược lại với pháp luật Việt Nam ?
Nguyễn Thị Lê Hồng : Trước đây chúng tôi phát động cuộc đình công trong miền Nam như đài RFA đã tùng phỏng vấn anh Nguyễn Tấn Hoành lần trước. Trong giai đoạn đó bị gián đoạn là để củng cố lại nội lực cho mạnh hơn cũng như để kết hợp giữa công nhân cùng nông dân đấu tranh trên bình diện cả nước mới đem lại hiệu quả.
Về vấn đề xuất hiện của Nghiệp đoàn Ðộc lập Việt Nam chúng tôi hoàn toàn ủng hộ. Mỗi cá nhân có lòng đấu tranh vì nhân bản, nhân quyền đấu tranh thiết thực về đời sống của người nông dân và đoàn kết đấu tranh, tôi nghĩ đây cũng là công việc chung thôi.
Việt Hùng, phóng viên đài RFA
© 2006 Radio Free Asia
Hôm 2/11 Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình trước Quốc hội xem xét phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP.
Việt Nam sẽ có các tổ chức công đoàn độc lập bên cạnh Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, một tổ chức công đoàn nhà nước nắm giữ.
Các Đại biểu sẽ nghiên cứu và dự kiến đến ngày 12/11 Quốc hội sẽ phê chuẩn thông qua Hiệp định.
Một nội dung rất đáng lưu ý theo Hiệp định này là Việt Nam sẽ có các tổ chức công đoàn độc lập bên cạnh một tổ chức công đoàn do nhà nước nắm giữ lâu nay là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.
Đây thực sự là một thách thức mới mẻ đối với các ban ngành quản lý nhà nước hiện nay.
Để đóng góp thêm cho sự hiểu biết về hoạt động của Công đoàn độc lập, tôi xin kể một câu chuyện về cuộc đấu tranh giữa công đoàn ngành than và chính phủ Anh được kể trong cuốn hồi ký của bà Magaret Thatcher như sau.
Đàm phán và thỏa hiệp
Cuốn hồi ký của bà Thatcher nổi bật lên cho thấy một thời lượng lớn các hoạt động của chính phủ là nhằm giải quyết đối phó với các yêu sách của tổ chức công đoàn.
Điều đó cho thấy các tổ chức công đoàn từng có ảnh hưởng to lớn lên đời sống chính trị xã hội nước Anh ra sao.
Trong thời kỳ bà Thatcher làm Thủ tướng, Công đoàn ngành than đã đưa ra một số yêu sách kinh tế và tiến hành đình công. Chính phủ của bà Thatcher phải lên kế hoạch đối thoại giải quyết với công đoàn.
Bà Thatcher viết : 'Đối với hiểm họa mà Liên đoàn thợ mỏ Quốc gia đặt ra cho chính phủ và đất nước cũng vậy. Dĩ nhiên chúng tôi biết rằng giới thợ mỏ và công nhân ngành điện nắm giữ lá bài gần như không thể đánh bại trong các cuộc đàm phán tiền lương, bởi vì họ có thể ngắt nguồn cung điện cho sản xuất và sinh hoạt'.
Để đảm bảo các yếu tố cho việc đàm phán chính phủ nhận được báo cáo là lượng than dự trữ vẫn đủ đảm bảo cho mùa đông trong một quãng thời gian nhất định, mà theo đó người ta tính toán rằng nếu công nhân không chịu đi làm lại thì sẽ không có lương và sẽ không trụ được lâu trong vụ đình công.
Nhưng sau đó vụ việc bê bối thêm khi chính phủ không tính lường được là than dự trữ vẫn còn nhiều nhưng lại không thể vận chuyển đến nơi cần nó do công đoàn ngành than biểu tình ngồi ngăn chặn các đoàn xe chuyên chở.
Sản lượng điện được tính là sẽ sụt giảm xuống chỉ còn 25% mức cung bình thường, khiến cho việc cắt giảm điện xảy ra ở nhiều nơi, trong khi Bộ trưởng tư pháp lại báo cáo rằng phần lớn các cuộc biểu tình của công nhân đều hợp pháp.
Theo luật hình sự một số vụ bắt giữ đã được thực hiện nhưng Bộ trưởng tư pháp báo cáo rằng 'các hoạt động của những người biểu tình khiến cảnh sát đối diện với những quyết định khó khăn và nhạy cảm'. Ý muốn nói rằng không dễ gì để sử dụng cảnh sát trấn áp vì việc biểu tình vẫn trong khuôn khổ pháp luật.
Không còn cách nào khác và ngay từ trước đó một số yêu sách đơn giản đã được chính phủ chấp nhận giải quyết cho công nhân, nhưng nhiều vấn đề khác chính phủ thấy không thể chấp nhận.
Một số giải pháp tiếp tục được đưa ra đó là chính phủ tìm cách tác động đến một nhóm nhỏ công nhân chấp nhận đi làm lại. Nhưng những người này lại bị những người còn lại đe dọa và tấn công nên chính phủ phải tìm cách bảo vệ họ. Một số chương trình truyền hình được phát đi và mời một số bà vợ công nhân lên nói chuyện về đời sống gia đình.
CPTPP bao gồm một thị trường gần 500 triệu người, dù Hoa Kỳ rút lui, chiếm hơn 13% kinh tế toàn cầu
Cùng với đó là một số nhân nhượng tiếp theo từ phía chính phủ, cuối cùng phía công đoàn cũng chấp nhận thỏa hiệp đi làm lại và vấn đề được giải quyết.
Câu chuyện được kể lại theo góc nhìn của bà Thủ tướng là người chịu trách nhiệm giải quyết sự vụ nên có đôi chỗ thiên kiến đổ phần lỗi về phía người lao động.
Nhưng có thể hiểu, để đạt được đến kết quả thỏa thuận với chính phủ, phía công đoàn cũng đã làm được rất nhiều việc tốt cho người lao động đó là nhiều yêu sách về quyền lợi đã được đáp ứng.
Họ đã buộc chính phủ phải công khai minh bạch tất cả những chính sách tài chính liên quan đến quyền lợi của người lao động. Buộc chính phủ phải giải trình về các vấn đề một cách thuyết phục rõ ràng.
Cùng với đó là báo chí cũng góp phần làm rõ tất cả quan điểm của các bên, để cho công luận thấy được sự hợp lý đúng đắn là như thế nào mà nếu bên nào quá đáng sẽ mất đi sự ủng hộ.
Đó là một bài học đối thoại đấu tranh rất hay giúp hình dung về những chuyện có thể xảy ra ở Việt Nam trong tương lai khi có các tổ chức công đoàn độc lập.
Không còn cách nào khác, Chính phủ và các ban ngành hiện nay cần nâng cao năng lực nội tại, chấp nhận những nguyên tắc chuẩn mực cao trong tổ chức và hoạt động, để đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn mới.
Điều đó thực ra là áp lực tích cực tốt cho cả nhà nước và xã hội.
Một kinh nghiệm cần được lưu ý đó là ở phương Tây người ta có câu thành ngôn "chính trị là sự thỏa hiệp".
Là bởi vì trong nhiều trường hợp chính phủ chỉ là một trong nhiều chủ thể tham gia vào các đàm phán thỏa thuận.
Khi đó sự hợp lý đúng đắn dựa trên nền tảng nhận thức duy lý về sự vật hiện tượng mới là cái chi phối mối quan hệ chứ không phải là lối quản lý dựa nhiều vào quyền lực nhà nước áp đặt một phía như lâu nay ở Việt Nam.
Hướng đi tất yếu
Việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là một tiến bộ rất tốt đưa đẩy hệ thống đi về hướng tất yếu.
Phần lớn dân số Việt Nam vẫn sống dựa vào nông nghiệp
Công đoàn tổ chức của người lao động, là lực lượng dân sự mạnh nhất trong đời sống xã hội, nếu không tính đến lực lượng vũ trang và các đảng phái chính trị.
Có thể nói một khi đã chấp nhận để người lao động thành lập các tổ chức công đoàn độc lập, thì sẽ không còn xa cái ngày mà quyền tự do lập hội sẽ được chấp nhận cho thực thi để người dân tự chăm lo đời sống lợi quyền.
Và đừng nghĩ rằng các hoạt động của công đoàn chỉ biết chống chính phủ. Không phải vậy, các hoạt động của công đoàn độc lập đều nằm trong khuôn khổ luật pháp mà vũ khí mạnh nhất của họ chỉ là đình công.
Vai trò của công đoàn độc lập là để đảm bảo cho lợi ích xã hội phải được phân bổ công bằng. Người lao động là những người có hiểu biết và có trách nhiệm với gia đình, cái mà họ cần là được chỉ ra quyền lợi đúng đắn và hợp lý là như thế nào.
Họ có chung mối quyền lợi với giới chủ và chính phủ về sự phát triển của nền kinh tế. Họ cũng sẽ chịu tác hại nếu sản xuất kinh tế đình trệ đi xuống.
Cho nên cái mà mọi người cần là tăng cường sự hiểu biết về vai trò sứ mệnh của công đoàn độc lập cũng như hiểu được những nguyên lý ẩn chứa đằng sau mỗi sự vận động xã hội.
Đời sống xã hội cần được trả lại cho nó sự phong phú đa dạng của những mối bận tâm và cách thức chăm lo tổ chức cuộc sống, mà rốt cuộc cuối cùng sẽ là quyền tự do lập hội.
Ngô Ngọc Trai
Nguồn : BBC, 03/11/2018
Luật sư
Vào cuối tháng Sáu năm 2018, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý, đồng thời thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (IPA).
Vào năm 2015, ông Malinowski là Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động. Ảnh : BBC.com
Sau giai đoạn rà soát pháp lý, EVFTA sẽ được ký chính thức và được Ủy ban Châu Âu trình cho Nghị viện Châu Âu, nhưng phải trên cơ sở 28 quốc hội của 28 quốc gia của EU đồng thuận với hiệp định này thì Nghị viện Châu Âu mới phê chuẩn. Khả năng phê chuẩn sớm nhất là sau tháng Năm năm 2019.
Trong quy định của EVFTA, có một ràng buộc là Việt Nam phải công nhận Công đoàn độc lập.
Làm sao chế tài nếu chính thể Việt Nam không triển khai Công đoàn độc lập trong EVFTA ?
Cho dù vào đầu năm 2018, Đại sứ Việt Nam tại EU là Vương Thừa Phong đã cam kết rằng Việt Nam đang lên kế hoạch phê chuẩn để thông qua các công ước về Công đoàn độc lập vào năm 2019 và 2020, nhưng làm sao có thể tin, và trong thực tế có còn chút gì về khái niệm niềm tin, đối với lời hứa của giới quan chức Việt Nam ?
Một sự thật quá rõ ràng, rõ đến mức không thể rõ hơn, là mặc dù chính thể độc đảng ở VN đã tham gia với Tổ chức Lao động Quốc tế từ năm 1998, nhưng cho tới nay đã hai chục năm chẵn mà vẫn không chịu ban hành quy chế về công đoàn độc lập cùng một số quyền tự do biểu đạt của người lao động theo nguyên tắc của ILO.
Độ trễ quá lâu và quá áp chế chính trị trên lại rất tương đồng với việc chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng đàn áp nhân quyền và giới bất đồng chính kiến ở đất nước này, cho dù Việt nam đa tham gia vào Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị từ năm 1982.
Và cũng rất tương đồng với tình cảnh Hiến pháp Việt Nam ban hành từ năm 1992 về các quyền tự do lập hội và biểu tình của người dân, nhưng cho đến nay vẫn không có bất kỳ một văn bản cụ thể hóa cho sự hứa hẹn đầu môi chót lưỡi đó, nếu không muốn nói là chính quyền đã làm ngược lại với cam kết trong Hiến pháp.
Cũng trong rất nhiều cuộc đối thoại nhân quyền giữa cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam với phía Mỹ và EU, nhiều cam kết "sẽ cải thiện nhân quyền" đã được đưa ra từ phía Việt Nam. Nhưng kết quả là càng cam kết và hứa hẹn, chính quyền và công an Việt Nam càng bắt thêm nhiều người hoạt động nhân quyền, người dân dám bày tỏ chính kiến và những nhà đối lập về quan điểm chính trị.
Vào năm 2017 khi chóp bu Việt Nam đang cố gắng vận động EU phê chuẩn EVFTA, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt, đã bị công an Nghệ An bắt giam, để vào đầu năm 2018 bị xử án nặng nề đến 14 năm tù giam.
Làm sao chế tài ?
Có một số kinh nghiệm từ người Mỹ khi đàm phán về nhân quyền và công đoàn độc lập với phía Việt Nam, lên quan đến Hiệp định TPP.
Trong một cuộc gặp ngày 4/12/2015 với cộng đồng người Việt hải ngoại, ông Malinowski – Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động, cũng đồng thời là trưởng đoàn đối thoại nhân quyền của Mỹ với Hà Nội, đã lần đầu tiên thông báo về việc TPP có cơ chế để ràng buộc Việt Nam trong việc thực thi các quyền của người lao động :
"Hầu hết các yêu cầu đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi luật pháp và quốc hội Việt Nam phải thông qua các luật đó. Họ muốn thực hiện trong bao lâu thì tùy. Nhưng một khi quốc hội Mỹ thông qua TPP, nếu điều đó xảy ra, thì lúc đó, Việt Nam cũng vẫn chưa vào được TPP. Vào thời điểm đó, Việt Nam sẽ bắt đầu thực thi các cam kết. Và chỉ khi chúng tôi chứng nhận với quốc hội Mỹ rằng họ đã thực hiện tất cả các cam kết, thì lúc đó Việt Nam mới bắt đầu được miễn thuế và hưởng các lợi ích khác của TPP.
Trong quá khứ, các hiệp ước thương mại khác không đưa các điều khoản về quyền của người lao động vào trong quy trình giải quyết khiếu nại, nhưng TPP thì có".
Malinowski cũng cho biết : TPP thiết lập một ủy ban song phương để giám sát việc thực hiện và báo cáo cho chúng tôi một khi phát hiện ra sai phạm và đề nghị biện pháp xử lý. Ủy ban đó sẽ gồm 3 thành viên độc lập với các chính phủ : một người do chính phủ Việt Nam đề cử, một do Hoa Kỳ chỉ định và một do ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế).
Hoa Kỳ sẽ định kỳ tái đánh giá quá trình thực hiện của Việt Nam. Nếu Việt Nam vẫn không để cho công đoàn độc lập được hình thành, thì những lợi ích về kinh tế tiếp theo sau thời điểm đó sẽ không được áp dụng. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho đây là yếu tố quan trọng vì các khoản miễn thuế đặc biệt quan trọng của TPP chỉ được chính thức áp dụng sau 5 năm hoặc 10 năm. Điều này cho phép Hoa Kỳ và các tổ chức xã hội, các nhà hoạt động có thời gian và công cụ để giám sát việc thực thi cam kết của Việt Nam.
Còn với EVFTA, chưa biết thái độ và hành động của Châu Âu sẽ cứng rắn đến mức nào, nhưng trước mắt vẫn là thái độ và hành vi ém nhẹm thông tin về công đoàn độc lập của nhà nước Việt Nam.
Và cho dù Việt Nam có thực hiện đúng cam kết sẽ ban hành công ước về công đoàn độc lập vào tháng 10/2020, cũng chẳng có gì chắc chắn là chế độ này sẽ triển khai công ước này trong thực tế.
Điều này phản ánh một thực tế chưa mấy thay đổi, là nếu không có thêm những áp lực mạnh mẽ từ quốc tế, còn xa nữa mới có thể chứng kiến thái độ được coi là "thành tâm" của nhà nước này đối với các quyền tự do căn bản của công dân, như quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí, tự do biểu tình…
Ngay vào lúc này, các quốc gia trong EU cần chuẩn bị cơ chế chế tài đối với chính quyền Việt Nam về việc thực hiện công đoàn độc lập.
Chỉ có thế mới có hy vọng sẽ bắt đầu lộ trình thực hiện công đoàn độc lập và tự do đình công cho công nhân ở Việt Nam sau khi EVFTA được EU phêchuẩn.
Thiền Lâm
Nguồn : CaliToday, 04/07/2018
4 tháng đầu năm nay, đã có nhiều cuộc đình công của giới lao động đòi cải thiện điều kiện làm viêc, vấn đề lương bổng và tiền thưởng, an sinh xã hội.
Các cuộc đình công đó có sự hợp sức của các công đoàn độc lập. Trong khi đó công đoàn do giới cầm quyền cộng sản dựng lên chỉ là những con rối bảo vệ quyền lợi cho giới chủ.
Anh Đoàn Huy Chương, Phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành đã khẳng định chỉ có "Công đoàn độc lập là người bảo vệ quyền lợi của giới cần lao".
Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe
YouTube phỏng vấn anh Đoàn Huy Chương
Trần Quang Thành thực hiện
Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 28/05/2018
Chính quyền Việt Nam có thể đối phó Công đoàn độc lập trong EVFTA như thế nào ? (CaliToday, 27/03/2018)
Một cựu cán bộ công đoàn nhà nước nhưng mang quan điểm cấp tiến cho biết rằng từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2016, các cơ quan về lao động như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã không nhận được chỉ thị nào của Chính phủ và đảng về triển khai Công đoàn độc lập, mà chỉ có những động tác nâng cao vai trò công đoàn nhà nước" như một cách đối phó thuần túy với quốc tế.
EVFTA - Ảnh : VTC News
Năm 2018 đang trở về bầu không khí "Việt Nam sắp vào TPP" của năm 2015. Một lần nữa, công đoàn độc lập lại được giới chóp bu Việt Nam mang ra hứa hẹn như một "món quà" để Liên Hiệp Châu Âu (EU) sớm phê chuẩn EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU).
Lời hứa hẹn mới nhất là "đến tháng 10 năm 2020 thì Công ước về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập (Công ước số 87 của ILO) sẽ được hoàn tất", do Đại sứ Vương Thừa Phong – Trưởng phái đoàn Việt Nam tại EU – đưa ra.
Nhưng trước khi EVFTA được Quốc hội Châu Âu thông qua, chính thể độc đảng ở Việt Nam phải làm một số động tác triển khai Công đoàn độc lập.
Dấu hỏi rất lớn xoáy vào "lòng thành tâm" của chính quyền Việt Nam : liệu trong vài ba năm tới họ sẽ có được một chút thành thật để ban hành quy định về quyền tự do thành lập công đoàn độc lập cho công nhân, hay chỉ là những động tác mị dân, tuyên truyền nửa vời về công đoàn độc lập trong khi không làm bất kỳ điều gì để thúc đẩy tính thực tiễn của định chết này ?
Hãy nhìn lại "lòng thành tâm" của chính quyền Việt Nam trong thời gian chuẩn bị vào TPP và do đó bắt buộc phải làm một số bước để triển khai công đoàn độc lập như cam kết của họ với người Mỹ.
Vào năm 2017 khi chóp bu Việt Nam đang cố gắng vận động EU phê chuẩn EVFTA, Hoàng Bình – Phó chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt (người bên phải), đã bị công an Nghệ An bắt giam, để vào đầu năm 2018 bị xử án nặng nề đến 14 năm tù giam.
Vào cuối năm 2015, đã xuất hiện những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy chính quyền Việt Nam muốn "đi tắt đón đầu" cơ chế Công đoàn độc lập bằng một phương châm duy nhất : Quốc doanh hóa Công đoàn độc lập. Tức tập dượt càng sớm càng tốt cho các công đoàn quốc doanh "chủ động tổ chức đình công" cho công nhân và hy vọng qua đó sẽ thu hút được số đông công nhân, thay vì để cho công nhân rơi vào tầm ảnh hưởng của những tổ chức công đoàn độc lập hoàn toàn không chịu sự lãnh đạo của đảng và nhà nước.
Nói trắng ra là "đình công cuội", như lịch sử đương đại của đảng đã một số lần tổ chức "biểu tình cuội".
Đến năm 2016, khoảng hơn hai tháng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, bắt đầu xuất hiện vài dấu hiệu cho thấy chính quyền Việt Nam, sau một thời gian cố tình trì hoãn, đã phải thúc đẩy việc "thí điểm" định chế Công đoàn độc lập – một điều kiện tiên quyết để Việt Nam được vào TPP.
Trong lúc giới dư luận viên – mà có thể hiểu phía sau giới này là các cơ quan tuyên giáo và công an – dần chuyển giọng theo cách "Sự xuất hiện của công đoàn độc lập sẽ giúp đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, tuy nhiên không ai có thể khẳng định tất cả các công đoàn độc lập đều hoạt động vì mục đích tốt đẹp như vậy", dấu hiệu hiện lên rõ nhất đến từ cuộc làm việc của Đinh La Thăng – khi đó còn Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – với Liên đoàn Lao Động Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23/8/2016. Tại đây, nhân vật có tần suất lên báo dày đặc nhất trong các chính khách Việt bất ngờ cho rằng yêu cầu đình công của công nhân là chính đáng và còn đặt câu hỏi : "Sao công đoàn không tổ chức đình công theo luật cho công nhân ?". Thậm chí ông Thăng còn phát ra đánh giá "chưa thành công là do tổ chức công đoàn chưa mạnh dạn làm việc đó", và yêu cầu Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh nếu chưa tổ chức thành công thì cứ mạnh dạn tổ chức cho thành công.
Hiện tượng chưa từng có nói trên là trái ngược hoàn toàn với toàn bộ những gì mà đảng đã quyết liệt bài bác, chỉ trích Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ trước, gán ghép Công đoàn độc lập với Công đoàn Đoàn kết và coi đó là "một thủ đoạn nguy hiểm của Diễn biến hòa bình", đồng thời cấm tiệt tất cả các cuộc đình công của công nhân Việt Nam đúng theo lối trả lời thật thà "Chưa bao giờ !" của Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh Trần Kim Yến trước câu hỏi "Công đoàn đã tổ chức cuộc đình công nào thành công chưa ?" của Bí thư Thăng.
Cũng vào năm 2016, một chiến dịch tuyên truyền cho việc Việt Nam sắp vào TPP với đủ thứ lợi ích đã một lần nữa được tung lên mặt báo chí nhà nước, kèm theo vài ẩn ý về việc "sẽ sửa luật Lao động, đặc biệt là chương về Công đoàn và những cam kết về lao động quốc tế".
Như vậy, phải suýt soát một năm kể từ khi Việt Nam hoàn tất đàm phán song phương về TPP, chế độ mới nhúc nhích "sửa luật".
Thế còn số phận của các nhà hoạt động công đoàn độc lập thì ra sao ?
Vào tháng 12/2015, mọi chuyện trở lại không khí "qua cầu rút ván" như sau khi Việt Nam được vào WTO năm 2007 : hai nhà hoạt động công đoàn là Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức của Phong trào Lao Động Việt – một tổ chức xã hội dân sự độc lập đấu tranh cho quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân ở Việt Nam, phù hợp với tiêu chí về lao động và quyền tự do nghiệp đoàn trong TPP lẫn EVFTA, đã bị công an Đồng Nai câu lưu và đánh đập khi họ cùng với luật sư tư vấn đến công ty Yupoong Vietnam ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai, để bảo vệ quyền lợi cho các công nhân tại đây.
Tình trạng đánh đập và bắt giữ vô lối trên xứng đáng là một cái tát đối với những hứa hẹn bất tận của giới lãnh đạo Việt Nam trước quốc tế. Trong thực tế, chính quyền Việt Nam đã vi phạm cam kết về Công đoàn độc lập ngay từ khi TPP còn chưa ráo mực.
Còn vào năm 2017 khi chóp bu Việt Nam đang cố gắng vận động EU phê chuẩn EVFTA, hai nhà hoạt động Trương Minh Đức và Hoàng Bình – đều là Phó chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt, đã bị công an bắt giam. Riêng Hoàng Bình đã bị đưa ra xét xử sớm vào đầu năm 2018 với mức án nặng nề đến 14 năm tù giam.
Trong khi đó, kịch bản "Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đi nước ngoài để trao đổi và hợp tác với bạn" lại tái hiện. Nhưng thay cho đi Mỹ trước đây, cơ quan này đang đi Châu Âu, dĩ nhiên cũng bằng tiền đóng thuế của dân Việt, được hiểu như một cách quảng bá cho phương châm "quốc doanh hóa công đoàn độc lập" trong một chế độ quá ít quan tâm đến lợi ích người lao động và không có chỗ tồn tại cho Xã hội dân sự.
Thiền Lâm
*****************
Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất tại các nhà máy điện tử tại Việt Nam (RFA, 27/03/2018)
Theo báo cáo của IPEN, các nữ công nhân được phỏng vấn cho biết, điều kiện làm việc tại các nhà máy của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên khiến cho người lao động cảm thấy rất mệt mỏi : liên tục phải đứng máy từ 9 đến 12h, mức độ ồn cao vượt quá giới hạn dẫn đến nhiều trường hợp sảy thai hoặc vô sinh...
Công nhân tại nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử Samsung Electronics Vietnam - Vietnamnet
Khi được hỏi về thực trạng này, anh Cường, một công nhân phụ trách khâu vận hành máy của Samsung Việt Nam thừa nhận là có ; tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó thì mọi người đều không có được thông tin cụ thể, cùng với đó là điều kiện kinh tế và nhận thức còn hạn chế nên ngay cả những người trực tiếp bị ảnh hưởng cũng không biết được lý do chính xác vì sao :
"Cái này thì không ai dám khẳng định được, kể cả bên y tế họ cũng không dám khẳng định. Bên bọn em cũng có bộ phận chăm sóc y tế mà. Nhiều người họ sảy thai là do cơ địa chứ không phải vì công việc còn vô sinh thì…ở đây cũng vẫn có nhiều người đẻ bình thường. Nhưng cũng có thể do tác động của môi trường, có khi vì người ta đi làm đêm nhiều…".
Trao đổi với đài RFA, tiến sĩ hóa công nghệ Nguyễn Lanh cho biết, tại các nhà máy Samsung nói riêng và các nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử nói chung, người lao động có nguy cơ bị nhiễm độc về dung môi từ các loại hóa chất tẩy rửa mà hầu hết công nhân đều cho rằng vô hại. Theo ông trên thực tế các loại dung dịch này không phải là chất độc cấp tính gây ra những phản ứng hóa học cụ thể tức thời, tuy nhiên, khi tiếp xúc trong một thời gian dài, nhiều người có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi là do phản ứng với các loại hóa chất trên :
"Sức đề kháng của người ta sẽ yếu dần và có thể sẽ sinh ra những đại bệnh khác nhau, thậm chí ung thư cũng có thể có. 6 tháng đến 1 năm thì người ta chưa thể hình dung ra được điều gì cả và người ta vẫn nghĩ rằng điều đó chưa có tác dụng gì đáng kể và như vậy là không sao, thế nhưng hậu quả của nó rất là lâu dài mà nhanh thì năm bảy năm, chậm thì một hai chục năm thì chất độc nó mới phát tác ra".
Ông Nguyễn Lanh cũng cho rằng do tính chất tác động từ từ và lâu dài nên rất khó cho các nhà chuyên môn để đánh giá và nhận định được mức độ độc hại của các loại hóa chất dung môi. Bên cạnh đó, hình thức nhiễm độc này ảnh hưởng theo tỷ lệ xác suất chứ không tác động đến toàn bộ những người có tiếp xúc để có thể đưa ra được phương án xử lý.
"Sức khoẻ, sức đề kháng sẽ bị ảnh hưởng, nhất là dễ bị sảy thai. Đa phần nó tác động đến các tế bào non, mà thai thì là một tế bào non, thứ hai là tế bào máu chịu tác động mạnh nhất cũng giống như phóng xạ hay hóa chất thì tế bào già như cơ thể con người thì không bị ảnh hưởng mấy nhưng những bộ phận sinh ra tế bào non sẽ bị ảnh hưởng, như thai chẳng hạn, con cái sẽ bị dị tật".
Trước câu hỏi các cơ quan bảo vệ quyền lợi của người lao động có biện pháp hỗ trợ nào nhằm giảm thiểu tình trạng trên, ông Đỗ Quang Vinh, nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương cho biết các công tác thanh kiểm tra được tiến hành mỗi 2 năm/lần với các quy định chặt chẽ, tuy nhiên, ông này lại đổ lỗi cho người lao động :
"Thực ra mà nói họ học nhưng có tôn trọng đâu, toàn dân lúa nước đi học, nông nghiệp đi làm công nghiệp cứ nói trước quên sau ấm a ấm ớ, kiểm tra kiểm soát thì không tốt nên mới như thế. Tất cả những người đã đi học rồi sau này lại ném chữ trả thầy".
Tuy nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người lao động bởi theo lời của chính những công nhân thì doanh nhiệp không trạng bị cho người lao động những kiến thức về nguy cơ phơi nhiễm hóa chất. Bên cạnh đó việc theo dõi tuân thủ cũng lơ là.
Anh Cường cho biết thực tế tại Samsung Việt Nam :
"Bảo hộ lao động ở đây chủ yếu là đeo găng tay, khẩu trang với kính nhưng mà e thấy nếu mà họ không đeo thì cũng chẳng sao cả".
Ngoài ra, theo tiến sĩ Nguyễn Lanh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hạn chế những rủi ro phát tán hóa chất tại các phân xưởng bằng việc đảm bảo hệ thống thông khí tốt hơn, trang bị quạt gió và tránh đọng khí cũng như giảm nồng độ khí tại môi trường làm việc.
Quan trọng hơn nữa là phải thường xuyên truyền tải thông tin đầy đủ đến công nhân để họ tự ý thức được mức độ rủi ro đối với sức khoẻ, từ đó thực hiện đầy đủ mọi qui định an toàn lao động.
Mỹ Lan
*********************
Tạp chí nationalgeographic.com, vào trung tuần tháng 3 đăng tải thông tin và hình ảnh về mối đe dọa từ khai thác cát đến hệ sinh thái và môi trường sống ở khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam được cho là bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những chiếc thuyền chở cát trên sông Hồng ở Hà Nội hôm 2/8/2017- AFP
Hai tác giả Vince Beiser và Sim Chi Yin đề cập đến Việt Nam như là một ví dụ điển hình trong dự án nghiên cứu của họ về khủng hoảng cát toàn cầu và tác động từ việc khai thác cát.
Bài viết của Vince Beiser và Sim Chi Yin được phổ biến trên nationalgeographic.com, vào ngày 15/03/18 ghi lại lời kể của bà Hà Thị Bé, 67 tuổi, một cư dân ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp mô tả cảm giác bàng hoàng và sợ hãi của bà khi bất thình lình căn nhà và quán cà phê nhỏ bị cuốn phăng mất hút dưới lòng sông Tiền. Bà Bé nói rằng bà cùng người con trai đã kịp chạy ra ngoài và tất cả những gì gầy dựng được bị mất trắng trong phút chốc. Bà Bé còn nhấn mạnh nếu xảy ra vào ban đêm, thì có thể cả bà và con mình bị mất mạng.
Theo ghi nhận của Vince Beiser và Sim Chi Yin không chỉ có mỗi trường hợp của bà Hà Thị Bé, mà rất nhiều người dân sinh sống dọc bờ sông Tiền tỏ ra lo lắng vì không biết khi nào tình cảnh tương tự sẽ xảy ra cho họ. Giới chức chính quyền địa phương cho biết tình trạng sạt lở đất ở ven sông đã xảy ra từ năm 2011 cho đến nay, và nguyên nhân chủ chốt là do khai thác cát gây nên. Chuyên gia sinh thái Đồng bằng Sông Cửu Long-Nguyễn Hữu Thiện từng lên tiếng với RFA :
"Chuyện sạt lở xảy ra trên dòng chính sông Tiền, sông Hậu đoạn phía thượng lưu của Đồng bằng sông Cửu Long : Châu Đốc, Hồng Ngự sạt lở dữ dội. Bởi vì khi khai thác cát làm dòng sông sâu đi, nước chảy xiết ở bên dưới và ăn ngầm dưới chân gọi là ‘ăn hàm ếch’. Đến lúc một khối lớn bên trên bị đổ xuống sông".
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, tình trạng xói mòn và sạt lở xảy ra ở khắp các con sông tại Việt Nam. Một cư dân ở gần khu du lịch Rừng Gọi, sông Đồng Nai, vào tháng 4 năm 2017 cho biết tình trạng sạt lở xảy ra từ năm 2015 do khai thác cát :
"Tôi với những người dân ở đây từ năm 2000, cả chục năm cái cồn chỗ khu du lịch Rừng Gọi chưa bao giờ bị sạt, mà chỉ cách đây hai năm làm mất đi gần 3 sào đất của dân".
Anh Trần Điển, một người dân ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nói về tình trạng sạt lở ở sông Lô :
"Ngày xưa người ta thu hoạch được bao nhiêu lúa, ngô…Việc khai thác cát sỏi này đã làm cho lở sạch từ đồi núi đến ruộng đồng, đến soi bãi lở hết, thậm chí đến nhà của người dân cũng bị lở".
Vince Beiser và Sim Chi Yin ghi nhận các thị trấn và làng xã ở Đồng bằng Sông Cửu Long và tại nhiều con sông khác ở Việt Nam bị sạt lở do tình trạng nạo vét cát ; ruộng đồng, ao cá, hàng quán, nhà cửa đều bị cuốn trôi trong những năm gần đây. Đã có ít nhất 1200 gia đình được di chuyển chổ ở và Chính phủ Việt Nam ước tính có khoảng hơn 500 ngàn người ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cần phải chuyển đi khỏi vùng đất bị sạt lở.
Trong bài viết, Vince Beiser và Sim Chi Yin nêu lên một điều đáng quan tâm nữa là việc khai thác cát ở Việt Nam còn tạo ra một mối nguy hiểm, góp phần làm cho Đồng bằng Sông Cửu Long bị biến mất dần dần.
Hai tác giả đưa ra dẫn chứng trong nhiều thế kỷ, lưu vực Sông Mekong được bổ sung bởi trầm tích từ các dãy núi Trung Á chảy xuôi xuống dòng Mekong. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các quốc gia trong lưu vực Sông Mekong khai thác lượng lớn cát từ lòng sông. Theo ba nhà nghiên cứu người Pháp, trong một báo cáo công bố hồi năm 2013 cho biết khoảng 50 triệu tấn cát được khai thác chỉ trong năm 2011. Trong khi đó, 5 đập thủy điện lớn được xây dựng trong những năm qua trên lưu vực sông Mekong và 12 đập khác cũng được xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong tại Trung Quốc, Lào và Campuchia. Các đập thủy điện này làm giảm lưu lượng trầm tích xuống đồng bằng. Theo nhận định của nhà nghiên cứu Marc Goichot, thì dòng chảy của trầm tích đã giảm đi một nửa, và với tỷ lệ này khiến cho gần một nửa đồng bằng lưu vực Sông Mekong sẽ bị xóa sổ vào cuối thế kỷ 21.
Giới chuyên gia ở trong nước cũng cảnh báo môi trường sống và hệ sinh thái ở lưu vực sông bị tác hại nghiêm trọng bởi sự khai thác cát, mà họ cho là "khai thác một cách vô tội vạ", như lời khẳng định của Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện rằng cần phải nhận thức cát là một nguồn tài nguyên quý, không phải loại vật liệu bình thường dùng để sử dụng cho xây dựng mà thôi. Các chuyên gia cho rằng việc khai thác cát không được kiểm soát tại Việt Nam là một mối nguy hiểm.
Ảnh minh họa : Khai thác cát trên sông ở Việt Nam. RFA
Tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải, diễn ra trong hạ tuần tháng 3 năm 2017, Cục trưởng Cục Đường thủy Nội địa, ông Hoàng Hồng Giang báo cáo có 600 mỏ khai thác cát trên các tuyến sông ở Việt Nam, trong đó có 166 dự án địa phương cấp song song với việc nạo vét luồng tuyến và bên cạnh đó "cát tặc" cũng khai thác trái phép.
Truyền thông quốc nội, trong tháng 3 năm 2017, cũng liên tục đưa tin về thực trạng khai thác cát, mà theo kết luận của thanh tra Bộ Giao thông vận tải khẳng định có dấu hiệu thao túng của nhóm lợi ích. Vince Beiser và Sim Chi Yin dẫn lời của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình rằng việc khai thác cát trên sông bất hợp pháp vẫn tiếp diễn bởi sự buông lỏng của chính quyền địa phương, kể cả còn bảo kê cho các hoạt động khai thác cát.
Vào tháng 7 năm ngoái, tại Hội nghị trực tuyến tìm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, kinh doanh tài nguyên cát sỏi, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành đẩy mạnh công tác và thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trong khai thác cát, sỏi trái phép tại địa phương. Mặc dù vậy, Cục trưởng Cục Đường thủy Nội địa nhấn mạnh rằng lợi ích từ khai thác cát rất lớn cộng với sự chồng lấn trách nhiệm giữa các bên và do va chạm lợi ích nên "cát tặc" có thể đe dọa các cơ quan chức năng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng trước tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý hiện nay, Bộ Giao thông vận tải và địa phương nên thống nhất trong việc cấp phép khai thác, đảm bảo quyền lợi của các bên. Đồng quan điểm, Tiến sĩ Dương Văn Ni, một nhà nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ cho biết ý kiến của ông :
"Tôi cho rằng việc này nhà nước phải ngồi lại, làm sao có một đầu mối chịu trách nhiệm về tài nguyên cát này. Hiện giờ nó đang chồng chéo giữa trung ương, địa phương, giữa các bộ với nhau, giữa các ngành với nhau. Bộ giao thông vận tải vẫn có thể làm được chuyện riêng của họ, rồi bộ nào khác cũng làm nữa thì vấn đề bất cập vẫn tiếp tục diễn ra".
Đài RFA ghi nhận ý kiến của giới chuyên gia trong nước nói rằng Chính phủ kể từ năm ngoái chú ý nhiều hơn đến hoạt động khai thác cát tràn lan ở Việt Nam, cũng như nỗ lực để quản lý hoạt động này một cách hiệu quả. Thế nhưng, giới chuyên gia lại cho rằng qua những đánh giá về tác động môi trường bởi khai thác cát, mà họ cảnh báo cần phải chấm dứt hoạt động này, thì các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Hòa Ái
********************
Khách Trung Quốc tràn ngập tại Hạ Long (RFA, 26/03/2018)
Thời gian gần đây, kể từ khi xuất hiện tour du lịch 0 đồng, lượng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam được ghi nhận tăng một cách chóng mặt. Một trong những địa điểm du lịch có mật độ khách Trung Quốc dày đặc nhất là thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Truyền thông cho biết có những ngày bình quân 15.000 lượt khách Trung Quốc/ ngày đến nơi đây, trong đó đến 70% vào Việt Nam qua cửa khẩu Móng Cái bằng đường bộ.
Du khách Trung Quốc thăm phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Courtesy photo
Một người dân vừa đi thăm vịnh Hạ Long tuần trước, chia sẻ với chúng tôi về tình trạng hỗn loạn, chật ních người Trung Quốc ở Hạ Long :
Thực tế đúng là đông, và nó gây ra những hệ lụy phiền toái cho ngành du lịch bởi vì khách Trung Quốc đi đến đâu cũng rất ồn ào và họ hành xử đôi khi không theo những chuẩn mực của con người văn minh, cho nên rất phiền toái. Họ ồn ào, khạc nhổ bừa bãi, nói năng thì gào tướng cả lên.
Vài ngày trước, báo chí loan tải một câu chuyện về một vị khách du lịch người Pháp đến thành phố Hạ Long. Cô gái Pháp cảm thấy lạ lẫm hết sức khi mà ở bất cứ nơi nào cô tới từ nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch đều là những biển hiệu tiếng Trung Quốc thay vì tiếng Việt và tiếng Anh. Cuối cùng cô gái tỏ ra hết sức bất ngờ với câu hỏi : "Lãnh thổ Việt Nam mà sao toàn thấy dân Trung Quốc ?".
Trước đó, nhiều người dân lên tiếng phản ánh tình trạng nhiều cửa hàng ở Hạ Long treo biển tiếng Trung, nhân viên nói tiếng Trung, giao dịch bằng nhân dân tệ và chỉ bán đồ cho người Trung Quốc. Sau đó đích thân ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải yêu cầu tỉnh Quảng Ninh kiểm tra và xử lý tình trạng này.
Khách Trung Quốc đến Việt Nam không chỉ dừng chân tại vịnh Hạ Long mà hầu như đều có mặt tại các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước. Tổng cục Du lịch Việt Nam năm ngoái cho biết chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm, lượng du khách Trung Hoa tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Một người dân ở Đà Nẵng bày tỏ sự e ngại về chủ quyền lãnh hải của Việt Nam khi có quá nhiều người Trung Quốc "thâm nhập" vào Việt Nam :
"Đó là chưa kể đến những người hướng dẫn viên du lịch hay những khách du lịch từ Trung Quốc qua, rất nhiều trường hợp họ đem bản đồ hình lưỡi bò của họ, bản đồ họ tự vẽ ra những biển đảo sai phạm của họ trên Biển Đông".
Một hướng dẫn viên du lịch chuyên dẫn đoàn thăm vịnh Hạ Long cho chúng tôi biết về những mặt trái khi khách Trung Quốc chiếm ưu thế trong ngành du lịch Việt :
"Tăng lượng khách Trung Quốc làm chất lượng đi xuống một cách thảm hại, đặc biệt là khi khách Trung Quốc tập trung vào phía biển rất nhiều như Quảng Ninh, Hạ Long, đảo Cát Bà ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Gội An, Nha Trang... Số lượng lớn người Trung Quốc ở đó đã tác động xấu, đã có tình trạng gọi là dị ứng giữa thị trường khách Trung Quốc với những thị trường truyền thống phương Tây vốn đã mang lại rất nhiều tiền tiền cho Việt Nam. Khi mà Việt Nam mình đi theo số lượng, đưa rất nhiều người Trung Quốc vào thì đồng nghịa với việc những thị trường truyền thống phương Tây họ tẩy chay người Trung Quốc và gián tiếp tẩy chay Việt Nam".
Chúng tôi nêu vấn đề này với Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh ông Trịnh Đăng Thanh, và Phó giám đốc ông Lê Minh Tân nhưng cả hai đều từ chối trả lời.
Mặc dù dư luận gần đây phản ứng mạnh mẽ trước thông tin khách Trung Quốc tràn ngập các đường phố, khu du lịch của Việt Nam, nhưng gần đây Chính phủ đã cho phép tỉnh Quảng Ninh tổ chức thí điểm hoạt động xe du lịch tự lái Trung Quốc vào thành phố Hạ Long. Mục đích của dự án được nói là nhằm thu hút thêm lượng khách du lịch từ Trung Quốc. Thời hạn thí điểm đến hết ngày 31/12 năm nay, sau đó Quảng Ninh phải báo cáo với Chính phủ.
Ông Nguyễn Thế Huệ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh nói với chúng tôi về dự án này :
Sau này triển khai xong thì chúng tôi sẽ đánh giá, nhưng trên tinh thần chủ quan thì thấy rất tích cực, không có vấn đề gì cả.
Trong một lần phát biểu trước Sở Du lịch Đà Nẵng, tân Bí thư Thành ủy ông Trương Quang Nghĩa nói rằng "đang có tư tưởng ghét bỏ, sợ khách Trung Quốc. Tư tưởng như vậy là điều không đúng". Ông còn cho rằng, không có khách nước nào dễ phục vụ như khách Trung Quốc. Vì vậy, không nên chê hay tẩy chay du khách Trung Quốc.
Nhà báo Võ Văn Tạo, ở Nha Trang, người có hàng chục năm gắn bó với ngành du lịch, đưa ra biện pháp để giảm bớt lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam nói chung và Hạ Long nói riêng đó là chấm dứt ngay hình thức tour 0 đồng :
Thái Lan họ đã làm rồi, họ đã nói không với tour 0 đồng rồi. Tôi không hiểu vì sao cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương chưa học tập được kinh nghiệm đó. Bởi vì về kinh nghiệm du lịch thì Thái Lan đi trước Việt Nam nhiều năm thì mình nên học họ.
Trong một lần trao đổi với RFA trước đây, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cũng từng nói có thể kiểm soát lượng khách Trung Quốc bằng cơ chế giá, tức là bỏ đi những tour giá rẻ và thay bằng giá cao hơn để giảm bớt tình trạng ông gọi là "bát nháo". Đồng thời, ông cũng đề xuất đưa ra bộ quy tắc ứng xử cho tất cả khách du lịch.